FB Vũ Kim Hạnh
28-3-2020
Cảnh thu mua lúa trên kênh Xà No, Hậu
Giang ngày 24/3 nay không còn nữa.
Ảnh: internet
10g sáng hôm nay, bài báo của vnexpress.net vừa được post
lên. Thực tế (thấy trước) này không hề do tôi “tưởng tượng”. Sau stt tôi vừa viết
sáng nay, tôi nhận hàng loạt inbox. “Chị đói thì ăn tiền hay ăn gạo?”, “Đừng
xúi dại, dich bệnh thế, chị bỏ tiền vào nồi nấu à?”, “Chị chưa biết nạn đói
1945 nên cứ chém gió thế”. “Mạnh vì gạo, bao vì tiền chị biết không, kho phải đầy
gạo, mới yên tâm”. Tôi thấy cãi cũng vô ích. Chỉ mong họ hiểu một thực tế đau
lòng đang diễn ra ở miền Tây. Khổ cho nông dân rồi, thấy không, phản ứng rất
nhanh của thị trường, bây giờ, ai chịu khổ cho nông dân đây? Vừa ăn cơm xong,
tôi xin tóm lược nhanh bài báo.
CÁC ÔNG CHÍNH QUYỀN TỈNH, GIÁM ĐỐC CÁC SỞ NÔNG NGHIỆP SAO
CHƯA KÊU?
Hàng trăm nghìn tấn lúa của nông dân các tỉnh miền Tây khả
năng bí đầu ra khi mấy hôm nay thương lái tạm ngưng mua. Giá sẽ rớt mạnh nếu
không được xuất khẩu. Và vụ hè thu, nhiều diện tích ruộng sẽ bỏ trống. Lão nông
Lê Văn Lam, 69 tuổi, 50 năm làm ruộng ở Tân Hồng, Đồng Tháp cho biết, vụ Đông
Xuân nông dân làm giống chất lượng cao (lúa thơm) đạt năng suất trên 7 tấn mỗi
ha. Giá lúa đang nhích lên… Ông cho biết mấy ngày qua do thông tin chưa rõ ràng
liên quan việc tạm ngưng xuất khẩu gạo, giá lúa bất ngờ giảm 300-500 đồng một
kg và rồi không có người mua. “Cái đà này, vụ Hè Thu tới tôi có thể bỏ trống 30
ha đất”, ông nói.
Nông dân tỉnh Đồng Tháp hiện thu hoạch hơn 97% trong tổng diện
tích 200.000 ha, năng suất bình quân 7,1 tấn mỗi ha và “với tình hình này,
40.000 ha lúa Đông Xuân sẽ thu hoạch tiếp trong tháng 4 sẽ bí đầu ra hoặc giá rớt
thấp”, ông Nguyễn Phước Thiện, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
tỉnh Đồng Tháp nói. Mỗi năm, Đồng Tháp sản xuất 3,5 triệu tấn nên nhu cầu xuất
khẩu gạo rất lớn.
Ông Nguyễn văn Tâm, GĐ Sở Nông nghiệp Kiên Giang cho biết, miền
Tây hiện dư thừa lúa gạo. Tình hình nông dân không bán lúa được, lúa bị rớt giá
chắc chắn khiến hè thu sẽ còn khó hơn nữa…
GẠO ĐANG THỪA, SAO CỨ LO CHẾT ĐÓI?
Giáo sư Võ Tòng Xuân cho biết, với hơn 1,5 triệu ha vụ Đông
Xuân này, miền Tây thu được khoảng 11 triệu tấn lúa, tương đương 5,3 – 5,5 triệu
tấn gạo. “Giải pháp hài hòa nhất hiện nay là chỉ dự trữ 1,5 triệu tấn gạo, 4
triệu tấn còn lại xuất khẩu để nông dân được hưởng lợi”. Vì sao xuất “liều” vậy?
Trời, phải biết thực tế sản xuất. Vì 3 tháng nữa lại có lúa hè thu rồi.
Mỗi năm Việt Nam sản xuất 40-43 triệu tấn lúa, tức hơn 20 triệu
tấn gạo và lượng gạo xuất khẩu hàng năm khoảng 6-7 triệu tấn, 90% nguồn gạo xuất
khẩu là từ ĐBSCL. Nhưng nói rõ, mình không đấu tranh cho xuất hay không xuất cụ
thể, chỉ muốn ai nấy hiểu thực tế sản xuất đồng bằng và nghe nông dân nói. Còn
với đồng bằng, định hướng đúng đã thành văn bản: Chuyển hướng “Thuận thiên”,
thích ứng biến đổi khí hậu là quan điểm đúng, chứ không thể ích kỷ buộc nông
dân miền Tây gánh mãi cái gánh “An ninh lương thực” cho cả nước (mà thực sự họ
gánh tốt và gạo không thiếu) trong khi đất đai miền Tây đang chết dần chết mòn,
con người thì thu nhập kém, khó khăn, nghèo khổ.
Vũ Kim Hạnh
28/03/2020
Ảnh: XK gạo. CT Cỏ May chuẩn bị xuất 4 cont dạng ủy thác đi
Úc, giờ hồi hộp chờ
Mấy hôm nay, tôi gặp không ít doanh nghiệp, cả họp qua mạng.
Khi nói về vấn đề xuất khẩu gạo, hầu hết đều bày tỏ ngạc nhiên. Họ hỏi một câu
giống nhau: Ủa, nghe nói dừng, rồi đề xuất không dừng, rồi cho xuất từng phần,
thì đã nghe ý nông dân chưa, và tính sao với nông dân? Lẽ tự nhiên là phải tính
cho xong chuyện mua, hay bù hay đền hay ít nhất cứu trợ nông dân tiền lãi nợ
ngân hàng, tiền mua vật tư (ứng trước, trả sau) chứ? Nếu chưa tính được, đâu thể
muốn dừng là dừng, bởi đâu phải sập trời hay ban bố tình trang chiến tranh, rồi
họ sống sao, họ còn làm nông tiếp được không?
Tôi nói, chuyện nhà nước, mình cũng không thể biết hết là có
nghe nông dân không, tới mức nào.
Thì có anh làm công ty luật giở văn bản ra. Ngày 14/9/2019,
ông Vương Đình Huệ tổng kết 2 năm xây dựng nông thôn mới, đã tái khẳng định,
trong xây dựng nông thôn hiện nay, NÔNG DÂN LÀ CHỦ THỂ nhé (rõ ràng đồng bằng
đang hạn, chứ đâu phải lũ mà... ông NÔNG DÂN CHỦ THỂ bị trôi đi đâu mất?
Rồi tại cuộc tổng kết 2 năm thực hiện nghị quyết 120, nghị
quyết “Thuận thiên”, đại diện Bộ Nông nghiệp, thứ trường Nguyễn Hoàng Hiệp đã
nói, phải XOAY TRỤC, từ trục cũ là lúa-trái cây-thủy sản sang trục hiện nay là
trái cây-cá tôm rồi mới tới lúa: Từ sau năm 2020, sản xuất nông nghiệp sẽ xoay
trục từ cơ cấu sản xuất là lúa - trái cây - thủy sản, sang là thủy sản - trái
cây - lúa. Như vậy, lúa sẽ giảm, tăng trái cây, đặc biệt là thủy sản.
Và quan trọng nhất, Thủ tướng là người cổ vũ mạnh mẽ nhất cho
chủ trương chúng: ĐBSCL PHẢI LÀM NÔNG KIỂU THUẬN THIÊN ĐỂ THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
Hiện nay, nhiều người lo âu nói: Quan trọng nhất là phải bảo
đảm An Ninh Lương Thực. Thì xin hỏi: An ninh lương thực, tính theo bây giờ hay
thời bao cấp?
Sự thật là nhiều người dân vẫn quen nếp nghĩ truyền thống về
An Ninh Lương Thực. Đó là nhà nước dự trữ đủ lúa gạo, đem cất vào kho, khi toàn
dân thiếu đói thì mở kho ra phát hay bán giá nhà nước.
Với thực trạng kho của VN, nhất là kho nhà nước, liệu phát
gao giá bèo, bị ẩm mốc, ai ăn? Huống chi bây giờ, điều tra nhu cầu lương thực của
dân thì gần 20% đang dùng sản phẩm sau gạo (thực phẩm chế biến từ gạo và các loại
cây lương thực khác). Và cũng phải tính tới lực lượng dự trữ của cả trăm công
ty tư nhân, chứ kho nhà nước thì bao nhiêu chứa cho đủ, và cũng không đúng cách
nghĩ phù hợp thực tể thị trường hiện nay.
Vậy mà, phải chăng vì nỗi ám ảnh “Dịch bệnh, dân chết đói”,
“Trung Quốc thu gom gạo hết thì dân chết đói,lúc đó, anh ăn tiền hay ăn gạo?”
mà không ít người đòi "dự trữ" cho đủ lúa . Tuần trước, khi tham gia
“Tổng kết 10 năm thực hiện Đề án An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020”, Thủ
tướng tuyên bố: “Ta” đang đối diện với “thử thách lớn”, phải “nuôi ăn 104 triệu
người”, do đó cần “chốt cứng diện tích trồng lúa và sản lượng lương thực hàng
năm”.
An ninh lương thực cần đảm bảo, nhưng
không chỉ cho vài tháng tới chạy nạn CoViD, mà là phải lo cho 5 hay 10 năm và
là chiến lược lâu dài. An ninh lương thực muốn cho vững bền thì không thể cứ
theo quán tính là dự trữ đủ số lượng , từ đó, phải đẩy cao sản lượng bằng việc
thâm canh, dùng nhiều phân thuốc, xuất khẩu thật nhiều, năm sau cao hơn năm trước,
hay tích trữ bao nhiêu trong kho với bất kể chất lượng thế nào.
Thuận thiên là đúng, phải bắt đầu coi lại sức khỏe của đất
đai. Theo đó, cần phải dần dần chuyển sang hướng giảm thâm canh, tăng chất lượng,
tăng giá trị, giảm phân thuốc, dưỡng sức đất đai, đảm bảo sức sản xuất lâu bền
cho đất”.
Đáng lo quá khi mình nói “Thuận thiên” mà quyết giữ + tăng diện
tích lúa, tăng sản lượng lúa vì nỗi lo "chết đói" siêu hình lâu đời.
V.K.H.
Nguồn: FB
Vũ Kim Hạnh
No comments:
Post a Comment