Monday, April 25, 2016

BÍ ẨN TẠI TỌA ĐỘ 15.043593 106.562952 (By LymHa)


(Viết riêng cho Blog Mekong-Cửu Long – Photos by LymHa)
oOo

Chúng tôi rời Pakse - thủ phủ của tỉnh Champasack, Nam Lào - khi trời vừa mờ sáng. Pakse tọa lạc tại hợp lưu của hai con sông  Xedone và  Mê Kông, là cửa ngõ vào cao nguyên Bolovens và nằm dọc bờ sông Mekong. Pakse tiếp giáp với cả ba nước Việt Nam, Campuchia và Thái Lan. Champasack còn có thác Khone Phapeng- một con thác được xem là trở ngại trong việc thông suốt dòng Mekong bằng đường thủy từ Trung Quốc đến Việt Nam. Dòng sông Mekong trước mặt trôi lững lờ vào tháng 3. Nhìn dòng nước chảy và mực nước, chúng tôi tự hỏi lòng mình …còn bao xa nữa và bao lâu nữa thì dòng sông mẹ mới có thể tiếp cứu cho những cánh đồng lúa mênh mông đang bị chết lần mòn vì nhiễm mặn ở quê nhà…


Cây cầu hữu nghị Lào-Nhật bắt ngang sông Mekong tại Pakse mờ trong làn sương sớm 
Hình chụp sáng ngày 13 tháng 4 năm 2016

Từ khi có cầu Hữu nghị Nhật-Lào bắc qua sông Mekong (do Nhật Bản xây dựng) nối liền hai phần của Champasak hai bên bờ và với tỉnh Ubon Ratchathani của Thái Lan, Pakse trở thành một trung tâm thương mại của Lào.
 Bờ sông Mekong với cỏ mọc um tùm bên mực nước thật thấp 

và mực nước không cần đo…

Rời Pakse theo đường số 38 về hướng Đông, hôm nay chúng tôi dự định đến Attapeu, nơi có rất đông công nhân Việt Nam làm việc cho công ty Hoàng Anh Gia Lai và theo báo Giáo Dục Việt Nam bản điện tử ngày 31 tháng 5 năm 2015 cho biết:
“…Được biết đến nay, Hoàng Anh Gia Lai vào các lĩnh vực thủy điện, nông nghiệp tại Lào đã lên đến hàng tỉ USD, trong đó 70% tập trung tại tỉnh Attapeu với các dự án trồng cao su, cọ dầu, trồng cỏ và nuôi bò với quy mô hàng trăm ngàn con.
Attapeu trở thành một tên gọi quen thuộc của hầu hết người Việt Nam cư ngụ trên đất Lào.
Hai bên đường hoa cà phê trắng nở rộ do dân trồng chung quanh nhà trên suốt đường đi. Đường tráng nhựa, xe cộ không nhiều, xe chạy với tốc độ khoảng 65 đến 70 km/ giờ. Cứ tính theo như tốc độ như vầy thì muốn đến được Attapeu thì cần phải mất từ 3 giờ 30 phút cho đến 4 giờ đồng hồ.

  
Đi chừng 1 tiếng rưỡi đồng hồ, chúng tôi chợt thấy một bảng hiệu bên đường. Mọi người trên xe bừng tỉnh….coi kìa, quán bán thịt chó. Trời ạ …giữa đường trên xứ Lào này làm gì mà có một quán bán thịt chó đã đời vậy kìa…ngừng lại coi.
Xe ngừng lại, mọi người bước xuống vội vàng ...e rằng cái bảng hiệu nó chạy trốn! Bước vào tiệm không có người khách nào, trong khi các bạn đang hỏi thăm anh chủ tiệm, tôi nhìn thấy kế bên tiệm bán thịt chó lại có một bảng hiệu tiếng Việt khác!
 

Tôi vội vàng bước sang và gặp người đại diện cho hãng xe khách Tấn Tài. Đó là một cô gái còn trẻ, nói giọng Huế. Tôi hỏi cô rằng ở đây có người Việt nhiều lắm sao mà có cả hãng xe chạy đường cố định Daklak, Gialai? Cô cho biết có nhiều lắm, anh em người Việt làm việc ở đập thủy điện.Tôi nghe tới hai đập thủy điện, người run lên...ở đây có đập thủy điện sao?!
Sông Mekong đang nằm phía sau lưng tôi hơn một giờ xe, đập Don Sahong nằm về hướng Nam của Pakse và phải đi qua thác Khone Phapheng, trong khi sáng nay chúng tôi khởi hành đi về hướng Đông của Pakse. 


 
Như bắt được vàng, sau khi thảo luận một cách nhanh chóng, chúng tôi quyết định đi tìm con đập này. Tôi hỏi cô đại diện hãng xe là muốn đi tới chỗ anh em công nhân làm cho đập thủy điện thì đi ngõ nào? Cô nói trong đó có gì mà đi coi, cứ đi tới phía trước một chút thấy có ngã ba, rồi theo con đường bên tay phải, đi chừng 15 km thì thấy công trường. Sau khi ăn qua loa bánh mì (do cô bán và cô quảng cáo bánh mì em làm ngon lắm…), bây giờ thì bánh gì cũng ngon mà!!!



Xe chạy chừng 5 phút, một ngã ba hiện ra trước mắt. Trong khi xe chạy, tôi cố gắng chụp một tấm hình… rõ ràng đường vào đập thủy điện 15 km.
 

Theo bảng chỉ đường chúng tôi nhìn phía trước con đường vừa tách xa đường quốc lộ, đường đỏ bụi mù mỗi khi có xe chạy ngang qua, đường rộng và thỉnh thoảng có xe gắn máy, hai bên đường là nhà của dân Lào trông khô khan và đầy bụi đỏ…
 

Xe chạy chừng 15 phút, một bảng hiệu làm mọi người bừng tỉnh ...cái gì đây …Như tìm được đường vào mỏ vàng: Tên của một con đập thủy điện - cái tên lạ hoắc ”Xe-Pian Xe-Namnoy”.
 

Chúng tôi tiếp tục đi, thỉnh thoảng lại thấy thêm những bảng báo hiệu con đường vào công trường.
 

Bỗng nhiện một đường chân trời hiện ra trước mặt - nó nằm vắt ngang tầm mắt chúng tôi. Xe tiếp tục chạy. ... Ồ không, nó chỉ là bờ đê của con đập Xe-Pian Xe- Namnoy. Hình ảnh bờ đê của con đập làm tôi choáng váng, nó cao và lớn tới vậy sao!?
 


Ông lớn Goolge bó tay…”không tìm ra được đường trong rừng…”
 





Công trường hiện ra ngổn ngang xe cơ giới đang hoạt động, rừng cây đốn ngã nằm trên đất, bụi đỏ mù trời…và công nhân đang phơi mình làm việc dưới ánh nắng gay gắt của những ngày tháng nóng nhất trong năm của Lào. Tôi chợt nhớ ra hôm nay là ngày đầu năm mới của dân tộc Lào, Thái và Cambodia: Ngày “Té nước” theo như những chuyện dân gian truyền miệng nhau rằng, sau 3 ngày “té nước” thì Trời sẽ làm mưa.
 



Chúng tôi tiếp tục đi sâu vào công trường. Ngay khi gặp trạm kiểm soát đầu tiên, chúng tôi lấy lý do tìm người quen từ Việt nam sang đây làm việc để tiến thêm vô trong. Kiểm soát viên chỉ cho chúng tôi khu vực cư ngụ của công nhân Việt Nam.
 

Giữa công trường rộng bao la, chúng tôi gặp khu vực của công nhân Hàn Quốc với nhà cửa khang trang. Hỏi thăm khu vực của anh em công nhân Việt, thì chúng tôi mới biết rằng họ ở khu vực làm việc của công nhân Ấn Độ.
 


Sau một hồi tìm hỏi thăm, chúng tôi tới được khu nhà ở tập thể của anh em công nhân Việt Nam như trong hình dưới đây.
 




Nơi đây, chúng tôi được biết anh em công nhân Việt nam làm việc qua hợp đồng với công ty thủy điện Sông Đà.
Xin xem bài viết của Mặc Lâm đài RFA ngày 17 tháng 4 năm 2016. Có đoạn viết “…Một công nhân khác cho chúng tôi biết thông tin về lương bổng của anh em và những gì đang xảy ra tại đây:
Giờ thì anh em đang viết đơn để đi về mà họ chưa cho về. Hộ chiếu thì họ giữ rồi, làm ba tháng mà chỉ nhận tiền có một tháng cho nên anh em đang viết đơn. Thứ hai nữa là một ngày không làm việc thì phải tự bỏ tiền ăn ra mỗi ngày 50 ngàn nếu ăn thêm thì 55 ngàn. Hộ chiếu thì bị giữ muốn lấy về thì không cho. Khi qua đây họ nói làm thì qua đây làm chứ chưa biết mỗi ngày họ trả bao nhiêu. Không đi làm thì mình phải tự bỏ tiền ra để mua thức ăn hàng ngày.
Cách xa gia đình hàng ngàn cây số, không nhận được đồng lương ít ỏi, lại bị bịt mất đường về khiến không ít người bất mãn và phản ứng. Nếu từ chối không làm việc để đòi tiền lương, thì anh em sẽ bị cắt phần ăn hàng ngày do chủ thầu là công ty Sông Đà trách nhiệm. Chén cơm được mang ra làm áp lực khiến công nhân không còn con đường nào khác - đang là hoàn cảnh của anh em hiện nay..”.
Và nơi đây, ở tọa độ 15.043593 106.562952 
đập thủy điện mang tên Xe-Pian Xe-Namnoy:
 


“…The Xe Pian Xe Namnoy power project is located on the Bolaven plateau, approximately 550km southeast of the capital Vientiane city of Laos. The project will be developed on a 238ha land leased for a period of 32 years.
The project includes the construction of three dams: Houay Makchan Dam, Xe Pian Dam, and Xe-Namnoy Dam along the Mekong River. It will consist of a large storage reservoir on the Xe Namnoy River, underground tunnels, shaft waterways, and an open-air powerhouse featuring four generator units (three Francis turbines and one Pelton turbine).
The Xe Namnoy reservoir will be 73m-high and 1,600m-long, and will have a capacity to store approximately 1,043 million cubic meters (MCM) of water. Approximately 1,000MCM of water will be collected from Houay Makchan and Xe Pian catchments and stored at the Xe Namnoy reservoir.
The power house, which is located at the base of the valley, will generate power using gravitational force of fall and flowing water from a height of 630m. The water will further flow through the tailrace channel and discharged into the Xe Kong River.
Xe Pian Xe Namnoy hydroelectric power project is located in the southern region of Lao People's Democratic Republic (Lao PDR). The project is estimated have an annual energy generation of approximately 1,860GWh.
The project, which is estimated to cost $1.02bn, is the first build-operate-transfer (BOT) project to be undertaken by the Korean companies in Laos.
Feasibility study for the hydroelectric project was completed in November 2008. Construction of the project began in February 2013 and commercial operations are expected to begin in 2018.
Out of the 410MW produced, 370MW will be sold to the Electricity Generating Authority of Thailand (EGAT) under a 27-year power purchase agreement signed in November 2012 and the remaining 40MW to Electricite Du Laos (EDL).

Tạm dịch:
Các dự án điện Xe Pian Xe Namnoy nằm trên cao nguyên Bolaven, khoảng 550km về phía đông nam của thủ đô Vientiane của Lào. Dự án sẽ được xây dựng trên một vùng đất 238ha cho thuê trong một khoảng thời gian 32 năm.
Dự án bao gồm việc xây dựng ba đập: Houay Makchan Dam, Xe Pian Dam, và Xê-Namnoy Đầm dọc theo sông Cửu Long. Nó sẽ bao gồm một hồ chứa lớn lưu trữ trên sông Xe Namnoy, hầm ngầm, đường trục, và một
hồ chứa ngoài trời gồm bốn đơn vị phát điện (ba tuabin Francis và một tua bin Pelton).
Các hồ chứa Xe Namnoy sẽ 73m-cao và 1.600m dài, và sẽ có một khả năng lưu trữ khoảng 1.043 triệu mét khối (MCM) của nước. Khoảng 1,000MCM nước sẽ được thu thập từ Houay Makchan và Xe Pian lưu vực và lưu trữ tại các hồ chứa Xe Namnoy.
Các nhà máy, mà nằm ở đáy của thung lũng, sẽ tạo ra năng lượng sử dụng lực hấp dẫn của mùa thu và nước chảy từ độ cao 630m. Các nước sẽ tiếp tục chảy qua các kênh xả và xả ra sông Xê Kông
 



Theo như GS Thái Công Tụng trong bài viết Sông ngòi miền Cao Nguyên Việt Nam

4.2. hệ thống chảy về sông Mekong.
4.2.1 Sông Sesan bắt nguồn trong lãnh thổ Viet Nam,  chảy qua hai tỉnh Gia Lai và Kontum với hai phụ lưu là Dak Bla và sông Pô Kô và chảy sau đó vào  lãnh thổ Campuchia. Từ Pleiku đi Kontum, ta phải qua sông Dak Bla gần thị xã Kontum. Nằm phía Tây thị xã Kontum, vào thời chiến tranh, có một căn cứ quân sự trên ngọn đồi có tên Charlie đã được bất hủ hoá qua bài hát Người ở lại Charlie:
Anh! Anh! Hỡi anh ở lại Charlie
Anh! Anh! Hỡi anh giã từ vũ khí
Vâng, chính Anh là ngôi sao mới, một lần này chợt sáng trưng, là cánh dù đan bằng tiếc thương vô cùng
Khi sông Sesan chảy vào địa phận Campuchia, sông xuyên qua hai tỉnh  là Ratanakiri và Stungtreng và hợp lưu với sông Srepok từ vùng Darlac chảy đến và rồi chảy vào sông Mekong gần thành phố StungTreng.
Sông Sesan là một phụ lưu quan trọng của sông Mekong vì lưu vực rộng đến 17 000 km2 (11 000 km2 trong Viet Nam và 6 100 km2 trong KamPuChia). Toàn lưu vực sông Sesan có nhiều tiềm năng thủy điện vì  phía hạ lưu, thung lũng sông nằm trong các hẻm sâu của các dãy núi cao, độ dốc địa hình khá lớn. Chính vì vậy nên ngay từ thời Đệ Nhất Cọng hoà, công ty Kỷ sư cố vấn Nhật Nippon Koei đã có những nghiên cứu sơ khởi về tiềm năng các đập thủy điện trên sông này và đặc biệt trên thác Yali nhưng vì an ninh nên không có cơ hội xây dựng. Ngày nay,  có nhà máy thuỷ điện Yali công suất 720 Megawatt với diện tích hồ chứa nước là 64.5 km2, cao 69 mét (226 feet) .Nhà máy Yali này chỉ cách 70km đường biên giới với Campuchia. Còn phiá Campuchia cũng đang xây đập, thường gọi tắt là đập 3S, từ ba chữ StungTreng, Srepok, Sesan (tên khác: Lower Sesan 2 dam), công suất 400MW

4.2.2 Sông Srepok là dòng sông lớn ở Darlac, với hai nhánh sông chính tại Darlac là sông Krong Ana và Krong Kno:
-Krong Ana chảy ở phía Đông-Nam tỉnh Dak Lac, theo hướng Đông-Tây và có nhiều phụ lưu như Krong Bông, Krong Buk, Krong Pak.
-Krong Knô (Krong Nô) bắt nguồn từ phía TB cao nguyên Lâm Viên chảy theo hướng ĐN-TB
Krong Nô là một nhánh  của sông Srepok, một chi lưu lớn của sông Mê Kông, dài 332km. Krong Nô (sông Bố)  bắt nguồn  từ phía Tây Bắc cao nguyên Lâm Viện chảy theo  hướng Đông Nam - Tây Bắc  và họp lại với nhánh thứ hai là  Krong Ana (sông Mẹ)  thành sông Ea Krong (hay Dak Krông), tạo nên nhiều đất phù sa phía Đ-N Ban Me Thuot.
Khi sông Srepok ra khỏi lãnh thổ Viet Nam thì hợp với sông Ea H'Leo (sông này có  hai chi lưu là Ia Drang và Ia Sup ở phía Tây Pleiku, bắt nguồn từ dãy núi Chư Hron, chảy theo hướng Đông Tây) sau đó chảy vào sông Mekong sát StungTreng ( tỉnh StungTreng, Kampuchia).. Trước khi nhập vào, nó còn nhận nước từ sông Sesan. (Để mở một dấu ngoặc ở đây: chính tại thung lũng Ia Drang này có một trận đánh rất lớn giữa lính Bắc Việt và lục quân Mỹ năm 1965, thường đ ược nhắc nhở dưới danh xưng Plei Me) .
Tính từ  chỗ  hợp lưu của sông Krong Ana và  sông Krong Nô tới StrungTreng, nó dài 406 km, trong đó đoạn chảy trong lãnh thổ Việt Nam dài khoảng 126 km với nhiều thác ghềnh như DrayLinh, Dray Sáp .., đoạn chảy trong lãnh thổ Campuchia dài khoảng 281 km

 


5.  Lưu vực vài dòng sông ở Tây Nguyên
Sau đây là diện tích lưu vực vài dòng sông thuộc lưu vực sông Mekong, trích trong tài liêu Environment and Society in the Lower Mekong Basin: A Landscaping Review của Institute for Development Anthropology (99 Collier Street, P. O . Box 2207, Binghamton, New York 13902 USA).




Như vậy ta thấy diện tich lưu vực của sông Sesan/Sreopk ở TN quả thật rất lớn, so với nhiều dòng sông khác..Lưu vực sông Mekong ở Trung Quốc không lớn vì dòng sông Mekong chảy trong các thung lũng chật hẹp nên mức độ ảnh hưởng trên miền hạ lưu không nhiều như các dòng sông có lưu vực rộng lớn, trong đó lưu vực Sesan Srepok ở cao nguyên Việt Nam là một …”.

Dòng sông Mẹ Cửu Long đang can kiệt vì những mưu đồ chiếm đoạt của các quốc gia nằm ở thượng nguồn, nông dân đồng bằng sông Cửu Long đang kêu gào thống thiết vì nguồn nước của con sông mẹ không còn tràn trề như xưa, chảy như vũ bão của một dòng sông lớn, nay đã bị vắt cạn để dòng sông chảy lờ đờ, không thể đẩy nguồn nước mặn đang xâm nhập càng lúc càng nhiều, ngõ hầu cứu lấy con dân của mình với bao đời nương tựa phù sa của dòng sông mẹ Cửu Long.
Ngày nay, chính thủ phạm là “nhà nước Việt Nam”  tiếp tay với bọn cường bạo phương bắc, tiếp tay cùng chặn lại dòng nước của ba con sông có nguồn xuất phát từ thượng nguồn ngay trên chính quê hương mình. Điển hình như con đập thủy điện mang tên Xe-Pian Xe-Namnoy ở tọa độ 15.043593 106.562952 trên đất Lào trong bài viết ngắn này của chúng tôi.
Với lượng nước mặt bình quân đầu người mỗi năm chỉ đạt 3.840m3, thấp hơn chỉ tiêu là 4.000m3/người/năm, Việt Nam hiện được xếp vào nhóm quốc gia thiếu nước theo đánh giá của Hội tài nguyên nước quốc tế (IWRA). Trong khi đó, nước ta lại là một quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc, tài nguyên nước được đánh giá là phong phú bao gồm cả nguồn nước mặt và nước ngầm thì đây được xem như một nghịch lý.

http://songkhoe.vn/viet-nam-song-ngoi-day-dac-ma-lai-thieu-nuoc-s2964-0-174391.html


Theo như những thông tin mà báo chí trong nước đăng tải thường xuyên  từ nhiều năm nay..hiển nhiên không thể quy trách hay ta thán về thay đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến nguồn nước mà  phần chính là những tai họa do chính con người tạo thành. Những nguồn nước thiên nhiên đã bị ngăn chận bằng mọi cách, mọi giá chính là thủ phạm gây thêm tang thương cho con người khi thiếu nguồn nước sinh hoạt và cả nguồn nước cho nông vụ.

Những “cấu kết” với ngoại bang của những tập đoàn do nhà nước Việt nam hiện nay đỡ đầu chính là thủ phạm trong việc này. Mọi người dân cùng nhau mạnh dạn  phổ biến những thông tin về việc ngăn chận dòng nước và mọi người cùng nhau tập họp lên tiếng trước công luận quốc tế - là phương cách hữu hiệu nhất hiện nay đối với một quốc gia sống trong chế độ độc tài không dân chủ như Việt Nam hiện nay.

Nhìn những anh em công nhân bị cầm giữ “hộ chiếu” nằm sâu trong rừng già bnh hoạn không biết làm sao, tiền lương sau 5 tháng chưa được trả…ngày ngày chỉ biết phơi mình nơi chốn hoang vu của núi rừng mà mơ ước có một ngày được về thăm gia đình - một mơ ước rất bình dị của một con người ở xã hội văn minh mà vẫn không được đáp ứng…Những người anh em lao động như những người tù nhân không hơn không kém. Ngày ngày chỉ biết ăn, ngủ và phơi nắng giữa công trường mênh mông…nắng, bụi và rừng. Cha mẹ nào nỡ, vợ chồng nào đành cam phận chia lìa như vậy vì chén cơm…Hay họ bị bóc lộc như những nô lệ của đế quốc cai trị vào thế kỷ 16..vào rừng tìm trầm, xuống biển mò trai..

Ngày nay chính “nhà nước Việt nam” lại đem những đứa con mình vất vào rừng sâu để sự sống còn họ là những “đại gia” ăn chơi phè phởn, hưởng thụ như những bậc vua chúa thời phong kiến.
Nhà nước Việt Nam chính là tội đồ của Dân tộc, khi họ ngang nhiên “buôn bán” người dân của mình. Sống chết mặc bây…
Theo  như bản tin Xuất khẩu lao động tháng 5 năm 2015:
http://xuatkhaulaodongnhatban.org.vn/xuat-khau-lao-dong-lao-2015-hon-20-000-nguoi/
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) dự kiến đến năm 2015, tổng số lao động Việt Nam làm việc tại Lào sẽ hơn 20.000 người
Theo báo cáo của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào, các chính sách đối với lao động Việt Nam tại Lào được đảm bảo, tạo động lực để đội ngũ lao động Việt Nam tại Lào nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngoài chế độ tiền lương, người lao động còn được hưởng chế độ phụ cấp, hỗ trợ xa Tổ quốc. Do đó, mức thu nhập bình quân đối với lao động phổ thông đạt khoảng 250 USD/tháng; lao động kỹ thuật khoảng 500 USD/tháng. Ngoài ra, người lao động cũng được thực hiện đầy đủ các chế độ về BHXH, BHYT, BHTN, chế độ nghỉ phép, lễ, tết theo quy định của pháp luật Việt Nam và Lào.

Bên cạnh số lao động Việt Nam đi làm việc tại Lào theo các kênh chính thống như: Các công trình nhận thầu, trúng thầu, đầu tư, thực hiện dự án viện trợ không hoàn lại; đi theo các hợp đồng cung ứng nhân lực giữa các doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu lao động của Việt Nam và các nhà thầu công trình nước ngoài tại Lào hoặc chủ sử dụng lao động của Lào; đi theo con đường cá nhân… còn một số lượng đáng kể những lao động Việt Nam đi làm việc tự do tại Lào theo con đường tiểu ngạch, trong đó chủ yếu là lao động của các tỉnh có chung đường biên giới với Lào như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH Nghệ An, những năm gần đây, mỗi năm Nghệ An có từ 5.000 – 6.000 lao động tự do đi làm việc tại Lào, chủ yếu trong các lĩnh vực xây dựng, khai thác, nông nghiệp, buôn bán nhỏ và các lĩnh vực khác.  Thu nhập bình quân của những lao động này đạt khoảng 7 – 8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, số lao động có việc làm ổn định, mang tính lâu dài chỉ chiếm khoảng 30%; số lao động còn lại làm việc chủ yếu mang tính mùa vụ.

Hoàng Anh Gia Lai là một tập đoàn thu hút nhiều nhiều lao động nhất đang làm việc tại Lào, tuy nhiên gần đây tổ chức Global Witness lên tiếng tố cáo Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đang tiến hành "chiếm đất" tại Campuchia và Lào.

Sự việc tổ chức phi chính phủ Global Witness (Nhân chứng Toàn cầu) cáo buộc HAGL chiếm đoạt đất đai, khai thác gỗ bất hợp pháp, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và cuộc sống của người dân nghèo tại Campuchia - Lào đã thu hút sự chú ý của cộng đồng doanh nghiệp cũng như dư luận cả trong lẫn ngoài nước.

Ngay lập tức, HAGL đã tổ chức trao đổi thông tin trực tiếp với báo giới trong nước và chủ động mời Global Witness sang đối chất tại hiện trường ở Lào - Campuchia. Chưa dừng lại ở đó, bầu Đức còn mời tổ chức kiểm định chất lượng Bureau Veritas của Pháp thẩm định để chứng nhận HAGL là doanh nghiệp thân thiện với môi trường.

Và thật tình cờ, báo chí Lào cũng đồng loạt đăng tải các bài viết ca ngợi HAGL ngay sau biến cố Global Witness. Báo Đất nước Lào của Thông tấn xã Phathet Lào và báo Lào Phatthana của Hội Nhà báo Lào mới đây có bài viết tựa đề “Tấm lòng cao cả của một doanh nghiệp Việt Nam”, trong đó nói rằng HAGL là nhà đầu tư nước ngoài thành công nhất tại nước này và đem lại cuộc sống ấm no cho người dân ở những vùng có dự án.

Hiện nay theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 13.500 lao động Việt Nam làm việc tại Lào, chủ yếu đi theo các dự án hợp tác đầu tư, dự án nhận thầu công trình, dự án hợp tác giữa các địa phương có chung đường biên giới. Phần lớn số lao động này là lao động có kỹ thuật. Theo Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào (AVIL), trong số khoảng 13.500 lao động Việt Nam đang làm việc tại Lào, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai có 6.900 lao động, Tập đoàn Cao su có gần 1.000 lao động, Tập đoàn Sông Đà có khoảng 600 lao động…  Nhìn chung, sự có mặt của lao động Việt Nam tại Lào ở nhiều nơi đã giúp giải quyết một phần nhu cầu thiếu lao động, nhất là trong các lĩnh vực: năng lượng, xây dựng hạ tầng cơ bản, giao thông, thu hoạch mùa màng, dịch vụ, đặc biệt ở những công trình, dự án lớn của Lào.
 
Thông đồng với tư bản ngoại bang, tàn phá môi trường và bóc lột chính đồng bào mình là một hành động vô luân mà thế giới văn minh ngày nay không thể nào chấp nhân hay dung túng. Tội này đất không tha trời không dung.

Dòng sông mẹ Cửu Long giờ đây phải đắng cay nhìn những con người mang tâm bất chính, hợp sức cùng bọn đạo tặc, đang cắt dần nguồn huyết mạch của chính thân thể của mẹ thân yêu bao đời ôm ấp, nuôi dưỡng quê hương Việt Nam.

                                                                                  Phóng viên Y Lym
                                                                                     (Viết ngày 24/4/2016)
         

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Xe Pian Xe Namnoy Hydroelectric Power Project, Laos
Key Data
Xe-Pian Xe-Namnoy Power Company's (PNPC) 410MW Xe Pian Xe Namnoy hydroelectric power project is located in the southern region of Lao People's Democratic Republic (Lao PDR). The project is estimated have an annual energy generation of approximately 1,860GWh.

Xe Pian–Xe Namnoy Affected People Want Consultation Before Construction


Thu, 01/24/2013 - 6:39am
By:  Tania Lee
Last week, I was invited to stay with ethnic Nya Heun families in a consolidated resettlement zone in the Paksong District of southern Laos.  Thousands of people were forcefully moved here between 1996 and 2001 from their ancestral lands along the Xe Pian and Xe Namnoy rivers to make way for two dams that were being planned at the time, the Houay Ho and Xe Pian-Xe Namnoy hydropower projects. The rivers and streams near their old homes provided bountiful fish catches and free flowing fresh water; the forests provided wild foods and the space for a form of upland garden cultivation where a diverse mix of vegetables, fruits, coffee and rice could be grown.

Xe-Pian Xe-Namnoy Hydroelectric Power Plant
Site Location
The Project is located on the Bolaven Plateau in Champasack province in southern Laos, approximately 80 km to the east of Pakse on the Mekong River and 35 km to the west of Attapeu.

Sông ngòi miền Cao Nguyên Việt Nam
GS Thái Công Tụng


Dấu tay Trung Quốc hay vết bẩn Trung Hoa?
Tưởng Năng Tiến
2016-04-21
Hễ cứ vô mạng là tôi lại nghe blogger Lê Anh Hùng đang la làng về một vụ gì đó, và toàn là những vụ động trời:
“Chuyện chỉ có ở VN: Dự án nhiệt điện hàng tỷ dollars được giao cho một công ty chuyên kinh doanh mực in!!! Suốt bao năm qua, người Việt đã quá bội thực với những thông tin lặp đi lặp lại như tập đoàn X của Trung Quốc được chọn làm tổng thầu dự án nhiệt điện A, công ty Y của Trung Quốc ký hợp đồng làm tổng thầu dự án thuỷ điện B hay liên danh nhà thầu Trung Quốc Z làm tổng thầu dự án nhà máy xi-măng C... Vì thế, dường như bất kỳ tin tức gì về việc một công ty nước ngoài nào đó không phải của ‘nước lạ’ được giao thực hiện một dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia cũng đều đem đến cho công chúng Việt Nam ít nhiều cảm giác phấn chấn.