Sunday, March 26, 2023

Ở STUNG TRENG, PHỤ NỮ THAM GIA VÀO VIỆC BẢO VỆ CÁ, LO SỢ BỊ MẤT SỐ CÁ ĐÁNH ĐƯỢC

(In Stung Treng, Women Step in Fish Protection, Fearing Catch Loss)

Ou Sokmean and Teng Yalizory – Bình Yên Đông lược dịch

Cambodianess – 19 March 2023

 


Nhìn thấy số cá trong sông Mekong tụt giảm liên tục, phụ nữ sống trong các cộng đồng dựa hoàn toàn vào số cá đánh được đang nhảy vào, lo sợ rằng sẽ không còn cá cho thế hệ kế tiếp nếu không có ai hành động.

 

STUNG TRENG – Nhìn sự tụt giảm liên tục của số cá trong sông Mekong, các phụ nữ sống trong các cộng đồng hoàn toàn dựa vào số cá đánh được đang nhảy vào, lo sợ rằng sẽ không còn cá cho thế hệ sắp tới nếu không có ai hành động.  Nhưng mặc dù với nỗ lực, họ có ít hy vọng rằng một ngày nào đó số cá sẽ trở lại mức trước đây.

Mặc y phục truyền thống màu xanh, Kha Sros, 63 tuổi, một phụ nữ dân tộc Kuy trong tỉnh Stung Treng, không thể nói chắc chắn liệu số cá có thể được phục hồi hay có thể tiếp tục nuôi thế hệ sắp tới của cộng đồng bà, đã dựa vào việc đánh cá trong nhiều thế hệ.

Bà sống trong xã Siem Bouk làng Tonsong, khoảng 27 km về phía nam của thành phố Stung Treng, và đã thấy sự sụt giảm nghiêm trọng trong số cá đánh được từ đầu thế kỷ.  Cố gắng chống lại chiều hướng nầy, bà đã tham gia vào việc bảo vệ vả bảo tồn từ năm 2008.

“Năng suất cá bắt đầu giảm trong năm 2000.  Dân làng không còn bắt đủ cá nữa.  Nay, với 1 hay 2 lưới cá đặt trong sông từ sáng đến chiều, ngư dân chỉ được chừng 1 kg cá,” bà nói.  “Nếu chúng tôi không tìm cách để bảo vệ cá, không bao lâu nữa, cá sẽ biến mất.”



Công việc của Sros gồm có nâng sự hiểu biết trong cộng đồng về các phương pháp đánh cá khả chấp, nhấn mạnh đến việc không dùng các kỹ thuật đánh cá bất hợp pháp, chẳng hạn như đánh cá bằng điện.  Cho đến gần đây, bà cũng đi tuần tra sông, 4 lần 1 tuần, để báo cáo các hoạt động đánh cá bất hợp pháp ở trong vùng.  Một hoạt động mà bà đã ngừng làm vì tuổi tác.

Nhưng Sros không chỉ là phụ nữ duy nhất đã cam kết để bảo vệ số cá ở trong tỉnh.

Ở phía bắc của làng bà, Ma Chantha đã tham gia trong chiến trường tương tự từ 10 năm nay.  Người phụ nữ 30 tuổi dành thời gian và năng lượng để vận động cho việc bảo vệ cá ở xã Koh Sneng, làng Koh Sneng, huyện Borey O’Svay Senchey, nơi một cộng đồng khác hầu hết dựa vào việc đánh cá.

Mặc dù cô dành hầu hết thời gian để dạy ở trường sơ học, Chantha vẫn dành thì giờ trong thời biểu eo hẹp của cô để tham gia vào công việc phát triển làng.

Mỗi tháng, cô tham dự buổi họp của làng cầm đầu bởi xã trưởng và một vài tổ chức đối tác để thảo luận cách tốt hơn để bảo vệ cá ở trong vùng.  Cô nói rằng tầm quan trọng của cá đối với người địa phương khiến cô dự phần trong các nỗ lực bảo vệ sông và cá, hy vọng được thấy cá được bảo vệ và bảo tồn.

“Sông là cái nồi của chúng tôi, bao tử của chúng tôi, và thực phẩm hàng ngày mà chúng tôi có thể đánh cá để tiêu thụ như 1 gia đình.  Nếu chúng tôi mất [số cá đánh được] chúng tôi sẽ mất tất cả,” Chantha, người lớn lên ở trong làng, nói vào lúc cuối phiên họp.

 

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

LUANG PRABANG CỦA LÀO CÓ THỂ MẤT TÌNH TRẠNG UNESCO GIỮA NHỮNG LO SỢ ĐẬP SẼ GÂY ‘THIỆT HẠI KHÔNG THỂ ĐẢO NGƯỢC’

 (Laos’ Luang Prabang may lose Unesco status amid fears dam will cause ‘irreversible damage’)

Tom Fawthrop – Bình Yên Đông lược dịch

South China Morning Post – March 5, 2023

 


·                     Các nhà địa chất học chỉ ra rằng đập ở gần một đường nứt địa chất hoạt động trong vùng dễ bị động đất ở thượng Lào

·                     Các nhà phê bình cũng lo ngại về tính ‘xác thực và toàn vẹn’ của Luang Prabang, một khu Di sản Thế giới của Unesco, nếu dự án tiến hành

 

Những làn sóng du khách được mong đợi để tràn ngập thành phố cổ Luang Prabang của Lào trong năm nay khi những hạn chế du lịch do đại dịch chấm dứt, nhưng sự vui mừng của phục hồi kinh tế đã bị che phủ bởi các kế hoạch cho một đập thủy điện quan trọng chỉ cách khu Di sản Thế giới Unesco chỉ có 25 km về phía thượng lưu.

Hai năm sau khi chánh phủ Lào chấp thuận dự án, họ dự trù phát động đập Luang Prabang 1.400 MW với các nhà phát triển Thái trong tháng 6, mà không thực hiện một nghiên cứu kỹ lưỡng về động đất trước tiên.

Các nhà phê bình nói các nhà đầu tư và phát triển Thái không thể chọn một vị trí tồi tệ, vì đập làm gián đoạn sự trầm lặng ở ven sông và gần với một đường nứt địa chất hoạt động trong vùng dễ bị động đất ở thượng Lào, chỉ cách vị trí đập đập 8,6 km.

Punya Churasiri, một nhà động đất học hàng đầu của Thái và nguyên là giảng sư Đại học Chulalongkorn ở Bangkok, người đã viếng đường nứt địa chất hoạt động, cảnh báo: “Đập nầy rất nguy hiểm để tiến hành mà không được điều tra đầy đủ.”

Minja Yang, nguyên cầm đầu di sản vùng Á Châu-Thái Bình Dương của Unesco, lo ngại về ảnh hưởng của dự án ở trong vùng.  “Nếu họ xây đập nầy, nó sẽ trở thành một thị trấn bên bờ hồ hay hồ chứa nước, tính xác thưc và toàn vẹn sẽ mất vĩnh viễn,” bà nói.

Lào, qua việc ký kết thỏa thuận Di sản Thế giới Unesco trong năm 1995, đã hứa bảo tồn thiên nhiên, văn hóa và lịch sử dọc theo hợp lưu của sông Mekong và Nam Khan.

Một người hướng dẫn du lịch ở địa phương yêu cầu được dấu tên cũng sợ rằng đập sẽ làm nản lòng du khách bằng cách cản trở tàu du lịch sinh thái đi trên sông, kéo dài đến biên giới Thái.  “Nó sẽ làm gián đoạn truyền thống văn hóa của chúng tôi và lối sống của người Lào chúng tôi.”

Du lịch sinh thái-văn hóa mang vào Lào gần 5 triệu du khách ngoại quốc trong năm 2019 và 934,7 triệu USD thu nhập từ du lịch.

Có khoảng 70 đập đang hoạt động trên khắp Lào, với nhiều đập khác đang xếp hàng, khi quốc gia không có bờ biển nhắm đến việc trở thành “bình điện của Á Châu” với thủy điện.

 

Đập Xayaburi trên sông Mekong cho thấy đập tạm nhô ra sông nhưng chưa chận dòng. 

[Ảnh: Tom Fawthrop]

 

Các đập nhanh chóng bao quanh Luang Prabang và bắt thành phố phải trả giá, theo Philip Hirsch, giảng sư địa lý hồi hưu của Đại học Sydney.  “Ven sông của Luang Prabang đã được biến thành gần như hồ từ đâp Xayaburi cách [thành phố] 130 km về phía hạ lưu,” ông nói.

Đoạn cuối của hồ chứa nước Xayaburi kéo dài 20 km về phía thượng lưu từ vị trí Unesco.  Cộng thêm hồ chứa nước Luang Prabang ở thượng lưu, sẽ có hồ chứa nước Pak Beng làm nghẽn tất cả dòng chảy tự do còn lại của sông tận đến biên giới Thái ở Chiang Khong.

Câu chuyện của đập mới gợi lại ký ức của đập thủy điện Xepian-Xe Namnoy năm 2018 trong tỉnh Attapeu khiến cho 14.440 người không nhà và 71 người chết.

Trong những năm gần đây, 3 trận động đất đã xảy ra gần đập Xayaburi. Trong năm 2019, một trận động đất có cường độ 6,4 đã xảy ra ở thượng Lào.

Vùng đập Luang Prabang rất “gần một cách nguy hiểm” với một đường nứt động đất hoạt động, theo Churasiri, người đã thực hiện nghiên cứu tại chỗ ở thượng Lào và lo ngại rằng đập mới có thể châm ngòi cho một trận động đất có cường độ 7 hay 8.

 

‘Rủi ro cực đoan’

Hầu hết các nhà làm chánh sách trong khu vực nhìn vào Ủy hội Sông Mekong (MRC) – một nhóm 4 quốc gia gồm có Lào, Cambodia, Thái Lan và Việt Nam – để giúp bảo vệ môi trường.  Nhưng nhóm tham vấn không có quyền phủ quyết trong bất cứ chánh phủ nào.

MRC đã xếp loại đập Luang Prabang như “một đập có rủi ro cực đoan”, nhưng không đề nghị chấm dứt dự án hay nghiên cứu sâu hơn.

Churasiri và Hirsch đã chỉ trích phạm vi của MRC là quá hẹp, và thúc giục điều tra thêm.

“Nhiều vị trí ít nhạy cảm hơn về mặt sinh thái và văn hóa có thể được phát triển [thay vì đập],” Jian-hua Meng, cố vấn cho WWF, nói.

“Mặc dù tham vấn trước [của MRC] không thể phủ quyết đập, họ đã bỏ qua để cung cấp một nghiên cứu đầy đủ ảnh hưởng di sản,” Hirsch nói.  “Một chuỗi đập có thể châm ngòi động đất do hồ chứa nước gây ra cũng cần được điều tra.”

Unesco, sau khi gởi một phái đoàn theo dõi đến vị trí đập trong tháng 4 năm 2022, đề nghị rằng Lào ngưng tiếp tục dự án.  Nhưng MRC không lưu ý đến đánh giá của Unesco.

Giảng sư Jian-hua Meng, một kỹ sư được huấn luyện ở Đức là cố vấn cho WWF, nói MRC “tốt nhất” là cố gắng để giảm nhẹ thiệt hại.

“Nhiều vị trí ít nhạy cảm về mặt sinh thái và văn hóa có thể đươc phát triển [thay vì đập], với ít rủi ro đáng kể cho an ninh lương thực của các quốc gia ở hạ lưu.”

 

Các nhà hoạt động và dân làng bị ảnh hưởng bởi đâp Xayaburi gây tranh cãi chống đối trong lúc đi lại trên sông Mekong, 

với lãnh thổ Lào ở phía sau.

[Ảnh: EPA/South China Morning Post]

 

Chướng ngại trên đường

Thái Lan, một quốc gia nhập cảng năng lượng quan trọng từ Lào, thường đóng vai trò then chốt trong việc quyết định tiến hành các dư án thủy điện.

Trong năm 2022, Thái Lan ký một biên bản ghi nhớ để xây 3 đập mới trên Mekong, kể cả đập ở Luang Prabang.

Nếu Thái Lan ký hợp đồng mua điện từ đập Mekong nầy mà Unesco đã kết luận sẽ làm xói mòn di sản của Luang Prabang, Thái Lan sẽ vi phạm Quy ước Di sản Thế giới 1972 của Liên Hiệp Quốc mà họ đã ký tên vào.

Điều 6.3 của quy ước nói rằng: “Mỗi quốc gia thành viên không thực hiện bất cứ biện pháp cố ý, có thể gây thiệt hại trực tiếp hay gián tiếp cho di sản thiên nhiên và văn hóa nằm trong lãnh thổ của một quốc gia thành viên khác của quy ước.”

Thái Lan cũng là một thành viên của một bộ phận Unesco then chốt, Ủy ban gồm 21 quốc gia thành viên, đặt nó vào tư thế pháp lý và đạo dức khá lúng túng.

“Lào có quà nhiều đập, nó không hợp lý [để thúc đẩy một cái khác] và giết du lịch văn hóa.  Nó chỉ khiến cho Luang Prabang đi đến danh sách có nguy cơ tuyệt chủng [Unesco], và mất hàng ngàn công ăn việc làm,” Minja Yang, nguyên cầm đầu di sản Á Châu-Thái Bình Dương, nói.

Hầu hết các phân tích viên Mekong sợ rằng đập sẽ được xây.  Yang, người giúp chánh phủ Lào trong thập niên 1990s để thiết lập một kế hoạch bảo tồn cho Luang Prabang, rất thất vọng với việc trượt trở lại của Vientiane về những nỗ lực bảo tồn môi trường và văn hóa.

Các quốc gia thành viên của Unesco nói rằng thất bại trong việc bảo vệ các vị trí di sản của họ được đặt vào danh sách “Di sản trong Nguy hiểm”.  Luang Prabang có rủi ro mất tình trạng Di sản Unesco nếu Lào tiến hành đập.

“Nếu chúng ta mất Luang Prabang, chúng ta sẽ mất một địa điểm rất đặc thù bị mất vì con người,” Yang, nguyên chủ tịch của Trung tâm Bảo tồn Quốc tế của Đại học Leuven ở Belgium, nói.  “Khi thiệt hại đã được làm, nó sẽ không thể đảo ngược được.  Nó không thể xóa được.”

DỰ ÁN ĐẬP MEKONG ĐẦY THAM VỌNG BIẾN CÁC LÀNG ĐÁNH CÁ THÁI THÀNH ‘CÁC THỊ TRẤN MA’

 (Ambitious Mekong dams project turn Thai fishing villages into 'ghost towns')

Reuters – Bình Yên Đông lược dịch

The Star – 21 March 2023

 


CHIANG KHONG, Thailand: Từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm, Kam Thon dành hầu hết những ngày của cô để lội nước đến đầu gối của sông Mekong ở gần làng ở đông bắc Thái Lan, nhặt rong để bán và nấu ăn ở nhà.

Kam Thon và những phụ nữ khác sống gần Mekong đã nhặt rong ở sông hay ‘khai’, từ nhiều thập niên, nhưng thu hoạch của họ đã giảm kể từ khi xây gần 1 chục đập ở thượng lưu.

Các đập đã thay đổi dòng chảy và ngăn chận hầu hết phù sa rất cần cho khai và việc trồng lúa, các nhà nghiên cứu nói.

“Nói chung, nước trong và mực nước thấp trong mùa khô, và chúng tôi có thể đi dưới nước một cách dễ dàng và thu hoạch khai.  Nhưng nay, mực nước cao hơn trong mùa khô, làm cho khó khăn hơn,” Kam Thon, người bán khai ở chợ địa phương, nói.

“Chúng tôi cần dành nhiều thời gian hơn để nhặt khai, và cũng có ít khai hơn, ảnh hưởng đến thu nhập của chúng tôi,” người phụ nữ 48 tuổi nói, khi bà quấn những bó rong màu xanh nhạt thành những quả cầu và đặt chúng vào một bao nylon mang trên vai.

Kam Thon, sống ở Chiang Khong gần với biên giới Thái-Lào, nói bà chỉ làm được khoảng 1/3 của cái bà thường kiếm được khi nước Mekong xuống thấp trong mùa khô và khai có rất nhiều.

Cá do chồng bà đánh cũng giảm, bà nói.

Chạy dài từ cao nguyên Tây Tạng đến Biển Đông khoảng 4.350 km (2.700 miles), Mekong là mạch sống canh tác và đánh cá cho hàng chục triệu người trên khắp Trung Hoa, Lào, Myanmar, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam.

Nhưng với Trung Hoa xây thêm đập để sản xuất thủy điện, lo sợ đang tăng về lũ lụt và hạn hán trái mùa mà chúng gây ra – và cho tương lai của con sông dài nhất Đông Nam Á (ĐNA), nay đang được uốn nắn bởi các tổ hợp có thế lực được nhà nước hậu thuẫn.

Các cộng đồng địa phương và những nhà vận động nói họ lo ngại và than phiền là bị bỏ quên trong việc thúc đẩy cho năng lượng sạch.

“Các đập ở thượng lưu đang ảnh hưởng số cá đánh được, canh tác lúa và rong sông, một nguồn thu nhập quan trọng của phụ nữ và người già,” Pianporn Deetes, giám đốc vận động cho Thái Lan và Myanmar của Rivers International (Sông ngòi Quốc tế), một nhóm vận động, nói.

“Khi sông được biến thành nguồn thủy điện. nó ảnh hưởng đời sống và cuộc sống của hàng triệu người.  Đó là lương thực, truyền thống và phong tục, và lối sống của họ,” cô nói trong một cuộc phỏng vấn.

 

Những thị trấn ma

Hăm hở để nâng cao khả năng của năng lượng tái tạo và giảm lệ thuộc vào than đá, Trung Hoa đã xây gần 1 chục đập – gồm có 5 siêu đập, mỗi đập cao hơn 100 m – từ năm 1995 trên Mekong mà họ gọi là Lancang.

Trung Hoa cũng đã xây ít nhất 95 đập thủy điện trên các phụ lưu chảy vào Mekong.  Hàng chục đập khác đang được dự trù ở Trung Hoa, và nước nầy cũng tài trợ cho các đập khác ở hạ lưu vực Mekong.

Năng lượng từ các đập thủy điện ở thượng lưu vực Mekong – gồm có cao nguyên Tây Tạng và lưu vực Lancang ở Trung Hoa và Myanmar – được đánh giá khoảng 4 tỉ USD mỗi năm bởi Ủy hội Sông Mekong (MRC), một tổ chức liên chánh phủ của các quốc gia hạ lưu vực gồm có Thái Lan, Cambodia, Lào và Việt Nam.

Nhưng nhiều nghiên cứu khác nhau ước tính rằng gần ½ lượng phù sa của sông sẽ bị chận ở thượng lưu nếu tất cả các đập được đề nghị trong lưu vực Mekong được phát triển, có thể ảnh hưởng đến việc canh tác lúa, nguồn thực phẩm quan trọng của hàng triệu người trong khu vực.

Ngoài ra, sụt giảm của thủy sản Mekong – vì các đập ngăn chận việc di chuyển của cá và thay đổi dòng nước – được MRC tiên đoán sẽ tốn khoảng 23 tỉ USD vào năm 2040, với việc mất rừng, đất ngập nước và rừng đước được đánh giá lên đến 145 tỉ USD.

Các cộng đồng sống gần các đập bị đánh mạnh nhất, kể cả Chiang Khong, Brian Eyler, người cầm đầu chương trình năng lượng, nước và tính khả chấp ở Trung tâm Stimson có trụ sở ở Hoa Kỳ và theo dõi các đập Mekong, nói.

Nước xả từ các hồ chứa để sản xuất thủy điện trong mùa khô có thể “gấp đôi hay gấp 3 dòng chảy tự nhiên,” trong khi việc giới hạn trong mùa mưa có thể làm giảm dòng nước trên ½, ông nói.

“Điều nầy đang làm cho các làng đánh cá ở dọc theo biên giới Thái-Lào trở thành những trị trấn ma,” ông nói.

“Những cộng đồng nầy có ít lựa chọn để thích ứng.  Những thành viên lớn tuổi của họ không thể đối phó với những lựa chọn cuộc sống có giới hạn, và giới trẻ có thể chọn để di cư hay chọn cuộc sống khác, nhưng thích ứng đến với rủi ro của nó.”

Để đáp ứng với những lo ngại như thế, Văn phòng MRC nói MRC – mà họ giám sát – thực hiện việc đánh giá ảnh hưởng xã hội, và theo dõi dòng chảy và phẩm chất nước cho những thay đổi có thể ảnh hưởng nông nghiệp hay các cộng đồng, cũng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ gia tăng và tăng trưởng dân số.

MRC cung cấp “hướng dẫn khoa học và kỹ thuật và hướng dẫn về việc thiết kế, xây cất và điều hành đập” để quản lý những rủi ro và giảm nhẹ bất cứ ảnh hưởng tai hại của các dự án thủy điện, văn phòng cho biết trong ý kiến được gởi qua email.

Nhưng các nhóm vận động nói MRC không tham vấn với các cộng đồng địa phương, và đã không quy trách nhiệm cho Trung Hoa vì lũ lụt và hạn hán đã trở nên thường xuyên và dữ dội hơn kể từ khi họ xây đập.

Các đập của Trung Hoa giữ những số lượng nước lớn trong đợt hạn hán giữa 2019 và 2021 làm cho mực nước Mekong xuống đến mức thấp nhất lịch sử, làm tồi tệ thêm tình trạng hạn hán, được trình bày bởi Trung Tâm Stimson và Eyes on Earth, công ty theo dõi bằng vệ tinh có trụ sở ở Hoa Kỳ.

Trung Hoa đã tranh cãi những điều được tìm thấy nầy, nói do mưc ít, và trong năm 2020 đã ký một thỏa thuận với MRC để chia sẽ dữ kiện quanh năm về lưu lượng trong khúc sông của họ.

 

Nhu cầu năng lượng

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (International Energy Agency (IEA)), trong phúc trình năm 2021, mô tả thủy điện như “xương sống của việc sản xuất điện carbon thấp”, với tiềm năng cao đặc biệt trong các nền kinh tế mới nổi lên và đang phát triển.

Trung Hoa là thị trường thủy điện lớn nhất trên thế giới, và các công ty Trung Hoa ở phía sau của trên ½ các dự án thủy điện mới ở Sahara Phi Châu, ĐNA và Châu Mỹ Latin đến năm 2030, theo IEA.

Nhu cầu năng lượng được tiên đoán sẽ gia tăng 6-7% mỗi năm trong hạ lưu vực Mekong, có thể thấy cái lợi kinh tế trên 160 tỉ USD vào năm 2040 từ “việc phát triển thủy điện đầy đủ”, MRC ước tính.

Nhưng có những lo ngại gia tăng đối với ảnh hưởng của các dự án thủy điện, gồm có việc dời cư người dân.

Thí dụ, trong năm 2018, 1 đập đang xây cất ở Lào bị vỡ và giết hàng chục người khi nó cuốn trôi nhà trong lũ nhanh, làm sứt mẻ hình ảnh của các dự án thủy điện trong quốc gia muốn trở thành “bình điện của Á Châu”.

 

‘Sông không thể đoán trước’

Các cộng đồng dựa vào sông từ nhiều thế hệ không còn biết làm thế nào để sống cạnh nó nữa, Niwat Roykaew, chủ tịch của Nhóm Bảo tồn Rak Chiang Khong, nói.

“Với các đập, sông đã trở nên không thể đoán trước và kiến thức của họ không còn hữu ích nữa,” Niwat, 63 tuổi, người đoạt giải Goldman Environment Prize trong năm 2022, nói.

Theo dõi Đập Mekong (MDM) – một sự cộng tác giữa Trung tâm Stimson và Eyes on Earth – dùng ảnh vệ tinh và viễn thám để cảnh báo các cộng đồng trên biên giới Thái-Lào những thay đổi trong dòng chảy của sông đến ½ m hay nhiều hơn trong thời gian 24 tiếng đồng hồ.

Nhưng điều nầy không giúp gì nhiều cho các cộng đồng không có những lựa chọn khác, theo Niwat, người cũng điều hành Trường Mekong ở Chiang Khong để giáo dục cho trẻ con địa phương về sông, và giúp các nhà nghiên cứu sông.

“Cài mà người dân muốn – cái chúng tôi xứng đáng – là đồng quản lý sông qua một tiến trình tham vấn bao gồm nhiều thành phần,” ông nói thêm.

Đối với mùa khô hiện nay cho đến tháng 4, Kam Thon chú trọng đến việc thu hoạch khai.  Trong một ngày may mắn, bà có thể nhặt được vài kg, một số phơi khô để ăn như món ăn vặt, và bán được giá cao hơn ở chợ.

“Rất khó để biết khi nào tôi có thể đi xuống nước, và tôi có thể thu hoạch được bao nhiêu mỗi ngày,” bà nói.

“Tôi cần phải nhặt càng nhiều càng tốt, khi tôi có thể.”

 

Saturday, March 18, 2023

Ở CAMBODIA, MỘT MEKONG BỊ HÀNH HẠ BẤT CHẤP NHỮNG TIÊN ĐOÁN TẬN THẾ

 (In Cambodia, a Battered Mekong Defies Doomsday Predictions)

 

Stefan Lovgren – Bình Yên Đông lược dịch

Yale School of the Environment – March 2, 2023

 

Một ngư dân kéo lưới trên sông Mekong vào lúc cao điểm của mùa mưa 

trong tháng 8 năm ngoái. [Ảnh: Sirachai Arunrugstichai]

 

Sau nhiều năm bị tấn công môi trường – từ việc xây đập, đánh cá quá mức, và đốn gỗ - những khúc sông Mekong mà hàng triệu người dựa vào có vẻ đang phục hồi.  Mưa lớn đã giúp, cùng với đàn áp việc đánh cá bất hợp pháp và những nỗ lực bảo tồn khác.

 

Giữa nhiều lo lắng đang làm phiền sông Mekong ở Đông Nam Á (ĐNA), “nước đói” nổi bật rõ rệt một cách đặc biệt.  Trong những mùa khô gần đây, có nhiều nơi trong Mekong đã biến thành màu xanh ban sơ khi các đập ở thượng lưu cướp lấy những hạt dinh dưỡng thường tạo cho sông môt màu đục ngầu lành mạnh.  Đó là một hiện tượng có thể hủy hoại cao, với nước đói phù sa ăn mòn các bờ sông không được che chở - vì thế được gọi là “đói” – và gây sạt lở nguy hiểm.

Nó cũng bao trùm tình trạng lo lắng của Mekong, một dòng sông có thể thấy lành mạnh ở trên mặt nhưng bệnh hoạn càng ngày càng tăng từ nhiều vấn đề, gồm có xây đập, đánh cá quá mức, phá rừng, ô nhiễm plastic, và những ảnh hưởng âm ỉ của thay đổi khí hậu.  Trong những đợt hạn hán do El Niño gây ra trong những năm gần đây, mọi thứ trở nên rất xấu nên một số người đề nghị rằng sông Mekong đang tiến đến điểm tới hạn sinh thái mà khi vượt qua nó không thể phục hồi.

Nhưng những sự kiện hồi năm ngoái đề nghị những tiên đoán tận thế như vậy có thể hấp tấp, nhất là ỏ Cambodia, nằm ở trung tâm của lưu vực Mekong.  Nhờ mưa mùa vừa qua, đã mang mưa trên trung bình đến khu vực, và chánh quyền đàn áp việc đánh cá bất hợp pháp, số cá đã gia tăng.  Ngư dân dọc theo Mekong đã khám phá cá khổng lồ được cho là đã biến mất, và chánh phủ Cambodia, với thành tích môi trường lẫn lộn, đã nâng cao các nỗ lực bảo tồn.

Trong số đó là một đề nghị mới được chánh phủ hậu thuẫn để biến một khúc sông giàu sinh thái đặc biệt ở bắc Cambodia thành khu Di sản Thế giới UNESCO.  Một sự đề cử như vây, được dành cho những vị trí có khoa học và văn hóa lớn đáng kể, có nghĩa phần nầy của sông được, ít nhất trên giấy tờ, bảo vệ khỏi nhiều dạng phát triển, kể cả xây đập.  Và vì thế một số nhà bảo tồn nay đang đưa ra một thông điệp hy vọng, nếu thận trọng: rằng với việc lấy quyết định và quản lý tốt hơn, sông có thể tiếp tục cho tài nguyên thiên nhiên phong phú mà nó có hàng ngàn năm.

“Mekong chưa chết,” Sudeep Chandra, giám đốc Trung tâm Nước Toàn cầu của Đại học Nevada, Reno, người cầm đầu dự án nghiên cứu Kỳ quan của Mekong (Wonders of the Mekong) được USAID tài trợ,  “Chúng tôi thấy những áp lực môi trường khổng lồ khiến Mekong khô cạn và thủy sản gần như sụp đổ.  Nhưng chúng tôi cũng thấy sức chịu đựng khác thường của sông nầy khi đương đầu với những đe dọa đó.”

Bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng và uốn khúc qua 6 quốc gia trước khi đổ vào Biển Đông, sông Mekong dài 2.700 miles là nơi cư trú của nền thủy sản nội địa lớn nhất trên thế giới, với khoảng 1.000 loại cá.  Nhiều người trong số 70 triệu người sống trong lưu vực dựa vào sông để sinh sống, dù đó là canh tác, đánh cá, hay các nghề khác.  “Một trường hợp có thể được đưa ra rằng Mekong là sông quan trọng nhất trên thế giới,” Chandra nói.

Năng suất khá thường của sông được nối liền với nhịp lũ khổng lồ mà, trong mùa mưa, có thể nâng mực nước lên 40 feet.  Cùng với sự gia tăng là phù sa cần thiết cho nông nghiệp cũng như vô số cá con, được cuốn trôi vào hồ Tonle Sap quan trọng của Cambodia và các đồng lụt khác nơi chúng ăn và lớn lên.

Nhưng chế độ dòng chảy tự nhiên của sông càng ngày càng bị xáo trộn bởi các đập, nhất là các đập mà Trung Hoa bắt đầu xây trong đầu thập niên 1990s ở thượng lưu Mekong và đã điều hành mà ít để ý đến ảnh hưởng ở hạ lưu.  Việc xây đập điên cuồng tiếp theo ở Lào và nơi khác, hầu hết trên các phụ lưu của Mekong, đã làm cho vấn đề tồi tệ thêm, với các đập ngăn chận cá hoàn tất việc di chuyển tự nhiên của chúng.  Đã bị áp lực cực đoan từ việc đánh cá quá mức, một số dân số cá đã tụt giảm, nhất là những loại cá lớn như cá tra dầu Mekong có nguy cơ tuyệt chủng cao, có thể lớn đến 10 feet chiều dài và nặng trên 600 pounds, nhưng nay ở trên bờ tuyệt chủng.

 


Với thay đổi khí hậu mạnh thêm, mưa mùa đã trở nên không thể tiên đoán hơn.  Trong đợt hán hán năm 2019 và 2020, dòng chảy từ Mekong vào Tonle Sap, hồ lớn nhất ở ĐNA, khô cạn, và các nhà điều hành đập làm cho vấn đề tồi tệ hơn bằng cách giữ hầu hết nước cho lợi ích kinh tế của chính họ.  Kết quả là, cá chết tập thể vì nước cạn và kém oxygen được báo cáo ở trong hồ, và nhiều ngư dân trong số hàng trăm ngàn đánh cá trên hồ buộc phải bỏ nghề.

Trên sông Tonle Sap, nối sông Mekong với hồ, 2/3 của khoảng 60 người điều hành “dai” thương mại với lưới cố định, trong những năm qua có thể bắt được vài tấn cá chỉ trong 1 tiếng đồng hồ, phải đóng cửa.  “Tình hình trở nên rất thảm khốc có thể gây lo ngại rằng những thủy sản nầy không thể duy trì được nữa,” Peng Bun Ngor, một nhà sinh thái cá và khoa trưởng khoa học thủy sản của Đại học Nông nghiệp Hoàng gia Cambodia ở Phnom Penh, nói.

Điều đó sẽ là một tai họa cho người Cambodia, với mức tiêu thụ cá đầu người cao hơn bất cứ người nào khác trên thế giới.

Tuy nhiên, hệ thống sông tạm nghỉ với mùa mưa gần đây nhất, kéo dài từ khoảng tháng 6 đến tháng 11, mang lại mưa cao hơn trung bình đến hạ lưu vực và vùng hồ Tonle Sap.  Mặc dù Trung Hoa tiếp tục giữ lại nước để chống lại hạn hán kéo dài, mực nước trong Tonle Sap dâng trên 1 m trên mức trung bình nhiều năm.  Với hồ bành trướng vào các rừng ngập nước theo mùa, cung cấp nơi ăn cho cá, dân số cá có vẻ được nâng lên.  “Nói chung, chúng tôi thấy cá bắt được nhiều hơn, với tính đa dạng và kích thước của cá lớn hơn,” Ngor nói.

Trong cuộc thăm viếng hồ gần đây, Ngor ghi nhận sự gia tăng của cá chép cở trung và lớn, gồm có cá chép vàng Jullien, cũng được gọi là cá hô isok, một loại có nguy cơ tuyệt chủng cao.  Cũng có những nơi có cá hiếm khác, như cá trích Lào và cá dao, cùng với sự gia tăng của cá phổ biến hơn, như cá rô hay cá lóc.  Vài loại cá leo, cá tra có thể lớn đến 8 feet chiều dài, có thể nhảy khỏi mặt nước.

Trong thủy sản dai, 13.000 tấn cá được bắt hồi năm ngoái, tăng 30% từ năm trước đó.  “Chúng tôi đang thấy cá trở lại nếu điều kiện được cải thiện,” Heng Kong, giám đốc Viện Nghiên cứu và Phát triển Nội địa thuốc Cơ quan Quản trị Thủy sản Cambodia ở Phnom Penh, nói.

 

Con cá đuối nặng 661 pounds bắt được trong sông Mekong hồi tháng 6 vừa qua là

cá nước ngọt lớn chưa từng thấy. [Ảnh: Chhut Chheana]

 

Một cuộc đàn áp của chánh quyền đối với việc sử dụng những phương pháp đánh cá bất hợp pháp ở trong hồ, chẳng hạn như lưới rà và đánh cá bằng điện, cũng làm nhẹ áp lực lên dân số cá, các chuyên viên nói.  Chiến dịch theo sau một diễn văn hồi năm ngoái của Thủ tướng lâu đời của Cambodia, Hun Sen, trong đó ông chỉ trích các giới chức tỉnh đã thất bại trong việc đương đầu với đánh cá bất hợp pháp.  Nhưng việc đàn áp cũng bị chỉ trích mạnh mẽ.  Có vẻ nhắm đến các ngư dân thương mại qui mô lớn, nhưng kết quả là khởi tố các ngư dân qui mô nhỏ, nhất là người gốc Việt Nam, vì những vi phạm không quan trọng.  Nhiều ngư dân nầy, đã sống trên và chung quanh hồ nhiều thập niên, đã phải bỏ trốn.

Để sang một bên những vấn đề thi hành luật pháp, các nhà bảo tồn lo ngại rằng những cải thiện sinh thái có thể tạm thời nếu có thêm đập được xây: thúc đẩy bởi Lào để nhanh chóng bành trướng thành phần thủy điện của họ cho thấy một vài dấu hiệu chậm lại.  Việc xây cất sơ khởi cho đập ở gần Luang Prabang, trên dòng chánh Mekong, đang tiến hành.  Lào đã có 2 đập trên dòng chánh.

Nhiều dự án thủy điện, ở Lào và nơi khác, được thúc đẩy bởi quyền lợi chánh trị hay tư nhân và ít khi cứu xét các chi phí môi trường, các quan sát viên nói.  Một thí dụ là một đập nhỏ đang được dự trù ở Lào gần biên giới Cambodia, trên sông Sekong, một phụ lưu quan trọng của Mekong cho đến nay là phụ lưu lớn duy nhất còn chảy tự do trong lưu vực.

Được gọi là Sekong A, đập đang đươc xây bởi một công ty quốc doanh của Việt Nam, nhưng dự án được che đậy trong bí mật.  Không có hợp đồng xây cất chánh thức được ký kết.  “Trên căn bản nó được xây bất hợp pháp,” Brian Eyler, người theo dõi việc phát triển đập ở Mekong và giám đốc chương trình ĐNA của Trung tâm Stimson ở Washington, D.C., nói.

Mặc dù đập được mong đợi sản xuất một phần nhỏ của nguồn cung cấp điện của khu vực, các nghiên cứu cho thấy nó sẽ có ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ đối với sự phong phú và đa dạng của cá trong Sekong, cũng như thay đổi phẩm chất nước và làm giảm thêm lượng phù sa và chất dinh dưỡng đi đến Mekong.  “Nó là một thí dụ tuyêt hảo của một dự án có chi phí cao nhưng có lợi ích thấp,” Eyler nói.

Cambodia, về phần mình, đã bắt đầu cứu xét việc phát triển đập của chính họ.  Một đập lớn được hoàn tất trong năm 2019 trên một phụ lưu quan trọng khác của Mekong, sông Sesan, đã chứng minh là một thất bại tốn kém, với việc sản xuất năng lượng thấp hơn mong đợi và những ảnh hưởng môi trường thảm khốc.  Các kế hoạch cho 2 đập lớn dọc theo dòng chánh Mekong ở miền bắc của quốc gia có vẻ được xếp lại, ít nhất hiện nay.  Thay vào đó, chánh phủ đã đề nghị rằng khúc sông dài khoảng 100 miles nơi các đập sẽ được xây được đề cử như Khu Di sản Thế giới UNESCO để công nhận tầm quan trọng sinh thái và tính phong phú sinh học của nó.

 

Đập Hạ Sesan II trên sông Sesan ở Cambodia. [Ảnh: Chen Gang]

 

Phần sông nầy, chảy một cách chậm rãi qua các cồn cát và cù lao được bao phủ trong rừng ngập nước theo mùa, trong lịch sử đã sinh ra đến 200 tỉ con cá mỗi năm, và nhiều hố sâu của nó, một số đạt đến chiều sâu 260 feet, được cho là nơi cư trú của vô số cá, kể cả cá đuối nước ngọt khổng lồ.

Năm ngoái, ngư dân ở đây bắt được một con cá đuối nặng 661 pounds mà Kỹ lục Thế giới Guinness xác nhận là loại cá nước ngọt lớn nhất chưa từng thấy.  Con cá đuối đươc gắn thẻ và thả bởi một nhóm khoa học gia Hoa Kỳ và Cambodia như một phần của nghiên cứu vô tuyến khu vực đầu tiên, nhằm để học hỏi thêm về thái độ và việc di chuyển của cá.

Đề nghị Khu Di sản Thế giới cũng được mô tả như một nỗ lực cuối cùng để bảo vệ số cá heo Irrawaddy còn lại của Mekong.  Mặc dù con cuối cùng của một nhóm cá heo nhỏ sống ở biên giới Cambodia-Lào chết hồi cuối năm ngoái, một dân số dưới 100 vẫn còn trong các hố sâu ở Kampi, nằm về phía nam của khúc sông được đề nghị để bảo vệ.  Các hố sâu cũng là nơi du lịch nổi tiếng.

“Cá heo tiêu biểu cho tầm quan trọng sinh học của sông Mekong, và việc đề cử nầy sẽ thu hút đáng kể sư chú ý của tất cá các bên liên hệ lo lắng cho việc bảo vệ sông Mekong và tính đa dạng ở dưới nước của nó,” Somany Phay, giới chức bảo tồn kỳ cựu của Quỹ Đời sống Hoang dã Thế giới (WWF) và cũng giữ một vị trí cao trong Cơ quan Quản tị Thủy sản Cambodia, nói.

Có những dấu hiệu cho thấy các nỗ lực vói tay khuyến khích các ngư dân bảo vệ loài cá có nguy cơ cao đang có kết quả.  Đầu năm nay, các ngư dân bắt được một con cá tra dầu Mekong nặng trên 200 pounds trong sông Mekong ở huyện Kang Meas.  Không có ngư dân nào trong nhóm đã thấy một con cá khổng lồ như vậy trước đây.  Nhưng thay vì giết và bán thịt để được lợi khá lớn, họ quyết định thả trong một buổi lễ đặc biệt, trong đó cá được rải bông và nước hoa trước khi thả.  “Chúng tôi biết đây là một con cá rất đặc biệt và không có may mắn nếu giết nó,” một trong những ngư dân, Thou Theary, nói.

Cá khổng lồ thường được xem là những chỉ dấu tốt của sức khỏe của sông, vì thế việc bắt một con cá tra dầu trưởng thành ở Kang Meas đã gởi một tín hiệu tích cực về tương lai của Mekong.  “Người ta nói rằng Mekong quá suy thoái đến mức không thể sửa chữa, nhưng điều nầy không đúng,” Chea Seila, quản đốc chương trình Cambodia cho sự án Kỳ quan của Mekong, nói.  “Sông Mekong vẫn chảy, và cá vẫn dồi dào.”

.

SÔNG MEKONG: CÔNG VIỆC ĐÃ BẮT ĐẦU Ở VỊ TRÍ ĐẬP LUANG PRABANG

 (Mekong River: Work has begun on the Luang Prabang Dam site)

Milton Osborne – Bình Yên Đông lược dịch

Lowy Institute – 6 March 2023

 

Ngư dân giăng lưới trên sông Mekong trong năm 2020 ở Luang Prabang,

gần vị trí của đập mới ở Lào. [Ảnh: Aidan Jones]

 

Những duyệt xét môi trường và di sản có lẽ không làm chánh phủ Lào ngưng tiến hành các kế hoạch thủy điện của họ.

Đập Luang Prabang – một trong 3 vị trí đập mới hiện được ghi vào danh sách để xây cất ở Lào – là mục tiêu của những chỉ trích gay gắt.  Nằm dọc theo khúc sông Mekong chảy qua quốc gia, có những lo ngại về ảnh hưởng môi trường và cho việc dời cư được dự trù của cư dân ở địa phương.

Mặc dù được hậu thuẫn bởi một tập đoàn của quyền lợi Thái và Việt Nam, cũng có nghi ngờ với thị trường điện mà đập sẽ cung cấp.

Nhưng tiến triển có vẻ đi tới.  Ở vị trí, đập một cây cầu trên đường vào nay đã bắt ngang sông, trong hình ở dưới đây, được chụp trong tháng rồi.

 

Xây cất sớm ở vị trí đâp Luang Prabang ở Lào. [Ảnh: Milton Osborne]

 

Nằm cách hợp lưu của sông Mekong và Nam Ou khoảng 1 km về phía thượng lưu, cách thành phố hoàng gia cũ có cùng tên khoảng 25 km, và cách nơi du lịch nổi tiếng, động Pak Ou, trên 1 km, những người chống đối sợ rằng ảnh hưởng của đập Luang Prabang đối với số cá bắt được và du lịch. (Hai đâp kia được dự trù xây trong tương lai gần là Pak Beng và Pak Lay).

Philip Hirsch, nhà khoa học Australia từ lâu đã vận động chống lại việc xây đập trên Mekong, đã nêu ra viễn cảnh của sông ở Luang Prabang thay đổi đặc tính giống như hồ, khi nước đọng lại từ đập Xayaburi đã hoàn tất, một tình thế sẽ tồi tệ bởi đập Luang Prabang được đề nghị.

Được dự trù là một dự án trị giá 3 tỉ USD và sẽ sản xuất 1.460 MW điện, đập vẫn còn phải qua vài duyệt xét trước khi nhận sự chấp thuận cuối cùng.  Điều nầy gồm có Ủy hội Sông Mekong (MRC), UNESCO và các chánh phủ ở Bangkok và Phnom Penh, ở hạ lưu đập.  Nhưng tiến trình nầy có lẽ không ngăn cản việc xây cất được thực hiện cho đến khi hoàn tất.  Khi ấy, Thứ trưởng Hầm mỏ và Năng lượng Viraphon Virarong của Lào phản chiếu trong năm 2014 về vai trò của MRC liên quan đến việc chấp thuận của các đập trên Mekong ở Lào, nói nó “không phải là một cơ chế để chấp thuận hay bác bỏ bất cứ dự án nào” và “không phải là cơ quan cấp giấy phép xây dựng.”

Tóm lại, nếu chánh phủ Lào muốn xây đập thì điều nầy có lẽ là cái sẽ xảy ra thay vì duyệt xét.

Ông lái đò mà tôi mướn để đưa tôi đến vị trí đập đã cho một cái nhìn bên trong.  Khi tôi chụp ảnh, ông nói rằng ông sẽ không ở lâu.  Theo kinh nghiệm của ông, làm như thế có lẽ khiến cho cảnh sát bắt ông sang tàu [của họ] và đưa đi.

.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÁC QUỐC GIA MEKONG ĐI NHANH ĐẾN TƯƠNG LAI SẠCH HƠN

 (How to power the Mekong countries into a cleaner future)

Mekong Eye – Bình Yên Đông lược dịch

13 March 2023

 

Việt Nam đã trải qua việc bùng nổ chưa từng thấy trong đầu tư năng lượng tái tạo,

nhất là điện gió và mặt trời. [Ảnh: Yen Duong]

 

Hội thảo trên mạng lắng nghe chuyên viên thảo luận các giải pháp đi đến một tương lai năng lượng sạch hơn, sáng hơn cho các quốc gia Mekong.

 

BANGKOK, THAILAND – Các quốc gia Mekong có thể thực hiện 100% năng lượng tái tạo mà không hy sinh những sông nhạy cảm sinh thái, theo các chuyên viên tham dự buổi hội thảo trên mạng gần đây.  Họ cũng thắc mắc nếu thủy điện là sự chọn lựa khả chấp cho việc chuyển tiếp năng lượng sạch của khu vực.

Việc tăng giá nhiên liệu hóa thạch toàn cầu đã gây nên tình trạng thiếu năng lượng trong nhiều quốc gia kể từ năm ngoái, và khu vực Mekong không phải là một ngoại lệ.

Việt Nam, thí dụ, đã thỉnh thoảng bị mất điện suốt năm 2022 vì sự tăng vọt giá điện than.  Thái Lan, nơi thành phần điện dựa vào khí đốt thiên nhiên nhập cảng, cũng trải qua sự bốc hơi giá cả và phải tăng cường việc tìm kiếm các nguồn năng lượng khác từ than đá đến tái tạo.

Các nhà phân tích đã tiên đoán khủng hoảng năng lượng sẽ tiếp tục đánh các quốc gia đang phát triển trong năm 2023.  Nó cũng sẽ thúc đẩy nhiều quốc gia để tìm kiếm năng lượng tái tạo.

Trong các quốc gia Mekong, thủy điện được xếp loại như nguồn tái tạo có tiềm năng cao, cùng với mặt trời và gió.

Các nhà làm chánh sách xem nó như năng lượng sạch và phóng thích thấp, có thể cung cấp điện “rẻ”, giải quyết thay đổi khí hậu và đáp ứng với nhu cầu điện gia tăng, nhất là trong thời hậu-Covid khi các quốc gia toan tính để tiếp tục tăng trưởng kinh tế trở lại.

Cambodia, Thái Lan và Việt Nam đã bày tỏ quan tâm mạnh mẽ trong việc gia tăng số điện nhập cảng từ Lào, phần lớn được cung cấp từ các đập thủy điện trên dòng chánh Mekong và các phụ lưu của nó.

Tin tức ở địa phương cho biết Việt Nam dự định mua 3.000 MW từ Lào, trong khi Thái Lan sẽ nhập cảng tổng cộng 10,9 GW cho 2 thập niên sắp tới.

 

Rừng đầm lầy nước ngọt ở đông bắc Thái Lan bị ngập bất chấp mùa tự nhiên vì việc xây cất đập Rasi Salai.  Người dân địa phương nói rằng đập làm giảm các loại cá và cây, buộc họ phải chật vật với việc mất thu nhập và an toàn lương thực. [Ảnh: Visarut Sankham]

 

Dựa trên bối cảnh nầy, các cộng đồng địa phương và giới học thuật đã nêu lên những lo ngại về ảnh hưởng xã hội và sinh thái của các đập thủy điện, gồm có mất đa dạng sinh học, dời cư các cộng đồng và những thay đổi cuộc sống tiêu cực cho các cộng đồng dựa vào sông.

Họ cũng thắc mắc nếu thủy điện thật sự sạch và nếu nó có thể lót đường đến một sự chuyển tiếp đúng đắn, nơi người dân bị ảnh hưởng bởi các đập sẽ không bị bỏ rơi.

 

Nối mạng lưới điện

Rafael Guevara Senga, Quản đốc và Cầm đầu Năng lượng cho Phân vùng Mekong và Vùng Phụ cận của Quỹ Hoang dã Thiên nhiên Thế giới (WWF), chỉ ra rằng 100% tái tạo có thể được thực hiện mà không hy sinh các sông quý giá của khu vực.

“Chúng tôi tin rằng có đủ nguồn tái tạo ngoài thủy điện có thể cung cấp 100% điện vào năm 2050, hay sớm hơn.  Phần lớn sẽ là mặt trời và gió và một sự gia tăng rất tối thiểu trong thủy điện,” Senga nói trong buổi hội thảo trên mạng gần đây Powering the Mekong: Does clean energy means more dams? (Cung cấp điện cho Mekong: Năng lượng sạch có nghĩa là thêm đập?)  Buổi hội thảo trên mạng được tổ chức bởi Internews’ Earth Journalism network (Hệ thống Phóng viên Địa cầu của Internews).

Senga cầm đầu một nghiên cứu đang diễn ra của WWF để cung cấp các giải pháp để tối ưu hóa những tái tạo với việc nới rộng một lưới khu vực kết hợp dành riêng cho những vùng năng lượng tái tạo.

“Chúng tôi đang nhìn tới một mạng lưới khu vực được tổ chức và thiết kế tốt vì nó có thể giúp việc sử dụng có hiệu quả hơn những nguồn tái tạo lớn lao của Mekong, gồm có mặt trời và gió chưa được sử dụng.  Chúng tôi chỉ chạm vào bề mặt của cái chúng ta có ở đây,” ông nói.

“Điều nầy đòi hỏi hợp tác khu vực và ý chí chánh trị giữa các chánh phủ.  Nó không còn là thách thức kỹ thuật hay kinh tế nữa.  Mặt trời và gió nay là nguồn năng lượng rẻ nhất ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.”

Từ năm 2021 đến nay, các turbines khí đốt có chu kỳ được phối hợp là nguồn dẫn đầu của việc sản xuất điện của khu vực với tổng số công suất 42.555 MW.  Nó được theo sau bởi thủy điện (38.541 MW), than (32,310 MW) và tấm quang điện (18.147 MW).  Gió và sinh khối đóng vai trò thứ yếu trong sự trộn lẫn năng lượng.

Nghiên cứu của WWF tiên đoán rằng khu vực Mekong sẽ có một trong những tăng trưởng nhanh nhất trong nhu cầu năng lượng, sẽ làm tăng từ gần 500 TWh trong năm 2021 đến trên 1.600 TWh trong năm 2050.  Việt Nam sẽ chiếm 50% của nhu cầu nầy.

Kế hoạch phát triển lưới hiện nay chú trọng đến năng lượng cổ điển và không tận dụng tiềm năng đầy đủ của điện mặt trời và gió, Senga nói.

Nối mạng lưới khu vực đến các vùng tái tạo có giá trị sẽ ổn định năng lượng, giảm chi phí điện và cứu các sông nhạy cảm sinh thái bằng cách thay đổi vai trò của thủy điện hiện nay từ một nguồn điện căn bản đến một nguồn điện dự phòng cho mặt trời và gió, mà không xây đập mới.

Một mô hình tương tự có thể được thấy trong lưới điện của Âu Châu, được điều hành trong một hệ thống duy nhất để đa dạng hóa các nguồn điện của khu vực, từ thủy điện và nhiên liệu hóa thạch đến điện gió, và cung cấp năng lượng khi công suất của gió và mặt trời yếu.

 

Một trang trại gió trong tỉnh Bạc Liêu ở Việt Nam, nơi năng lượng gió đang được tăng tốc để làm giảm sự lệ thuộc vào than đá và khí dốt của tỉnh. [Ảnh: Chi Quoc]

 

Thảo luận thủy điện khả chấp

Tại COP 27 ở Egypt hồi năm ngoái, Hiệp hội Thủy điện Quốc tế (IHA) công bố một tuyên bố kêu gọi các lãnh đạo trên thế giới đầu tư thêm vào đập như một giải pháp để giảm nhẹ và thích ứng khí hậu.

“Thủy điện khả chấp” là từ ngữ mà kỹ nghệ đã dùng đi dùng lại để khuyến khích các đập như nguồn năng lượng phóng thích thấp và ảnh hưởng thấp.

Tranh cãi chung quanh từ ngữ nầy đã được theo dõi bởi Carl Middleton, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội của Đại học Chulalongkorn ở Thái Lan, người truy nguồn gốc của từ ngữ trong thập niên 1970s khi các dự án thủy điện lớn được khởi động ở nhiều nơi trên thế giới.

Trong thập niên 1990s, những đập nầy trải qua cao điểm của sự chỉ trích rộng rãi vì ảnh hưởng xã hội và môi trường của chúng và sự thất bại trong việc đóng góp vào phát triển.

“Thảo luận thủy điện khả chấp” xuất hiện để chống lại những chỉ trích nầy bằng cách hứa hẹn để mang những lối thực hành tốt nhất vào việc điều hành đập, Middleton quan sát.

Trong năm 2009, Ủy hội Sông Mekong (MRC) phát động sáng kiến thủy điện khả chấp đưa đến việc phát động chiến lược phát triển thủy điện khả chấp trong năm 2021.  Nó đề cập đến sự tham gia của quần chúng và đánh giá ảnh hưởng nhằm mục đích cải thiện những cái sai của những lối thực hành trong quá khứ.

Nhưng trong khu vực Mekong, Middleton thấy rằng những lối thực hành tốt nhất nầy có thể không có tác dụng tại chỗ tốt bên trong bối cảnh của tự do giới hạn về xã hội, chánh trị và truyền thông, và thường thiếu trách nhiệm.

“Ý tưởng của thủy điện khả chấp là những sửa chữa kỹ thuật – xây các đường cá đi, các turbines thân thiện với cá, tháo phù sa và v.v.  Những sửa chữa kỹ thuật nầy có thể là một sự cải thiện đối với các đường lối trong quá khứ, nhưng chúng vẫn không đề cập đầy đủ những ảnh hưởng xã hội và môi trường của các dự án thủy điện lớn,” ông nói.

Ý tưởng “đặt kỹ thuật ở trọng tâm” nầy đổi thương hiệu của thủy điện như là một giải pháp, Middleton nói thêm, nhưng chỉ ra rằng nó thu hút sự chú ý từ những tầm rộng lớn hơn của những giá trị mà sông cung cấp cũng như các giải pháp có tiềm năng thay thế khác.

“Nó không có nghĩa là nguồn cung cấp điện không phải là vấn đề kỹ thuật.  Vì nó là một vấn đề.  Nhưng những quyết định chống đỡ chung quanh một số dự án không phải là câu trả lời kỹ thuật đúng đắn.  Thật sự, nó thiên về những giá trị của xã hội, về cái gì quan trọng về mặt công lý môi trường và xã hội và tính khả chấp môi trường.”

 

Một thang cá được thêm vào đập Pak Mun trong tỉnh Ubon Ratchathani ở đông bắc Thái Lan để cho phép cá di chuyển qua việc xây cất đập. [Ảnh: Visarut Sankham]

 

Ông nói đến một số nghiên cứu gần đây được thực hiện cho khu vực Mekong và các sông nhiệt đới khác, nói nó có thể không giả sử rằng tất cả các dự án thủy điện làm giảm lượng phóng thích khí nhà kiếng đáng kể và cần thực hiện thêm các nghiên cứu để lượng định lời tuyên bố nầy.

Cũng có việc tranh luận về việc đóng góp của các đập lớn đến các chiến lược thích ứng khí hậu.

Nhiều dự án được điều hành bởi các diễn viên tư nhân hoặc các hợp doanh công-tư nơi các công ty phải đáp ứng những bắt buộc của nguồn cung cấp điện hay bị phạt, có nghĩa là những đập nầy không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của chúng trong việc quản lý hạn hán và lũ lụt khi cần.

 

Phân tán năng lượng

Một số tổ chức xã hội dân sự trong khu vực Mekong đã xung kích những phong trào để khuyến khích khái niệm và đường lối phân tán năng lượng, trong đó sự tham gia của nhiều bên liên hệ là chìa khóa cho sự chuyển tiếp đúng đắn.

Một trong số đó là EnergyLab Cambodia, một tổ chức bất vụ lợi chú trọng đến việc tham dự của những nhóm xã hội dân sự và những doanh thương ở địa phương trong việc khuyến khích năng lượng sạch ở cấp cộng đồng.

Sokphalkun Out, Quản đốc Chương trình Tham gia của EnergyLab Cambodia, nói rằng các cộng đồng ở địa phương, nhất là những cộng đồng ở nơi xa xôi nơi lưới điện quốc gia không có, có thể được lợi từ hệ thống năng lượng phân tán.

Cambodia có khoảng 45.000 MW tiềm năng điện mặt trời, nhưng chỉ có 500 MW được sử dụng hiện nay.

“Có quan tâm trong việc tham gia tích cực từ cộng đồng để giải quyết vấn đề năng lượng và sự cần thiết bằng cách nhìn vào đường lối lấy con người làm trọng tâm – đến cộng đồng, làm một số xây dựng khả năng hay tạo sự hiểu biết về những loại kỹ thuật khác nhau để làm cho họ hiểu cái họ cần là gì,” bà nói.

“Không nói chỉ có [tiếp cận đến] một lưới điện siêu nhỏ trên khắp Cambodia, nhưng là, cái mà dự án khác chúng ta sẽ cần cho cộng đồng đó.  Có sự tham gia tích cực từ cộng đồng rất quan trọng để bảo đảm có một sự chuyển tiếp năng lượng đúng đắn ở đó.”

Sự cần thiết của đường lối từ dưới lên trong việc tăng tốc việc chuyển tiếp năng lượng có thể cần cho Cambodia, ví các kế hoạch của chánh phủ để gia tăng nguồn năng lượng không tái tạo đến 74% của sự trộn lẫn năng lượng quốc gia.

Những nguồn năng lượng nầy, ưu tiên hóa các nhà máy điện nhiên liệu hóa thạch và thủy điện thường dựa vào đường lối tập trung rất hiếm khi có sự tham gia có ý nghĩa và tạo ra xung dột khi ảnh hưởng môi trường và xã hội xảy ra.

Stefan Bößner, một Thành viên Nghiên cứu ở Viện Môi trường Stockholm, nói các thị trường năng lượng ở Dông Nam Á (ĐNA) không được thiết lập cho việc sản xuất năng lượng tái tạo phân tán và uyển chuyển, nhưng thay vào đó được thúc đẩy bởi độc quyền điện.

“Cần phải thay đổi để làm cho việc chuyển tiếp năng lượng thành công.  Chúng ta sẽ đi từ một hệ thống tập trung dựa vào nhiên liệu hóa thạch đến một hệ thống phân tán qui mô nhỏ dựa trên năng lượng carbon thấp.  Điều nầy ám chỉ đến việc thay đổi cấu trúc thị trường và hạ tầng cơ sở, Bößner nói.

“Năng lượng phân tán cung cấp một số lợi ích cho người dân để mang họ lại với nhau.  Người dân tập họp với nhau và đầu tư tập tể vào năng lượng tái tạo.  Điều đó tạo nên ‘các cộng đồng năng lượng’.  Chúng ta có một số kinh nghiệm ở Đức, nơi 50% của việc thiết lập tái tạo do cư dân làm chủ.”

Bößner nói cần phải giải quyết hiệu năng và tối ưu hóa năng lượng trước khi thêm điện mới vào hệ thống.  Thực hiện điều nầy sẽ đòi hỏi các quốc gia ĐNA giúp sự tham gia của nhiều bên liên hệ để hiểu sự cần thiết.

“Phối hợp thêm về cấp song phương như bước đầu sẽ giúp [ĐNA] để sử dụng tài nguyên của họ có hiệu quả hơn.  Các hành động tập thể và khu vực hay hợp tác song phương, thay vì các dự án đại qui mô, có thể là một cách tốt để đi tới,” ông nói thêm.

.

Sunday, March 12, 2023

KỸ NGHỆ ĐÁNH CÁ CAMBODIA BỊ ĐE DỌA VÌ SỐ CÁ BẮT ĐƯỢC GIẢM

 (Cambodia’s fishing industry under threat as catches shrink)

Try Thaney – Bình Yên Đông lược dịch

Mekong Eye – 27 February 2023

 

Một ngư dân trên thuyền của ông trên sông Mekong ở xã Koh Sneng, tỉnh Stung Treng, phía bắc Cambodia.   

Xã đang trải qua sự sụt giảm số cá bắt được, buộc ngư dân tìm thu nhập thay thế bên ngoài thành phần thủy sản. [Ảnh: Try Thaney]

 

Ngư dân Cambodia trong sông Mekong đổ cho các đập về việc thiếu cá và mất thu nhập

 

STUNG TRENG & KRATIE, CAMBODIA – Các cộng đồng dựa vào đánh cá trong sông Mekong dọc theo biên giới Cambodia-Lào đã thấy số cá bắt được của họ - và thu nhập – giảm lớn lao từ khi công việc bắt đầu ở đập thủy điện Don Sahong ở Lào.

Nay, nhiều người đã bỏ đánh cá, và mặc dù một số sáng kiến đã được phát động để giúp dân làng chuyển qua nuôi thủy sản, không có ai thành công vì thiếu hỗ trợ lâu dài và kiến thức kỹ thuật.

“Tôi không thể bắt đủ cá nữa,” Sok Den, một ngư dân 40 tuổi của xã Koh Sneng trong tỉnh Stung Treng ở phía bắc Cambodia, nói.  “Tất cả loại cá đều giảm trong những năm gần đây.”



Nguồn: Mapbox

 

Cộng đồng đoàn kết của ông từng mạnh mẽ và bận rộn với người dân kiếm sống bằng đánh cá.  Nhưng nay, kỹ nghệ từng phát đạt đó đang đi xuống.  Den thấy làm thế nào tình hình đi từ xấu đến tồi tệ.

Ông từng kiếm được đến 1.900 USD trong mỗi mùa đánh cá.  Nhưng đến năm 2018, thu nhập của ông đã giảm xuống dưới 1.000 USD.  Khi ông không thể cán đáng nhiên liệu cho chiếc thuyền của ông nữa, ông buộc phải bỏ nghề đánh cá.

Không có sự chọn lựa khác, ông thử nuôi cá sau khi được huấn luyện của một tổ chức phi chánh phủ ở địa phương.  Nhưng ông không thành công.

“Hiệp hội dạy chúng tôi [những kỹ thuật nuôi thủy sản], nhưng không có hỗ trợ như tiền hay vật liệu sau khi được huấn luyện.  Chúng tôi phải tự mua cá con,” ông nói.

Mằm trên một cù lao ở giữa sông Mekong, xã Koh Sneng cách đâp Don Sahong 260 MW khoảng 60 km.  Việc xây cất đập được bắt đầu ở phía nam tỉnh Champasak của Lào trong năm 2016, và đập cách biên giới với Cambodia dưới 2 km.

Đập trở thành đập thứ hai được hoàn tất trên dòng chánh Mekong trong năm 2020, 3 tháng sau khi đập Xayaburi 1.285 MW bắt đầu hoạt động ở thượng Lào.

Hầu hết điện được sản xuất từ 2 đập nầy được xuất cảng sang các láng giềng của Lào, Thái Lan và Cambodia.  Bảy đập khác được dự trù trên dòng chánh Mekong vì chánh phủ Lào bòn rút lợi ích kinh tế từ vô số sông suối chày tự do của quốc gia.

Den và các ngư dân khác trong xã liên kết sự sụt giảm số cá đến đập Don Sahong.  Nhưng cho đến nay, không có nghiên cứu khoa học để xác nhận sự liên kết nầy.

 

Sok Den, một ngư dân 40 tuổi của xã Koh Sneng trong tỉnh Stung Treng

ở phía bắc Cambodia, lái thuyền của ông dọc theo sông Mekong. 

Số cá ông bắt được giảm, bắt buộc ông phải tìm nghề khác. [Ảnh: Try Thaney]

 

Ảnh hưởng ‘vừa phải’

Được công bố trong tháng 8 năm 2022, phúc trình của Ủy hội Sông Mekong (MRC) nói đập Don Sahong và Xayaburi có ảnh hưởng ‘vừa phải’ đối với dòng nước, phù sa và thủy sản.

Từ năm 2017 đến 2021, số cá bắt đươc hàng tháng của mỗi ngư dân “có vẻ gia tăng” trong các làng ở thượng lưu đập Don Sahong.  Số cá bắt được đó được báo cáo tăng từ 14 đến 46 kg cho mỗi ngư dân.

Nhưng các cuộc phỏng vấn với ngư dân địa phương nói một câu chuyện khác.  Họ mô tả sự sụt giảm rõ rệt trong năng suất, buộc họ phải bắt đầu đa dạng hóa nguồn thu nhập của họ.

Phúc trình MRC cũng nhấn mạnh đến sự sụt giảm của số cá bắt được trong làng ở hạ lưu ở phía bắc Cambodia, nơi số cá bắt được hàng tháng giảm từ 114 đến 83 kg cho mỗi ngư dân từ năm 2018 đến 2020.  Phúc trình lưu ý rằng chiều hướng rõ rệt cần có thêm thời gian để quan sát.

Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson, nói sư sụt giảm của thủy sản trong sông Mekong ở Cambodia là do nhiều yếu tố.  Một trong những yếu tố đó là các đập ngăn chận việc di chuyển của cá đến các nơi đẻ trứng quan trọng.

Đập Hạ Sesan 2 trong tỉnh Stung Treng ở Cambodia, thí dụ, được dự trù làm giảm toàn bộ dân số cá Mekong 9,3% vì đường đi của cá được thiết kế kém.

Ông tin rằng bảo tồn các vùng thủy sản tự nhiên của Mekong có thể làm được, nhưng sẽ đòi hỏi việc đặt giá trị thủy sản và an ninh lương thực ở Cambodia lớn hơn hiện nay.

 

Chật vật để thích ứng

Đáp ứng với khủng hoảng giảm sút số cá, Nha Phát triển Nuôi Thủy sản của Cơ quan Quản trị Thủy sản Cambodia làm việc với các tổ chức ở địa phương để khuyến khích việc nuôi thủy sản và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân nuôi cá.

“Tăng trưởng dân số đưa đến nhu cầu gia tăng của chất đạm từ cá, nhưng những lối thực hành đánh cá hiện đại, đánh bắt thái quá và đánh cá bất hợp pháp khiến cho số cá không thể đáp ứng với nhu cầu của thị trường,” Thay Somony, giám đốc nha nói.  “Sản lượng thủy sản giảm và nó không thể hỗ trợ đầy đủ nhu cầu của người dân.”

Nha đã nhắm đến 10 tỉnh nơi họ sẽ khuyến khich việc nuôi cá, gồm có 6 tỉnh chung quanh hồ Tonle Sap.  Họ cũng có thể cứu xét việc phát động một chương trình để hỗ trợ nông dân nuôi cá ở những nơi khác ở Cambodia.  Nhưng Somony nhấn mạnh rằng cũng có vấn đề nước để cứu xét vì nhiều nơi bị thiếu nước trong mùa khô.

Mặc dù việc nuôi thủy sản quan trọng, ông nói, nó cũng phức tạp và nông dân nuôi cá phải hiểu thị trường, đặt kế hoạch kinh doanh và quản lý số tiền vô ra để thành công.

Ngư dân ở nhiều nơi ở Cambodia dựa vào sự hỗ trợ của các tổ chức phi chánh phủ ở địa phương, thường bị giới hạn tài chánh và nhận sự.

 


Doung Chantrea, một nữ ngư dân 30 tuổi, ở ao nuôi cá của cô ở làng Damre, tỉnh Kratie phía đông Cambodia.   

Cô đã có kinh nghiệm với việc nuôi cá thương mại nhưng không thành công và bị mất mát đáng kể vì cá chết. [Ảnh: Try Thaney]

 

Ở làng Damre, tỉnh Kratie ở phía đông Cambodia, tổ chức Phát triển Nông thơn Đông bắc (NRD) và Cơ quan Quàn trị Thủy sản của huyện đã cộng tác để giúp cư dân gầy dựng việc nuôi cá cho cuộc sống.

Doung Chantrea, một nữ ngư dân 30 tuổi, là một trong những người đầu tiên nhận hỗ trợ qua chương trình sau khi cô bị thiệt hại vì số cá bắt được trong sông Mekong giảm.

Chantrea và gia đình cô bắt đầu nuôi cá trong năm 2018 bằng cách tự đào các ao cá và được cung cấp cá tra con để nuôi.  Nhưng đến cuối năm 2022, họ không thể cán đáng để mua cá nuôi vì mất mát đáng kể do cá trong ao của cô chết.

“Tôi thả cá vào ao lập tức mà không để cho chúng bị lạnh trước hết, làm cho chúng chết,” cô nhớ lại.

Tương tự, nhiều cựu ngư dân sông Mekong ở xã Koh Sneng tỉnh Stung Treng đã thất bại trong việc nuôi cá mặc dù được NGOs giúp đỡ và quyết định bỏ nuôi.

Chỉ có 10 gia đình từ 100 vẫn còn nuôi, theo Sap Udom, người cầm đầu Thủy sản của xã Koh Sneng.

 

Đánh cá bất hợp pháp lan tràn

Ngư dân sông Mekong trong các làng ở thượng lưu ở Lào cũng báo cáo số cá bắt được sụt giảm.

Nhật báo Vientiane Times tường trình trong tháng 1 rằng một xã đánh cá ở làng Don Sahong, ở gần đập Don Sahong, buộc phải chuyển từ đánh cá sang gia súc thương mại và canh tác vì sự sụt giảm của số cá bắt được do “phát triển” gây ra.

Họ chuyển sang nuôi vịt và trồng rau cải để bán.  Nhưng việc buôn bán của họ gặp phải đại dịch Covid-19, khiến họ thử trồng lúa thơm.  Mức độ thành công của họ sẽ được đo trong những năm sắp tới.

Phúc trình của Vientiane Times thêm rằng dân làng địa phương đã hỏi nhà điều hành đập, Công ty Điện Don Sahong, để trợ giúp 50% tiền điện của họ dùng cho nông nghiệp, sẽ làm cho đầu tư trong việc canh tác thương mại là một chọn lựa hấp dẫn hơn cho ngư dân.

Yêu cầu đang được cứu xét dưới gói trợ cấp cuộc sống của công ty có trị giá 1 triệu USD mỗi năm cho 25 năm của thời gian chuyển nhượng đập.

Vientiane Times cũng tường trình rằng số cá giảm không chỉ ở trong vùng Don Sahong mà còn ở những nơi khác của sông Mekong – ám chỉ rằng đập có thể không phải là yếu tố chánh gây ra sự sụt giảm số cá.

 


Kong Kin, một ngư dân 62 tuổi trong tỉnh Kratie ở Cambodia, kiểm soát lưới đánh cá treo trong nhà ông.   

Hiện nay, ông chật vật để có thu nhập từ việc đánh cá vì thiếu cá để bắt. [Ảnh: Try Thaney]

 

Cùng với cuộc sống thay đổi, sự sụt giảm của số cá cũng ảnh hưởng đến kỹ nghệ đánh cá trong sông Mekong.

“Người dân không thể làm đủ từ việc đánh cá hợp pháp, vì thế họ dùng đến các phương pháp bất hợp pháp để có thể bán cho các cửa hàng,” Kong Kin, một ngư dân 62 tuổi ở huyện Sambour, tỉnh Kratie, nói.

Ông đã đánh cá gần 10 năm và từng có thể kiếm được 25 USD một ngày.  Nhung nay ông chật vật để làm chỉ 5 USD một ngày vì số cá cạn kiệt.

Ông chứng kiến sự lan tràn của việc đánh cá bằng điện trong cộng đồng của ông, gồm có các bình điện rất mạnh chạy qua một máy đổi điện, đưa một dòng điện vào nước qua các dây sắt, giết chết tất cả đời sống ở dưới nước trong vòng 40 m.

Phương pháp đánh cá nầy tiếp tục mặc dù nó bị cấm bởi chánh phủ Cambodia trong năm 2017 do nguy hại nó gây ra cho các hệ sinh thái sông.

Việc tuần tiểu được tổ chức 1 hay 2 lần một tháng trong xã Koh Sneng để đương đầu với việc đánh cá bất hợp pháp.  Nhưng hiệu quả của nó đáng nghi ngờ vì tài nguyên tài chánh giới hạn của cộng đồng địa phương.

“Chúng tôi có thuyền máy, nhưng chúng tôi không thể sử dụng nó để rượt những thủ phạm.  Chúng tôi chỉ dùng nó để tuần tiểu vùng bảo tồn của chúng tôi,” Sap Udom, người cầm đầu Thủy sản cộng đồng Koh Sneng, nói.

“Nếu chúng tôi không hành động, cá sẽ tiếp tục giảm, và cuối cùng biến mất.”

.