Monday, February 26, 2024

Mekong Dam Monitor (Update for Feb. 26 - March 3, 2024)

 

Mekong Dam Monitor

Sharing Data. Empowering People
  In partnership with        

Update for February 26 - March 3

Notable changes on the Mekong in the last week. Visit the Monitor home for more, including Burmese, 中文, Khmer, ພາສາລາວ, ไทย, and Tiếng Việt translation.

SPOTLIGHT

Cambodia’s Floodplain and Vietnam’s Delta are Drying Up.

Our wetness maps show the surface of the large Lower Mekong floodplain shared between Cambodia and Vietnam gradually drying up over the last nine weeks. Media reports from the Mekong Delta in Vietnam point out how higher-than-normal temperatures there are drying up cropland at a time of year when crops should be thriving. A brief El Nino-induced drought was predicted for the 2024 dry season, and it appears these forecasts are starting to play out.

Where is the water?

Dry season releases for hydropower production were moderate throughout the basin last week with a net release of less than 500 million cubic meters of water. The most significant releases came from Nuozhadu (PRC, 248 million cubic meters) and Jinghong (PRC, 141 million cubic meters). Typically releases from these dams raise the river level much higher than normal at this time of the year, but last year’s wet season drought has translated into extremely low natural flow levels. So the releases from China’s dams are temporarily bringing the river level to around normal level.
Most Impactful Dams

River Levels

River levels throughout the basin are currently either slightly low or close to normal for this time of year. The Tonle Sap Lake is about 0.70m lower than normal for this time of year.
Chiang Saen Gauge
Stung Treng Gauge

Weather & Wetness

Extremely high temperatures persisted across most of the lower Mekong, especially in northern Laos and Cambodia’s Cardamom Mountains where temperatures were five degrees Celsius higher than normal. A drought appears to be forming in the center of the basin from north to south. The Annamite Mountains were wetter than normal.

Sunday, February 25, 2024

THỦY TRIỀU THAY ĐỔI VÀ NHIỀU ĐỜI SỐNG BỊ CUỐN TRÔI CỦA DÂN LÀNG THÁI TRÊN MEKONG

(Tide turns and lives washed away for Thai villagers on Mekong)

Arnun Chonmahatrakool – Bình Yên Đông lược dịch

Mekong Eye - 12 February 2024

 

Từ khi xây cất các đập trên thượng lưu sông Mekong, các cộng đồng địa phương ở Thái Lan đã ghi nhận sự dao động đáng kể của mực nước.  Trong mùa mưa, khi mực nước phải dâng lên, nay thỉnh thoảng chúng hạ xuống, và ngược lại, chúng dâng lên trong mùa khô, từ bỏ những lề lối tự nhiên. [Ảnh: Arnun Chonmahatrakool]

Một làng từng nổi tiếng vì có nhiều và đủ loại cá đang từ từ trở nên hoang vắng vì mực nước bất thường và không thể đoán trước

UBON RATCHATHANI, THAILAND – Một làng từng dễ thương trên biên giới Thái-Lào đã biến thành một làng hoang vắng sau khi nhiều cư dân bỏ đi vì mất thu nhập và tiền tiết kiệm gây ra bởi số cá sụt giảm trong sông Mekong.

“Bạn đã đến Dong Na, một trung tâm thủy sản sông Mekong,” thông điệp đón chào du khách trên một bảng gỗ bị mưa gió làm mòn ở lối vào làng Dong Na trong tỉnh Ubon Ratchathani ở đông bắc Thái Lan.

Bảng hiệu tưởng nhớ lịch sử giàu có của cộng đồng ven sông nầy, từng là một nơi ồn ào và là nơi cư trú của nhiều loại cá nước ngọt đa dạng.

 

Nguồn: Mapbox

 

“Bạn đã đến Dong Na, trung tâm thủy sản sông Mekong,” dấu hiệu ở trước làng Dong Na ở biên giới Thái-Lào, nói. 

[Ảnh: Arnun Chonmahatrakool]

 

Nhưng trong những năm gần đây, con số cá sông đã sụt giảm rõ rệt, theo cư dân của làng.  Họ nối kết sự sụt giảm trong số cá với việc xây cất các đập thủy điện ở thượng lưu, phần lớn ở Trung Hoa, nơi 11 đập đã được hoàn tất trên sông chánh Mekong, cũng như 2 ở Lào.

Ngoài ra, có trên 160 đập đã được xây trên các phụ lưu của Mekong và những khúc sông ở hạ lưu, với trên 100 dự án trong các giai đoạn quy hoạch hay xây cất.

Từ khi xây cất các đập ở thượng lưu, dân làng đã quan sát những thay đổi bất thường trong mực nước.  Nay, mực nước thường hạ xuống trong mùa mưa, khi nó phải dâng lên, và dâng lên trong mùa khô, ngược với chu kỳ tự nhiên.

Những dao động đã ảnh hưởng đáng kể đến đời sống của dân làng.  Một cộng đồng đánh cá từng thịnh vượng nay chật vật để sống còn, với nhiều người đã bỏ nghề đánh cá truyền thống để tìm việc khác vì cuộc sống từ đánh cá của họ sụt giảm.

 

Những thuyền đánh cá nằm dài theo bờ sông Mekong trong tỉnh Ubon Ratchathani ở đông bắc Thái Lan.  Với sự sụt giảm của dân số cá do dòng chảy thay đổi của sông, ngư dân địa phương đang bỏ thuyền của họ để tìm cơ hội có việc làm thay thế trong các vùng đô thị. [Ảnh: Arnun Chonmahatrakool]

 

Làng Dong Na nằm dọc theo sông Mekong duy trì cuộc sống của dân làng qua việc đánh cá.

 

Một ngư dân tìm kiếm cá giữa các buội rậm mọc gần bờ sông Mekong.

 

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

CAMBODIA CÓ PHẢI LÀ MỘT SỨC MẠNH NÔNG NGHIỆP MỚI?

(Is Cambodia a new agricultural power?)

Genevieve Donnellon-May – Bình Yên Đông lược dịch

The Bangkok Post – 18 February 2024

 

Nông nghiệp ở Cambodia. [Ảnh: Southeastasiaglobe]

 

Hun Manet, thủ tướng mới của Cambodia và là con trai của thủ tướng trước là cựu tướng quân đội Hun Sen, vừa loan báo việc thực hiện một chánh sách chiến lược mới cho việc phát triển nông nghiệp ở địa phương.

Qua chánh sách mới, chánh phủ quốc gia nhắm làm cho Cambodia trở thành một của 10 quốc gia sản xuất nông nghiệp hàng đầu trên thế giới trong khi cũng góp phần vào những nỗ lực rộng lớn hơn để trở thành một nền kinh tế có thu nhập trên trung bình vào năm 2030 và một quốc gia có thu nhập cao vào năm 2050.

Đó chắc chắn là một mục tiêu đầy tham vọng cho một quốc gia có nội chiến, bất ổn chánh trị, bạo lực, và cô lập trong nhiều thập niên, khiến cho nước nầy là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới.

Trong những năm gần đây, an ninh lương thực đã trở thành một vấn đề trên hết của các lãnh đạo cao cấp của quốc gia.  Mặc dù quốc gia đã có tiến bộ đáng kể trong việc phát triển kinh tế-xã hội trong những năm gần đây, bất an lương thực vẫn là một vấn đề nghiêm trọng và tiếp diễn giữa nguồn cung cấp thực phẩm khu vực và toàn cầu và những dao động của giá cả.  Theo một phúc trình gần đây của Liên Hiệp Quốc, khoảng 2,5 triệu người Cambodia – khoảng 15% dân số - trải qua bất an lương thực nghiêm trọng.

Với 1 dân số khoảng 16,5 triệu người, gần 80% sống trong vùng nông thôn.  Nông nghiệp đóng một vai trò then chốt trong nền kinh tế của quốc gia.  Dân số của Cambodia dựa nặng nề vào nông nghiệp và thủy sản, sử dụng đến 49% lực lượng lao động của quốc gia và chiếm 22% của tổng sản lương (GDP) của quốc gia.  65% người Cambodia dựa vào nông nghiệp, thủy sản, và lâm nghiệp cho cuộc sống của họ.

Nông nghiệp phần lớn vẫn chiếm ưu thế bởi lúa (70%), hoa màu chánh và hàng hóa xuất cảng quan trọng của quốc gia.  Nó đươc theo sau bởi hoa màu phụ và kỹ nghệ (chẳng hạn như mía) (20%), cao su (7%), và hoa màu thường trưc (chẳng hạn như hột điều) (4%), khiến cho quốc gia dựa vào lúa.

Tuy nhiên, những thị trường hàng đầu của nó thay đổi, cho thấy quan tâm và lòng mong muốn để theo đuổi một chiến lược đa dạng.  Trong năm 2023, Cambodia xuất cảng gần 8,45 triệu tấn sản phẩm nông nghiệp (4,3 tỉ USD hay khoảng 155,2 tỉ baht) đến khoảng 75 quốc gia và khu vực, với Trung Hoa, Việt Nam và Thái Lan là những thị trường chánh.

Mặc dù nông nghiệp có thể là một động cơ mạnh của tăng trưởng kinh tế-xã hội và an ninh lương thực ở Cambodia, một số lo ngại phải được giải quyết trước tiên.

Sự gia tăng của những tai họa liên quan đến khí hậu (chẳng hạn như hạn hán nghiêm trọng) cũng nghiêm trọng đáng kể.  Cambodia cũng đối mặt với rủi ro tai họa cao từ lũ lụt và hạn hán một phần vì mức độ cao của sự tiếp xúc và tính dễ tổn thương và khả năng thích ứng thấp.  4,5 triệu hectares đất canh tác của Cambodia phần lớn được tưới bằng mưa, khiến cho nước nầy lệ thuộc vào thời tiết và mưa.  Vì thế, thành phần nông nghiệp đặc biệt dễ bị tổn thương với tai họa liên quan đến khí hậu, nhiệt độ gia tăng, thời tiết không thể tiên đoán ngày càng tăng, và chuyển biến lề lối mưa cùng với thiệt hại lớn lao do thủy điện trên khắp Lưu vực Mekong, có thể ảnh hưởng an ninh lương thực và sức khỏe của con người qua sự sụt giảm tính có sẵn của nước ngọt, sụt giảm trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản, và gia tăng bệnh tật do nước mang lại.

Những gia đình ở nông thôn, nhất là những nông dân tiểu qui mô – chiếm đến 75% của 6,8 triệu nông dân của quốc gia, là những người dễ bị tổn thương nhất, vì họ lệ thuộc vào nông nghiệp cho cuộc sống.

Để giải quyết những vấn đề liên kết với nhau, chánh phủ và những nhà làm chánh sách có thể khuyến khích đa dạng hóa hoa màu để giảm lệ thuộc vào lúa, chẳng hạn như trồng nhiều loại hoa màu chống khí hậu và chịu đựng ít tiêu thụ nước cùng với dẫn thủy.

Những hệ thống cảnh báo sớm để tiên đoán thời tiết và theo dõi khí hậu cũng có thể được thực hiện để giúp nông dân có những biện pháp phòng ngừa hay điều chỉnh lối canh tác của họ một cách thích đáng.  Australia, có kinh nghiệm đáng kể trong vùng chẳng hạn như thay đổi việc thích ứng, có thể giúp.

Nguồn nước cũng phải được quản lý tốt hơn.  Vì quốc gia trải qua việc khan hiếm nước theo mùa và đã hạn chế tiềm năng của những cơ sở để thu hoạch và dự trữ để cải thiện tính có sẵn của nước vì địa hình tương đối bằng phẳng, Cambodia có thể nhìn sang Australia nơi năng suất sử dụng nước được cải thiện trong thành phần nông nghiệp (chẳng hạn như các hệ thống dẫn tưới nhỏ giọt) đã giúp làm giảm những lo ngại áp lực nước.  Trong những thập niên vừa qua, năng suất sử dụng nước của những nhà trồng bông vải Australia đã cải thiện 40% do gia tăng năng suất và những hệ thống quản lý nước có hiệu quả hơn.

Ngoài việc cải thiện mức sản xuất và hạ tầng cơ sở sau thu hoạch, cũng như hạ tầng cơ sở giao thông và hậu cần để tăng cường chuỗi giá trị nông nghiệp -thực phẩm, tiếp xúc với tài chánh và kiến thức cũng nên được cải thiện cùng lúc với việc gia tăng tiếp cận với những nhập kiện nông nghiệp và máy móc để gia tăng năng suất lao động.

Cambodia thiếu kỹ thuật chế biến thêm cho việc sản suất những sản phẩm có giá trị cộng thêm (value-added) là một lo ngại khác.  Vì khả năng chế biến sản phẩm nông nghiệp hạn chế của Cambodia, đại đa số hàng hóa xuất cảng của quốc gia phần lớn là những sản phẩm không được chế biến.  Để đáp ứng, các nhà làm chánh sách có thể cải thiện khả năng biến chế những sản phẩm nông nghiệp của Cambodia qua hạ tầng cơ sở, tài chánh và nghiên cứu và phát triển (R&D) cho việc biến chế và phát triển sản phẩm.

Những cơ hội đầu tư ngoại quốc trực tiếp (FDI) trong thành phần nông nghiệp của Cambodia cũng không nên bỏ quên.  Thương mại hóa và phát triển các kỹ nghệ chế biến, thí dụ, có thể cung cấp những cơ hội như thế,  Một phiên họp giữa chủ tịch của doanh thương nông nghiệp Á Châu Wilmar International và thủ tướng Cambodia hồi đầu năm cho thấy quan tâm trong việc làm như thế.

Một số các quốc gia đang gia tăng trong khu vực cũng quan tâm trong việc hợp tác nông nghiệp và lương thực với Cambodia.  Ngoài Australia, một trong những đối tác chiến lược lâu dài và đối tác phát triển nông nghiệp quan trọng của quốc gia, đầu tư liên khu vực vẫn có thể có.  Vào tháng 9 năm rồi, một Biên bản Ghi nhớ (MOU) về hợp tác nông nghiệp và phát triển doanh nghiệp nhỏ được ký kết bởi các quốc gia Đông Nam Á (ĐNA) như một phần của những nỗ lực rộng lớn hơn của Hiệp hội các Quốc gia ĐNA (ASEAN) để tiến đến việc kết hợp kinh tế mạnh hơn.

Các quốc gia khác cũng quan tâm.  Thí dụ, Indonesia, đối tác mậu dịch lớn nhất của Cambodia [trong ASEAN], đang nhắm tiềm năng đầu tư vào chén cơm của Cambodia.  Trong tháng 11 năm 2023, chuyến chở gạo đầu tiên đã đến Indonesia.

Thái Lan, cũng là đối tác mậu dịch lớn thứ 2nd của Cambodia trong ASEAN, nhắm đạt đến 15 tỉ USD trong mậu dịch song phương, kể cả mậu dịch nông nghiệp, vào năm 2025.

Ở nơi khác, Nhật Bản dựa vào nhập cảng vẫn quan tâm đến xuất cảng nông nghiệp của Cambodia, trong khi Nam Triều Tiên đã loan báo họ sẽ tiếp tục thực hiện những dự án nông nghiệp hỗn hợp với Cambodia.

Đối tác mậu dịch lớn nhất của Cambodia, Trung Hoa, quan tâm trong việc đầu tư nông nghiệp và hợp tác an ninh lương thực với Cambodia, một quốc gia Sáng kiến Vành đai và Con đường.  Ngoài việc tham vào thỏa ước an ninh lương thực ASEAN-Trung Hoa, 2 quốc gia tìm sự hợp tác nông nghiệp song phương mạnh hơn, như những thỏa thuận gần đây để thiết lập một “Hành lang Cá và Gạo” và một “Hành lang Phát triển Kỹ nghệ” giữa Trung Hoa-Cambodia, cho thấy,

Ngoài Á Châu, Pháp và Israel đã bày tỏ quan tâm trong việc hợp tác nông nghiệp.

Chú tâm lớn nhất của Cambodia về sản xuất nông nghiệp địa phương và tham vọng to lớn để trở thành một trong những quốc gia sản xuất nông nghiệp lớn nhất trên thế giới đối mặt với nhiều thách thức ở trong nước.

Trong khi rõ ràng rằng chánh phủ và những nhà làm chánh sách sẽ đối mặt với một trận chiến khó khăn trong việc đối phó với những lo ngại nầy, các cơ hội cho việc hợp tác nông nghiệp và an ninh lương thực quốc tế, khu vực, liên khu vực và song phương vẫn còn.

NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA LUANG PRABANG XINH ĐẸP

(The Last Days of Beautiful Luang Prabang)

Tom Fawthrop – Bình Yên Đông lược dịch

The Diplomat – March 24, 2023

  

Xây cất trên vị trí đập Luang Prabang. [Ảnh: Bangkok Tribune]

 

Các chuyên viên của UNESCO nhấn mạnh rằng một đập khổng lồ sẽ hủy hoại “tính xác thực và toàn vẹn” của Khu Di sản Thế giới ở Lào.

Thành lũy cổ của Luang Prabang, nằm khuất trong núi non ở thượng Lào, đã sống còn một cách kỳ lạ trong nhiều thế kỷ.  Được bảo tồn bởi sự cô lập sinh động, nó là trung tâm biểu tượng của Phật giáo, văn hóa, và lịch sử của Lào.

Nhiều làn sóng du khách được mong đợi sẽ tràn ngập Luang Prabang trong năm nay, nổi lên bởi sự thành công của những nhận xét lạc quan từ những cơ quan truyền thông như National Geographic, CNN, và tạp chí Time, tất cả liệt kê thị trấn có cảm xúc đặc biệt được liệt kê lả Khu Di sản Thế giới của UNESCO như một điểm đến phải thấy ở Á Châu trong năm 2023.

Nhưng sự phục hồi du lịch được tiên đoán và sự sống lại của kinh tế bị che phủ bởi những tin tức u ám hơn cho thị trấn nổi tiếng như một ốc đảo không hư hỏng của du lịch sinh thái và văn hóa.

Việc xây cất vừa bắt đầu cho một đập khổng lồ chỉ cách thị trấn di sản 25 km về phía thượng lưu, và chỉ cách những điện thờ Phật được sung kính ẩn mình trong các hang động ở Pak Ou 4 km.

Ngay cả tin tức xấu rằng nhà phát triển Thái đang xây đập nầy trong vùng có động đất.  “Chúng tôi rất lo ngại về đường nứt địa chất chỉ cách vị trí đập Luang Prabang có 8,6 km,” nhà địa chấn học hàng đầu của Thái Punya Chusasiri nói.  “Nó cũng nguy hiểm để tiến hành dự án.

Tin tức vệ tinh từ Theo dõi Đập Mekong (MDM) của Trung tâm Stimson chứng minh rằng những cảnh báo nầy đã bị bỏ qua, và việc xây cất thật sự của đập tạm cho Dự án Thủy điện Luang Prabang (LPHP) đã bắt đầu.

Sự trầm lặng của ven sông đã tan vỡ bởi tiếng ồn, bụi và xáo trộn của việc xây đập.

 

Xât cất ở vị trí đập Luang Prabang.  Vị trí đập ở trong vòng 25 km từ thị trấn di sản Luang Prabang, nhưng ảnh hưởng sẽ được cảm nhận trong một khoảng cách rộng hơn nhiều qua hồ chứa của nó. [Ảnh: S. Chuen]

 

Luang Prabang sẽ trở thành một thiên đàng đã mất?

Lào, trong việc ký kết thỏa thuận Di sản Thế giới năm 1995 với UNESCO, đã hứa bảo tồn thiên nhiên, văn hóa và lịch sử dọc theo hợp lưu của Mekong và Nam Khan.

Thế mà khẩn cầu của UNESCO với chánh phủ Lào để ngừng việc xây cất đã bị bỏ qua.  Nhà đầu tư Thái và tổ hợp kỹ thuật CK Power, một chi nhánh của Ch.Kamchang có trụ sở ở Bangkok, đã tiến hành việc xây cất trong năm nay.

Vào tháng 4 năm 2022, một phúc trình theo dõi của UNESCO làm rõ rằng dự án thủy điện 1.460 MW nầy, ở gần một cách nguy hiểm với vùng động đất hoạt dộng, là một đe dọa quan trọng cho sự toàn vẹn và an toàn của một trong những khu di sản ở Á Châu.

Phúc trình nầy đã đánh giá tổng thể những ảnh hưởng di sản có thể có.  Trong phần kết luận, nhiệm vụ theo dõi đề nghị rằng Lào “có đường lối thận trọng trước tiên, không theo đuổi LPHP, và dời dự án đến nơi khác.”

Nhưng phúc trình 2022 nầy đã bị bỏ qua phần lớn.  “Chánh phủ Lào và các nhà phát triển đập Luang Prabang một lần nữa lựa chọn bỏ qua bằng chứng,” Gary Lee, giám đốc chương trình Đông Nam Á (ĐNA) của International Rivers (Sông ngòi Quốc tế), nhận xét.  “Họ cho thấy lợi nhuận và quyền lợi được ban cho đang thúc đẩy các quyết định, không phải khoa học hay lo lắng về những giá trị kinh tế, môi trường và văn hóa và lợi ích mà sông cung cấp.”

Nó có vẻ khó tin là chánh phủ chủ nhà sẽ gây rủi ro cho tình trạng Di sản Thế giới UNESCO để xây 1 đập hầu như không mang lại lợi ích cho người dân Lào, theo Brian Eyler, giám đốc chương trình Mekong của tổ chức Trung tâm Stimson có trụ sở ở Washington.

“Lý do bề ngoài để xây những đập là để hỗ trợ việc phát triển kinh tế của Lào, nhưng Lào đã từ bỏ biểu hiện ‘bình điện của khu vực,” ông nói.  “Nay những đập nầy chỉ đưa quốc gia lún thêm vào nợ nần.  Tham những là động cơ quan trọng của việc phát triển đập.”

UNESCO ban cho Luang Prabang tình trạng Di sàn Thế giới vì sự hài hòa giữa thiên nhiên và nhiều châu báu văn hóa và lịch sử ở đây.  Giáo viên Thái Niwat Roykaew, người đoạt Giải thưởng Môi trường Goldman 2022, hiểu rất rõ ý nghĩa của nó đối với cư dân của Mekong đang trên bờ vực mất Luang Prabang.

“Tôi đã thấy Luang Prabang.  Tôi đã thấy một thành phố đẹp như thiên đàng.  Khi tôi viếng thăm thành phố di sản nầy, tôi thấy mọi thứ về thiên nhiên và văn hóa rất tốt.  Nó có lúa, cá, thực phẩm, cây cỏ, và đời sống văn hóa phong phú.  Nó là một thiên đàng,” Niwat nói.

“Nếu đập Luang Prabang được xây, họ sẽ phá hủy sự giàu có [sinh thái] và phong phú của sông Mekong.  Chúng ta sẽ mất Thành phố Thiên đàng.  Nó sẽ là một thiên đàng đã mất.  Và xây đập thì rất khủng khiếp cho sinh thái của sông Mekong.”

 XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

Monday, February 19, 2024

LO SỢ GIA TĂNG RẰNG ĐẬP NGANG SÔNG MEKONG CÓ THỂ LÀM HẠI KHU DI SẢN THẾ GIỚI Ở LUANG PRABANG

 (Fears grow that dam across Mekong River in Laos could harm World Heritage site of Luang Prabang)

 

David Rising – Bình Yên Đông lược dịch

The Associated Press – February 1, 2024

 


Ngư dân đánh cá trong sông Mekong trước vị trí xây đập Luang Prabang ở Luang Prabang, Lào hôm Chủ Nhật 29 tháng 1 năm 2024.  Luang Prabang là Khu Di sản Thế giới UNESCO gần 30 năm, nhưng một dự án nhiều tỉ USD đang nêu lên những câu hỏi có thể lấy đi tình trạng được choàng của thành phố và gây lo ngại rộng lớn hơn cho sông Mekong có thể bị tàn phá bởi nhiều đập đang được dự trù. [Ảnh: Sakchai Lalit/AP]

 

LUANG PRABANG, Laos (AP) – Quốc gia Lào không có bờ biển không có những bãi biển nổi tiếng của những láng giềng để thu hút du khách, nhưng thay vào đó dựa vào vẻ đẹp nguyên thủy của núi non và sông và những địa điểm lịch sử của nó  để mang du khách vào.

Vương miện là Luang Prabang, một Khu Di sản Thế giới UNESCO nơi truyền thuyết nói rằng Phật Di Đà từng nghỉ ngơi trong những chuyến du hành của ngài.  Nó mang tất cả những thành phần với nhau, với sự trộn lẫn của kiến trúc lịch sử Lào và thực dân Pháp trên một bán đảo ở hợp lưu của sông Mekong và Nam Khan.

 


Địa điểm xây cất của đập Luang Prabang được thấy gần sông Mekong ở Luang Prabang, Lào hôm Chủ Nhật 28 tháng 1 năm 2024.  Luang Prabang được gọi là Khu Di sản Thế giới UNESCO gần 30 năm trước, nhưng dự án đập nhiều tỉ USD đang nêu lên những câu hỏi có thể lấy đi tình trạng được choàng của thành phố và gây lo ngại rộng lớn cho sông Mekong có thể bị tàn phá bởi nhiều đập đang được dự trù. [Ảnh: Sakchai Lalit/AP]

 

Nhưng dự án đập nhiều tỉ USD đang xây cách 25 km về phía thượng lưu gây lo ngại rằng nó có thể làm cho thành phố mất đi tình trạng UNESCO và những câu hỏi rộng hơn về cái mà tham vọng của chánh phủ dự trù để xây nhiều đập ngang sông Mekong sẽ làm cho sông, mạch sống của Đông Nam Á (ĐNA).

 


Công nhân xây đập Luang Prabang trên sông Mekong ở Luang Prabang, Lào, Chủ Nhật 28 tháng 1 năm 2024.  Luang Prabang được gọi là Khu Di sản Thế giới UNESCO gần 30 năm trước, nhưng dự án đập nhiều tỉ USD đang nêu lên những câu hỏi có thể lấy đi tình trạng được choàng của thành phố và gây lo ngại rộng lớn cho sông Mekong có thể bị tàn phá bởi nhiều đập đang được dự trù. [Ảnh: Sakchai Lalit/AP]

 

“Khi đập Luang Prabang hoàn tất, và nó đã được xây, sông sẽ nhỏ giọt vào một vùng nước chết,” Brian Eyler, giám đốc Chương trình ĐNA và Chương trình Năng lượng, Nước và tính Khả chấp của Trung tâm Stimson ở Washington, nói.

“Người dân đi đến Luang Prabang như du khách để thấy Mekong hùng vĩ và thấy làm thế nào người dân Lào tác động qua lại với sông, tất cả những tác động qua lại đó sẽ biến mất – tất cả việc đánh cá, thương mại và thuyền địa phương đầy ý nghĩa được làm bởi người địa phương trên những thuyền tương đối nhỏ sẽ chấm dứt.”

Đập cũng được xây ở gần một đường động đất đang hoạt động, và qua những nghiên cứu của thiết kế kết luận rằng nó có thể chịu được một trận động đất, người địa phương rất lo ngại.

Đối với Som Phone, một người điều hành tàu du lịch 38 tuổi và là một cư dân lâu đời ở Luang Prabang, những trí nhớ của sự sụp đổ của 1 đập khác ở Lào trong năm 2018 đã giết chết hàng chục người và dời cư hàng ngàn người, được dổ cho việc xây cất tồi vẫn còn mới.

“Nhiều người chết,” anh nói.

Luang Prabang chưa nằm trên danh sách các khu Di sản Thế giới gặp nguy hiểm của UNESCO, nhưng cơ quan ở Paris đã phác họa một loạt lo ngại, gồm có bảo vệ những tòa nhà lịch sử và ảnh hưởng của dự án đập đối với đất ngập nước được bảo vệ và bờ sông của thành phố, và đang chờ một báo cáo từ Lào.

“Những nghiên cứu trước đây được thực hiện bởi chánh quyền chưa thiết lập liệu dự án có hay không có ảnh hưởng tiêu cực,” UNESCO nói trong một email trả lời cho The Associated Press.

Vấn đề sẽ được thảo luận bởi UNESCO trong tháng 7 trong những buổi họp ở New Delhi, nhưng đồng thời, việc xây cất vẫn tiếp tục.

Địa điểm có nhiều hoạt động, với các máy xúc múc đầy đất đỏ sâu từ những đồi dọc theo sông, rồi đổ cùng với những khối đá vào Mekong để làm nền móng.

 XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

TRUNG HOA TĂNG CƯỜNG VIỆC NẮM GIỮ LÁNG GIỀNG ĐANG CHẬT VẬT

 (China Strengthens Hold on Struggling Neighbor)

Matthew Tostevin – Bình Yên Đông lược dịch

Newsweek – February 2024

 


Trạm dừng chân đầu tiên là tự chụp ảnh hoàng hôn sông Mekong.

 

Những du khách Trung Hoa được chở bằng xe bus thẳng từ trạm xe lửa tốc hành mới từ Kunming (Côn Minh) đến thành phố cổ Luang Prabang ở Lào.  Họ  bò lên khoảng 300 bậc ở núi Phousi để đến chùa Phật, kịp lúc để chụp ảnh khi mặt trời chìm xuống sông và các rặng đồi.  Rồi họ đi đến một trong những khách sạn lớn được nới rộng để đối phó với sự đổ vào của những nhóm du lịch từ khi đường sắt nối thị trấn đến Trung Hoa.

Sự dấy lên của du lịch Trung Hoa đến nước Lào nhiều núi non và không có bờ biển, một quốc gia Đông Nam Á (ĐNA) bị để lại sẹo bởi Mỹ ném bom trong thập niên 1970s, là một sự nâng lên cho nền kinh tế ở trong trạng thái rơi tự do, với nợ nần tăng vọt, một đồng tiền đổ nhào và sự sụp đổ trong dịch vụ công cộng.

Nhưng nó cũng nhắc nhở sự thống trị đang gia tăng của Lào bởi láng giềng khỗng lồ ở phía bắc trong sự cạnh tranh địa chánh trị mới nhất.  Quốc gia cộng sản đồng chí của Lào là nguồn của hầu hết tiền mượn để xây không những đường sắt, mà còn để bành trướng những kế hoạch thủy điện lớn lao, những đầu tư mà việc trả nợ tiềm tàng không đến đúng lúc để ngăn chận khủng hoảng kinh tế.

Luang Prabang ở phía bắc nay là một điểm thuận lợi cho ảnh hưởng không cân đối của những thay đổi mà những dự án nầy đã mang lại – từ cách mà những đập mới đang hủy hoại cuộc sống ven sông truyền thống đến những lo ngại của UNESCO về cái mà việc bành trướng thủy điện và sự gia tăng gây ấn tượng sâu sắc trong du lịch có thể có nghĩa cho tình trạng Di sản Thế giới thèm muốn của thị trấn.

“Người Trung Hoa đến và lấy tất cả tài nguyên từ đất, và chánh phủ được tất cả lợi ích trong khi chúng tôi không được gì cả,” Noi, một người ở trên thuyền mà đời sống đánh cá và nhặt rong sông đã đảo lộn bởi những thay đổi.

Như hầu hết những người khác, anh không muốn cho biết đầy đủ tên trong một quốc gia có 7 triệu dân được xếp hạng như một trong các quốc gia trấn áp quyền tự do dân sự nhất trên thế giới.

Mặc dù Lào là nơi có ít người đến, nó không bị cô lập bởi địa chánh trị.  Nó là quốc gia ăn bom nhiều nhất trong lịch sử sau khi Hoa Kỳ bỏ trên 2 triệu tấn bom – hàng chục lần nhiều hơn cái Israel đã ném trong chiến tranh Gaza gần đậy – để cố gắng cắt dứt những đường tiếp liệu cho du kích Việt Cộng.

Những đồ trang sức rẻ tiền làm bằng kim loại được tái chế từ bom là những vật kỷ niệm phổ biến ở chợ Luang Prabang.

Với vị trí dọc theo xương sống của lục địa ĐNA, Lào cũng là một phần cùa chiến trường ảnh hưởng mới hơn nữa.  Và không nghi ngờ rằng nó là một trong đó Trung Hoa có lưỡi dao lớn hơn Hoa Kỳ.

“Trong 10 năm qua, tràn ngập đầu tư, người và các dự án hạ tầng cơ sở, những món nợ của Trung Hoa đã thật sự áp đảo một quốc gia yếu trong lịch sử và thụ động trong khả năng để lấy chủ quyền và lấy quyết định tốt nhất cho người dân Lào,” Brain Eyler, giám đốc chương trình ĐNA ở Trung tâm Stimson ở Washington D.C., nói với Newsweek.

Tòa Đại sứ Trung Hoa ở Lào không trả lời yêu cầu cho ý kiến của Newsweek, cũng như Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch.

Năm rồi, Thủ tường Trung Hoa Li Qiang (Lý Cường) nói Beijing (Bắc Kinh) đang tìm cách để đào sâu hợp tác và khuyến khích phát triển hỗn hợp với láng giềng ở phía nam, theo thông tấn xã quốc doanh Xinhua của Trung Hoa.

“Trung Hoa luôn luôn xem mối liên hệ với Lào trên quan điểm chiến lược,” Xinhua trích lời của Li.

Tầm quan trọng của Lào từ khía cạnh ngoại giao cao hơn trong năm nay khi nước nầy làm chủ tịch của Hiệp hội các Quốc gia ĐNA, một nhóm khu vực thảo luận những vấn đề chẳng hạn như những tuyên bố tranh chấp của Trung Hoa ở Biển Đông cho dù nó không có hành động đối phó với áp lực mạnh mẽ của Trung Hoa.

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

MỘT CÂY CẦU TRÊN ĐẤT LIỀN QUÁ XA? SIÊU DỰ ÁN KRA ĐƯỢC LÀM SỐNG LAI CỦA THÁI LAN LÀ MỘT VẤN ĐỀ CHIA RẼ GIỮA CÁC CƯ DÂN Ở ĐỊA PHƯƠNG

 (A land bridge too far? Thailand's revived Kra megaproject a divisive issue among local residents)

 

Jack Board – Bình Yên Đông lược dịch

Channel News Asia – 30 January 2024

 

Bà Thom Sinsuwan và chồng lo ngại về tương lai của nhà và nơi đánh cá của họ ở gần vị trí của cầu trên đất liền của Thái Lan. 

[Ảnh: Jack Board]

 

Kế hoạch đầy tham vọng trong vùng phía nam của Thái Lan có thể làm cho vận chuyển mậu dịch bằng tàu không phải đi qua Singapore và Malaysia.  Mặc dù nó được tái thiết kế để giữ cho lục địa còn nguyên vẹn, dự án đang đe dọa tách rời các cộng đồng địa phương.

RANONG, Thailand:  Khi thủ tướng Thái có chuyến đi qua tỉnh Ranong ở phía nam trong tháng 1, một phụ nữ choàng khăn đội đầu xuất hiện từ đám đông và níu lấy tay ông, van xin sự chúy ý của ông, những cửa chập của máy ảnh kêu lách cách từ truyền thông khá đông đang nhìn chăm chú cuộc gặp gỡ.

“Xin giúp tôi.  Dự án cầu trên đất liền sẽ đào một hải cảng sâu ở đây.  Nó nằm ngay nhà tôi.  Đó là cuộc sống của tôi,” bà nói.  “Ông có thể trì hoãn dự án, xin làm ơn?”

Người phụ nữ tên Thom Sinsuwan.  Trong 3 thập niên, người phụ nữ 64 tuổi đã sống trong và giữa rừng đước viền theo bờ biển của Ranong.

Cộng đồng của bà gồm có những ngư dân tiểu qui mô nay có vẻ ở trên vách đứng của sự thay đổi đột ngột.

Lời van xin của bà Thom đến thủ tướng, ông Srettha Thavisin, là tiếng khóc được chú ý, tiêu biểu cho nhiều người địa phương trên khắp 2 tỉnh bị choáng váng bởi viễn cảnh của một siêu dự án ở ngay trước cửa của họ.

Kể từ khi tuyên thệ nhậm chức hồi tháng 8 năm ngoái, ông Srettha đã làm một chuyến đi bất thường, thúc đẩy kế hoạch đầy tham vọng của ông để phát triển dự án cây cầu trên đất liền để nối biển Andaman với vịnh Thái Lan.

Biển Andaman trong vài năm có thể là một đường vận chuyển bằng tàu quan trọng.

[Ảnh: Jack Board]

 

Mực đích là để tạo nên một con đường mậu dịch quốc tế mới, tránh Eo biển Malacca đông đúc giữa Indonesia và Malaysia và rút ngắn thời gian di chuyển của tàu bè.

Nó có tiềm năng để thu hút tàu khỏi Singapore và Quyền Bộ trưởng Giao thông Chee Hong Tat nói với quốc hội rằng Cảng Singapore cần phải chắc chắn rằng nó vẫn “cạnh tranh và thích hợp”.

Hai hải cảng nước sâu sẽ được xây trong tỉnh Ranong và Chumphon và được nối nối bởi 90 km đước xa lộ, đường sắt và ống dẫn dầu ngang qua Kra Isthmus – phần hẹp nhất của bán đảo Malay.

Từ những hòn đảo tách biệt trong Andaman, những rừng đước và những cảng đô thị của Ranong, đến đất canh tác trên núi nằm dọc theo công viên quốc gia, và đến những đầm lầy đánh cá im lìm và những vườn dừa trên vịnh Thái Lan, những cộng đồng đối mặt với điều không chắc chắn về những thay đổi có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của họ và môi trường.

Một số nói họ ủng hộ dự án và biến đổi tiềm tàng mà nó có thể có ở một phần của Thái Lan từ lâu được xem như vùng nước đọng kinh tế.  Nhưng những người khác chống đối mãnh liệt.

 

Những người bị dời chỗ lo sợ rằng họ sẽ bị buộc phải di chuyển nếu cầu trên đất liền được tiến hành, không nhận được bất cứ bòi thường hay lợi ích. [Ảnh: Jack Board]

 

Từ thế kỷ 17th, nhiều lãnh đạo khác nhau đã điều tra khả năng để đào một con kinh sẽ tách Thái Lan làm hai.

Các kinh dào Suez và Panama đã cung cấp cho kỹ nghệ vận chuyển tàu thủy trên thế giới những đường tắt thủy vận quan trọng và của trời cho kinh tế và Thái Lan từ lâu đã muốn cung cấp một con dường mậu dịch mới giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Tham vọng lớn của cây cầu trên đất liền trị giá 36 tỉ USD là để cắt bớt từ 6 đến 9 ngày của hành trình của tàu they vì phải đi qua Eo biển Malacca bận rộn.  Giai đoạn 1 của dự án cầu trên đất liền có thể được hoàn tất vào năm 2030, với việc hoàn tất cuối cùng được dự trù trong năm 2039.

Tính đứng vững kinh tế của dự án chưa được chứng minh và chưa có nhà đầu tư quan trọng nào được xác định.

Khi đà gia tăng, tuy nhiên, dự án được tái thiết kế để giữ cho sự nguyên vẹn lục địa của Thái Lan đe dọa tách rời các cộng đồng địa phương.

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

Mekong Dam Monitor (Update for Feb. 19 - 25, 2024)

 

Mekong Dam Monitor

Sharing Data. Empowering People
  In partnership with        

Update for February 19-25

Notable changes on the Mekong in the last week. Visit the Monitor home for more, including Burmese, 中文, Khmer, ພາສາລາວ, ไทย, and Tiếng Việt translation.

SPOTLIGHT

China's 12th Dam on the Mekong is Now Complete

The 1400 MW Tuoba Dam in Yunnan began to fill its reservoir around February 1. This is one of the largest dams on the Mekong and downstream impacts began to happen the minute the dam started to fill its reservoir. The PRC gave no notification of its reservoir filling activities or completion of the dam to downstream countries or the Mekong River Commission, despite recent overtures from Beijing for increased collaboration with downstream countries. This image shows the dam releasing water through its spillway, so it will likely fill gradually and slowly through the dry season and into the coming wet season. Large dams in the Mekong can take up to a year or more to fill their reservoirs.

PHOTO OF THE WEEK

Updated Mekong Mainstream Dam Map

We’ve updated our Mekong Mainstream Dam map to show Tuoba Dam as complete. Now there are 14 dams complete along the Mekong’s course (12 in China and 2 in Laos) and one dam under construction at Luang Prabang. Pak Beng, Pak Lay, and Sanakham could start construction soon since these dams have passed relevant MRC protocols.  Cambodia recently pledged to maintain its moratorium on its two mainstream Mekong Dams in order to protect its part of the Mekong and the Tonle Sap Lake.

Where is the water?

Dry season releases for hydropower production were minimal throughout the basin last week with a net release of just over 100 million cubic meters of water. China’s releases have been relatively minimal so far this dry season, likely related to the filling of the Tuoba Dam and low reservoir levels  after the 2023 wet season. Downstream dam releases were also minimal last week.

Reservoir Series Over Time

River Levels

River levels throughout the basin are currently either slightly low or close to normal for this time of year. The Tonle Sap Lake is about 0.70m lower than normal for this time of year.
Chiang Saen Gauge
Stung Treng Gauge

Weather & Wetness

The lower Mekong Basin is extremely hot for this time of year, and many of the extremely hot areas are also extremely dry. In contrast the headwaters of the Mekong are unusually wet, creating favorable conditions to fill the reservoir behind the Tuoba Dam. Winds off the South China Seas brought unusual wetness to the Vietnam and Lao border areas near the 3S basin. Vietnam’s delta and the Cardamom Mountains in Cambodia were wetter than usual for this time of year.