Monday, February 5, 2024

CUỘC SỐNG KHÔ CẠN VÌ Ô NHIỄM TRONG HỒ TONLE SAP

(Livelihoods dry up due to pollution in Tonle Sap Lake)

Sokom Kong – Bình Yên Đông lược dịch

Mekong Eye – 22 January 2024

 

Cư dân của những làng nổi ở gần bờ hồ Tonle Sap dựa vào những sàn bằng gỗ của họ.  Mặc dù dựa vào hồ để sinh sống trong nhiều thế hệ, một số đang dự định rời nước vì số cá đánh được giảm do phẩm chất nước kém và đánh cá quá mức. [Ảnh: Sokom Kong]


Người dân rời các làng nổi ở Cambodia để lên bờ vì ô nhiễm nước đánh vào số cá, lợi tức và sức khỏe.

PURSAT AND KAMPONG CHHNANG, CAMBODIA – Hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á, Tonle Sap ở Cambodia, đang đối mặt với khủng hoảng phẩm chất nước, buộc dân làng sống trong các làng nổi truyền thống phải cứu xét việc tìm đời sống mới ở trên bờ.  Nhưng việc tái định cư của họ có thể đến với chi phí và những thay đổi cuộc sống.

Mặc dù gia đình ông sống trong một làng nổi trên hồ Tonle Sap trong nhiều thế hệ, Chhun Channy nay ao ước một đời sống mới trên đất liền.

“Nước không còn tốt như trước.  Khoảng 8 năm trước, khi trời mưa, anh có thể thấy cá ở khắp nơi.  Không giống như bây giờ,” một ngư dân 43 tuổi ở làng số 2 trong  xã Kompong Luong, tỉnh Pursat, nói.

 

Nguồn: Mapbox

 

Channy là một trong khoảng 80.000 người trong các làng nổi mà đời sống tùy thuộc vào sự lên xuống của hồ Tonle Sap – một phần của hệ thống nhịp lũ của sông Mekong đã duy trì thành phần thủy sản và cung cấp lợi tức cho hàng triệu người.

Và ông không phải là người duy nhất nghĩ về việc từ bỏ đời sống ở trên nước – những cư dân khác trong làng của ông cũng đang cân nhắc việc dời chỗ ở.  Đó là vì họ chỉ có thể làm vừa đủ sống từ hồ do số cá đang tụt giảm – một thực phẩm chánh của cuộc sống của họ.

Cambodia dựa vào thủy sản nội địa có lẽ nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới.  Chánh thức, thủy sản nội địa ở Cambodia sản xuất khoảng 400.000 tấn mỗi năm, sản xuất thủy sản nội địa lớn thứ 4th trên thế giới, sau Trung Hoa, Ấn Độ và Bangladesh, những quốc gia với dân số lớn hơn nhiều, theo Tổ chức Lương Nông (FAO) của Liên Hiệp Quốc.

Cá là một phần quan trọng trong ẩm thực của Cambodia, chiếm 61% lượng chất đạm thú vật của gia đình và là thực phẩm được tiêu thụ đứng thứ 2nd sau gạo.

Tuy nhiên, phẩm chất nước đang suy thoái của hồ Tonle Sap, cùng với đánh cá quá mức, một trong nhiều yếu tố gây nguy hại cho số cá và làm cho người dân di chuyển lên bờ.

Một nghiên cứu khoa học năm 2018 nhấn mạnh đến ảnh hưởng đang gia tăng của những hoạt động không khả chấp của con người đối với đồng lụt Tonle Sap, đưa đến nhiều vấn đề sức khỏe hủy hoại hệ sinh thái và mất đa dạng sinh học.

Bộ Môi trường Cambodia đã theo dõi phẩm chất nước và thấy rằng mức nitrogen và phosphate ở nhiều nơi của hồ vượt quá tiêu chuẩn của nước.

Những chất ô nhiễm nầy có thể ảnh hưởng tai hại đến việc phát triển và tăng trưởng của cá bằng cách làm xáo trộn nội tạng và hệ thống sinh sản của chúng – đưa đến thiệt hại mang cá, ảnh hưởng đến thần kinh và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Vì số cá dánh được thấp, Channy buộc phải chuyển từ ngư dân qua nôi cá và gà vịt để sống, xây chuồng thú vật ở dưới nước và trên nhà nổi của ông được làm bằng những mảnh gỗ và tấm tôn.

 

Một số nhà nổi còn lại trên hồ Tonle Sap, nơi phẩm chất nước đã suy thoái, phần lớn do nước thải được xả trực tiếp từ các làng nổi và các cộng dồng ở chung quanh hồ.

 [Ảnh: Sokom Kong]

 

Ông đã thấy những thay đổi trong diện mạo của nước, ghi nhận rằng thỉnh thoảng nó có màu đen, giống như nước trộn với dầu, nhất là khi nhiệt độ lên cao.

Vợ ông bán trái cây và là người tạo thu nhập chánh của gia đình.  Nhưng thu nhập của họ không đủ sống, nhất là cho việc học hành của trẻ con, khiến cho họ tìm một nơi mới để sống ở trên bờ.

Nguồn gốc của nước thải

Vì tính đa dạng sinh học cao của nó, hồ Tonle Sap được đề cử là Khu Bảo tồn Sinh quyển UNESCO trong năm 1997.  Nhưng trong 10 năm qua, nó chịu áp lực từ dân số gia tăng và các hoạt dộng của con người, gồm có việc phát triển hạ tầng cơ sở, phá rừng và thay đổi khí hậu.

Sự sụt giảm phẩm chất nước trong hồ Tonle Sap đã ảnh hưởng đến dân làng trong nhiều cách, từ hạ thấp lợi tức trong thành phần thủy sản đến vệ sinh kém làm suy thoái sức khỏe.

Phúc trình của chánh phủ nói một trong những nguyên nhân của ô nhiễm nước trong hồ là thiếu quản lý chất thải hữu hiệu và những cơ sở rác thích hợp trong các thành phố và cộng đồng ở chung quanh hồ, cũng như trên các làng nổi.

Nghiên cứu cộng tác của Viện Kỹ thuật Cambodia nói trên 234 tấn phân được đổ vào nguồn nước mỗi ngày, và 77 tấn trong số đó được thải xuống hồ mỗi ngày.

Ở làng nổi Kompong Luong, Channy chứng kiến cư dân đổ chất thải của họ trực tiếp xuống nước.  Những gia đình, nhiều gia đình nghèo, thường dùng một hệ thống nhà cầu mở trực tiếp đổ chất thải vào hồ và làm ô nhiễm nước họ dựa vào để tiêu thụ hàng ngày.

Nước bị ô nhiễm nầy đã ảnh hưởng ngư dân Suy Seth, người dành khoảng 10 giờ một ngày tiếp xúc với nước trong hồ, trong khi đánh cá và ở nhà.

Việc tiếp xúc lâu dài nầy khiến ông và gia đình của ông mắc bệnh da, vì họ thường tiếp xúc với nước từ nhà cầu, nhà bếp và các chất thải khác.  Trẻ con của họ thỉnh thoảng bị đau bụng và tiêu chảy.

Nghiên cứu năm 2019 quan sát rằng dân làng trên hồ Tonle Sap đối mặt với rủi ro nhiễm trùng cao  từ những mầm mang bệnh ở trong nước, nhất là trong mùa khô.

Mặc dù với những điều kiện nầy, Seth và gia đình của ông tiếp tục dùng nước lấy ở dưới nhà của họ, mà họ chứa trong những thùng plastic để lắng cặn.  Nó được dùng để tắm và thỉnh thoảng để nấu ăn.  Họ phải mua nước uống, một sự cần thiết tốn kém cho gia đình.


Một cư dân trong làng nổi ở gần bờ hồ Tonle Sap làm công việc trong ngày.  Từ năm 2015, chánh phủ Cambodia đã dời cư một số dân làng nổi lên bờ như một phần của nỗ lực để cải thiện phẩm chất nước và môi trường. [Ảnh: Sokom Kong]

 

Một cư dân cao niên nghỉ ngơi trong nhà nổi gần bờ hồ Tonle Sap. [Ảnh: Sokom Kong]

 

Một số nước bị ô nhiễm cũng đến từ những nguồn bên ngoài ở chung quanh hồ, gồm có gia cư và kỹ nghệ, nông nghiệp và thành phần nuôi gia súc.

Những nông dân ở chung quanh hồ nuôi gia súc như bò, gà và vịt, và phân của những thú vật nầy đóng góp đáng kể vào ô nhiễm nước trong hồ, Chen Rorthy, một viên chức của Tổng Nha Sản xuất và Sức khỏe Thú vật thuộc Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Cambodia, nói.

Ông giải thích rằng rất phổ thông để trâu bò gặm cỏ trong những vùng đất thấp ở chung quanh hồ trong mùa khô.  Khi mùa mưa đến, làm dâng mực nước của hồ, quét chất thải của thú vật được tích tụ vào hồ.

Thích ứng với lối sống mới

Thống kê dân số Cambodia cho năm 1998, 2008 và 2019 cho thấy dân số sụt giảm trong “các làng dựa vào nước” – ám chỉ đến một cộng đồng nổi nơi đánh cá là nguồn thu nhập chánh.

Đó là vì chánh sách của chánh phủ để tái định cư những gia đình từ các làng nổi lên bờ từ năm 2015, như một phần của nỗ lực để làm giảm ô nhiểm và bảo vệ môi trường trong sông và hồ Tonle Sap.

Nhưng nhiều dân làng cũng bỏ nước tự nguyện vì có cợ hội tốt hơn ở trên bờ.

Trong tháng 12 năm 2022, nhiều bài báo nói chánh phủ đã dời làng nổi cuối cùng còn lại, với khoảng 520 gia đình, từ tỉnh Kompong Chhnang ở phía nam của hồ Tonle Sap, lên bờ.

Người dân sống trong gần 200 làng nổi trong huyện Prek Pnoy, trên ranh giới của Phnom Penh và tỉnh Kandal, cũng được dời cư trog tháng 6 năm rồi.

Ma Bong, một người cao niên và cựu cư dân trong một làng nổi, được tái định cư lên đất liền trong huyện Boribor, tỉnh Kampong Chhnang.  Bà đã thấy những thay đổi đáng kể trong cuộc sống của dân làng.

“Chúng tôi từng sống trên nước, nhưng chánh quyền hướng dẫn chúng tôi đến định cư ở đây.  Sống trên đất liền đã cách chúng tôi với những điểm đánh cá truyền thống,” bà nói.

“Một thay đổi quan trọng là sức khỏa của gia súc của chúng tôi.  Chúng tôi thấy một sự gia tăng trong bệnh tật của thú vật.  Năm vừa rồi, tôi mất khoảng 100 con gà.”

 

Một số nhà nổi ở gần bờ hồ Tonle Sap trong làng Kompong Preah, tỉnh Kompong Chhnang được phá hủy sau khi chánh phủ tái định cư dân làng lên bờ. [Ảnh: Sokom Kong]

 

Hiện nay đánh cá cần thêm nỗ lực và di chuyển tới nước, buộc nhiều dân làng tìm công việc thay thế.  Họ cũng phải học lối sống dựa vào đất mới, gồm có chuyển sang dùng nước giếng, dù nhiều người thiếu dụng cụ hay máy móc để lọc nước.

Việc giới thiệu nhà cầu, cung cấp bởi các tổ chức từ thiện, đã cải thiện vệ sinh cộng đồng của Ma Bong.  Tuy nhiên, không phải mỗi nhà có một cái.  Hai đến 3 nhà chia nhau một nhà cầu.

Đối mặt với những thách thức nầy, một số giải pháp cũng xuất hiện chung quanh hồ Tonle Sap để cải thiện môi trường của nó.

Những nhà máy khí sinh học, giúp làm giảm chất thải nông nghiệp và gia súc, đang trở nên phổ biến giữa các nông dân địa phương với sự hỗ trợ của một sáng kiến của chánh phủ cung cấp một phần trợ giúp tài chánh và kỹ thuật.

Sem Sophat, một nông dân trong tỉnh Pursat, dùng phân bò để sản xuất khí đốt để nấu nướng và đốt đèn.

“Khí sinh học nầy thật sự là huyết mạch cho việc nấu nướng của tôi, nhất là khi bị cúp điện.  Và phần tốt nhất? Nó là của chúng  tôi, không cần lo lắng về việc trả tiền quá mức như với khí đốt mà chúng tôi mua từ thị trường,” Sophal nói.

Các NGOs quốc tế như Loen Aid cũng đóng một vai trò quan trọng, giới thiệu các dự án như nhà cầu nổi để cải thiện vệ sinh trong những làng nổi còn lại, gia tăng sự hiểu biết đang gia tăng và hành động để cải thiện phẩm chất nước trong hồ Tonle Sap.

 

No comments:

Post a Comment