Sunday, October 30, 2022

LÀNG CHÌM: SAU KHI BỊ ĐUỔI, NHÀ CỦA DÂN VIỆT NAM Ở DƯỚI NƯỚC

 (Sunken Village: After Evictions, Ethnic Vietnamese Homes Underwater)

Keat Soriththeavy and Fiona Kelliher – Bình Yên Đông lược dịch

VOD – October 17, 2022

 

Không ảnh của khu tái định cư bị ngập của người gốc Việt trong tỉnh Kampong Chnang.

 [Ảnh: Knoy Langdy]

 

Rolea Bater, Kampong Chnang – Bốn năm trước, Vuen Phouk Thoung được hứa một miếng đất trong láng giềng mới và một việc làm trong hãng may gần đó.  Nay, nhà của anh bị chìm dưới nước ngập quá cao anh phải mất cả ngày và đêm ở trên võng treo từ trần nhà.

“Tôi không biết làm gì hiện nay,” Thoung, 35 tuổi, nói, khi anh ngồi xếp bằng trên tấm ván anh làm để bơi ra vào nhà của anh.  “Tôi chỉ sống như vầy, ở đây.”

Thoung sống trên khu đất rộng 40 hectares ở Kampong Chnang nơi có khoảng 150 gia đình dân Việt Nam được định cư sau khi bị đuổi từ các nhà nổi trên Tonle Sap bắt đầu trong năm 2018.  Số người gốc Việt Nam được ước tính khoảng 400.000 ở Cambodia, nhưng nhiều người thiếu quyền công dân và không thể làm chủ bất động sản hay hưởng các dịch vụ công cộng, theo Minotity Rights Group International (Nhóm Quyền Thiểu số Quốc tế).

Tất cả chung quanh Thoung, nhà cửa bị ngập với nước lụt dơ dáy cao khoảng 2 m.  Trẻ con nổi trong các thùng nhựa, bao quanh bởi các đống rác và trong một trường hợp, một con thú nhỏ chết.  Các gia đình đã ráp các hệ thống dây thừng tỉ mỉ để giữ đồ đạc của họ an toàn trên sàn nhà thứ hai, nhưng xe gắn máy, xe đạp của trẻ con và một quạt trần nổi trong nước thế nào cũng được.

Ngập lụt là thách thức mới nhất mà người gốc Việt Nam đã đối mặt ở khu định cư.  Công việc được hứa ở một hãng xưỡng chẳng bao giờ thành hiện thực.  Các nơi đánh cá nơi các gia đình từng sống và đánh cá cách đây khoảng ½ giờ bằng thuyền.  Và người dân nói thẻ cư dân vĩnh viễn – trên lý thuyết là tài liệu mạnh nhất ngoài quyền công dân – đã không làm gì nhiều để giúp cải thiện tình trạng của họ.

“Tôi chỉ muốn giúp người dân của chúng tôi bị ngập lụt, và cùng lúc, chúng tôi không có công việc để làm,” Chang Yang Soeung, người gốc Việt là phó xã trưởng của Dambouk Kakaoh, nói.  “Chúng tôi đói.  Chúng tôi cần hỗ trợ.”

Thất hứa

Nằm cách trung tâm của thành phố Kampong Chnang khoảng 8 km, khu định cư được quản lý bởi Hiệp hội Khmer Việt Nam trên đất được dành cho mục đích.  Nó là một trong vài địa điểm ở Kampong Chnang được dành để cất nhà cho khoảng 4.000 gia đình mà chánh phủ đã đẩy ra khỏi Tonle Sap, với lý do suy thoái môi trường và nguy hại cho sức khỏe.

Hai làng định cư trên mảnh đất rộng 40 hectares gồm có những ngư dân nghèo hơn, cư dân nói, sống còn bằng cách bán cá ở một cảng địa phương hay ăn cái họ bắt được.  Ba người nói họ được bảo họ có thể đi làm ở một hãng may mặc sẽ được xây trên khu định cư.

Nhưng 4 năm sau khi cư dân bắt đầu đến nơi, “hãng” được dự trù gồm có 4 bức tường gạch và cột sắt ở trên đầu tường mà không có mái.  Việc xây cất chưa bao giờ được hoàn tất.  Nơi nầy vẫn chưa có điện.

.

 

 


“Chúng tôi không có bất cứ thứ gì để làm ở nơi nầy,” Buoi Vang Thoeung, một cựu ngư dân 45 tuổi, nói.  “Tìm một việc làm không phải dễ.  Chúng tôi từ nước.  Nó hoàn toàn khác.”

Thay vào đó, người trẻ đã di chuyển để tìm việc xây cất hay các công việc hàng ngày, gởi tiền về cho người thân lớn hơn ở lại để nuôi trẻ nhỏ.  Thoeung nói tìm một công việc ổn định hơn ở gần nhà rất khó vì nhiều cư dân chỉ biết đánh cá.

Các gia đình mượn tiền lẫn nhau để xây nhà trong nhiều tháng với giá khoảng 3.000 USD mỗi cái và trả tiền mướn đất cho chủ nhân 25 USD mỗi tháng.

“Chúng tôi theo cái người ta bảo chúng tôi làm.  Chúng tôi không biết gì hết,” ông nói.

Các kế hoạch tái định cư gần đó cũng bị xoi mói.  Trong năm 2019, ít nhất 1/3 gia đình đã di chuyển đến một khu gần mé sông bỏ trốn nhà nổi cũ sau khi tường trình rằng không có nước, điện hay trường học ở khu định cư.

An aerial view of a half-f

Không ảnh của khu tái định cư bị ngập của người gốc Việt trong tỉnh Kampong Chnang. 

[Ảnh: Kuoy Langdy]

 

Tái định cư cho mướn

Khi mưa to chung quanh Pchum Ben bắt đầu đổ nước vào nền nhà của họ, nhiều người sống ở Dambouk Kakaoh sửng sốt.  Nhưng Chan Thou thì không: bà biết nhà cửa được xây trên một hồ thiên nhiên được lấp bằng cát.

“Ngập lụt như thế nầy, tôi không quá ngạc nhiên,” Thou nói.  “Tôi chỉ lo ngại về ngập lụt cho đến khi chúng tôi không còn nơi để ở.”

Bà phải nhặt các tấm ván gỗ để đi và chất các thứ như quần áo, móc áo quần và thức ăn ở giữa nhà để tránh nước lên.  “Nếu tầng trên bị ngập, thì chúng tôi leo lên mái nhà,” bà nói.

Và trong lúc Thou đã có cái cần thiết bằng cách đi đến nơi đánh cá cũ cách 20 phút bằng thuyền, bà đã ngưng kể từ khi ngập lụt bắt đầu, lo ngại có thể mưa thêm.  Người trả lời số điện thoại liệt kê trên biên nhận mướn của cư dân, Boun Vannarith nói ông làm việc cho Hiệp hội Khmer-Việt Nam giúp cư dân bất cứ gì ông có thể, nhưng đất được làm chủ bởi công ty tư nhân riêng biệt mà ông không nêu tên.

“Đây là lần ngập lụt đầu tiên ở vùng nầy, và nó không quá cao,” Vannarith nói, thêm rằng hiệp hội đang tìm cách để giúp cư dân di chuyển tạm thời đến nơi khác.

Trong tương lai, người dân “có thể sửa chữa lại nhà của họ cho cao hơn.”

Phó tỉnh trưởng Kampong Chnang Srun Samrithy nói 40 hectares đất đã được xếp loại lại như tư nhân quốc gia trong năm 2019 để làm nhà cho người dân bị đuổi từ nước, và được quản lý hởi hiệp hội.

Người Khmer và Cham Muslim bị đuổi có thể nhận đất, nhưng người gốc việt phải trả tiền mướn, ông nói, nhưng không trả lời ai hay công ty nào đang nhận tiền.

“Mục đích là để xây hạ tầng cơ sở cho phát triển gia cư cho người Khmer, Khmer-Muslim và di dân hợp pháp Việt Nam mà trước đây họ sống trên nước,” ông nói, thêm rằng nhà nước dự trù điện và nước trong tương lai.

Cư trú vô tổ quốc

Vào tháng 8, Bộ Nội vụ nhắc nhở các bộ khác công nhận thẻ cư trú vĩnh viễn, nói chúng cho phép người dân tiếp xúc với dịch vụ công cộng, mở trương mục ngân hàng, đi học trường công và nộp đơn xin việc ở hãng xưỡng, nhưng không sở hữu bất động sản.

Người dân sống ở Dambouk Kakaoh nói rằng tất cả họ đều có thẻ cư trú vĩnh viễn màu vàng từ khoảng 5 năm trước.  Đó là vào khoảng chánh phủ bắt đầu thu hồi tài liệu chánh thức khác – thẻ ID quốc gia, sổ thông hành và sổ gia đình – được giữ bởi cư dân gốc Việt Nam ở Cambodia, nhiều người sống ở đây nhiều thế hệ.  Nhóm thiểu số thường bị phân biệt để đàn áp giữa thành kiến phổ biến rằng liên kết cư dân với di dân không có giấy tờ, buộc họ vào tình trạng vô tổ quốc.

 

Faong Young Voeung, ở giữa, ngồi với 2 láng giềng ở nhà ông ngày 13 tháng 10 năm 2022. [Ảnh: Kuoy Langdy]

 

Faong Young Voeung, 52 tuổi, nói láng giềng của ông cố gắng để mở trương mục ngân hàng bằng cách dùng thẻ vàng của ông hồi năm ngoái và bị nhân viên ngân hàng từ chối, vì không công nhận nó.  Một láng giềng trẻ khác cố gắng nộp đơn xin việc ở một hãng may mặc và nhận được phản ứng tương tự.

Cái gì nữa, phải mất 250.000 riel để làm mới thẻ mỗi 2 năm, trên 60 USD, quá cao, cư dân nói – và chỉ có thể cho họ qua bảo trợ của hiệp hội Việt Nam ở địa phương.

Phát ngôn viên của nha di trú Bộ Nội vụ Keo Vanthan nói rằng thẻ cư trú vĩnh viễn đã phát cho người gốc Việt Nam.

Chúng có sẵn từ năm 2002 nhưng nhiều dịch vụ chẳng hạn như ngân hàng không biết sự hiện hữu của chúng, Vanthan nói.  Cambodia đã phát hành khoảng 65.000 trong 20 năm qua.

“Một số tổ chức và công ty không biết thẻ nầy và không thể chấp nhận nó,” ông nói.

“Vì vậy đó là lý do chúng tôi loan báo tuyên bố, để chấp nhận thẻ nầy.”

Sống với ngập

Voeung nói rằng ông và láng giềng ít lo ngại với giấy tờ và đang dành nhiều ngày để kiếm thực phẩm chung quanh nhà bị ngập của họ.

“Chúng tôi không thể ngủ ở một chỗ hay chúng tôi sẽ không có gạo để ăn,” ông nói.  “Chúng tôi chỉ lấy thuyền để tìm cá, ốc hay sen để ăn.”

Một trường học được từ thiện hỗ trợ ở gần – cho trẻ con không có giấy tờ công dân – hoàn toàn bị ngập trong nhiều tuần mà không có kế hoạch để tái tục.  Một số gia đình đã rời nhà hoàn toàn, nhưng hầu hết không đủ sức.

“Tôi không có việc và đối mặt với lụt nầy,” láng giềng Vuen Phouk Thoung nói, người đàn ông đã máng cái võng lên trần nhà của ông.  “Tôi lo lắng cho trẻ con và người lớn tuổi bị bệnh.”

Thoung không có thuyền, và mỗi ngày ông bơi đến nhà của em ông để lấy thức ăn.  Lên bờ bằng một thuyền mướn sẽ tốn khoảng 20.000 riel hay 5 USD.  Bây giờ, ông từ bỏ lợi tức của một thợ mộc để chờ cho nước ngập rút xuống.  Nước chỉ rút xuống vài inches [khoảng 10 cm] trong tháng qua.


PODCAST: KHOA HỌC CỨU CÁC SÔNG CHẢY TỰ DO & ĐA DẠNG SINH HỌC PHONG PHÚ

 (Podcast: Science that saves free-flowing rivers & rich biodiversity)

Mike Gaworecki – Bình Yên Đông lược dịch

Mongabay – 19 October 2022


·                    Các khảo sát sinh học nhanh chóng là cách tốt nhất để thiết lập tính phong phú của một hệ thống và ủng hộ cho việc bảo tồn nó.

·                    Một toán nhà khoa học và nhà bảo tồn đã dùng những khảo sát như thế để chứng minh rằng vội vã để xây hàng ngàn đập thủy điện mới ở nam Âu Châu đe dọa làm chết chìm một di sản phong phú, với kết quả gây ấn tượng.

·                    Một đề nghị để ngăn đập những con sông chảy tự do cuối cùng ở Âu Châu đã dừng lại trên căn bản của một khảo sát như thế, ngoài rất nhiều hoạt động truyền thống, và nhóm từ đó đã chú trọng đến các sông bị đe dọa trong vùng.

·                    “Có lẽ là mật độ cao nhất của loại cá trout trên Trái đất,” khách của podcast Ulrich Eichelmann nói về những sông nầy, cũng là nơi trú ẩn của nhiều loại sâu bọ, dơi, chim và xinh đẹp – cộng với di sản văn hóa sâu đậm.

“Nó có thể là mật độ cao nhất của loại cá trout trên Trái đất,” khách của podcast Ulrich Eichelmann của di sản ven sông của các quốc gia Balkan, đã trở nên bị đe dọa bởi đợt sóng thần của các đề nghị đập thủy điện trong những năm gần đây: 3.200 hầu hết là những nhà máy nhỏ được đề nghị xây trong vài năm sắp tới, tổ chức của ông Riverwatch (Theo dõi sông) ước tính.

Vì thế Riverwatch hợp tác với EuroNatur để phát động Scientists for Balkan Rivers (Các Khoa học gia cho các Sông ở Balkan), một nhóm nhà nghiên cứu trên khắp Âu Châu đánh giá nhanh tính đa dạng sinh học đang lâm nguy – từ động vật thân mềm đến động vật có vú, sâu bọ và chim chóc – nếu các sông chảy tự do cuối cùng của Âu Châu biến mất bên dưới các hồ chứa.

Họ đã ghi nhận tính đa dạng rất phong phú và cũng xác nhận các chủng loại mới đối với khoa học, một di sản hầu như để bảo vệ những sông nầy từ các dự án năng lượng làm thay đổi dòng chảy.

Ulrich Eichelmann là một nhà sinh vật học và bảo tồn đã dành 3 thập niên để bảo vệ và phục hồi các sông của Âu Châu, Eichelmann là sáng lập viên và CEO của NGO Riverwatch có trụ sở ở Austria, cũng như phối trí viên của chiến dịch Save the Blue Heart of Europe (Cứu Trái tim Xanh của Âu Chậu), một sáng kiến nhằm để hiểu rõ hơn trạng thái khác nhau gây ấn tượng của đời sống dựa vào sông của bán đảo Balkan, và để bảo vệ những sông đó khỏi bị ngăn đập.

Save the Blue Heart of Europe đã sắp xếp nhiều tuần khoa học cho đến nay, gần nhất trong mùa hè nầy về sông Neretva ở Bosna-Herzegovina và một tuần lễ thành công nhất, về sông Vjosa ở Albania, được sắp xếp vào một chiến dịch thành công để có vị trí của một đập không lồ được đề nghị được tuyên bố như một công viên quốc gia.

 

Sông Vjisa ở Albania là một trong những sông chảy tự do không có đập cuối cùng ở Âu Châu.  Nó được đề cử cho một dự án thủy điện khổng lồ, bị ngưng lại một phần vì những điều được tìm thấy của Các Nhà Khoa học vì Sông của Balkan. [Ảnh: Gregor Subic]

 

Eichelmann chia sẻ cảm nghĩ của ông đối với những nỗ lực nầy và tại sao, công việc rất quan trọng từ nhiều khía cạnh.

“Ngoài tất cả các sự kiện về đa dạng sinh học, thủy điện, và MWh, nó là câu chuyện về xinh đẹp.”

Âu Châu đã có trên 1 triệu chướng ngại như đập trên sông, với 23.000 được đăng ký như các đơn vị thủy điện, Eichelmann nói.  Nhưng với hạn hán vì thay đổi khí hậu đe dọa làm giảm khả năng của chúng, động lực cho chiến dịch để giữ cho các sông ở Balkan chảy tự do gia tăng.

 

Mọi thứ về sông được nghiên cứu, từ lớn đến nhỏ, kể cả động vật không có xương sống. [Ảnh:Spela Borko]

Eichelmann đóng vai chánh trong một phim tài liệu, Trái tim Xanh: Tranh đấu cho các Sông Thiên nhiên Cuối cùng của Âu Châu (Blue Heart: The Fight for Europe’s Last Wild Rivers), được sản xuất bời công ty quần áo ngoài trời Patagonia.

 

Đa dạng sinh học của các sông ở Balkan nay đang được biết rộng rãi hơn, và vẻ xinh đẹp của nó cũng vậy, chẳng hạn như thác Kravice ở Bosnia-Herzegovina,

[Ảnh: Goran Safarek chụp năm 2014]


 

CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA MỚI ĐỂ ĐƯƠNG ĐẦU VỚI THAY ĐỔI KHÍ HẬU

 (Researchers develop new rice breed to tackle climate change)

Emma Connors – Bình Yên Đông lược dịch

Financial Review – October 19, 2022

 

Thứ trưởng Mậu dịch Tim Ayres với quản đốc doanh nghiệp lúa quốc tế Jarrod Pirie 

ở một nhà máy xay lúa trong tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam.

 

Cao Lãnh, Việt Nam – SunRice được ASX liệt kê sẽ hợp tác với các nhà nghiên cứu Australia và Việt Nam để phát triển một giống lúa mới giúp các nông dân địa phương thích ứng với thay đổi khí hậu và cung cấp một cơ hội mới để gia tăng xuất cảng từ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Thanh danh vàng của Australia trong phát triển và nghiên cứu nông nghiệp cho phép sự hợp tác để phát triển ở ĐBSCL, vùng nông nghiệp trù phú quan trọng đối với an ninh lương thực của Việt Nam và làm cho quốc gia đang phát triển là một trong những quốc gia sản xuất lúa lớn trên thế giới.

Các nhà nghiên cứu của chánh phủ Australia và SunRice sẽ làm việc với các nhà khoa học, các nhà trồng tỉa và chánh phủ Việt Nam.  Mực tiêu là giúp nông dân trồng các hoa màu có giá trị cao hơn giữa sụt lún, tình trạng thiếu nước ngọt và thách thức của độ mặn của thay đổi khí hậu, và mở rộng thị trường mới cho chén cơm của Việt Nam.

Giám đốc điều hành của SunRice Rob Gordon nói dự án mang lại với nhau “những bộ óc nghiên cứu, chánh quyền và kỹ nghệ lúa giỏi” từ Việt Nam và Australia, tất cả quyết tâm để cải thiện chuỗi giá trị lúa của ĐBSCL.

“Chúng tôi có thể nối các nhà trồng tỉa nhỏ ở đây muốn nâng cao phẩm chất vì chúng tôi có nhiều vị trí giá trị nhãn hiệu trong nhiều thị trường trên khắp thế giới – chúng tôi có thể làm giống cái được sản xuất ở đây với nhu cầu của người tiêu thụ,” ông Gordon nói hôm Thứ Tư ở nhà máy xay lúa SunRice ở Cao Lãnh, gần biên giới Cambodia trong tỉnh Đồng Tháp của Việt Nam.

Chánh phủ Albanese nói dự án cũng là một cơ hội để nâng cao kỹ nghệ nông nghiệp trị giá 73 tỉ USD của Australia, cần được bành trướng nhanh hơn kinh tế quốc gia để hoàn thành mục tiêu 100 tỉ USD vào năm 2030 mà đảng Lao động thừa hưởng khi lên nắm chánh quyền.

Dự án nghiên cứu 4 năm trị giá 5 triệu USD sẽ xây dựng trên việc làm của Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế của Australia (ACIAR).  Cơ quan, thuộc Bộ Ngoại giao và Mậu dịch (DFAT), đã hoạt động ở Việt nam từ đầu thập niên 1990s.

 

‘Viên ngọc trong vương miện’

Trong năm 2014, cựu bộ trưởng ngoại giao Julie Bishop mô tả ICIAR như “viên ngọc trong vương miện” của DFAT.  Một nhà ngoại giao, người đã giữ các vị trí cao cấp trong thị trường mới xuất hiện, nói các nhà khoa học của cơ quan là những anh hùng quyền lực mềm mà không ai biết.

Thu nhập của SunRice đạt 1,3 tỉ USD trong năm tài chánh vừa qua.  Nó lấy lúa từ 11 quốc gia để cung cấp cho 60 thị trường xuất cảng.  Hệ thống nguồn gốc và cung cấp mậu dịch trên tiếng tăm của kỹ nghệ lúa Australia với giống tinh khiết, nghiên cứu và phát triển dựa trên thị trường, hiệu năng tại đồng và các hệ thống phẩm chất.

Năm ngoái, Việt Nam sản xuất khoảng 44 triệu tấn lúa, so với 500.000 tấn trồng ở Australia trong cái gọi là năm bùng nổ sau 2 năm hạn hán.  Tuy nhiên, năng suất của Việt Nam thấp hơn nhiều.

Hà Nội đang khuyến khích người trồng lúa chuyển sang các loại có giá trị cao hơn để tăng lợi tức trong khi cho ĐBSCL nhiều hơn cho các hoa màu khác thích hợp tốt hơn với điều kiện thay đổi.

Người tiêu thụ ở Á Châu, Âu Châu, Trung Đông và Hoa Kỳ trả giá cao cho giống lúa loại Australia Japonica.  Các nhà nghiên cứu hy vọng phát triển một giống lúa tương tự có thể có năng suất cao ở ĐBSCL, trong khi cũng đạt phẩm chất cao do người tiêu thụ của SunRice đòi hỏi trên thị trường quốc tế.

Cũng như người trồng ở địa phương và chánh quyền tỉnh, dự án sẽ gồm có Đại học Queensland, Đại học An Giang, Đại học Cần Thơ và Viện Nghiên cứu Lúa Cửu Long.  Giám đốc điều hành của ACIAR Andrew Campbell nói nghiên cứu sẽ có một “tầm vói rộng rãi” vào sự hợp tác giữa Australia và Việt Nam trong khoa học, chánh sách và phát triển chuỗi giá trị thương mại.

Áp lực thay đổi khí hậu

SunRice đã dàn xếp để có hạt do Việt Nam trồng, truyền thống được xuất cảng sang Philippines, Trung Hoa và các quốc gia Á Châu khác, vào các thị trường mới chẳng hạn như Nam Triều Tiên và Âu Châu, vì công ty mua một nhà máy xay lúa ở ĐBSCL trong năm 2018.  Trong 8 tháng đầu của năm nay, việt Nam xuất cảng dưới 5 triệu tấn, kiếm được khoảng 2,4 tỉ USD.

Thứ trưởng Mậu dịch Tim Ayres nói dự án, được tài trợ bởi đầu tư tổng cộng 2,4 triệu USD (50% hiện vật, 50% tiền mặt) từ SunRice và 2,6 triệu USD tiền mặt từ ACIAR, sẽ mang lợi cho người trồng lúa trên khắp ĐBSCL cũng như nông nghiệp Australia.

“ĐBSCL đang ở dưới áp lực thật sự từ thay đổi khí hậu với khả năng giới hạn vấn đề cốt lõi, không chỉ cho Việt Nam mà còn cho các quốc gia Mekong khác,” ông nói.

“Việc sản xuất lúa của Australia cũng đang bị áp lực.  Chúng tôi cũng có giới hạn nước.  Vì thế, có quan tâm chung trong việc phát triển khả năng nghiên cứu nầy.”

Các viên chức chánh phủ và đại học nói nỗ lực nghiên cứu, được biết chánh thức nhu Dự án Chuỗi Giá trị Lúa Khả chấp Australia ĐBSCL, sẽ giúp thuyết phục nông dân địa phương thích ứng hơn với các lề lối canh tác khả chấp.

“Chúng tôi muốn cải thiện chuỗi giá trị lúa để bảo đảm tiêu chuẩn sống tốt hơn cho nông dân, Vũ Hải Quan, Viện trưởng Đại học Quốc gia Việt Nam, nói.

Nghị sĩ Ayres nói ông hy vọng các công ty khác sẽ đi theo thí dụ của SunRice và “dẫm chân ướt ở Việt Nam” và các quốc gia Đông Nam Á khác.  “Ở Việt Nam, quan tâm đầu tư đang đi vào giai đoạn mới của hoạt động: kỹ thuật tài chánh, nông nghiệp, dịch vụ số.  Đầy là những cơ hội thật sự ở đó cho cộng đồng đầu tư Australia.”

Chỉ có 2,3% đầu tư ngoại quốc trực tiếp Outward Bound của Australia trong các quốc gia ASEAN nhưng “đây là vùng tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới,” ông nói.