Saturday, October 15, 2022

LO SỢ TUYỆT CHỦNG, CÁ ‘MA MEKONG’ TÁI XUẤT HIỆN

(Feared extinct, the ‘Mekong Ghost’ fish resurfaces)

Ed Browne – Bình Yên Đông lược dịch

Newsweek – September 27, 2022

 

Một con cá chép salmon trưởng thành khổng lồ được ghi nhận trong sông Mekong

lần đầu tiên trong 18 năm

 

Một loại cá chép salmon trưởng thành khổng lồ nặng 13 lbs [6 kg], một trong những chủng loại bị đe dọa nhất trên thế giới chưa thấy trong nhiều thập niên, hồi đầu năm nay được báo cáo từ một chợ cá địa phương dọc theo sông Mekong, hệ thống sông duy nhất trên Trái đất nơi chủng loại nầy sinh sống.

Là một trong những chủng loại bị đe dọa nhất trên thế giới mà các nhà khoa học đã tìm kiếm trong nhiều thập niên, đã được tái khám phá bất ngờ ở miền bắc Cambodia.  Không có cá chép salmon trưởng thành khổng lồ nào được chánh thức ghi nhận kể từ năm 2004, nhưng hồi đầu năm nay một con cá nặng 13 lbs được báo cào từ một chợ cá địa phương dọc theo sông Mekong, hệ thống sông duy nhất trên Trái đất là nơi chúng sinh sống.

“Việc khám phá là một diều ngạc nhiên khác, nhưng là một con thú có nguy cơ tuyệ chủng cao, trong một vùng hỗ trợ sinh kế và an ninh lương thực cho hàng triệu người, cho thấy rõ ràng như ban ngày sự cần thiết cấp bách của các chương trình bảo tồn và lợi ích tiềm tàng của chánh phủ, các nhà khoa học và các cộng đồng địa phương cùng nhau để bảo vệ những kỳ quan của Mekong,” Zeb Hogan, một nhà sinh học cá và giảng sư nghiên cứu của Đại học Nevada, Reno, người nghiên cứu chủng loại cá Mekong trong nhiều thập niên và cầm đầu dự án nghiên cứu Wonders of the Mekong (Những Kỳ quan của Mekong), nói.

Cá chép salmon khổng lồ (Aaptosyax grypus) rất hiếm, nó không có tên Khmer, và nó được gọi là “Ma Mekong”.  Được cho là lớn đến 66 lbs [30 kg], nó được liệt kê là có nguy cơ tuyệt chủng rất cao trên Danh sách Đỏ các Chủng loại bị Đe dọa của IUCN.  Mặc dù con cá được tìm thấy đã chết – nguyên nhân của cái chết không được biết – việc khám phá đã nâng cao hy vọng rằng chủng loại vẫn còn sống trong Mekong.

“Sau trên 2 thập niên làm việc với chủ đề nầy, tôi rất vui sướng để xác nhận sự hiện diện của loài thú đặc thù nầy,” Chan Sokheng, một nhà sinh học của Cơ quan  Quản trị Thủy sản Cambodia nói.  “Nó có nghĩa vẫn còn hy vọng, ngược với may mắn, để bảo tồn con cá đáng kể toàn cầu và khác biệt một cách tiến hóa nầy cho các thế hệ tương lai.”

Việc tài trợ mới nhất là một trong một loạt khám phá sửng sốt ở dưới nước  trong vùng Mekong ở Cambodia.  Đầu năm nay, nhiều đàn cá trích Mekong lớn được báo cáo trong vùng, và trong tháng 6 các khoa học gia và thành viên của cộng đồng địa phương đã gắn thẻ và thả một con cá đuối nước ngọt khổng lồ nặng 661 lbs (300 kg), được công nhận là cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới bởi Guinness World Records (Kỷ lục Thế giới Guinness).

“Năm nay là năm vô dịch của những ngạc nhiên động vật hoang dã trên Mekong, nhưng trận đấu chưa kết thúc và chiến thắng cho đa dạng sinh học vẫn rất khó đến,” Hogan nói.

Sông Mekong, chảy qua 6 quốc gia Á Châu, nó là một điểm nóng đa dạng sinh học toàn cầu và là nơi cư trú của gần 1.000 chủng loại cá khác nhau, gồm có một số cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.  Nhưng sông và các phụ lưu của nó, đã duy trì sinh kế của hàng chục triệu người, đã bị áp lực ngày càng tăng trong những năm gần đây vì việc xây đập, đánh bắt thái quá, và thay đổi khí hậu, khiến cho các loại cá lớn hơn chịu rủi ro đặc biệt.

Siêu động vật nước ngọt (được định nghĩa là thú vật có thể lớn hơn 200 lbs [91 kg] và thuộc vào hàng bị đe dọa nhiều nhất trên thế giới, với các chủng loại ở Á Châu giảm 97% kể từ năm 1970.  Một trong những chủng loại Mekong lớn nhất, cá tra dầu Mekong, ít khi thấy trong tự nhiên nữa, mặc dù sự biến mất thường trực của cá chép salmon khổng lồ là sự tuyệt chủng được xác nhận lần đầu tiên của loại cá khổng lồ trong Mekong.

Trên toàn cầu, sự tuyệt chủng của các loại cá nước ngọt đã trở nên thường xuyên hơn, một dấu hiệu các nhà khoa học nói, suy thoái tăng tốc của môi trường ở dưới nước.  Trong khi đó, một số chủng loại thú vật ở trên bờ từng bị lo sợ bị mất trong những năm gần đây đã tái xuất hiện, chằng hạn như ong khổng lồ Wallace, dơi cổ trọc ăn trái Phiippines và thằn lằn khổng lồ La Palma.  Những sự sống lại ngạc nhiên như thế thường là kết quả của sự hợp tác giữa cư dân địa phương và các nhà khoa học, là cái đã xảy ra trong trường hợp của cá chép salmon khổng lồ.

“Những tái khám phá gần đây dọc theo Mekong là kết quả của tầm vói đến người dân địa phương, nhiều người có kiến thức sâu rộng và dựa  vào sông và những sinh vật hoang dã của nó.” Chea Seila, quản đốc dự án Wonders of the Mekong, chuyên viên sinh kế, và người ủng hộ lâu đời cho việc nghiên cứu do cộng đồng cầm đầu, nói.

Sự sống lại của cá chép salmon được xác nhận sau khi chủng loại dài 3 feet (1 m) xuất hiện ở chợ, nơi nó được công nhận như cái gì đó không bình thường bởi một người bán cá địa phương, người đã chụp ảnh con cá.  Người lái buôn đoạn liên lạc với Sokheng về cái ông gọi là “trey chamlek,” một câu trong ngôn ngữ Khmer có nghĩa là “cá lạ.”  Từ hình ảnh, Sokheng có thể xác định nó là cá chép salmon khổng lồ dựa trên cái miệng rất tròn, sọc màu vàng trên đầu, và dạng hình thoi của cá salmon, một dạng được cho là để thích ứng với các thác nước sâu của Mekong và thực phẩm chánh của cá.

Các nhà khoa học sẽ dùng DNA của con cá chết để phát triển những công cụ khác nhau để nghiên cứu sự phân phối của chủng loại.  Họ cũng hy vọng tìm được thêm chủng loại còn sống để có thể gắn thẻ và thả trở lại sông để nghiên cứu thêm.

“Chúng tôi cần tìm và học hỏi thêm về chủng loại nầy, để biết sự phân phối của nó, lề lối di chuyển, sinh học sinh sản, nơi nó sinh đẻ, và cái có thể làm đực để cứu nó,” Sokheng nói.

Việc khám phá xảy ra trước một hội thảo công tác do Cơ quan Quản trị Thủy sản Cambodia và dự án Wonders of the Mekong tổ chức, và được tham dự bởi đại diện cộng đồng địa phương và các đối tác khác, để vẽ ra nghiên cứu và hành động bảo tồn trong tương lai cho nhiều loại cá có nguy cơ tuyệt chủng của Mekong.  Những hoạt động nầy sẽ gồm có nới rộng sự tham gia của cộng đồng trong việc thu thập dữ kiện thủy sản, nghiên cứu từ xa để biết sinh thái của cá, và lấy mẫu eDNA trong nỗ lực để ghi nhận các chủng loại hiếm.

No comments:

Post a Comment