(A glimpse of China’s largest hydroelectric project along Lancang River: from being responsible neighbor to biodiversity protection vanguard)
Zhao Yusha and Cao Siqi – Bình Yên Đông lược dịch
Global Times – September 25, 2022
Trạm thủy điện Nuozhadu (Nọa Trát Độ). [Ảnh: Zhang Weijia]
Trạm thủy điện đã trở thành người bảo vệ càng ngày càng quan trọng đối với Trung Hoa khi quốc gia đáng cố gắng để thực hiện trung tính carbon trước năm 2060. Nằm trong một tỉnh giàu nước và đa dạng sinh học, Yunnan (Vân Nam) và là trạm thủy điện lớn nhất trong lưu vực Lancang, trạm thủy điện Nuozhadu không chỉ phục vụ như nơi cung cấp năng lượng sạch quan trọng của quốc gia, mà còn có trách nhiệm giúp hạ lưu sông Mekong để giảm bớt hạn hán và ngăn ngừa các quốc gia đó khỏi thiệt hại vì lũ lụt.
Hơn nữa, nó cũng là một nhà hành nghề sáng tạo của triết lý “phát triển xanh” của Trung Hoa vì nó đặt tiêu chuẩn để thiết lập thành phần bảo vệ cây cối và thú vật được giải cứu bên trong trạm. Những điều đó làm cho trạm thủy điện Nuozhadu không chỉ là nơi sản xuất năng lượng sạch, mà cũng là một vườn loại rừng mưa đang đóng góp một phần đáng kể để bảo tồn đa dạng sinh học của quốc gia.
Tháng 9 nấy đánh dấu kỹ niệm 10 năm từ khi đơn vị thứ nhất của trạm thủy điện Nuozhadu, trạm thủy điện lớn nhất trong lưu vưc sông Lancang – trên thượng lưu của sông Mekong nối 6 quốc gia, bắt đầu hoạt động. Một toán truyền thông viếng thăm gồm có các phóng viên Trung Hoa và ngoại quốc, được tổ chức bởi Ủy hội Thủy lợi Changjiang (Changjiang Water Resources Commission) thuộc Bộ Thủy lợi, cũng như Trung tâm Hợp tác Thủy lợi Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Water Resources Cooperation Center), được thiết lập năm 2017 theo Tuyên cáo Sanya (Tây Á) của Phiên họp Lãnh đạo Hợp tác Lancang-Mekong lần thứ 1st trong năm 2016, thăm viếng trạm thủy điện Nuozhadu để có cái nhìn thoáng về cách trạm có thể quản lý trách nhiệm đối với các quốc gia láng giềng và bảo tồn đa dạng sinh học.
Trong chuyến viếng thăm, Global Times được biết rằng trạm sản xuất 23,91 tỉ KWhs mỗi năm, bằng mức tiêu thụ của 9,56 triệu tấn than và tiết kiệm 18,77 tấn carbon phóng thích mỗi năm, làm cho nó là một cái chốt của quốc gia trong việc chuyển đổi sang năng lương sạch, và có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phóng thích carbon cao điểm trước năm 2030 và đạt đến trung tính carbon trước năm 2060.
Nuozhadu là một trong những trạm thủy điện quan trọng nằm trên thượng lưu của sông Lancang. Cùng với 9 trạm khác, chúng sản sản xuất 930 tỉ KWhs kể từ khi hoạt động và tiết kiệm việc sử dụng 330 triệu tấn than đá, theo Zhou Lin, một viên chức cao cấp ở trạm thủy điện Nuozhadu, được diều hành bởi công ty Thủy điện sông Lancang Huaneng, nói với Global Times.
Trạm cũng ngưng kỷ lục của thế giới về điện được phóng thích, vận tốc dòng chảy và theo dõi số của đập, theo Chen Jiangdong, một nhân viên của trạm, nói rằng Nuozhadu dùng kỹ thuật theo dõi số mức độ cao nhất có thể thực hành lập tức và theo dõi đập quanh năm, để bảo đảm việc diều hành và an toàn
Trạm thủy điện Nuozhadu. [Ảnh: Zhang Weijia]
Láng giềng có trách nhiệm
Khi Bắc Bán cầu bị nhận chìm bởi đợt nóng hiếm hoi và hạn hán trong năm nay, một số truyền thông Tây phương bắt đầu một vòng khác để đánh vào các trạm thủy điện của Trung Hoa, nói rằng các trạm của Trung Hoa ở thượng lưu sông Mekong chịu trách nhiệm làm gia tăng hạn hán ở các quốc gia hạ lưu.
Nhưng một nghiên cứu được thực hiện bởi Long Di, một giảng sư của khoa kỹ thuật thủy học của Đại học Tsinghua (Thanh Hoa) và nhóm của ông, nghiên cứu sát sao thủy học của sông Lancang-Mekong, công bố một bài viết trong tháng 8 năm nay, nói rằng chuỗi trạm thủy điện nằm trên thượng lưu sông Lancang không những không làm cho hạn hán ở các quốc gia hạ lưu thêm tồi tệ, nó thật sự gia tăng lượng chảy tràn của các nhánh sông Mekong trong mùa khô.
Theo Zhou, khi sông Mekong gặp hạn hán nghiêm trọng trong năm 2019, các trạm thủy điện nằm ở thượng lưu, chằng hạn như Xiaowan (Tiểu Loan) và Nuozhadu, cắt bớt nước hồ chứa và giảm sản xuất năng lượng, với cái giá của lợi ích kinh tế khổng lồ, để gia tăng cung cấp nước cho các quốc gia ở hạ lưu, và giúp họ đối phó với hạn hán.
Hơn nữa, các quốc gia dọc theo sông Lancang-Mekong tổn thương bởi một trong những trận hạn hán tồi tệ nhất nối liền với El Niño trong ½ thế kỷ. Đáp ứng với yêu cầu của Việt Nam, công ty Thủy điện sông Lancang Huaneng nhanh chóng phối hợp chuỗi trạm thủy điện của sông Lancag để gia tăng cung cấp nước cho các quốc gia sông Mekong. Hạn hán của các quốc gia đó đã giảm lớn lao bởi việc cung cấp nước gia tăng đến 12,6 triệu tấn, và họ bày tỏ lòng biết ơn liên tục cho cử chỉ thân thiện của Trung Hoa.
Zin Mar Htwe, đại biện của Tòa Đại sứ Myanmar ở Trung Hoa, cảm ơn Trung Hoa trong tháng 8 đã liên tục chia sẻ tin tức thủy học với các quốc gia Mekong và cung cấp hỗ trợ cho các dự án được tài trợ bởi cơ chế Hợp tác Lancang-Mekong (LMC).
Mười trạm thủy điện trong chuỗi dọc theo sông Lancang đã gia tăng lớn lao dòng chảy của sông ở hạ lưu là thủy lộ vàng Lancang-Mekong cho mậu dịch và thủy vận quanh năm, giúp thúc đẩy thủy vận và mậu dịch trong các quốc gia sông Mekong.
Nghiên cứu của Long cũng đề nghị rằng chuỗi trạm thủy điện, có thể trữ nước trong mùa mưa, đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa lũ lụt cho các quốc gia ở hạ lưu, chẳng hạn như thượng Lào.
Các con khỉ được giải cứu bởi trạm thủy điện Nuozhadu. [Ảnh: Zhang Weijia]
Một công viên bán hành trình
Ngoài trách nhiệm đối với các quốc gia ở hạ lưu, trạm thủy điện Nuozhadu cũng là một thí dụ để bảo tồn đa dạng sinh thái của vùng chung quah.
Trạm đã xây 15 mu (tương đương với 1 hectare) trung thâm giải cứu thú vật, là cái đầu tiên thuộc loại nầy cho các trạm thủy điện ở Trung Hoa, cho các thú vật bị thương mà nông dân tìm thấy gần đó. Từ khi bắt đầu hoạt động trong năm 2010, trung tâm đã giải cứu 435 thú với 70 chủng loại khác nhau, gồm có 83 thú được bảo vệ hạng nhất chẳng hạn như khỉ duôi heo miền nam và két xám Phi Châu.
“Một khi những thú đó được giải cứu, và có thể sống còn trong hoang dã, chúng tôi thả chúng hay đưa chúng đến các sở thú,” Zhou nói. Rồi ông chỉ vào 2 con kền kền, “chẳng hạn như 2 con đó sống và ăn rất tốt ở trung tâm của chúng tôi, chúng tôi phải giúp chúng sụt cân trước tiên, trước khi thả chúng.”
Cũng có một trung tậm chuyên về cá ở trạm. Với sự hợp tác của các nhà khoa học, trạm đã thành công trong việc tái sinh sản nhân tạo cho cá hiếm chẳng hạn như cá chép đỏ và cá tra trực thăng và quản lý để tái sinh sản cá tra quỷ không lồ lần đầu tiên ở Trung Hoa.
“Chúng tôi cũng nói thủy sản và người dân ở láng giềng cho chúng tôi cá hiếm họ tìm thấy trong thiên nhiên, chẳng hạn như các tra quỷ không lồ và tưởng thưởng họ vài ngần yuan nếu họ làm thế,” Gong Bin của trạm thủy điện Nuozhadu nói với Global Times.
Một cặp gấu đen, là chị em, được giải cứu bởi trạm thủy điện Nuozhadu.
[Anh: Zhang Weijia]
Nằm trong một trong những tỉnh đa dạng sinh học nhất – Yunnan, trạm thủy điện Nuozhadu được dành cho 67.333 m2 không gian góp phần vào việc bảo tồn đa dạng sinh học. Từ khi “vườn thực vật” nhỏ bắt đầu hoạt động trong năm 2012, nó trở thành nơi cư trú của 2 loại cây được bảo vệ hạng nhất của Trung Hoa, cycas balansae (tuế đá vôi) và cycas pectinate (thiên tuế); 7.615 cây được bảo vệ hạng hai và 985 cây được bảo vệ hạng ba.
Khi phóng viên của Global Times viếng thăm vườn thực vật, nhiều loại cây đó được bảo vệ cẩn thận bằng hàng rào và lưới thép mịn.
Việc chăm sóc cây cối và thí vật cẩn thận như thế không chỉ làm cho trạm thủy điện Nuozhadu một khu vườn kiểu rừng mưa thú vị để đi vòng quanh, nó cũng biểu hiện khái niệm “ưu tiên sinh thái, phát triển xanh” của trạm. Và mặc dù lăng kính của Nuozhadu, nó cũng rõ ràng rằng triết lý “phát triển xanh” của quốc gia được chấp nhận rộng rãi ở Trung Hoa, quốc gia sản xuất thủy điện lớn nhất thế giới.
Lá rộng của cây mè trong vườn của trạm thủy điện Nuozhadu.
[Ảnh: Zhang Weijia]
No comments:
Post a Comment