Monday, January 23, 2023

ĐÀN ÁP VÀ SỤP ĐỔ SINH THÁI ĐẨY NGƯ DÂN RA KHỎI HỒ TONLE SAP

 (Crackdowns and ecological collapse drive fishers from Tonle Sap Kake)

 

Anton L. Delgado – Bình Yên Đông lược dịch

The Third Pole – January 10, 2023

 

Các cộng đồng đánh cá trên hồ Tonle Sap ở Cambodia đang chật vật để duy trì cuộc sống truyền thống, khi luật lệ và việc tiếp cận đung đưa trên con lắc chánh trị - và dân số cá giảm.

 

Như cha mẹ và ông bà của bà, Thi Bay đã kiếm sống bằng việc đánh cá trọn đời trên hồ Tonle Sap ở Cambodia.  Nhưng sự kết hợp của hệ sinh thái đang sụp đổ và việc quản lý luôn luôn thay đổi đang buộc bà già 70 tuổi phải để việc đánh cá ở phía sau.

Thay vào đó, Thi Bay nay phải mất vài ngày một tuần bể bắt ốc ở ngoại ô làng, Chong Kneas, một trong vài cộng đồng nhà nổi dọc theo bờ của hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á.  Bà bán hầu hết ốc cho người địa phương, họ thích mua trực tiếp từ ngư dân để bảo đảm sản phẩm tươi.  Điều nầy vừa đủ để nuôi bà và đứa cháu gái, Thi Bay nói trong khi bắt một con ốc khác từ cái bẫy.

“Tôi thích đánh cá hơn.  Không ai mua ốc mỗi ngày,” bà nói.  Nhưng mặc dù có sự đàn áp việc đánh cá trái phép trên hồ - và những luật lệ luôn luôn thay đổi chung quanh cái được phép và ở đâu – bà không dám đi đánh cá.  “Chúng tôi gặp rắc rối nếu chúng tôi làm bất cứ cái gì trái phép.  Nhưng ngay nếu tôi không có lỗi, tôi không muốn gặp rủi ro.”

 


 

Sau một đời đánh cá, Thi Bay đã chuyển sang nghề bắt ốc, theo sau sự thay đổi chánh sách thình lình trên hồ Tonle Sap.  “Tôi không ở trên hồ nhiều ngày.  Nhưng khi tôi ở trên hồ, tôi chỉ bắt ốc,” bà nói. [Ảnh: Anton L. Delgado]

 

Luật lệ và quy định chung quanh việc đánh cá trên Tonle Sap – với lũ lụt theo mùa thường được xem như ‘nhịp tim của Mekong’ – đã đung đưa trên con lắc chánh trị trong thập niên qua.  Nhiều thay đổi nầy đã trùng hợp với chu kỳ bầu cử cấp quốc gia và xã ấp ở Cambodia.

Trong lúc tiền bầu cử 2012, Thủ tướng Cambodia Hun Sen đã bãi bỏ mô hình đánh cá tư nhân đã có 1 thế kỷ trong một cố gắng dân gian để mở hồ cho mọi người.

Nhưng 10 năm sau, với hàng triệu USD được đầu tư trong việc sửa chữa thành phần thủy sản của Cambodia, Hun Sen loan báo một sự đàn áp việc đánh cá trái phép trên Tonle Sap, khiến hồ lảo đảo trở lại việc quản lý hạn chế hơn.  Chánh thức, đàn áp chỉ có ảnh hưởng đến những người áp dụng các phương pháp trái phép, như đánh cá bằng điện.  Nhưng sự hưởng thụ khi những lệnh nầy được thi hành đã gây lo sợ cho nhiều ngư dân khác, như Thi Bay, trong khi tiền phạt và tịch thu dụng cụ đã khiến cho cư dân của các làng nổi trên hồ chật vật để tìm cuộc sống mới.

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

CÁC ĐẬP Ở THƯỢNG LƯU ĐANG LÀM NGẬP RỪNG NGẬP NƯỚC ĐƯỢC BẢO VỆ Ở CAMBODIA

 (Upstream dams are drowning Cambodia’s protected flooded forest)

Marta Kasztelan – Bình Yên Đông lược dịch

The Third Pole – January 13, 2023

 

Mực nước cao trong mùa khô ở khu Ramsar Stung Treng

 đã là thảm họa cho hệ sinh thái đặc thù và cư dân.

 

Mặt của Kong Chanthy sáng lên khi ông nhớ lại quá khứ.  30 năm trước, rừng ngập nước ở giữa sông Mekong ở đông bắc Cambodia, ngay phía dưới biên giới với Lào, đầy đời sống và cộng đồng thịnh vượng.

Rừng không chỉ cung cấp cuộc sống cho 13.000 người sống dọc theo sông ở phía bắc thị trấn Stung Treng, Kong nói, ông là trưởng cộng dồng đánh cá và du lịch sinh thái ở xả O’Svay.  Nó nuôi dưỡng chim và cá có nguy cơ tuyệt chủng, một số di cư lên Mekong từ hồ Tonle Sap ở vùng tây bắc của quốc gia – nền thủy sản nội địa lớn nhất trên thế giới, cung cấp cho Cambodia 60% chất đạm.  Và buội rậm và cây cối cũng tạo nơi ẩn náu của thú sông tránh thú ăn thịt và nơi sinh sản an toàn.

“Chúng tôi bỏ muối vào thuyền, dùng đèn, đập mái chèo vào thuyền và cá nhảy vào thuyền,” Kong nói, nhớ lại đêm đánh cá trong thập niên 1980s.  Kong đã mất nhiều năm nghiên cứu hệ sinh thái đặc thù nầy và những loại cá của nó cho một tổ chức nghiên cứu nhà nước và các nhóm phi chánh phủ.

 

Thai Sakhan, một nông dân có 9 đứa con sống trong xã O’Svay, lặt lá từ một nhánh cây cắt từ rừng ngập nước.   

Người đia phương dùng lá của một số loại cây để nấu canh và xào. 

[Ảnh: Andy Ball]

 

Ngư dân địa phương thỉnh thoảng cũng hái trái cây trong rừng ngập nước để dùng làm mồi.

  Những trái cây giống như mận nầy từ cây Nauclea orientalis, thường trồng ở mép nước. 

[Ảnh: Andy Ball]

 

Một ngư dân đánh cá giữa các cây trong rừng ngập nước.   

Hệ sinh thái đặc thù nầy không tìm thấy ở bất cứ khúc sông Mekong khác.

 [Ảnh: Andy Ball]

 

Đa dạng sinh học khác thường của vùng không phải không được lưu ý.  Trong năm 1999 rừng ngập nước được công nhận là Đất ngập nước Quan trọng Quốc tế dưới Quy ước Ramsar của UNESCO.

Bao trùm một diện tích rộng 14.600 hectares, khu Ramsar là một hệ sinh thái chỉ có thể tìm thấy dọc theo khúc sông 40 km của Mekong.  Khung cảnh biểu tượng của rừng – cây đa, với những nhánh giống như xúc tu quấn chung quanh cây keo to lớn – thích ứng với các điều kiện đặc thù, và thu hút du khách quốc tế.  Như dân số cá heo nước ngọt trong hố sâu gần đó, thành viên cuối cùng đã chết hồi năm ngoái.

Các cây, một số cao đến 25 m, thay đổi với dao động theo mùa của sông.  Chúng rụng lá khi Mekong lan rộng với mưa mùa và chúng bị ngập.  Rồi khi mực nước tụt xuống trong mùa khô, thường từ tháng 10 đến đầu tháng 5, chúng khô đi và mọc lá mới.

 

Cây chết trong một phần của rừng ngập nước vào tháng 12, giữa mùa khô.  Các nhà nghiên cứu nói rằng mực nước cao bất thường vì các đập ở thượng lưu ở Lào và Trung Hoa xả nước đang ngăn chận rừng khô đi như nó phải vào lúc nầy trong năm, giết chết cây.

[Ảnh: Andy Ball]

 XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

SIÊU ĐẬP, DỰ ÁN THỦY NÔNG ĐUỔI CÁC CỘNG ĐỒNG VEN SÔNG THÁI ĐI KHỎI NƯỚC

 (Mega-dams, irrigation projects choking Thai river communities off from water)

Nicha Wachpanichi – Bình Yên Đông lược dịch

Coconuts Bangkok – 2 November 2022

 


Trong tháng 6 năm 2022, Chantha Chanthathong từ nhà ông ở đông bắc Thái Lan đi đến Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã ở Bangkok.  Cùng với khoảng 100 dân cùng làng, ông là một phần của nhóm yêu cầu bồi thường cho hàng ngàn người nói họ chịu ảnh hưởng tiêu cực của một loạt các dự án thủy nông lớn và trung bình với ý định “làm xanh” vùng đông bắc Thái Lan.

“Chúng tôi đang làm để làm nhẹ bớt lo ngại của chúng tôi trong nhiều thập niên đấu tranh,” ông nói về việc biểu tình.  “Tôi không biết khi nào nó sẽ chấm dứt, nhưng tôi hy vọng chúng tôi có thể mang nhịp đập của sông trở lại.”

Chanthathong sống ở Ban Don Kaeo, một làng ở đông bắc Thái Lan nằm giữa đập Roi Et và Yasothon-Phanom Phnai trên sông Chi.  Hoàn tất trong năm 2000, các đập là một phần của Kong-Chi-Mun, hay KCM, một dự án thủy nông, liên quan đến việc xây cất 14 đập lớn trên sông Chi và Mun, cả 2 là phụ lưu của Mekong.

 

Bản đồ cho thấy các phụ lưu của Mekong ở đông bắc Thái Lan.

 

Ý tưởng chuyển nước từ các sông, kể cả Mekong, để dẫn tưới đất canh tác ở vùng phía bắc khô hơn của Thái Lan đã là một mục tiêu nhiệt thành của nhiều chánh phủ liên tiếp,  Nhưng những siêu dự án nầy từ lâu đã bị chỉ trích bởi các cộng đồng địa phương.

Chanthathong và láng giềng của ông nói họ đã trải qua ngập lụt thường xuyên nhà cửa của họ từ khi xây cất các đập, và rằng chúng làm gián đoạn dòng chảy theo mùa mà họ thường dựa vào để trồng lúa.  Ông nói đáp ứng kém từ giới chức quốc gia trong việc đáp ứng với những lo ngại của họ đã khiến ông xuống đường phố của thủ đô.

“Chúng tọi có bằng chứng rằng dự án chuyển nước Mekong mang lại những ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn lợi ích mà họ nói,”  Sisirak Saduak, người làm việc với các cộng đồng đại diện cho một NGO địa phương trong lưu vực sông Chi, nói.

Một đông bắc xanh

Kể từ khi dự án KCM được nội các chấp thuận trong năm 1989, các dự án hạ tầng cơ sở đã nở rộ trên khắp các phụ lưu Mekong ở đông bắc Thái Lan.  Hai đập đầu tiên, Rasi Salai và Hua Na trên sông Mun, làm ngập ruộng lúa, làng mạc và rừng ngập nước nơi người dân địa phương lấy cỏ, đưa đến nhiều thập niên chống đối.

Được loan báo lúc đầu như một đập tràn cao su nhỏ, vào lúc nó được hoàn tất trong năm 1994, Rasi Salai là một dự án thủy nông bằng bê tông có 7 cửa xả nước cắt ngang sông Mun, phụ lưu Mekong lớn nhất ở Thái Lan.  90 km về phía thượng lưu, đập Hua Na theo sau trong năm 1999, và có kích thước gấp đôi Rasi Salai.

Hai đập nầy trên nguyên tắc thay đổi cuộc sống của hàng ngàn dân làng.  Một số mất nhiều acres ruộng lúa như đất bị ngập và nhiễm mặn gia tăng, vì đá muối ở dưới đất.  Ngư dân buộc phải thích ứng với những thay đổi của dòng nước và số cá.

 

Một ngư dân quăng lưới dưới bóng của đập Hua Na trên sông Mun ở Thái Lan, một phần của dự án thủy nông Kong-Chi-Mun gây tranh cãi. [Ảnh: Luke Duggleby]

 

Các thành viên của Hội đồng của Người nghèo, một tổ chức giúp đõ các cộng đồng trong việc tranh đấu chống lại ảnh hưởng của đập Rasi Salai và Hua Na, gặp nhau hàng tháng để thảo luận các vấn đề của họ. [Ảnh: Luke Duggleby]

 

Vì mức độ chống đối của quần chúng, các đập và dự án KCM trở nên bị bêu xấu và công việc tiếp theo bị ngưng lại.  Nhưng các cộng đồng bị ảnh hưởng đã tranh đấu để được bồi thường và hỗ trợ kể từ đó.

“Nhà nước cần trả lại quyền quản lý nước cho người dân biết rõ nhất về môi trường của họ,” Saduak nói.  “Tất cả vấn đề từ các đập được xây 30 năm trước chưa được giải quyết và chánh phủ vẫn tiến hành một siêu dự án chuyển nước mới,” ông nói.

Chaiya Chantree, 50 tuổi, là xã trưởng của làng Ban Nong Orn, trên bờ sông Mun cách đập Hua Na vài km trong tỉnh Sisaket.  Ông nhớ lại khi vùng nầy còn nguyên thủy, đầy đời sống phong phú.

 XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

Saturday, January 21, 2023

CÁNH THIỆP CHÚC XUÂN QUÝ MÃO 2023

 

 


KÍNH CHÚC QUÝ ĐỘC GIẢ, THÂN HỮU CÙNG TÒAN GIA QUYẾN

NĂM MỚI AN KHANG - THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Blogger Nhóm LymHa

  

 

"LY RƯỢU MỪNG" - Phạm Đình Chương 

 Ban hợp ca Thăng Long


 


 .

Sunday, January 15, 2023

  CAMBODIA TÌM KIẾM TÌNH TRẠNG DI SẢN THẾ GIỚI UNESCO ĐỂ BẢO VỆ ĐIỂM NÓNG ĐA DẠNG SINH HỌC MEKONG

(Cambodia Seeks UNESCO World Heritage Status to Protect a Mekong Biodiversity Hotspot )

Tom Fawthrop – Bình Yên Đông lược dịch

The Diplomat – December 28, 2022

 

Xem cá heo gần hố sâu Kampi trong tỉnh Kratie.

 

Câu chuyện có lẽ thành công ngoạn mục cho việc bảo tồn toàn cầu có thể bị trật đường rầy nếu dự án đập khổng lồ được bật đèn xanh.

Một kế hoạch táo bạo của Cambodia để được tình trạng Di sản Thế giới dọc theo khúc sông Mekong của họ, nơi sông chảy tự do đã nuôi dưỡng một số đa dạng sinh học lớn nhất của thế giới, có thể cung cấp việc nghỉ ngơi cho dòng sông đang gặp nguy cơ chết người từ các đập và khai thác quá mức, các chuyên viên nói.

Ở Phnom Penh, Phó Quản đốc Neth Pheaktra của Bộ Môi trường chia sẻ kế hoạch của họ để đạt được sự công nhận di sàn thế giới UNESCO cho tất cả đa dạng sinh học phong phú được tìm thấy dọc theo khúc sông Mekong dài từ biên giới Lào đến tỉnh Kratie trên 200 km về phía hạ lưu.

Marc Goichot, chuyên viên về nguồn nước ngọt và Mekong của Quỹ Thiên nhiên Toàn Thế giới (World Wide Fund for Nature (WWF)), hoan nghênh sự lựa chọn vị trí nầy.  “Sự khác biêt rộng lớn của nơi cư trú dọc theo phần nầy của Mekong ở Cambodia tạo nên những điều kiện hoàn hảo cho đời sống hoang dã phát triển, làm cho vùng nầy một vùng kỳ diệu cho đa dạng sinh học nước ngọt,” ông nói.  WWF đang hỗ trợ trong việc chuẩn bị đơn của chánh phủ đến UNESCO.

Goichot xem đề nghị UNESCO như một bước phấn khởi cho việc bảo tồn các sông của hành tinh.  “Vị trí Di sản Thế giới Mekong được đề nghị sẽ đóng một vai trò trong việc bảo vệ đa dạng sinh học của hành tinh “vì vị trí được chọn gồm có 195 hố sâu cung cấp nơi ẩn náu cho di ngư và nơi sinh sản cho các chủng loại có nguy cơ tuyệt chủng quan trọng toàn cầu gồm có, cá heo Irrawaddy, cá đuối khổng lồ, và cá tra dầu.”

“Đạt được sự công nhận của UNESCO cũng sẽ giúp bảo vệ 40 chủng loại bị nguy hiểm trên danh sách đỏ của IUCN, trong một trong những nơi có đa dạng sinh học tốt nhất trên thế giới mở ra một chương mới trong việc bảo tồn đời sống hoang dã ở Cambodia,” Neth Pheaktra phấn khởi.

Cambodia đã có 3 vị trí di sản, gồm có truyền thuyết Angkor Wat và 1 vị trí di sản thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyễn được UN hậu thuẫn thành công và nơi cư trú của chim trên Tonle Sap, hồ nội địa lớn nhất trong khu vực.

Các chuyên viên UNESCO ở Phnom Penh dự đoán rằng đơn để thêm một khu bảo tồn đa dạng sinh học dọc theo Mekong như một vị trí di sản thiên nhiên sẽ được cứu xét nhanh, vì nó có thể là một đóng góp lớn lao để thực hiện các thỏa thuận đạt được ở Hội nghị Đa dạng sinh học Liên Hiệp Quốc (LHQ) COP15.

Làng Kampi, ở ngoại ô của thị trấn Kratie, nằm dọc theo một khúc sông Mekong được biết với việc xem cá heo và hoạt động du lịch sinh thái.  Nơi nầy cũng được xếp hạng như một trong những điểm đa dang sinh học phong phú nhất trên thế giới và là nơi ẩn náu của nhiều chủng loại có nguy cơ tuyệt chủng.  WWF đã liệt kê trên 411 loại cá cư ngụ ở đây (trong số 1.100 của toàn thể sông Mekong), cùng với 281 loại chim và 16 loại bò sát.

Ngoài 92 con cá heo Irrawaddy còn sống sót, các chuyên viên đời sống hoang dã phấn khởi bởi cá đuối khổng lồ hiếm thấy được ngư dân bắt được trong năm 2022, một con cá khổng lồ hầu như chỉ ở trong các hố sâu nhất của sông.

 


Zeb Hogan, cầm đầu dự án Wonders of the Mekong, nói con cá đuối bắt được trong năm 2022 là một nhắc nhở của tầm quan trọng sinh thái của khúc sông Mekong chung quanh Stung Treng, “xuất hiện như nơi ẩn náu cuối cùng của nhiều loại siêu thú vật biểu tượng ở dưới nước,” gồm có cá heo Irrawaddy, rùa mai mềm và cá hô. [Ảnh: Wonders of the Mekong team, Cambodia.]

Tin tốt và tin xấu

Tin tốt – rằng có nhiều chủng loại có nguy cơ tuyệt chủng như vậy cuối cùng có thể được sự bảo vệ mà chúng đáng được – nhưng không may bị làm hỏng bởi một số tin xấu.  Đây có lẽ là câu chuyện thành công ngoạn mục của việc bảo tồn toàn cầu có thể bị trật đường rầy nếu một dự án đập khổng lồ núp ở chân trời, và đang được cỗ võ bởi trùm tư bản Cambodia Okna Kith Meng, luôn luôn kiếm đèn xanh để tiến hành.

Trong khi Bộ Môi trường đang soạn thảo các kế hoạch để bảo vệ tốt hơn một trong vài nơi chưa ngăn đập còn lại trên Mekong, Okna Kith Meng – chủ tịch của Nhóm Hoàng gia, xây dựng cơ đồ từ bất động sản, viễn thông, và hợp tác với các nhà đầu tư quốc tế - đã lẵng lặng đạt được giấy phép từ Bộ Năng lượng và Hầm mỏ, để thực hiện nghiên cứu khả thi để làm sống lại đập gây tranh cãi Stung Treng.

Có thừa những nghiên cứu khoa học, từ ý định đầu tiên để xây đập Stung Treng trong năm 2007, cho đến nay đã can ngăn chánh phủ đừng tiến hành dự án.  Mất mát đối với thủy sản, đời sống hoang dã, và cuộc sống nông thôn của hàng trăm ngàn người vượt quá bất cứ lợi ích của điện, theo phúc trình gần đây nhất của WWF được công bố trong năm 2018.

Một dự án khác  ở Cambodia, đập Sambor nằm ở hạ lưu Stung Treng bị lên án như một cách để “giết Mekong” bởi phúc trình cố vấn của Natural Heritage Institute ở Hoa Kỳ, bị rò rỉ đến The Guardian.

Nhiều người Cambodia chật vật để hiểu tại sao bất cứ công ty nào muốn làm sống lại một đập đã 2 lần bị từ chối, và cái mà hầu hết quan sát viên Mekong giả sử đã chết và chôn, sau loan báo trì hoãn đập trong năm 2020.

Hai cốt chuyện mâu thuẫn: Chánh phủ đứng ở đâu?

Chỉ hơn 1 năm trước, 10 NGOs Cambodia khen ngợi chánh phủ về lời hứa ở COP26, hội nghị Thay đổi Khí hậu LHQ được tổ chức ở Scotland.  “Chúng tôi vô cùng cảm ơn các nỗ lực của Chánh phủ Hoàng gia Cambodia  để tìm nguồn năng lượng thay thế cùng với cam kết để cấm thủy điện, và không xây bất cứ nhà máy điện than mới,” họ nói.

Say Samal, bộ trưởng môi trường, đưa ra những cam kết năng lượng tiến bộ của Cambodia tại thượng đỉnh COP26 trong tháng 11 năm 2021.  Nhưng chỉ 6 tuần sau,chánh sách nầy đã gây thắc mắc khi Bộ Năng lượng và Hầm mỏ lẵng lặng chấp thuận yêu cầu của trùm tư bản Cambodia để tiến hành nghiên cứu khả thi về việc làm sống lại đập Stung Treng.  Nghiên cứu, được chấp thuận trong tháng 12 năm 2021, được hoàn tất trong tháng 6 năm 2022 mà không có tham vấn với các cộng đồng Stung Treng.  Tiến hành nơi Bộ Năng lượng và các bộ khác thật sự đứng trên đe dọa đối với giấc mơ bảo tồn được thế giới công nhận của Bộ Môi trường không phải là một công việc dễ dàng.

Trong cuộc phỏng vấn của tôi với Neth Pheaktra, ông nhiệt liệt nhấn mạnh, “Chúng tôi sẽ không xây bất cứ đập mới nào.  Nó cũng ở trong phần trình bày của chúng tôi ở COP27 [hội nghị Thay đổi Khí hậu LHQ 2022] và tạo thành căn bản của đơn UNESCO của chúng tôi.”

Heng Leang, tổng giám đốc ở Bộ Năng lượng và Hầm mỏ, cũng đáp ứng, “Không có đập nào có thể được phép rên Mekong.”  Và đồng nghiệp cao cấp của ông Tun Lean, một phụ tá, cũng xác nhận “Chánh sách của chánh phủ Cambodia không cho phép đập trên dòng chánh.”

Giám đốc chương trình Mekong của Hiệp hội Stimson ở Hoa Kỳ, Brian Eyler, người ở Phnom Penh gần đây, đã nhận được các câu trả lời tương tự.  “Các bộ trưởng Cambodia từ nhiều cơ quan tiếp tục cung cấp bảo đảm rằng họ đang đứng vững trên các cam kết về (không có đập) Stung Treng,” ông nói.  Eyler đề nghị, “Chúng ta nên giữ những tuyên bố nầy mà không thắc mắc hay nghi ngờ.”

Tuy nhiên, nó có vẻ khá lạ lùng, là không ai trong chánh phủ dám chia sẻ chánh sách “không đập” chánh thức với Okna Kith Meng, chủ tịch của Nhóm Hoàng gia, cũng là đương kim chủ tịch của Phòng Thương mại Cambodia.

Mặc dù là chủ của CNC, một đài TV hàng đầu của Cambodia, và tài sản viễn thông lớn lao, Okna Kith Meng luôn luôn từ chối  được phỏng vấn bởi truyền thông.  Emails đến Nhóm Hoàng gia của ông không được trả lời.

Okna Kith Meng trước đây đã cỗ võ việc xây cất Hạ Sesan 2, được tài trợ và xây cất bởi đối tác Trung Hoa công ty quốc doanh Huaneng Corporation và những chi nhánh.  Xã hội dân sự lập luận rằng đập là tai họa cho thủy sản và cho Mekong, trong khi cũng nhổ tận gốc các cộng đồng địa phương.

Điều ám ảnh của đập Stung Treng được làm sống lại bởi cùng công ty đã xây đập Hạ Sesan 2 đáng nguyền rũa trên một trong những phụ lưu quan trọng nhất của Mekong, là một viễn cảnh đáng sợ.  Nó đang gieo lo sợ và báo động giữa các cộng đồng đánh cá theo Mongabay, một tạp chí môi trường.

Nếu Nhóm Hoàng gia tiến hành với đập Stung Treng 1.400 MW, hậu thuẫn bởi các nhà đầu tư tương tự và với việc xây cất đến từ công ty quốc doanh Huaneng Corporation, nó sẽ củng cố thêm sự kiểm soát Mekong của Trung Hoa.  Nó cũng sỉ nhục chánh phủ Cambodia có hiệu quả bằng cách xé nhỏ sự tín nhiệm trong việc thất bại để thi hành việc trì hoãn thủy điện Mekong.

 

Chỉ có 90 cá heo còn lại dọc theo Mekong. 

Nay, chúng chỉ được tìm thấy giữa Stung Treng và Kratie dọc theo sông.

[Ảnh: WWF]

 

Phó giám đốc Cơ quan Hành chánh Tình Stung Treng Men Kung cung cấp một số chi tiết cho The Phnom Penh Post: “Chỉ có nghiên cứu khả thi đã được tiến hành, nhưng đây không phải là nghiên cứu để xây [đập], chỉ có thể tiến hành, nếu chánh phủ rõ ràng bật đèn xanh cho nó.”

Điều đó chắn chắn chưa xảy ra.  Thủ tướng kỳ cựu Hun Sen, người vừa đề nghị với Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu Châu, và cố gắng để bớt lệ thuộc vào Beijing (Bắc Kinh), chưa công bố gì về hai cốt chuyện về Mekong mà ông ưa thích, và sự chọn lựa nào sẽ giúp cho di sản lâu dài của ông.

Con dấu chấp thuận của UNESCO đã mang lợi ích lớn lao toàn thế giới, nhưng đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển nghèo tài nguyên.  Nó nâng cao việc bảo vệ, tài trợ và phục hồi nhiều vị trí, đưa đến sự hiểu biết của quần chúng nhiều hơn, gia tăng du khách đến thăm.  Các chánh phủ cũng xem các Khu Di sản Thế giới như nâng cao uy tín quốc gia và nâng cao tình trạng như một quốc gia nên xem để thăm viếng.

Nếu Hun Sen có thể được thuyết phục rằng Khu Di sản Thế giới LHQ tiên phong nầy sẽ nâng cao thế đứng quốc tế của chánh phủ ông, gia tăng uy tín như một điểm đến du lịch trên thế giới và thu viện trợ Tây phương tất cả cùng lúc, thì nó có thể là https://thediplomat.com/2022/12/cambodia-seeks-unesco-status-to-protect-a-mekong-biodiversity-hotspot/retirement in 2023.

Eyler cũng xem nhiều lợi ích từ việc chấp thuận của UNESCO.  “Nó sẽ giúp Cambodia để duy trì cam kết của họ không phải xây đập trên hay chung quanh khúc sông nầy.”

Nhưng là một phân tích viên kỳ cựu của khu vực, và biết những thay đổi ngạc nhiên của chánh trị Cambodia, ông thận trọng một cách khôn ngoan, “Ủng hộ cho việc bảo tồn là một cuộc đấu tranh liên tục và không dứt ở Cambodia và cần thêm tài nguyên để các nhà hoạt động có thể duy trì các nỗ lực của họ.”