Monday, January 9, 2023

KHI KHÍ HẬU THAY ĐỔI, NÔNG DÂN MEKONG THỬ LÚA NỔI

 (As climate changes, Mekong farmers try floating rice)

Thanh Hue – Bình Yên Đông lược dịch

Mekong Eye – 12 December 2022

 

Nông dân Bùi Bích Tiên, 52 tuổi, cầm cây lúa nổi mọc cao hơn ông trong ruộng lúa của ông trong mùa nước nổi ở ấp Vĩnh An, tỉnh An Giang, Việt Nam. [Ảnh: Thanh Hue]

 

Nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) quay trở lại giống lúa bản xứ để chống lại lũ lụt không thể đoán trước khi các đập ở thượng lưu ảnh hưởng dòng chảy

 

AN GIANG, VIET NAM – Trước trận mưa đầu tiên trong tháng 8 của mùa lũ ở ĐBSCL của Việt Nam, Bùi Bích Tiên bắt đầu gieo hạt.  Trong 6 tháng tiếp theo, khi lũ lụt hàng năm từ thượng lưu làm ngập đất canh tác của ông ở ấp Vĩnh An, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, lúa mọc theo và nằm trên mực nước đang dâng.

Đây không phải là loại lúa bình thường.  Được gọi là lúa nổi hay lúa nước sâu, khi mực nước dâng lên, cây lúa mọc nhanh hơn nó, có thể cao đến 3 m.  Nó từng là thức ăn chánh, nuôi sống nông dân trên khắp 5 quốc gia Mekong.

Tiên, 52 tuổi, là một trong vài nông dân tiếp tục truyền thống nầy.  Ông đã trồng chủng loại nầy từ khi ông thừa hưởng 1,5 hectares đất trong năm 1999.

 


“Chúng tôi trồng lúa nổi chủ yếu để bồi dưỡng đất cho mùa tới và để gia đình tiêu thụ,” Tiên nói sau một buổi chiều đứng trong nước lũ sâu đến cổ và điều chỉnh các cây lúa đã mọc cao hơn đầu ông.  Vào mùa khô, đất canh tác của ông sẽ sẵn sáng để trồng khoai mì, đất giàu phù sa được lúa nổi giữ lại trước đây.

Tuy nhiên, lúa không có nhu cầu cao.  “Những người đến tìm lúa nổi hầu hết là những người ăn chay ở chung quanh đây vì nó sạch – nó không đòi hỏi phân bón hay thuốc trừ sâu,” Tiên nói thêm.  “Lúa thật sự không có mùi vị.”

Các nhà nghiên cứu ở Viện Thay đổi Khí hậu của Đại học An Giang đang cố gắng để thay đổi điều đó.  Từ năm 2012, họ đã cố gắng để phát triển một giống lúa nổi có sức chịu đựng và ngon hơn để bảo tồn loại lúa bản xứ nầy, trong khi cũng xem nó như một giải pháp để thích ứng với thay đổi và khủng hoảng khí hậu trong dòng chảy vì các đập thủy điện ở thượng lưu.

“Quay lại trồng lúa nổi truyền thống là một trong các mô hình mà chúng tôi hy vọng sẽ tạo thay đổi,” Lê Thanh Phong, phó giám đốc của Viện Thay đổi Khí hậu, nói.


Không ảnh ruộng lúa bị ngập trong tỉnh An Giang trong mùa nước nổi.

[Ảnh: Thanh Hue]

Cây lúa nổi trong ruộng lúa trong mùa nước nổi ở ấp Vĩnh An, tỉnh An Giang.

[Ảnh: Thanh Hue]

 

ĐBSCL là một đồng bằng thấp giàu đa dạng sinh học.  Lũ lụt hàng năm, được gọi là mùa nước nổi ở địa phương, mang phù sa, cá và tôm từ thượng lưu.  Đây thường là một mùa giàu có, vì “chúng tôi chỉ cần đi ra đồng và bắt cá tôm,” Tiên nhớ lại.  “Mọi thứ đều dễ dàng.”

Nhưng trong những năm gần đây, có ít cá hơn, trong khi lũ lụt trở nên khó đoán trước.  Tiên không còn dựa vào kinh nghiệm nhiều thập niên của ông để tiên đoán lũ lụt, nay đến quá sớm hay quá trễ và rút rất nhanh.

“Một năm, nước lũ dâng lên thình lình, lúa chưa phát triển đủ để thích ứng nên chết hàng loạt,” Tiên nhớ lại.

Trước năm 1985, lúa nổi là một dấu hiệu phổ biến ở ĐBSCL, trải rộng 500.000 hectares.  Nhưng từ khi cải cách kinh tế được gọi lài Đổi mới được bắt đầu trong năm 1986, chánh phủ nhìn vào đồng bằng để trở thành chén cơm của cả nước bị cấm vận và vẫn còn phục hồi từ Chiến tranh của Mỹ.

Cái tiếp theo là một nỗ lực tái kiến tạo đại qui mô phần thượng lưu của đồng bằng.  Một hệ thống thủy nông lớn lao với đê được xây cất, chuyển lũ lụt khỏi đất canh tác, cho phép nông dân trồng 3 vụ lúa một năm lần đầu tiên.

Với điều đó, lúa nổi dần dân được thay thế bởi lúa cao sản, lớn nhanh.  Từ một quốc gia trên bờ của nạn đói, Việt Nam đã trở nên quốc gia xuất cảng gạo lớn thứ 3rd trên thế giới.

Vào năm 2012, chỉ còn 40 hectares lúa nổi ở đồng bằng, được trồng hầu hết bởi nông dân như Tiên, để tiêu thụ cá nhân và để bón đất.

Nhưng hệ thống đê phức tạp đã làm cho đồng bằng là nạn nhân của sự thành công.  Trồng vụ lúa thứ 3rd trong mùa lũ có nghĩa là để chận nước lũ để lúa có thể mọc.  “Nước lũ, thay vì được hấp thụ vào đồng ruộng, bị chuyển hướng, tạo áp lực lên các vườn trái cây và vùng đô thị ở xa hơn về phía hạ lưu,” chuyên viên ĐBSCL độc lập Nguyễn Hữu Thiện nói.

“Phù sa không đên đất, và vì thế nó cần nhiều phân bón, làm nghèo đất.”

Trong năm 2020, thay vì chỉ là lũ trung bình, các vùng trồng cây ăn trái và vùng đô thị ở hạ lưu trải qua lũ lụt nghiêm trọng.  Vào tháng 10 của năm, Cần Thơ, thành phố lớn nhất ở đồng bằng, trải qua trận lụt lịch sử trong lúc triều cường kết hợp với mưa lớn.  Trong bối cảnh nầy, Phong của Viện Thay đổi Khí hậu lập luận rằng quay trở lại lúa nổi cung cấp một lối ra.  “Lúa nổi có thể thích ứng trong vùng thiếu nước ngọt, nhiễm phèn và ngập lụt,” Phong nói.

“Ông tiếp theo rằng hệ thống đê hiện nay, thay vì ngăn chận lũ, sẽ giữ nước lũ nên người dân có nguồn nước để canh tác trong khi giảm rủi ro lũ lụt cho vùng hạ lưu.”

Nhưng điều nầy không đủ để tái giới thiệu lúa nổi với quần chúng.  Các nhà khoa học ở Viện Thay đổi Khí hậu đang cải thiện hạt lúa bản xứ.  Họ đã có một số tiến bộ.

Từ năm 2016, họ cung cấp cho Tiên giống lúa có phẩm chất tốt và đồng nhất hơn, hạt lúa có màu nâu đỏ, không như hạt lúa cũ, có nhiều màu hơn.

Một nông dân cho thấy các hạt lúa nổi sau khi thu hoạch ở ấp Vĩnh An, tỉnh An Giang. 

[Ảnh: Thanh Hue]

 

“Để mô hình khả chấp, lúa cần được hoan nghênh bởi thị trường và nông dân có thể tạo lợi nhuận,” Phong nói.

Bắt đầu từ năm 2021, nhóm công ty nông nghiệp Lộc Trời cam kết mua 300 hectares lúa nổi trong các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Long An như một phần của nỗ lực để mang giống lúa nầy đến người tiêu thụ rộng rãi hơn.  Nông dân hợp tác trong mô hình nhận lúa giống miễn phí, hỗ trợ kỹ thuật và đang ký nhãn hiệu.

Tiên nói “sản lượng thì thấp,” nhưng với giá mua là 15.000 VND một ký (0,62 USD/kg), nay ông kiếm được 32 triệu VND/ha (1.335 USD/ha), chuyển thành một lợi nhuận là 20 triệu VND/ha (835 USD/ha).  Giá bán của gạo thường vào khoảng 6.000 VND/kg.

“Trồng lúa (nổi) rất dễ vì bạn để cho thiên nhiên làm việc.  Điều đó có nghĩa không có vấn đề.  Chuột và chim có thể tàn phá mùa màng, Tiên nói.  “Thu hoạch hàng năm vì (tôi) không thể mang máy móc vào sâu trong cánh đồng.”

 

Bùi Bích Tiên lội qua ruộng lúa nổi của ông. [Ảnh: Thanh Hue]

 

Bùi Bích Tiên với cá bắt được từ ruộng lúa của ông trong mùa nước nổi.

[Ảnh: Thanh Hue]

 

Trong tỉnh láng giềng Đồng Tháp, Lê Văn Mạnh, 68 tuổi, vừa trồng vụ lúa nổi đầu tiên của ông sau 30 năm trồng 3 vụ lúa cao sản.

Mạnh là một trong 4 gia đình tham gia vào dự án trồng lúa và nuôi cá trong mùa nước nổi, được thúc đẩy bời Phát triển Kinh tế của thành phố Hồng Ngự.  Dự án bắt đầu trong tháng 6 năm nay, bao gồm 11 hectares lúa nổi và 1 hectare để nuôi cá và tôm càng.

“Trong quá khứ, nơi chúng tôi trồng 3 vụ lúa một năm, chúng tôi kiếm đủ và có thể nghỉ ngơi trong mùa lũ,” Mạnh nói.  “Nhưng nay chúng tôi không thể cân bằng sổ sách của chúng tôi nữa vì giá phân bón càng ngày càng cao.”

Giá phân bón cao kỷ lục thúc đẩy bởi chiến tranh Ukraine đã đẩy nông dân trồng lúa trên khắp ĐBSCL tìm kiếm giải pháp thay thế,” Dương Phú Xuân, cầm đầu Phát triển Kinh tế của thành phố Hồng Ngự, nói.

Bằng cách nuôi cá và tôm nước ngọt trong lúa nổi, nông dân “có thể kiếm lợi nhuận 2-3 lần nhiều hơn cái họ kiếm được từ 3 vụ lúa.”

Nông dân Lê Văn Mạnh, 68 tuổi, cho cá ăn trong ruộng lúa của ông trong mùa nước nổi trong tỉnh Đông Tháp. [Ảnh: Thanh Hue]

 

 

Một nông dân bẻ càng của tôm càng khi ông thả nó vào ruộng lúa của ông trong tỉnh Đồng Tháp. [Ảnh: Thanh Hue]

 

Các nông dân tham gia nói tính đến nay kết hợp lúa nổi với nuôi cá đã mang cho họ nhiều lợi tức.  Sau mùa lũ, họ có thể trở lại lúa cao sản hay các hoa màu khác trong đất ẩm và tốt.

Vào năm 2016, Tiên mướn thêm 3 hectares đất để tăng diện tích trồng lúa nổi lên 4,5 hectares.  Từ năm 2021 đến 2022, tổng số diện tích lúa nổi trong huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang tăng 1,7 lần, từ 72 hectares đến 125 hectares.

“Hiện nay, nhờ vào sự hỗ trợ chúng tôi hoàn toàn có lợi từ lúa nổi,” Tiên nói.  “Trong tương lai, nếu lúa nổi tìm được người tiêu thụ, thì đương nhiên chúng tôi sẽ bành trướng.”

 

Nông dân Bùi Bích Tiên và gia đình ăn cơm trưa ở nhà ông trong ấp Vĩnh An, tỉnh An Giang.  Từ nhiều năm nay, Tiên đã trồng lúa nổi để gia đình tiêu thụ.  Nay, ông hy vọng giống lúa sẽ trở nên phổ biến hơn. [Ảnh: Thanh Hue]

 

Bùi Bích Tiên chèo thuyền khi ông đánh cá trong ruộng lúa của ông trong mùa nước nổi. 

[Ảnh: Thanh Hue]

.

 

No comments:

Post a Comment