Sunday, January 15, 2023

  TRIỂN VỌNG | CÁ KHỔNG LỒ BẮT ĐƯỢC TRONG MEKONG CHO THẤY NHỮNG BÍ MẬT CỦA ĐIỂM NÓNG ĐA DẠNG SINH HỌC

(Perspective | Giant Catch in the Mekong Reveals Mysteries of Biodiversity Hot Spot)

 

Stefan Lovgren – Bình Yên Đông lược dịch

Circle of Blue – January 10, 2023

 


Vào tháng 6 năm 2022, ngư dân ở Cambodia bắt được một con cá đuối nước ngọt khổng lồ nặng 661 pounds (300 kg).  Hóa ra là con cá nước ngọt lớn nhất chưa từng bắt.  Con cá đuối được gắn thẻ với dụng cụ theo dõi và thả trở lại sông Mekong, nơi sự di chuyển của nó cho biết tin tức để quy hoạch bảo tồn. [Ảnh: Chhut Chheang/Wonders of the Mekong]

Dự án theo dõi cá xây dựng trường hợp cho việc hợp tác bảo tồn quốc tế

Sông Mekong, thủy lộ dài nhất ở Đông Nam Á (ĐNA), thường được gọi là sông phong phú nhất trên thế giới vì nó có nhiều cá nước ngọt hơn bất cứ lưu vực sông khác trên hành tinh.

Từ quan điểm sinh thái, có một khúc sông, ở phía bắc Cambodia – khoảng 100 miles từ biên giới với Lào và chạy xuống hạ lưu đến thị trấn Kratie – đặc biệt phong phú.  Theo một số ước tính làm sửng sốt, khoảng 200 tỉ con cá được sinh ra trong vùng nầy một năm.  Các hố sâu đến 260 feet là nơi ẩn náu của một số chủng loại cá nước ngọt lớn nhất và có nguy cơ tuyêt chủng trên thế giới.

Mặc dù tầm quan trọng của nó, rất ít được biết về sự hiện hữu của hệ sinh thái và đa dạng sinh học ở đây.  Dự án nghiên cứu mà tôi tham gia cố gắng để thay đổi điều đó.  Được gọi là Wonders of the Mekong (Kỳ quan Mekong), dự án được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).

Càng ngày càng tăng, nghiên cứu của dự án đã chú trọng đến khu vực phía bắc của Cambodia nầy, như toàn thể sông, đối mặt với khủng hoảng sống còn.  Một danh sách của đe dọa, từ việc xây đập ở thượng lưu đền ảnh hưởng càng ngày càng lan tràn của thay đổi khí hậu, có tiềm năng gây hiểm họa lớn, không chỉ cho sông mà còn cho các cộng đồng dựa vào nó để có thực phẩm và văn hóa.

Năm ngoái, ngư dân địa phương đã khám phá ngoạn mục những bí mật sinh thái của vùng nầy.  Vào giữa tháng 6, họ bắt được một con cá đuối thực sự khổng lồ (Urogymmus polylepis), một chủng loại có nguy cơ tuyệt chủng với con số ở nơi khác ở ĐNA đã tụt giảm.

Dự án đã cộng tác với cộng đồng đánh cá như một phần của chương trình vói tay, khuyến khích ngư dân báo cáo việc bắt được các chủng loại có nguy cơ tuyệt chủng cao, để những con thú nầy, nếu bị bắt có thể được cứu và thả trở lại sông.  Trong hầu hết trường hợp, các con cá đuối, được phép bắt ở Cambodia mặc dù tình trạng tuyệt chủng của chúng, tình cờ mắc bẫy của ngư dân nhắm đến các loại cá khác.  Như một phần của thỏa thuận, ngư dân được trả một số tiền tương đương với giá thị trường để thả nó trở lại sông còn sống.

Ngư dân báo cáo bắt được con cá đuối nói nó “lớn hơn rất nhiều” so với bất cứ con cá khác ông từng thấy.  Nghe tin, các thành viên của nhóm chúng tôi vội vàng đi đến nơi từ Phnom Penh, thủ đô của Cambodia.  Sau 6 giờ lái xe, họ kinh ngạc khi biết con cá đuối nặng 661 ounds (300 kg).  Điều nầy khiến nó là con cá nước ngọt lớn nhất được ghi nhận trên thế giới -  một danh hiệu được công nhận bởi Guinness World Records (Kỷ lục Thế giới Guinness) – đè bẹp kỷ lục của con cá tra dầu Mekong được bắt trước đây ở phía bắc Thai Lan trong năm 2005.  Con cá đó nặng 646 pounds.

Việc khám phá, đã làm những hàng tựa quốc tế, nhấn mạnh tầm quan trọng của khúc sông Mekong có đảo rải rác như một nơi ẩn náu và sinh sản cho cá đuối nước ngọt khổng lồ.  Nó cũng trình bày một cơ hội bất ngờ để thu thập kiến thức khoa học quan trọng về chủng loại bí mật nầy mà chúng ta biết rất ít.

Các nhà nghiên cứu từ một trong các đối tác dự án của chúng tôi, FISHBIO, một tổ chức bảo tồn ở Califonia, đang ở trong khu vực vào lúc đó.  Họ đã sử dụng hệ thống nhận âm thanh đầu tiên trong sông Mekong ở Cambodia để nghiên cứu lề lối di chuyển của các loại cá Mekong.  Khi các thành viên của nhóm nghe con cá đuối bị bắt, họ lập tức đến nơi thả cá và có thể cấy, ở phía dưới đuôi cá, một thẻ âm thanh, trước khi con cá khổng lồ được thả trở lại sông.

Tử đó, con cá đuối mái – được đặt tên là “Boramy,” hay “trăng tròn” trong tiếng Khmer, vì nó có hình tròn và vì có trăng tròn vào ngày nó được thả - đã được ghi nhận bởi hệ thống âm thanh rất nhiều lần.  Thẻ sẽ cung cấp tin tức giúp chúng tôi học hỏi thêm về thái độ của cá đuối, kể cả nơi nó ăn, di chuyển, và sinh con.

“Hiện nay, chúng tôi đang thu thập dữ kiện về con cá đuối kỷ lục cho thấy rằng nơi nó bị bắt có lẽ là nơi cư trú nguy ngập cho dân số cá đuối khổng lồ đáng kể trên toàn cầu nầy,” Zeb Hogan của Đại học Nevada, Reno, một nhà sinh học cá và đồng cầm đầu dự án Wonders of the Mekong, nói.

Đối với Hogan, việc khám phá cá đuối kỷ lục rất hứng thú, đến tột bậc của 2 thập niên tìm kiếm cá nhân con cá nước ngọt lớn nhất thế giới.

Hogan nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự tham gia của cộng đồng trong việc nghiên cứu lẫn bảo tồn, chỉ ra rằng ngư dân đã liên lạc với toán Wonders of the Mekong về việc thả vài con cá đuối khổng lồ khác, ngoài Boramy.

“Những ngư dân nầy thật sự là những đồng minh lớn trong việc bảo vệ những con thú nầy,” Hogan nói.  Hogan đã tổ chức một buổi hội thảo công tác ở Cambodia một vài tháng trước đây để mang các viên chức thủy sản và các cộng đồng địa phương lại với nhau để phát triển một chiến lược bảo tồn cho cá đuối nước ngọt khổng lồ.

Đối với việc nghiên cứu đo đạc từ xa, các nhà nghiên cứu nhằm gắn thẻ vài trăm con cá của trên 100 loại cá đi đến vùng.  Có những loại như cá tra sọc, một loại cá thức ăn quan trọng ở Cambodia, nơi ngưởi dân ăn nhiều cá mỗi đầu người hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới.

Mục tiêu là để cải thiện sự hiểu biết về thời điểm, đường đi, và khoảng cách của việc di chuyển của cá trong sông Mekong, và để xác định vị trí của nơi cư trú quan trọng.  “Điều nầy sẽ giúp hướng dẫn và mục đích bảo tồn các nơi cư trú sinh sản và nuôi dưỡng then chốt, cũng như các hành lang di chuyển quan trọng,” Jack Eschenroeder, một nhà sinh học cá của FISHBIO, người giúp thiết lập hệ thống nhận tin, nói.

Tổng cộng, có 36 máy nhận âm thanh đã được sử dụng trên khắp lưu vực sông ở các vị trí có kiến trúc lòng lạch thích hợp, những nơi có nước sâu và không có chướng ngại có thể ngăn chận tín hiệu từ thẻ gắn trên cá đi qua,  Bốn máy nhận âm thanh được gắn vào các bến tàu và nhà nổi dọc theo bờ sông Mekong, trong khi số còn lại được gắn trên các bệ nổi làm bởi các cộng đồng địa phương.

Eschenroeder chỉ ra rằng kiểu hệ thống nầy không được dùng rộng rãi trong các hệ thống nhiệt đới trước đây, phần lớn vì điều kiện môi trường thách thức.  “Nó là một đường lối mở đường trong nhiều cách,” ông nói.

Dự án cũng cộng tác với Ủy hội Sông Mekong, đã sử dụng một hệ thống nhận âm thanh tương tự và việc thả cá có gắn thẻ ở Lào, phía bên kia biên giới với Cambodia.  Việc tải dữ kiện nhận được sơ khởi đã lần đầu tiên ghi nhận sự di chuyển của cá giữa 2 quốc gia.  Điều nầy, các nhà nghiên cứu nói, nhấn mạnh đến sự cần thiết của hợp tác quốc tế để bảo tồn thủy sản Mekong.  Một kho dữ kiện cũng được thiết lập để bất cứ cá được gắn thẻ trong hạ lưu vực Mekong có thể chia sẻ dữ kiện và theo dõi cá.

Hogan nói tất cả là một phần của nỗ lực để xây dựng một hình ảnh đầy đủ hơn của các đời sống bí mật của cá Mekong.  “Chúng tôi chỉ mới bắt đầu.”

No comments:

Post a Comment