Sunday, November 26, 2023

MỘT NGHỊCH CẢNH HẮC BÚA: NHỮNG ĐỒN ĐIỀN KEO Ở VIỆT NAM KHÔNG PHẢI ĐỀU XANH

(A thorny dilemma: Acacia plantations in Vietnam may not be all that green)

Võ Kiều Bảo Uyên _ Bình Yên Đông lược dịch

Mekong Eye – 19 November 2023

 

Trong tỉnh Quảng Nam ở miền trung Việt Nam, một đồn điền được dọn dẹp để sẵn sàng trồng cây keo. [Ảnh: Thanh Nguyen]

 

Việc ôm lấy những đồn điền keo (acacia) của quốc gia đã đưa một số gia đình nhỏ thoát ra khỏi nghèo khó.  Nhưng nó đến với cái giá của môi trường hay mất mát đời sống

 

QUẢNG NAM, VIỆT NAM – Cây keo lớn nhanh và có giá trị kinh tế đã lan tràn khắp miền trung Việt Nam để đáp ứng với lời kêu gọi toàn cầu dùng thỏi mạt cưa (wood pellets) để thay thế cho năng lượng từ than đá.  Nhưng nó làm mất đa dạng sinh học và, trong một số trường hợp, chết chóc đi liền theo nó.

Hồ Thị Hồng, một phụ nữ người Mnong ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, mất 8 thành viên của gia đình trong vụ đất chuồi chết người trong mùa mưa 2020.

“Chiều hôm đó, một tiếng nổ lớn báo hiệu đất chuồi.  Nó theo sau bởi bùn, cây cối, đá và nước tràn xuống làng tôi.  Suối biến thành một dòng nước hung tợn, cuốn trôi chồng tôi và tôi khi chúng tôi ở ngoài đồng gần rừng,” bà nhớ lại.

 

[Nguồn: Mapbox]

 

“Chúng tôi may mắn sống sót và mắc kẹt trong rừng 1 đêm.  Khi chúng tôi trở lại làng ngày hôm sau, tôi không còn thấy các con và cháu của tôi.  Nhà của chúng tôi cũng không còn ở đó.”

“Làng của bà bị chôn vùi dưới bùn chuồi xuống từ ngọn núi gần đó – một phần được bao phủ bởi cây keo.

Chánh quyền địa phương thừa nhận rằng tai họa một phần phát xuất từ việc bành trướng thiếu kiểm soát của các đồn điền cây keo, thúc đẩy kinh tế của miền trung Việt Nam, nhưng cũng được liên kết với sạt lở và mất đa dạng sinh học.

Mặc dù có mất mát sinh mạng trong vụ đất chuồi, việc canh tác cây keo tái tục ở trên núi sau 3 năm, tiếp giáp với mồ của những người thân của Hồng.

 

Hồ Thị Hồng, một phụ nữ dân tộc Hnong ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam ở miền trung Việt Nam, đứng trước ngọn núi nơi cây keo được trồng.  Bà đã mất thảm thương 8 thành viên của gia đình trong vụ đất chuồi năm 2020, một tai họa được cho là có liên quan đến sự hiện diện rộng rãi của các đồn điền keo ở trên núi, góp phần vào vấn đề sạt lở trong vùng. 

[Ảnh: Thanh Nguyen]

 

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

KHAI THÁC CÁT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CỦA VIỆT NAM LÀM CHÌM NHÀ CỬA, CUỘC SỐNG

(Sand mining in Vietnam's Mekong Delta sinks homes, livelihoods)

AFP – Bình Yên Đông lược dịch

November 22, 2023

 

Một tàu vét cát trên một nhánh của sông Hậu ở miền nam Việt Nam, nơi sạt lở đang tồi tệ thêm. [Ảnh: Nhac Nguyen]

 

Vào một sáng mùa hè, nhà của Lê Thị Hống Mai đổ xuống sông ở Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam (ĐBSCL), nơi sạt lở bờ sông do việc khai thác cát và các đập thủy điện gây đe dọa cho hàng trăm ngàn người dân.

 

Nhà của Lê Thị Hồng Mai đổ xuống sông Hậu do sạt lở ở miền nam Việt Nam được gán cho việc khai thác cát. [Ảnh: Nhac Nguyen]

 

Cát – cần để sản xuất bê tông – là tài nguyên thiên nhiên được khai thác đứng thứ 2nd trên thế giới sau nước, và mức sử dụng đã tăng gấp 3 trong 2 thập niên vừa qua, theo Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc.

Thiếu cát làm chậm công việc ở vài dự án, kể cả một con đường ở Cần Thơ. [Ảnh: Nhac Nguyen]

 

Vùng đồng bằng “chén cơm” của Việt Nam, nơi sông Mekong đổ ra Biển Đông, được tiên đoán sẽ hết cát trong chỉ trên 1 thập niên.

Nhưng mất cát ở đáy sông đã tàn phá đời sống và làm hại kinh tế địa phương.

Mai nói với AFP bà “mất mọi thứ”, gồm có một doanh nghiệp nhà hàng nhỏ kèm theo nhà bà ở ngoại ô thành phố Cần Thơ.

“Tôi nghe một tiếng rầm, tôi chạy ra và mọi thứ đã biến mất,” người đàn bà 46 tuổi đang ngủ ở kế cận nói.  “Tôi không còn lại thứ gì.”

Trong 2 thập niên qua, các đập thủy điện ở thượng lưu trên Mekong đã hạn chế dòng chảy của cát xuống đồng bằng.

Và khai thác cát để cung cấp cho việc xây cất bùng nổ ở Việt Nam cũng nhanh chóng làm cạn nguồn tài nguyên, theo một phúc trình quan trọng của WWF được công bố hồi đầu năm.

Vào năm 2040, số phù sa có thể giảm đến 97%, một nghiên cứu năm 2018 của Ủy hội Sông Mekong cho biết, với những hậu quả nghiêm trọng cho người dân sống và làm việc trên bờ sông.


Ngoài việc gây thiệt hại cho hạ tầng cơ sở, sạt lở bờ sông đã đánh vào cư dân như Lê Thị Hồng Mai. [Ảnh: Nhac Nguyen]

 

Với ít cát hơn, dòng sông trở nên nhẹ và nhanh hơn và đập vào bờ với vận tốc lớn hơn, làm tăng sạt lở.

Từ năm 2016 đến tháng 8 năm nay, có ít nhất 750 km (446 miles) bờ sông và gần 2.000 nhà ở ĐBSCL đã đổ xuống sông, những con số của chánh phủ cho thấy.

 

‘Hạt cát cuối cùng’

Dọc theo Mekong, những mày đào cát và tàu làm việc ngày đêm, đào cát từ đáy sông.

Theo Bộ Giao thông Việt Nam, vùng ĐBSCL cần 54 triệu m3 cát cho 6 dự án quốc lộ quan trọng trước năm 2025.

Hệ thống sông chỉ có thể cung cấp dưới ½ số đó, bộ cho biết.

Các dự án quan trọng đã bị trì hoãn trong khi chánh quyền tranh luận về những giải pháp thay thế, gồm có cát biển hay nhập cảng từ láng giềng Cambodia.

Ở Cần Thơ, những con bò nằm gần các máy đào đất không có người, và nhiều đoạn đường đến tỉnh Cà Mau vẫn còn ở dưới nước – chờ cát để đấp lên.

“Chúng tôi không có đủ cát từ đầu năm, vì thế chúng tôi không làm được bao nhiêu,” một công nhân không cho biết tên nói với AFP.

Việt Nam đã cấm xuất cảng tất cả các loại cát trong năm 2017.

Nhưng vì nhu cầu trong nước cao, số cát được đào vẫn vượt quá cái đi xuống hạ lưu, chuyên viên Nguyễn Hữu Thiện giải thích.

Ở mức khai thác hiện nay là 35-55 triệu m3 một năm, sẽ không còn cát vào năm 2035, theo nghiên cứu do WWF cầm đầu.

“Đây là những hạt cát cuối cùng chúng ta đang đào,” Thiện cảnh báo.

 

‘Không có nơi để đi’

Ở tỉnh Hậu Giang, cách nơi Mai mất nhà 60 km, Diệp Thị Lụa thức dậy lúc nửa đêm để thấy vườn trước nhà biến mất trong nước.

“Tất cả chúng tôi nhảy ra khỏi giường sau một tiếng động to,” người phụ nữ 49 tuổi nói với AFP.

“Chúng tôi có thể nhận được đất đang rung rinh.  Chúng tôi rất, rất sợ.”

Bà nói sông đã rộng ra vài chục m trong những thập niên qua.

Từ năm 2016, chánh phủ Việt Nam đã chi trên 470 triệu đồng cho 190 dự án để ngừa sạt lở trong ĐBSCL, theo thông tin của nhà nước.

Nhưng “nhiều kiến trúc tốn kém nầy đã sụp đổ xuống sông,” Thiện nói.

Một bờ kè trị giá 4,7 triệu đồng được xây trong năm 2016 bị cuốn trôi 3 lần từ năm 2020 đến 2022, truyền thông nhà nước báo cáo.

Phân nửa đồng bằng có thể biến mất vào cuối thế kỷ, Thiện cảnh báo.

“Sau đó, tất cả đồng bằng sẽ biến mất và chúng ta phải vẽ lại bản đồ và viết lại sách địa lý của chúng ta.”

Khoảng 20.000 cần được tái định cư vì có rủi ro, theo Tổng cục Phòng ngừa và Kiểm soát Thiên tai.

WWF đặt con số cao hơn, nói ½ triệu có thể mất nhà.

Nhưng tái định cư đòi hỏi rất nhiều tiền mà chánh quyền của chúng tôi không bao giờ có,” một viên chức của tỉnh Hậu Giang không muốn nêu tên cho biết.

“Chúng tôi biết rằng họ sẽ mất đời sống, khi sống trong những vùng rủi ro cao đó, nhưng chúng tôi không có giải pháp,” ông nói.

Cư dân như Mai và Lụa được để cho ôm lấy lo sợ.

“Tôi ngủ không ngon kể từ khi sạt lở.  Chúng tôi không có nơi để đi.  Chúng tôi phải chấp nhận,” Mai nói với AFP.

Monday, November 20, 2023

DỰ ÁN KINH ĐÀO PREK CHEK FUNAN TECHO Ở CAMBODIA

 

Nguyễn Minh Quang

17 tháng 11 năm 2023

 

Minh họa tuyến kinh đào của Dự án Prek Chek Funan Techo ở Cambodia.

[Bản đồ gốc: RFA]

 

1. Phần giới thiệu

Ngày 19 tháng 5 năm 2023, Hội đồng Bộ trưởng Vương quốc Cambodia, dưới sự chủ tọa của Thủ tướng Hun Sen, đã chấp thuận và đổi tên Dự án Tonle Bassac-Kep Waterway and Logistics (Thủy lộ sông Bassac-Kep và Vận chuyển) thành Dự án Prek Chek Funan Techo.  Thủy lộ sẽ dài khoảng 180 km, bất đầu ở kinh Takeo ở sông Mekong, uốn khúc qua kinh Ta Ek ở sông Bassac rồi nhập với kinh Ta Hing của sông Bassac ở huyện Koh Thom.  Sau đó, kéo dài đến [vịnh Thái Lan ở] tỉnh Kep, đi qua 4 [3] tỉnh khác dọc theo hành trình là Kandal, Takeo, và Kampot. [1]  Thủy lộ sẽ có chiều rộng 100 m ở thượng lưu và 80 m ở hạ lưu với chiều sâu 5,4 m tạo nên 2 lối đi giúp cho tàu bè đi lại ngược chiều một cách dễ dàng và an toàn.  Ngoài thủy lộ, dự án còn có 3 cửa cống và đường tàu đi (âu tàu (ship-lock)) [một ở đầu thủy lộ nối với Mekong, một ở cuối thủy lộ trước khi đổ ra biển, và một ở khoảng giữa], 11 cây cầu và 208 km đường bộ ở 2 bên thủy lộ.  Dự án được ước tính mất khoảng 4 năm để hoàn tất.  Thủy lộ Prek Chek Funan Techo sẽ rút ngắn thời gian di chuyển và khoảng cách cho tàu bè; do đó, sẽ làm giảm chi phí vận chuyển, và quan trọng hơn tạo nên những trung tâm mậu dịch mới.  Ngoài ra, các cảng phụ cũng được dự đoán sẽ bành trướng việc phát triển nông nghiệp và nuôi thủy sản bằng cách cung cấp thủy nộng được cải thiện, cùng lúc với việc tạo thêm công ăn việc làm cho các cảng tự trị Sihanoukville và Phnom Penh [2].

Mặc dù được công bố trong tháng 5, nhưng dư luận chỉ “xôn xao” sau khi Đài Á Châu Tự do phổ biến bài phỏng vấn Ông Brian Eyler của Trung tâm Stimson ở Washington DC ngày 3 tháng 10 năm 2023 với một tựa đề “giật gân”: Kênh đào Funan ở Caphuchia: chiếc đinh cuối cùng đóng vào quan tài ĐBSCL? [3].  Từ đó, một vài “nhân vật quen thuộc” ở trong và ngoài nước cũng có nhận xét về dự án nầy.

Bài viết nầy sẽ tóm tắt những nhận xét đã được phổ biến trong thời gian qua và đánh giá “giá trị khoa học” của những nhận xét đó.

 

2. Những nhận xét đáng chú ý

2.1. Chiếc đinh cuối cùng đóng vào quan tài ĐBSCL?

Đó là nhận xét chánh của Ông Brian Eyler [3], chuyên viên về Mekong và là giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson ở Washington DC.  Sau đây là những nhận xét khác của Ông Eyler:

·                                Dự án có thể tác động đáng kể về môi trường và xã hội cho Campucia và Việt Nam, thậm chí có thể có tác động đến nghề cá ở Lào

·                                Cần 77 triệu m3 nước để lấp đầy (nhưng không cho biết tính toán ra sao)

·                                Có thể hạ thấp mực nước sông Mekong ở Phnom Penh với một lượng không xác định

·                                Ảnh hưởng đến khả năng đảo ngược dòng chảy của sông Tonle Sap

·                                Làm giảm lượng cá đánh bắt xuyên biên giới [?]

·                                Có thể làm giảm nghề cá ở Campuchia, Việt Nam và Lào

·                                Loại bỏ 77 triệu m3 sẽ làm giảm mực nước dòng chánh sông Mekong và sông Hậu

·                                Có tiềm năng tác động xuyên biên giới

·                                Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đang đánh giá tác động của dự án

·                                Có nhiều điều chưa biết về tác động môi trường và xã hội của dự án

·                                Cần có nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ ảnh hưởng

Với 2 điều nhận xét cuối cùng của mình, ông Eyler đã tự đánh giá cái nhận xét chánh của mình là “không có sơ sở khoa học.”  Nói cách khác, những nhận xét của ông chỉ là suy đoán mà thôi.

 

2.2. “Âm mưu thâm độc của Bắc Kinh”?

Đó là phân tích của Kỹ sư (KS) Phạm Phan Long [4], chủ tịch của Việt Ecology Foundation ở California, tuy nhiên, ông không cho biết âm mưu tâm độc đó là gì?  KS Long phân tích thêm rằng:

·                                Dự án là bước đi chiến lược để đánh vào hạ lưu Mekong của Trung Quốc (nhưng cho biết chiến lược nầy ra sao)

·                                Không ai có thể đánh giá dự án nầy theo khoa học được nếu chỉ có          bản Thông báo, một “Prior Notification” rất sơ lược

·                                Ảnh hưởng như thế nào đối với Biển Hồ Tonle Sap và ĐBSCL vẫn chưa rõ

·                                Có điều chắn chắn là trong mùa khô nước ở ĐBSCL sẽ ít hơn làm vấn đề nhiễm mặn trầm trọng hơn

Nhận xét của KS Long cũng giống như Ông Eyler, đó là chưa biết ảnh hưởng của dự án đối với Biển hồ và ĐBSCL như thế nào.  Nhưng khác với Ông Eyler luôn dùng chữ “có thể” để mô tả nhận xét, KS Long không ngần ngại dùng chữ “chắc chắn” mặc dù mình chưa biết.

 

2.3. Thách thức của con kênh Phù Nam Techo là có thật cho Việt Nam

Đó là nhận xét chánh về Dự án Prek Chek Funan Techo của Nhà văn Bác sĩ (BS) Ngô Thế Vinh [5-6], tác giả của những tiểu thuyết nổi tiếng như Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng; Mekong: Dòng Sông Nghẽn Mạch…  Ngoài ra, Ông còn có những nhận xét sau đây:

·                                Mọi người dân Việt cần trầm tĩnh, tập trung năng lượng và chất xám để đối phó, nhằm giới hạn mức tác động thiệt hại của con kênh chiến lược nầy

·                                Dự án “Funan Techo Canal” nhằm phục hồi một hệ thống đường thủy đã được xây dựng và vận hành từ triều đại Đế chế Funan-Khmer [sic] có từ khoảng 500 năm trước Công Nguyên (BCE)

·                                Lượng nước xả tối đa cho một âu tàu là 3,6 m3/sec (trung bình mỗi ngày), con số đó không đáng kể so với dòng chảy của hệ thống sông Mekong.  Và như vậy sẽ không có ảnh hưởng đáng kể nào trên lượng nước sông Mekong. [sic]

·                                Con kênh nội địa có mục đích vận tải và giao thông đường thủy

·                                Con kênh nước ngọt ấy lấy nước từ con sông Mekong và con sông Bassac chảy qua 4 tỉnh, với 1,6 triệu dân sống hai bên kênh, khi có được nguồn nước vô giá, con kênh không những giúp cho việc tiêu tưới mở rộng diện tích canh tác/agriculture mà còn tạo những hồ nước nuôi trồng thủy sản/aquaculture, bảo đảm lương thực và cải thiện đời sống các cộng đồng cư dân trong vùng.

·                                Con kênh đào 180 km chiều dài ấy đâu có phải chỉ cần có 80 triệu m3 nước và một lượng nước xả từ mỗi âu tàu (ship-lock) là 3,6 m3/giây (trung bình mỗi ngày) để mà kết luận rằng: con số đó là không đáng kể so với lưu lượng dòng chảy của hệ thống sông Mekong.

·                                Nếu vô tình gây thêm thù hận và chia rẽ giữa 2 nước Cam Bốt và Việt Nam là trúng sách lược “chia để trị” của Trung Quốc

·                                Tương lai Việt Nam không cần thêm một cuộc chiến tranh vùng, mà đang cần tới một giới lãnh đạo có trí tuệ, có một tầm nhìn lịch sử để không đẩy cả dân tộc vào một chặng đường tứ diện thọ địch bi đát như hiện nay.

Tuy “không nói ra,” nhưng BS Vinh đã ám chỉ rằng Dự án Prek Chek Funan Tech sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến lượng nước của sông Mekong qua những “[sic]” mà ông sử dụng, mặc dù ông không có “bằng chứng khoa học” cho những nhận xét của ông.

 

3. Nhận xét của chuyên viên

3.1. Cần phải có một mô hình điện toán về thủy lực [hydraulic modeling]

Theo KS Thủy học Đỗ Văn Tùng, được giới thiệu là giàu kinh nghiệm và từng là kỹ sư tham vấn cho nhiều công ty Mỹ và Canada [5], cần phải có một mô hình điện toán mới tính được ảnh hưởng thế nào ở mỗi mùa đối với hồ Tonle Sap và ĐBSCL.  Ông còn đưa ra những đề nghị như sau:

·                                Nếu chưa có mô hình mới, Việt Nam-Cam Bốt có thể ứng dụng mô hình MIKE11 của MRC đã được sử dụng rộng rãi

·                                Cần có một quy chế về việc chia sẻ số liệu giữa Cam Bốt và Việt Nam, nhất là lưu lượng nước sông Mekong và Bassac chảy vào con kênh Phù Nam Techo.

·                                Nên có một thỏa ước về việc tính toán và đền bù thiệt hại kinh tế và môi trường ở ĐBSCL.

Những đề nghị của KS Tùng có vẻ rất “khoa học,” nhưng có lẽ ông “quên” rằng thủy lộ Prek Chek Funan Tech có 3 cửa để kiểm soát chiều sâu của thủy lộ.  Các cửa nầy được đóng lại khi hoạt động, vì thế, nước trong thủy lộ gần đứng “đứng im” chứ không chảy như những sông rạch bình thường.  Và khi cửa được đóng thì ai cũng biết, mà không cần đến mô hình, lưu lượng chảy vào thủy lộ Prek Check Funan Techo là 0.

 

3.2. Cần đánh giá tác động cụ thể để có giải pháp ứng phó phù hợp

Theo Tiến sĩ (TS) Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam của Việt Nam [7], ông đã đọc 3 báo cáo của Tổng cục Khí tượng-Thủy văn, Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam và Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam và có những nhận xét như sau:

·                                Các quan ngại của Việt Nam là chính xác nhưng cần tránh xu thế coi việc gì bạn làm cũng đều xấu và tìm lý do để phản đối kịch liệt, mặc dù chưa có nghiên cứu, phân tích cặn kẽ

·                                Nếu phê phán nặng nề tuyến kênh nầy về tác động thay đổi môi trường, dòng chảy mặn, bồi xói ở hạ lưu… thì phía Campuchia có thể so sánh với các tuyến kênh Việt Nam đào và mở rộng trong vùng thượng lưu của đồng bằng sông Cửu Long, ví dụ Kinh Hồng Ngự, kênh T5 Võ Văn Kiệt và nhiều kênh khác.

·                                Sụt giảm nguồn nước mùa khô tại Tân Châu+Châu Đốc khoảng từ 100-150 m3/sec tùy theo năm.  Mực nước sụt giảm lớn nhất 5-10 cm.  Sông Hậu sẽ bị sụt giảm mạnh hơn với mức khoảng 7-12% dẫn đến xâm nhập mặn sâu hơn từ 1-3 km.

·                                Sụt giảm nguồn nước mùa lũ ở Tân Châu+Châu Đốc khoảng từ 200-900 m3/sec tùy theo năm.  Mực nước sụt giảm lớn nhất 5-15 cm.  Sông Hậu sẽ sụt giảm mạnh hơn với mức giảm khoảng 4-5%.

·                                Các tính toán ở trên cần được kiểm tra lại về số liệu, cách vận hành các âu thuyền và các giả thuyết về sử dụng nước.

·                                Tiến hành trao đổi, thảo luận, đàm phán và thông báo về quan ngại của Việt Nam về các dự án khai thác, sử dụng nguồn nước sông Mekong ở thượng lưu, đặc biệt là dự án đường nội thủy tại Campuchia.

Những nhận xét của TS Trường dựa trên giả thiết là những cửa cống trên thủy lộ sẽ được mở khi hoạt động; do đó, làm sụt giảm lưu lượng trong sông Mekong và sông Hậu (Bassac).  Nhưng các cửa cống sẽ được đóng khi vận hành nên lưu lượng trong sông Mekong và Bassac, nếu có, cũng chỉ trong thời gian mở cửa ngắn ngủi.  Ông cũng nhận thấy các báo cáo của các cơ quan của Việt Nam chưa đầy đủ và cần phải nghiên cứu thêm một cách cặn kẽ.

 

4. Những nhận xét khác

Sau bài phỏng vấn ông Brian Eyler trên RFA ngày 3 tháng 10 năm 2023, truyền thông quốc tế, nhất là ở Việt Nam, đã phụ họa theo như sau:

·                                Kênh đào Funan ở Camphuchia có thể làm khô kiệt Đồng bằng sông Cửu Long [8]

·                                Kênh đào Đế chế Phù Nam của Campuchia: Nỗi chết của Đồng bằng sông Cửu Long [9]

·                                Kênh đào “Đế chế Phù Nam” hay tiếng chuông báo tử cho đồng bằng sông Cửu Long [10]

 

5. Kết luận

Chánh phủ Vương quốc Cambodia có kế hoạch để xây thủy lộ Prek Chek Funan Techo để nối liền Phnom Penh với vịnh Thái Lan bằng một kinh đào có chiều dài 180 km, rộng 80-100 m và sâu 5,4 m.  Đặc biệt, thủy lộ có 3 cửa cống để kiểm soát nước ở 2 đầu và ở giữa cùng với 3 đường tàu đi (âu tàu).  Thủy lộ nầy không giống như các thủy lộ hiện có ở Đông Nam Á mà giống với kinh đào Panama nối Thái Bình Dương với Đại Tây Dương, vì tàu bè không thể đi lại tự do mà phải đi qua đường dành cho tàu đi.  Mục đích chánh của dự án là giao thộng vận tải đường thủy.  Chi phí của dự án được ước tính khoảng 1,7 tỉ USD; bù lại, dự án sẽ tiết kiệm chi phí vận chuyển khoảng 120 triệu USD cho các thùng hàng (container) dài 20 feet và khoảng 223 triệu USD cho các thùng hàng dài 40 feet [11].

Sau khi dự án được phổ biến rộng rãi qua bài phỏng vấn có tựa đề “giật gân” trên RFA, dư luận trong ngoài nước đã “xôn xao” với nhiều nhận xét “bi quan” cho ĐBSCL và Việt Nam, chẳng hạn như: âm mưu thâm độc của Bắc Kinh, thách thức cho Việt Nam, làm khô kiệt ĐBSCL, tiếng chuông báo tử cho ĐBSCL, nỗi chết của ĐBSCL.  Các chuyên viên thì đề nghị nghiên cứu thêm, nhất là cần một mô hình thủy lực để hiểu rõ tác động của dự án đối với sông Mekong và ĐBSCL.

Tất cả những nhận xét đều dựa vào giả thiết là kinh đào Prek Chek Funun Techo sẽ được vận hành như những con kinh khác ở ĐBSCL, đó là nước và tàu bè có thể di chuyển tự do.  Nhưng trên thực tế thì tàu bè không thể đi lại tự do mà phải đi qua 3 âu tàu và nước không thể chảy tự do vì sự hiện diện của 3 cửa đập.  Chính 3 cửa đập nầy mà ảnh hưởng của dự án đối với dòng chảy của sông Mekong và đối với ĐBSCL, nếu có, chắc chắn sẽ rất ít.

 

Sơ lược về tác giả

Nguyên là Kỹ sư Công chánh Chuyên nghiệp (Profestional Civil Engineer) của tiểu bang Florida và California.  Tốt nghiệp Kỹ sư Công Chánh tại Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ, Sài Gòn năm 1972.  Trưởng ty Kế hoạch của Ủy ban Quốc gia Thủy lợi thuộc Bộ Công chánh và Giao thông đến tháng 4 năm 1975.  Tốt nghiệp Cao học Thủy lợi tại Đại học Nebraska năm 1985.  Chuyên viên Thủy học (Hydrologist) của Sở Quản trị Thủy lợi, Broward County, Florida đến năm 1989.  Từ năm 1990, Kỹ sư Giám sát Trưởng (Senior Supervising Enginer) của Steson Engineers, Inc, công ty cố vấn về thủy lợi và ô nhiểm nguồn nước được thành lập vào năm 1957 ở Los Angeles.  Về hưu năm 2015.

 

Tài liệu tham khảo

 

1                    Construction & Property. 19 May 2023. Tonle Bassac-Kep Waterway and Logistics Initiative named “Prek Chek Funan Techo Project”, costs US$1,7B. https://construction-property.com/tonle-bassac-kep-waterway-and-logistic-project-named-prek-chek-funan-techo-project/

2        B2B CAMBODiA. 23 May 2023. Funan Techo Canal Approved to Link Bassac and Kep.  https://www.b2b-cambodia.com/news/funan-techo-canal-approved-to-link-bassac-and-kep/

3        RFA. October 3, 2023. Kênh đào Funan ở Campuchia: chiếc định cuối cùng đóng vào quan tài ĐBSCL? https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/funan-canal-in-cambodia-the-final-nail-in-the-coffin-of-the-mekong-delta-10032023123358.html

4                    RFA. October 16, 2023. Kênh đào Đế chế Phù Nam: “âm mưu thâm độc của Bắc Kinh”? https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/funan-techo-canal-a-beijing-sinister-plot-10162023111345.html

5                    VOA. October 17, 2023. Từ đế chế Phù Nam – Khmer tới con kênh lịch sử Funan Techo. https://www.voatiengviet.com/a/7313071.html

6                    Ngô Thế Vinh. 23 tháng 10 năm 2023. Kênh dào Phù Nam và thách thức cho CSVN.  Đất Việt.  https://www.datviet.com/kenh-dao-phu-nam-va-thach-thuc-cho-csvn/

7                    Tô Văn Trường. Không ghi ngày. Bình luận về Dự án giao thông thủy Funan-Techo nối sông Mekong với biển ở Campuchia.  Văn Việt.  https://vanviet.info/van-de-hom-nay/bnh-luan-ve-du-n-giao-thng-thuy-funan-techo-noi-sng-mekong-voi-bien-o-campuchia/

8                    Thoibao.DE. October 5, 2023. Kênh đào Funan ở Campuchia có thể làm khô kiệt Đồng bằng sông Cửu Long. https://thoibao.de/blog/2023/10/05/kenh-dao-funan-o-campuchia-co-the-lam-kho-kiet-dong-bang-song-cuu-long

9                    Lê Hoành Sơn. 13 tháng 10 năm 2023. Kên đào Đế chế Phù Nam của Campuchia: Nỗi chết của Đồng bằng sông Cửu Long. Quốc Dân. https://www.baoquocdan.org/2023/10/kenh-ao-e-che-phu-nam-cua-campuchia-noi.html

10                Tùng Phong. 8 tháng 10 năm 2023.  kênh đào “Đế chế Phù Nam” hay tiếng chuông báo tử cho đồng bằng sông Cửu Long. Saigon Nhỏ.  https://saigonnhonews.com/thoi-su/van-de-hom-nay/kenh-dao-de-che-phu-nam-hay-tieng-chuong-bao-tu-cho-dong-bang-song-cuu-long/

11                Prak Chan Thul. May 19, 2023. In-depth Study into $1,7b Shipping Canal Given Green Light.  Kiripost.  https://kiripost.com/stories/cambodia-in-depth-study-into-17b-shipping-canal-given-green-light