Sunday, November 27, 2022

HẠN HÁN CHỚP NHOÁNG LÀ GÌ? MỘT KHOA HỌC GIA ĐỊA CẦU GIẢI THÍCH

(What is a flash drought? An earth scientist explains)

Antonia Hadjimichael – Bình Yên Đông lược dịch

The Conversation – November 10, 2022

 

Cỏ dại mọc trên đáy khô cạn của hồ chứa nước Hoppin Hill 

ở Bắc Attleboro, Massachusetts ngày 3 tháng 8 năm 2022. 

[Ảnh: Charles Krupa]

Nhiều người quen thuộc với lũ chớp nhoáng – những dòng nước chảy xiết xuất hiện nhanh chóng sau khi mưa lớn.  Nhưng cũng có một thứ như hạn hán chớp nhoáng, và chúng là những đợt khô cực đoan và thình lình đang trở thành một lo ngại lớn cho nông dân và các cơ sở tiện ích nước.

Hạn hán chớp nhoáng bắt đầu và tăng cường nhanh chóng, trong vài tuần hay vài tháng, so với hàng năm hay thập niên của hạn hán cổ điển.  Nhưng, chúng có thể gây thiệt hại kinh tế lớn lao, vì các cộng đồng có ít thời gian để chuẩn bị cho những ảnh hưởng của hạn hán tiến triển nhanh chóng.  Trong năm 2017, hạn hán chớp nhoáng ở Montana và Dakota làm thiệt hại mùa màng và cỏ dùng làm thức ăn cho bò gây mất mát nông nghiệp lên đến 2,6 tỉ USD.

Hạn hán chớp nhoáng cũng có thể gia tăng rủi ro cháy rừng, gây thiếu hụt nguồn cung cấp nước công cộng và làm giảm dòng chảy, gây nguy hại cho cá và đời sống ở dưới nước khác.

 


Những hình ảnh vệ tinh nầy cho thấy sự phát triển hạn hán chớp nhoáng ở miền Đông Nam Hoa Kỳ vào đầu tháng 9 năm 2019.  Sự kiện bắt đầu khi một luồng không khí áp suất cao ương ngạnh treo lơ lững trên vùng trong vài tuần, mang lại nhiệt độ phá kỷ lục, không khí khô và rất ít mưa.  Áp lực bốc hơi là cách đo bao nhiêu “khát” của khí quyển. [Ảnh: NASA Earth Observatory]

Mưa ít, không khí ấm hơn

Hạn hán chớp nhoáng thường là kết quả của một kết hợp mưa thấp hơn bình thường và nhiệt độ cao hơn.  Cùng nhau, những yếu tố nầy làm giảm độ ẩm chung của mặt đất.

Nước tuần hoàn liên tục giữa đất và khí quyển.  Trong điều kiện bình thường, độ ẩm từ nước mưa hay tuyết tích tụ trong đất trong mùa mưa.  Cây cối hút nước qua rễ và nhả hơi nước vào không khí qua lá, một tiến trình được gọi là bốc thoát.  Một số độ ẩm cũng trực tiếp bốc hơi từ đất vào không khí.

Các nhà khoa học ám chỉ đến số nước có thể được chuyển từ đất vào khí quyển như nhu cầu bốc hơi – một cách đo đạc bao nhiêu “khát” của khí quyển.  Nhiệt độ cao hơn làm tăng nhu cầu bốc hơi, làm cho nước bốc hơi nhanh hơn.  Khi đất chứa đủ độ ẩm, nó có thể đạt được nhu cầu nầy.

Nhưng nếu độ ẩm của đất cạn kiệt – thí dụ, nếu mưa rơi dưới mức bình thường trong nhiều tháng – thì bốc hơi từ mặt đất không thể cung cấp tất cả độ ẩm mà một khí quyển khát nước đòi hỏi.  Độ ẩm giảm ở mặt đất làm tăng nhiệt độ không khí ở mặt đất, làm khô thêm đất.  Nhưng tiến trình nầy khuếch đại lẫn nhau, làm cho vùng càng ngày càng nóng và khô.

 

Nước tuần hoàn liên tục giữa đất và khí quyển –

 thỉnh thoảng trực tiếp, thỉnh thoảng qua cây cối. [Ảnh: USGS]

 

Các vùng ẩm ướt có thể có hạn hán chớp nhoáng

Hạn hán chớp nhoáng bắt đầu nhận được nhiều chú ý ở Hoa Kỳ, sau khi các sự kiện đáng chú ý trong năm 2012, 2016 và 2017 làm giảm năng suất hoa màu và làm tăng rủi ro cháy rừng.  Trong năm 2012, nhiều nơi ở vùng Trung Tây có điều kiện mưa gần bình thường đến tháng 5 rơi trên điều kiện hạn hán nghiêm trọng trong tháng 6 và 7 gây thiệt hại trên 30 tỉ USD.

New England, thường là một trong những vùng ẩm hơn của Hoa Kỳ, hứng chịu hạn hán chớp nhoáng trong mùa hè năm 2022, với các nơi gồm có Boston và Rhode Island chỉ nhận được một phần của lượng mưa bình thường.  Trên khắp Massachusetts, mực nước thấp nguy cấp buộc các thị trấn phải ra lệnh cư dân hạn chế nước.

 


Quy hoạch cho hạn hán chớp nhoáng trong khí hậu thay đổi

Hạn hán cổ điển, như Dust Bowl của thập niên 1930s hay hạn hán 22 năm hiện nay trên khắp miền tây nam Hoa Kỳ, phát triển trong những thời khoảng nhiều năm.  Các nhà khoa học dựa vào các dụng cụ theo dõi và tiên đoán, chẳng hạn như đo đạc nhiệt độ và lượng mưa, cũng như các mô hình, để tiên đoán sự tiến hóa của chúng.

Tiên đoán các sự kiện hạn hán chớp nhoáng xảy ra trong thời gian hàng tháng hay hàng tuần thì khó hơn với dụng cụ và dữ kiện hiện nay, phần lớn vì bản chất hỗn loạn của thởi tiết và những giới hạn trong các mô hình thời tiết.  Đó là lý do tại sao những nhà tiên đoán thời tiết thường không làm tiên đoán quá 10 ngày – có nhiều thay đổi có thể xảy ra trong thời gian lâu hơn.

Và lề lối khí hậu có thể biến chuyển từ năm nầy qua năm khác, thêm vào sự thách thức.  Thí dụ, Boston có một mùa hè rấ ẩm ướt trong năm 2021 trước khi mùa hè rất khô trong năm 2022.

Các nhà khoa học dự đoán thay đổi khí hậu làm cho mưa thay đổi nhiều hơn, nhất là các vùng ẩm ướt như Đông Bắc Hoa Kỳ.  Điều nầy làm cho việc tiên đoán khó hơn và chuẩn bị cho hạn hán chớp nhoáng trước lâu hơn.

Nhưng các dụng cụ theo dõi mới để đo đạc nhu cầu bốc hơi có thể cung cấp cảnh báo sớm cho các vùng có điều kiện bất thường.  Tin tức từ những hệ thống nầy có thể cho nông dân và các cơ sở tiện ích đủ thời gian để điều chỉnh hoạt động của họ và tối thiểu hóa rủi ro của họ.

KHAI THÁC MEKONG ĐỂ SẢN XUẤT ĐIỆN HAY GIẾT NÓ?

(Harnessing the Mekong or Killing It?)

Michelle Nijhuis _ Bình Yên Đông lược dịch

Chiang Rai Times – April 17, 2015

 


Pumee Boontom sống ở đông bắc Thái Lan, nhưng ông vặn TV của ông đến chương trình tiên đoán thời tiết của Trung Hoa.  Một cơn giông to ở nam Trung Hoa có nghĩa là xả nước nhiều từ các đập của Trung Hoa ở thượng lưu – và kế đến, một cơ hội tốt để làng ông bị ngập.  Chánh phủ Trung Hoa phải cảnh báo với các quốc gia ở hạ lưu.  Theo kinh nghiệm của Boontom, cảnh báo đó có khuynh hướng đến rất trễ hoặc không bao giờ đến.

“Trước khi có đập, nước lên xuống từ từ, theo mùa,” ông nói.  “Nay nước lên xuống bất thần và chúng tôi không biết khi nào nó thay đổi – ngoại trừ chúng tôi nhìn thấy các cơn giông.”

Boontom là lảnh tụ của Ban Pak Ing, những nhà gạch xi măng rải rác và những con đường đất từ bờ phía tây vách đứng của Mekong đến cái chùa Phật im lặng được săn sóc cẩn thận.  Hai mươi năm trước, như nhiều láng giềng của ông, Boontom bắt cá để sống.  Nhưng khi Trung Hoa hoàn tất 1, rồi 2, và rồi 7 đập ở thượng lưu, vài trăm cư dân của Ban Pak Ing thấy Mekong thay đổi.  Những dao động bất thần của mực nước gây trở ngại cho việc di chuyển và sinh sản của cá.  Mặc dù làng đã bảo vệ nơi sinh sản địa phương, không còn đủ cá để đi lanh quanh nữa.

Trong những năm gần đây, Boontom và nhiều người khác đã bán thuyền đánh cá của họ và chuyển sang trồng bắp, thuốc lá, và đậu.  Nó là một đời sống bấp bênh, và không phải cái họ biết nhiều nhất – và nó thách thức thêm bởi ngập lụt thường xuyên.  Trong năm 2008, một số nhà bị ngập đến tầng thứ hai.  Cái chùa cũng bị ngập.

Ban Pak Ing có thể là tầm nhìn của tương lai cho nhiều làng Mekong.  Thêm 5 đập nữa đang được xây cất ở Trung Hoa.  Ở hạ lưu, Lào và Cambodia, 11 đập quan trọng – đập đầu tiên trên dòng chánh ở hạ lưu Mekong – được đề nghị hoặc đã được xây.  Bằng cách làm xáo trộn sự di chuyển và sinh sản của cá, các đập mới được dự trù đe dọa nguồn cung cấp lương thực của khoảng 60 triệu người – hầu hết sống trong các làng mạc gần giống như Ban Pak Ing.  Điện được sản xuất bởi các đập Mekong phần lớn được đưa đến các trung tâm đô thị đang bùng nổ ở Thái Lan và Việt Nam.  Kraisak Choonhavan, một nhà hoạt động và cựu nghị sĩ Thái, gọi các đập ở hạ lưu Mekong là “một tai họa với tầm vóc bất hủ.”

Một trong những đập được đề nghị ở Lào chỉ cách Ban Pak Ing 40 miles (66 km) về phía hạ lưu.  Việc xây cất sẽ bóp nghẹt làng giữa ngập lụt từ phía bắc và hồ chứa nước dâng lên ở phía nam.  Boontom, nay trong tuổi 50s, nói ông không chỉ lo ngại cho ông mà còn cho thế hệ sắp đến.  “Chỉ nhắm mắt và tưởng tượng,” ông nói.  “Tưởng tượng cái sẽ xảy ra cho chúng tôi.”  Ông đập tay vào nhau.

 

Sông Mekong (hình trên) bắt nguồn trong huyện Dzado trong vùng Kham của Tây Tạng.

 

Mekong bắt đầu trên cao nguyên Tây Tạng và chảy trên 2.600 miles (4.900 km) qua Trung Hoa, Myanmar, Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam trước khi đổ ra Biển Đông.  Nó là con sông dài nhất ở Đông Nam Á (ĐNA) – dài thứ 7th của Á Châu, và – quan trọng nhất cho người dân sống dọc theo nó – thủy sản nội địa phong phú nhất trên thế giới.  Mỗi người Cambodia và Lào bắt nhiều cá nước ngọt hơn bất cứ người khác trên hành tinh; ở nhiều nơi dọc theo sông, cá đồng nghĩa với thức ăn.  Nướng, chiên, hay luộc; gói trong lá dừa; trang hoàng với trứng kiến; hay chỉ trộn với cơm trong một cái chén bằng cây, trên 500 loại cá được biết của Mekong đã nuôi dưỡng hàng triệu người qua hạn hán, hồng thủy, và ngay cả chế độ diệt chủng Cambodia của Pol Pot.

Nhưng các hẽm núi hẹp và những thác nước gầm thét của Mekong, làm thất vọng những nhà thám hiểm Âu Châu thế kỷ 19th trong việc tìm kiếm một đường mậu dịch từ Biển Đông đến miền tây Trung Hoa, đã có ý định xây đập từ lâu.  Trong thập niên 1960s, Hoa Kỳ ủng hộ việc xây cất một loạt đập thủy điện trên hạ lưu Mekong, hy vọng để phát triển kinh tế của vùng và cắt đứt cuộc nổi dậy của cộng sản ở Việt Nam.  Các kế hoạch héo hon, khu vực rơi vào chiến tranh, và trong thập niên 1990s, Trung Hoa, chứ không phải ĐNA, đã trở thánh quốc gia đầu tiên xây đập trên dòng chánh của sông.

Ngày nay, ĐNA tương đối hòa bình, và phần lớn, các nền kinh tế của nó hoạt động mạnh.  Nhưng chỉ có khoảng 1/3 người Cambodia và chỉ trên 2/3 người Lào được tiếp cận với điện, và rằng điện đó thường rất đắt tiền một cách đau đớn.  Tăng trưởng dân số và kinh tế sẽ làm cho nguồn cung cấp điện căng thẳng thêm.  Một phân tích năm 2013 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) tiên đoán rằng nhu cầu điện của khu vực sẽ gia tăng 80%.  Rõ ràng, khu vực cần thêm năng lượng – và nếu ảnh hưởng tệ nhất của hâm nóng toàn cầu có thể tránh được, thế giới cần năng lượng đó để sản xuất càng ít carbon càng tốt.  Tiềm năng thủy điện của Mekong lôi cuốn hơn bao giờ.

Việc xây đập trên hạ lưu Mekong được giám sát, trên danh nghĩa, bởi Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)).  Được tài trợ bởi các cơ quan phát triển quốc tế và 4 quốc gia thành viên – Việt Nam, Cambodia, Thái Lan và Lào – Ủy hội mang lại với nhau không phải bằng một hiệp ước ràng buộc pháp lý mà bằng quan tâm chung trong sông và trong hòa bình khu vực.

Trung Hoa không phải là thành viên chánh thức của Ủy hội; họ không có trách nhiệm rõ ràng phải tham vấn với các láng giềng ở hạ lưu về các hoạt động của mình trên thượng lưu Mekong.  Hậu quả của thỏa thuận nầy trở nên quá rõ ràng trong năm 1995, khi các quốc gia thành viên dự trù để ăn mừng việc ký kết một thỏa ước quan trọng với thuyền hoa trên Mekong.  Sông làm đầy hồ chứa ở phía sau đập vừa được xây ở Trung Hoa, và nước ở hạ lưu quá cạn để đi thuyền.  Thuyền hoa phải bị hủy bỏ.

Gần đây hơn, 11 đập trên dòng chánh được đề nghị ở Lào và Cambodia đã cắt đi quyền hạn mong manh của Ủy hội nầy.  Vào năm 2010, một đánh giá môi trường được bảo trợ bởi MRC kêu gọi tạm ngưng việc xây cất các đập trên dòng chánh trong 10 năm, trích dẫn các ảnh hưởng tàn phá tiềm tàng đối với nguồn cung cấp lương thực và cuộc sống của “thiệt hại môi trường không thể đảo ngược.”  Nhưng Lào, một quốc gia nghèo và cô lập từ lâu nay đang ve vãn đầu tư ngoại quốc, nhằm để trở thành “bình điện của ĐNA” bằng cách bán thủy điện cho Thái Lan và các láng giềng khác và họ không bị ngăn cản bởi sự chống đối từ MRC hay ngay cả Việt Nam, đồng minh truyền thống của họ.  Vào cuối năm 2012, sau nhiều năm từ chối, các viên chức Lào thừa nhận rằng việc xây cất đập Xayaburi do Thái tài trợ trên một khúc sông Mekong xa xôi ở thượng Lào, đang tiến hành.

Đập Xayaburi sẽ cao trên 100 feet (33 m) và dài ½ mile (800 m) khi được hoàn tất, có lẽ trong năm nay là sớm nhất.  Khi tôi viếng thăm địa điểm trong năm 2013, bờ sông ở thượng lưu đã được khoét bằng mìn để lấy cát và sạn cho đập và xây cất đường sá.  Ở tại địa điểm, các cần trục đu đưa trên sông, và những tốp công nhân với nón nhựa đang dùng chất nổ để khoét bờ sông thẳng đứng thành những bậc bằng phẳng để được lấp bằng xi măng.

 

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

PHÓ TỔNG THỐNG HOA KỲ KAMALA HARRIS HỨA 20 TRIỆU USD CHO HỢP TÁC NĂNG LƯỢNG SẠCH MEKONG

 (US VP Kamala Harris promises US$20mil for Mekong clean energy partnership)

Asia News Network – Bình Yên Đông lược dịch

The Star – 21 Nomember 2022

 

Hoa Kỳ đã hứa ngân quỹ cho năng lượng sạch trong khu vực Mekong. [Ảnh: AFP]


BANGKOK (The Nation/Asia News Network) – Trước khi đến Philippines, Phó Tổng thống (PTT) Hoa Kỳ Kamala Harris đã gặp các nhà hoạt động môi trường và các lãnh đạo năng lượng sạch để thảo luận về khủng hoảng khí hậu trong khu vực Mekong.

Bà cũng loan báo rằng Hoa Kỳ sẽ cung cấp 20 triệu USD (718 triệu baht) cho các dự án năng lượng sạch trong khu vực Mekong như một phần của Hợp tác Điện Mekong Nhật Bản-Hoa Kỳ (Japan-US Mekong Power Partnership (JUMPP)).

PTT ghi nhận rằng Thái Lan chịu thiệt hại của hạn hán, lũ lụt, và đợt nóng nghiêm trọng do việc phát triển thiếu kiểm soát ở thượng lưu sông.  Bà nói hành động dũng cảm không chỉ cần thiết để bảo vệ nguời dân và tài nguyên thiên nhiên trên hành tinh nầy, nó cũng là một động cơ mạnh mẽ của tăng trưởng kinh tế.

“Ngoài 20 triệu USD đầu tư mà Hoa Kỳ đang làm cho năng lượng sạch trong khu vực Mekong, chúng tôi cũng dự trù thảo luận tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, việc cai quản tài nguyên thiên nhiên, trao quyền cho giới trẻ, và tham gia của quần chúng,” bà nói.

“Chúng tôi cũng sẽ thảo luận các cơ hội để phát triển kinh tế, doanh nghiệp và sáng kiến trong năng lượng sạch trong tương lai.”

Sunday, November 20, 2022

HÃY DÙNG CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT THÔNG MINH ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI THAY ĐỔI KHÍ HẬU, NỮA (BÌNH LUẬN)

[Let’s use smart tech solutions to deal with climate change, too (commentary)]

Ariel Stern – Bình Yên Đông lược dịch

Mongabay – 10 November 2022

 


·                    Một giải pháp quan trọng để sửa chữa hạ tầng cơ sở cũ kỹ để thích ứng thực tế thay đổi khí hậu là xây dựng thông minh hơn – không phải lớn hơn

·                    Khi nói đến chọn lựa kỹ thuật đúng để thực hiện, chúng ta nên tìm các giải pháp cung cấp các khả năng theo dõi, cảnh báo và báo cáo một cách bảo đảm

·                    “Các giải pháp thông minh hứa hẹn một thế giới hoàn toàn mới trong đó thay đổi khí hậu có thể được giảm nhẹ bằng cách nhận dữ kiện tức thời một cách tập thể từ năng lượng, các tiện ích nước và chất thải, các đô thị và các tổ chức [để] tìm và thực hiện các giải pháp làm nhẹ bớt các vấn đề liên quan đến thay đổi khí hậu,” một ý kiến mới lập luận

·                    Bài viết nầy là một bình luận.  Những quan điểm được bày tỏ là của tác giả không nhất thiết của Mongabay

 

Hoa kỳ được biết với một não trạng “lớn hơn thì tốt hơn”, nhưng khi nói đến việc xây dựng một hạ tầng cơ sở đối phó với thay đổi khí hậu, thái độ đó lỗi thời.  Giải pháp để sửa chữa hạ tầng cơ sở cũ kỹ là thật sự xây dựng thông minh hơn – không phải lớn hơn – nhất là khi áp dụng để diều chỉnh và xây dựng hạ tầng cơ sở để hỗ trợ các nỗ lực chống lại thay đổi khí hậu.

Các đô thị cần hành động để giữ cho thành phố và thị trấn của họ an toàn chống lại những hư hỏng hạ tầng cơ sở quan trọng như ngập lụt.  Thay đổi khí hậu đã ảnh hưởng hạ tầng cơ sở mang nước trong nhiều cách, qua việc gia tăng và sụt giảm luomg75 mưa, mực nước biển cao hơn và nhiệt độ cao hơn.  Mỗi tình huống tạo áp lực đáng kể trên các hệ thống nước hiện tại, làm tăng rủi ro bị ô nhiểm nguy hạo cho sức khpe3 công cộng và an toàn nói chung.

Cho đến nay, không có cái nhìn vào tình trạng hiện tại của hạ tầng cơ sở và đề cải thiện, nó đòi hỏi dữ kiện được thu thập, sắp xếp và sử dụng một cách có ý nghĩa.  Tiến trình hiện nay đòi hỏi nhân viên tiện ích đi vào tại chỗ để thu thập dữ kiện và quản lý bất cứ vấn đề từ lúc đầu, nhưng khẩn cấp của các kỹ thuật thông minh đi trước thu thập dữ kiện để giảm nhẹ thay đổi khí hậu và thay thế các chọn lựa tốn kém như các nỗ lực kiểm tra dân số và thu thập thống kê.  Thuy nhiên, không phải tất cả các giải pháp kỹ thuật được tạo ra bằng nhau.

 

Người dân và doanh nghiệp đang dùng nhiều năng lượng hơn bao giờ, 

vì thế kỹ thuật được chọn sẽ cần được đưa ra trong số lớn nhiều hơn cái hiện có. 

[Ảnh: Israel Andrade]

 

Khi nói đến việc chọn đúng kỹ thuật để thực hiện, các khu vực thường tìm một giải pháp có khả năng theo dõi, thay đổi, và báo cáo trong một cách bảo đảm.  Điều nầy cung cấp các cơ sở với những dụng cụ cần thiết để cải thiện việc lấy quyết định và điều hành.

Xây dựng thông minh hơn

Quản lý hạ tầng cơ sở là một tiến trình bằng tay truyền thống với các tài sản tại chỗ ở các nơi xa xôi để thu thập tin tức mà không có khả năng để truyền tin tức, đòi hỏi các đô thị phải gởi các toán tiện ích đến tận nơi để thu thập, truyền hay sắp xếp dữ kiện.  Để tạo nên cải thiện thật sự trong môi trường, dữ kiện cần được đo đạc ở nơi và khi nào vấn đề xảy ra – tại chỗ.

Trong vài năm qua, kỹ thuật thông minh đã trở thành một trong những điều quan trọng nhất – nhưng hầu hết được hiểu – các kỹ thuật của thế kỷ.  Nói một cách đơn giản, kỹ thuật thông minh là sự nối kết của những vật thường ngày với internet để liên lạc giữa con người, tiến trình và mọi thứ.  Những dụng cụ nầy, như máy đo nhiệt độ, dụng cụ nhà bếp, và ngay cả xe cộ, chia sẻ và thu thập dữ kiện với sự can thiệp tối thiểu của con người nhờ vào việc tính toán rẻ tiền, mây, dữ kiện lớn và phân tích.

Thiết lập kỹ thuật thông minh và các dụng cụ tân tiến không đòi hỏi nối vào internet để thu thập, truyền, và sắp xếp dữ kiện cho các nhà điều hành tiện ích khả năng để lấy quyết định tốt hơn, dự trù các vấn đề và thời gian để sửa chữa, cũng như quy hoạch cho tương lai.  Cả hai có thể hợp tác trong việc vẽ ra một hình ảnh năng lượng rộng hơn cho tương lai, quản lý tiện ích, sản xuất chất thải, và nhiều nữa.  Dữ kiện đáng tin cậy có phẩm chất cao là chìa khóa để mở các mức hiệu quả và khả chấp mới.

Thông minh hơn như thế nào

Kỹ thuật và dữ kiện chưa bao giờ được tiếp cận nhiều hơn.  Kết quả là, quy hoạch đô thị có nhiều cơ hội hơn để mở rộng tiềm năng đầy đủ bằng cách đầu tư thời giờ và tài nguyên vào việc thu thập, theo dõi và phân tích dữ kiện chưa từng được thu thập.

·                     Thu thập dữ kiện: Thu thập dữ kiện và theo dõi rất quan trọng khi hiện đại hóa hạ tầng cơ sở để gia tăng sự uyễn chuyễn của tổ chức, sự nhanh nhẹn, và chịu đựng và cung cấp cái nhìn tức thời vào hệ thống.  Không có theo dõi thích hợp, không thể xác định khi nào có vấn đề với cơ sở.  Rất quan trọng để thực hiện các dụng cụ thông minh sắc bén lồng với Al (Thông minh nhân tạo) kết hợp với hạ tầng cơ sở hiện hữu của cơ sở.  Với cách nầy tất cả hệ thống có thể được nối với nhau trong 1 chỗ, do đó cho phép chúng được theo dõi có hiệu quả hơn.  Thí dụ, thành phố Cincinnati tìm cách biến đổi hạ tầng cơ sở nước thải từ hệ thống thời thế kỷ 19th thành một hệ thống thông minh có thể hiểu làm thế nào hệ thống hoạt động trong điều kiện thời tiết ướt và quản lý các điểm yếu.  Việc thu thập lưu lượng, mực nước, và dữ kiện mưa tức thời từ các vị trí ở xa làm tất cả khác đi trên thế giới: hệ thống nước thải năng động của Cincinnati hiện nay có thể điều chỉnh thích hợp với các sự kiện thời tiết dựa trên tin tức tức thời.

·                     Quản lý dữ kiện: Một diễn đàn duy nhất cũng có thể quản lý dữ kiện và gởi báo động liên quan đến bất cứ gián đoạn nào trong hệ thống.  Các cơ sở có thể thiết lập các báo động tự động khi một sự kiện châm ngòi xảy ra.  Thí dụ, Cincinnati thiết lập các cảm biến (sensor) sóng nhỏ để phát hiện mực nước và lưu lượng cung cấp báo động từ xa cho tiềm năng ngập lụt.  Báo động rất quan trọng trong việc hiểu biết làm thế nào thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến hạ tầng cơ sở và cho phép các tiện ích hiểu rõ hơn các vấn đề cần được giải quyết để giảm thêm thiệt hại và giữ an toàn cho cộng đồng.

·                     Sử dụng dữ kiện: Một mảnh quan trọng của hình ráp là dùng dữ kiện để báo cáo và phân tích.  Theo dõi là một tiến trình liên tục bắt đầu trước, trong khi và sau một sự kiện, thay đổi xảy ra khi sự kiện xuất hiện, nhưng báo cáo rất quan trọng trong việc cung cấp những cái nhìn và cho phép các đô thị chuẩn bị tốt hơn cho thay đổi khí hậu trong tương lai liên quan đến các sự kiện.  Báo cáo thông minh có thể cho thấy các chiều hứng giúp các cơ sở tiện ích hành động trước để chống lại các sự kiện thời tiết sắp xảy ra.

 

Một đồng hồ thông minh. [Ảnh: UK Office of Energy and Climate Change.]

 

Các giải pháp thông minh đã cung cấp nhiều cách để hỗ trợ cuộc chiến chống lại thay đổi khí hậu và các đô thị và tổ chứa đã lợi dụng ưu thế của chúng.  Với một giải pháp tổng thể, các cơ sở tiện ích có thể đáp ứng một cách an toàn và hiệu quả với bất cứ tình hình nào – bất chấp thời tiết.

Các giải pháp thông minh hứa hẹn một thế giới hoàn toàn mới trong đó thay đổi khí hậu có thể được giảm nhẹ bởi tập thể.  Bằng cách nắm được dữ kiện tức thời của năng lượng, nước và chất thải của các cơ sở tiện ích, các đô thị và tổ chức sẽ có thể tìm và thực hiện các giải pháp để giảm nhẹ các vấn đề liên quan đến thay đổi khí hậu.  Với quá nhiều dữ kiện ở trong tay của chúng ta, ôm chặt các khả dĩ kỹ thuật mới và tương lai chưa bao giờ có thể hơn.

PHÚC TRÌNH MỚI LÀM NỔI BẬT VIỆC MẤT ĐẤT NGẬP NƯỚC TRONG VÙNG HẠ LƯU MEKONG VÀ CÁC HẬU QUẢ ĐỐI VỚI ĐA DẠNG SINH HỌC, KHÍ HẬU VÀ PHÚC LỢI CỦA 250 TRIỆU NGƯỜI

(New report highlights the loss of wetlands in the Lower Mekong region and the consequences for biodiversity, climate and the well-being of 250 million people)

 

Raphael Glemet and Kathryn Bimson - Bình Yên Đông lược dịch

IUCN Asia Regional Office – 10 November 2022

 

Trồng lúa ở Lào PDR. [Ảnh: IUCN Lao PDR]

 

Bangkok, Thailand, 10 November 2022 (IUCN Asia Regional Office) – Không có những đáp ứng khẩn cấp và có phối hợp trên khắp vùng, số phận của đất ngập nước, các chủng loại dựa vào chúng và phúc lợi chung của hầu hết 250 triệu người sẽ bị tổn thương thêm, theo  Viễn cảnh Đất Ngập nước Indo-Burma 2022 (Indo-Burma Wetland Outlook 2022), tổng hợp đầu tiên của tình trạng và chiều hướng của đất ngập nước trên khắp Cambodia, Lào PDR, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

Phúc trình được công bố ngày hôm nay như một phần của Phiên họp thứ 14th của Hội nghị Các bên Hợp đồng với Quy ước Ramsar về Đất Ngập nước ở Geneva, Switzerland.  Quy ước Ramsar là một hiệp ước quốc tế để bảo tồn và sử dụng khả chấp đất ngập nước với 172 bên ký kết hợp đồng trên toàn cầu.

Viễn cảnh Đất Ngập nước Ido-Burma được phát triển bởi Sáng kiến Ramsar Khu vực Indo-Burma, một diễn đàn khu vực tập họp các chánh phủ, NGOs và học giả từ Cambodia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam, và Văn phòng Khu vực Á Châu của IUCN (Liên hiệp Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế), để hỗ trợ việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược của Quy ước Ramsar.

Viễn cảnh mang lại với nhau dữ kiện mới nhất để hiểu về tình hình hiện tại và tương lai của đất ngập nước trong khu vực.  Nó là kết quả của các cuộc phỏng vấn, duyệt xét tài liệu và kiến thức từ các chánh phủ, quản đốc các vị trí ngập nước, các đại học, các tổ chức xã hội dân sự và các cộng đồng làm việc và sống trong khu vực.

Năm quốc gia có một đa dạng phong phú đất ngập nước, từ đất ngập nước có cao độ cao ở nguồn của Ayeyarwady, đến đất ngập nước đồng lụt rộng lớn trong sông Mekong, đến các rặng san hô, các bãi bùn, rừng đước, và đồng cỏ biển dọc theo bờ biển.  Khu vực là một trong những nơi có đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới, phản ánh tính đa dạng địa hình, địa chất và khí hậu.

Ngoài tầm quan trọng về đa dạng sinh học của chúng, đất ngập nước trong khu vực có tác dụng như các Giải pháp dựa vào Thiên nhiên và cung cấp phương tiện sinh sống, hỗ trợ cuộc sống, và lợi ích khí hậu cho gần ¼ tỉ người trong 5 quốc gia.  Thí dụ, đất ngập nước của sông Mekong hỗ trợ cho thủy sản cung cấp chất đạm cần thiết cho trên 60 triệu người, nhiều người dưa vào những tài nguyên nầy trong hiều thế hệ.  Ngoài ra, đất ngập nước hỗ trợ việc sản xuất lúa, một nguồn dinh dưỡng cần thiết và lợi tức cho người dân trong vùng Indo-Burma, và hàng hóa xuất cảng quan trọng, với Myanmar, Thái Lan và Việt Nam là những quốc gia xuất cảng gạo lớn nhất trên thế giới.

Những đe dọa then chốt được xác định bởi Viễn cảnh gồm có sự xâm lấn cho nông nghiệp hay đô thị hóa, thay đổi trong thủy học vì thủy điện, thủy nông và hạ tầng cơ sở xám khác, ô nhiễm từ nông nghiệp và plastic và thu hoạch quá mức tài nguyên của đất ngập nước.  Thay đổi khí hậu là một yếu tố ghép của mất đất ngập nước, nhất là do hạn hán gia tăng xảy ra trong mùa khô.  Những đe dọa nầy ảnh hưởng các dịch vụ cung cấp bởi đất ngập nước và đưa đến mất mát tính đa dạng sinh học và thủy sản, làm tăng tai họa liên quan đến nước và ảnh hưởng đến hạ tầng cơ sở và cuộc sống.

Phúc trình đề nghị một loat hành động khẩn cấp cần thực hiện để ngăn ngừa suy thoái thêm, từ cải thiện hiệu quả của cai quản đất ngập nước đến cải thiện việc theo dõi và báo cáo về những chủng loại dựa vào đất ngập nước để thông tin cho quy hoạch quản lý.

“Hiểu biết tình trạng hiện nay của đất ngập nước trong vùng là chìa khó để kết hợp có hiệu quả đất ngập nước bên trong các nghị trình của quốc gia về đa dạng sinh học, thích ứng và giảm nhẹ thay đổi khí hậu, và an ninh lương thực và nước”Tiến sĩ Srey Sunleang, Chủ tịch, Sáng kiến khu vực Ramsar Indo-Burma (IBBRI) và Phó Tổng giám đốc, Tổng Nha các Vùng được Bảo vệ Thiên nhiên, Bộ Môi trường Cambodia.

“Năm nay là một năm quan trọng của thế giới, với Hội nghị của các Bên Hợp đồng với Quy ước Ramsar về Đất Ngập nước, UNFCCC [Hội nghị Thay đổi Khí hậu Liên Hiệp Quốc] và CBD xảy ra gần như liên tiếp.  Chúng tôi hy vọng rằng các đề nghị trong Viễn cảnh Đất Ngập nước sẽ có tác dụng như một lộ đồ cho các quốc gia và các đối tác phát triển để đưa vào dòng chánh tầm quan trọng của đất ngập nước như các Giải pháp dựa vào Thiên nhiên ở mọi cấp và để có những hành động cần thiết để đảo ngược sự mất mát của đất ngập nước trong khu vực.” Raphael Glemet, Trưởng Văn phòng. Nước và Đất Ngập nước, Văn phòng IUCN Khu vực Á Châu.

Sunday, November 13, 2022

CÁC ĐẬP TRÊN MEKONG TÀN SÁT THỦY SẢN Ở PHỤ LƯU

 (Dams on the Mekong decimating tributary fisheries)

Pratch Rujivanarom – Bình Yên Đông lược dịch

Mekong Eye – 31 October 2022


Một bẫy cá truyền thống tên là ‘yok yor’ được dùng phổ biến trong sông Songkhram, một phụ lưu của sông Mekong.  Kể từ khi đập Xayaburi của Lào bắt đầu hoạt động trong năm 2019, nhiều ngư dân để dụng cụ đánh cá của họ trên bờ và chuyển sang canh tác, ngay cả nó không thể cung cấp đủ thu nhập để nuôi gia đình. [Ảnh: Visarut Sankham]

Phụ lưu sông Mekong chảy tự do cuối cùng đang mất thủy sản cá có giá trị vì các đập trên dòng chánh.

 

NAKHON PHANOM, THÁI LAN – Con số cá tụt giảm trong các phụ lưu của sông Mekong vì các đập trên dòng chánh được xây trên [một trong những] con sông lớn nhất của Á Châu.

Những thay đổi đã báo động các cộng đồng dọc theo sông Songkhram, một trong những phụ lưu quan trọng của sông Mekong trong tỉnh Nakhon Phanom ở đông bắc Thái Lan.

Wichit Phonglad, 73 tuổi, đã dành hầu hết cuộc đời đánh cá trong sông Songkhram.  Vì ông có nhiều kiến thức về các loại cá, ông được đặt tên là hiền nhân của Ban Samphong, một cộng đồng lâu đời trên bờ sông.

Nhưng kiến thức về cá trong sông của ông đã không còn thích hợp sau khi một số cá biến mất – nay chúng chỉ sống trong ký ức của ông.

“Cá nay khó tìm hơn,” Wichit nói.  “Nhiều loại cá đã hoàn toàn biến mất khỏi sông và chúng tôi không còn kiếm sống bằng đánh cá nữa.”

 

Ngư dân trong làng Ban Samphong của Nakhon Phanom nói một số loại cá đã biến mất khỏi phụ lưu Songkhram của sông Mekong, nơi họ đã đánh cá trong nhiều thập niên.  Họ liên kết hiện tượng vói các đập trên dòng chánh Mekong, nơi các chuyên viên nói các kiến trúc bê tông đã thay đổi dòng chảy của sông. [Ảnh: Visarut Sankham]

 

Theo tài liệu ở địa phương, 25 loại cá được thấy trước đây trong sông, nhưng nhiều loại đã không còn thấy trong lưới cá trong một vài năm qua.

Cá biến mất sau khi đập thủy điện Xayaburi ở Lào bắt đầu hoạt động trên dòng chánh sông Mekong trong năm 2019 – 600 km về phía bắc làng của Wichit.

Từ đó, ông và các dân làng khác đã ghi nhận dòng chảy bất thường trong sông Songkhram.

Trong điều kiện bình thường, sông làm ngập các vùng chung quanh từ tháng 6 đến tháng 10 mỗi năm, mang dòng nước đục ngầu từ sông Mekong vào sông Songkhram và làm ngập đồng lụt thấp và rừng ở ven sông.

Các nơi bị ngập được biến thành nơi sinh sản lý tưởng cho di ngư từ sông Mekong và vùng trở thành nơi trưởng thành của cá con.

Đời sống của người dân sống dọc theo song Songkhram nơi được xác định bởi lũ lụt hàng năm nầy, vì nó bảo đảm tính có sẵn của cá và thu nhập từ việc đánh cá.

Trong vài năm qua, tuy nhiên, sông Songkhram không còn lũ lụt theo mùa.  Nhưng thỉnh thoảng bị lũ lụt trái mùa.

“Trước khi đập Xayaburi hoạt động, chúng tôi có những thay đổi nhỏ trong dòng chảy sau khi các đập được xây ở Trung Hoa.  Nhưng những thay đổi nầy đáng kể sau khi đập Xayaburi – rất gần Thái Lan hơn – bắt đầu hoạt động,” Wichit nói.

“Quan sát của chúng tôi thuyết phục chúng tôi rằng các đập không chỉ gây ra dòng chảy không tự nhiên và mực nước vô cùng dao động trong sông Mekong. mà còn nới rộng vào các phụ lưu.  Điều nầy làm cho sông Songkhram không thể đoán trước được.”

Khu Ramsar được đề cử

Theo Quỹ Đời sống Hoang dã Thế giới (WWF), sông Songkhram là một vùng đất ngập nước quan trọng nhất trong vùng Mekong.  Nó nằm trong các phụ lưu cuối cùng của sông Mekong ở Thái Lan mà cá có thể di cư đến và có thể sinh sản và sinh sôi nẩy nở.

Sông cũng có những khu rừng ven sông lớn, người địa phương gọi là Pa Tam, cung cấp nơi cư trú cho các loại cây cối đa dạng và các loại đời sống hoang dã xoay quanh chu kỳ lũ lụt theo mùa.  Nhiều loại quý hiếm ở địa phương và không thể thấy ở nơi khác.


Đất rừng ven sông, người địa phương gọi là ‘Pa Tam’, dọc theo sông Songkhram trong tỉnh Nakhon Phanom.   

Rừng cung cấp thức ăn, dược phẩm và vật liệu thủ công cho người địa phương và là nơi sinh sản của di ngư trong mùa lụt. 

[Ảnh: Visarut Sankham]

 

Người địa phương trong làng Ban Samphong của Nakhon Phanom, dựa vào đời sống trên sông Songkhram trong nhiều khía cạnh. 

(Trái) Đàn bà dệt thảm từ cây lớn lên ở bờ sông, kiếm thêm thu nhập. 

(Phải) Một số ngư dân địa phương làm dược phẩm từ cây nhặt ở đất rừng ven sông. 

[Ảnh: Visarut Sankham]

 

Vì tầm quan trọng sinh thái của nó, vào tháng 5 năm 2019, khoảng 5.500 hectares của Hạ lưu vực sông Songkhram trong huyện Tha Uthen và Sri Songkhram thuộc tỉnh Nakhon Phanom được đề cử làm Khu Ramsar – dưới một hiệp ước của Liên Hiệp Quốc để khuyến khích bảo tồn và sử dụng khôn ngoan đất ngập nước trên thế giới.

Sông có 192 loại cá.  Trong số đó, 15 loại được xem là các loại cá cần được chú ý, theo một phúc trình nộp cho Dịch vụ Tin tức Khu Ramsar bởi WWF Thái Lan.  Ba loại được đánh giá là có nguy cơ tuyệt chủng cao trong Danh sách Đỏ cùa Liên hiệp Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

Sự vắng mặt của lũ lụt theo mùa và sự dao động không tự nhiên của sông đang làm xáo trộn chu kỳ sinh sôi nẩy nở của những chủng loại nầy và làm suy thoái đất ngập nước.

Ngăn đập sông

Cùng với những thách thức liên quan đến các đập trên dòng chánh Mekong, sông Songkhram cũng được dự trù 2 dự án cửa nước sẽ ngăn đập sông.

Đi đầu bởi Văn phông Quốc gia Thủy lợi (ONWR), cơ quan của chánh phủ Thái có nhiệm vụ tìm cách để quản lý tính khả chấp của nước, các dự án 

 

Biểu đồ: Michael Salzwedel / Earth Journalism Network

 

nhằm ngăn ngừa hạn hán và giảm nhẹ ngập lụt triền miên ở các vùng đất thấp của lưu vực sông Songkhram.

Dự án cửa nước đầu tiên sẽ được xây ở phần giữa của sông trong tỉnh Sakon Nakhon để trữ đến 74 triệu m3 nước để dẫn tưới.  Cửa thứ hai được dự trù ở cửa sông trong tỉnh Nakhon Phanom để quản lý dòng chảy giữa sông Songkhram và dòng chánh Mekong.

Cả 2 dự án nay trong giai đoạn nghiên cứu khả thi.

Tuy nhiên, Bộ Thủy nông Hoàng gia đang xây cất 2 cửa nước khác trên các phụ lưu của sông Songkhram trong tỉnh Sakon Nakhon, theo một phúc trình trong ấn bản doanh nghiệp Thái Krungthep Turakij.  Cả 2 được dự đoán hoàn tất trong năm 2023.

“Người dân trên khắp Lưu vực sông Mekong và sông Songkhram đang gánh chịu ảnh hưởng trực tiếp của các đập,” Amnart Trichak, chủ tịch của Hệ thống Tổ chức Cộng đồng Hội đồng Bảy Tỉnh Đông bắc trong Lưu vực Mekong, nói.

“Thay vì hướng sự chú ý của họ đến việc giảm nhẹ các vấn đề môi trường từ những dự án như thế, chánh quyền đưa ra thêm các dự án đại qui mô gây nhiều ảnh hưởng.”

 

Đa dạng sinh học nước ngọt phong phú của Thái Lan bị đe dọa.

 

Chánh phủ Thái đã có những nỗ lực để đương đầu với thay đổi khí hậu bằng cách xây một số lớn dự án trữ nước.  Nhưng chúng có thể đe dọa đa dạng sinh học nước ngọt của quốc gia.

Ngăn đập sông Songkhram đòi hỏi nạo vết đáy sông có thể hủy hoại nơi cư trú của cá.  Nó cũng sẽ làm ngập rừng ở 2 bờ sông và trong vùng của Khu Ramsar Hạ lưu sông Songkhram.

Việc nạo vét được đề nghị bởi Bộ Hải dương mà không tham khảo quần chúng, và người dân chỉ biết về chuyện nầy hồi đầu năm nay, Amnart nói.

Phẩm chất nước xấu hơn

Không chỉ những thay đổi thủy học góp phần vào sự sụt giảm của số cá.  Ngư dân địa phương cũng ghi nhận phẩm chất nước của sông Songkhram đã trở nên xấu hơn trong những năm gần đây.

Kham Neelakul, một ngư dân ở Ban Samphong, liên kết thay đổi nầy với sự bành trướng của đồn điền mía trong vùng thượng lưu của sông.

“Họ dùng thuốc diêt cỏ và thuốc trừ sâu rất nhiều.  Những hóa chất nông nghiệp nguy hiểm nầy cuối cùng được xả xuống sông,” ông nói, thêm rằng chất thải từ các cộng đồng gia tăng dọc theo sông cũng là một phần của vấn đề.

Ngư dân địa phương gần đây đã bắt càng ngày càng nhiều cá ngoại lai, đáng chú ý là cá lau kiếng (Hypostomus plecostomus), một loại cá từ Nam Mỹ nay đang trải rộng rất nhanh trên khắp nơi cư trú nước ngọt ở Thái Lan.

“Người dân không quen với loại cá nầy,” Kham nói.  “Chúng tôi không tiêu thụ nó, vì thế chúng không có giá trị.”

Vì sông không còn cung cấp nguồn cá đáng tin cậy nữa, do áp lực môi trường gia tăng, Kham nói người địa phương đã chuyển hoạt động kinh tế chánh của họ sang nông nghiệp hay bỏ đi để tìm việc ở nơi khác.

“Hiện nay chung tôi chỉ có thể bắt cá nhỏ từ sông, vì cá lớn phần lớn đã hết,” ông nói.

“Trong một ngày may mắn, tôi có thể kiếm được từ 2.000 đến 3.000 baht từ việc bắt cá, nhưng hầu hết tôi chỉ được khoảng 200 đến 300 baht, chỉ đủ cho nhiên liệu và nỗ lực.”

 


Vào năm 1994, việc xây cất đập Pak Mun, với các thang cá ở bên cạnh, được hoàn tất trong tỉnh Ubon Ratchathani, ở phía nam của lưu vực sông Songkhram. Các chuyên viên và các cộng đồng địa phương liên kết đập với những thay đổi trong sinh thái và lưu lượng sông làm giảm các loại động và thưc vật. [Ảnh: Visarut Sarikham]

Ngư dân đã bỏ dụng cụ hành nghề trên bờ sông Songkhram và chuyển sang các thu nhập khác, gồm có canh tác và công việc hàng ngày.  Đánh cá không còn nuôi nỗi họ và họ không thể sống còn với số cá đánh được sụt giảm lớn lao mà họ có từ khi các đập thủy điện được xây trên sông Mekong. [Ảnh: Visarut Sankham].

Ảnh hưởng tai hại

Mặc dù các chỉ trích ở địa phương, Phirun Saiyasitpanich, tổng thư ký của ONWR và Văn phòng Quốc gia Quy hoạch và Chánh sách Môi trường (ONEP), khẳng định rằng chánh phủ không bỏ qua vấn đề suy thoái đa dạng sinh học nước ngọt.

ONEP là cơ quan chánh thức có trách nhiệm trực tiếp để bảo tồn đa dạng sinh học, kể cả việc bảo vệ và quản lý thích đáng các hệ sinh thái theo Quy ước Ramsar.

Phirun nói Thái Lan có cơ chế Đánh giá Ảnh hưởng Môi trường (EIA) giám sát bởi ONEP.  Mỗi dự án đủ tiêu chuẩn để thực hiện EIA phải nghiên cứu ảnh hưởng môi trường tai hại của dự án và đề nghị một kế hoạch giảm nhẹ.

Ngoại trừ phúc trình EIA cho thấy các biện pháp giảm nhẹ hay điều chỉnh thích đáng để giảm nhẹ ảnh hưởng môi trường tiêu cực của dự án, ONEP sẽ bác bỏ phúc trình và đòi hỏi xem xét lại.

“ONEP đang cố gắng để hợp tác với các cơ quan liên hệ khác để bảo đảm rằng các dự án phát triển mới của họ sẽ cứu xét khía cạnh môi trường và có ảnh hưởng tai hại tối thiểu đối với các hệ sinh thái,” ông nói.

Nhưng Wichit, một ngư dân về hưu, người đã thấy những thay đổi nhanh chóng của sông Songkhram, tin rằng cần phải hành động thêm ngoài cơ chế EIA.

“Chúng ta cũng phải ngừng xây thêm đập trên sông Mekong và phụ lưu của nó và chuyển chú tâm đến việc bảo tồn các hệ sinh thái đặc thù của chúng ta,” ông nói.

“Rõ ràng là các đập làm hại nhiều hơn lợi.”