Sunday, November 13, 2022

CÁC CỘNG ĐỒNG SÔNG THÁI CHỐNG LẠI CÁC DỰ ÁN RẼ NƯỚC KHỔNG LỒ

 (Thai river communities fight massive water-diversion projects)

Nicha Wachpanich – Bình Yên Đông lược dịch

The Third Pole – November 1, 2022

Khi Thái Lan tiến hành tầm nhìn ‘làm xanh’ vùng đông bắc qua các dự án thủy nông rộng lớn, The Third Pole xem xét các vấn đề mà hạ tầng cơ sở trên các phụ lưu của Mekong đã gây ra cho các cộng đồng địa phương.

 

Trong tháng 6 năm 2022, Chantra Chanthathong đi từ nhà ông ở đông bắc Thái Lan đến Bộ Nông nghiệp và Hợp tác ở Bangkok.  Cùng với khoảng 100 dân cùng làng, ông là một thành phần của nhóm yêu cầu bồi thường cho hàng ngàn người nói rằng họ chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi một loạt dự án thủy nông lớn nhỏ có ý định để “làm xanh” vùng đông bắc Thái Lan.

“Chúng tôi đang làm để làm nhẹ bớt những lo ngại của chúng tôi từ nhiều thập niên tranh đấu,” ông nói về việc chống đối.  “Tôi không biết khi nào nó sẽ chấm dứt, nhưng tôi hy vọng chúng tôi có thể mang nhịp đập của sông trở lại.”

Chanthathong sống ở Ban Don Kaeo, một làng ở đông bắc Thái Lan nằm giữa các đập Roi Et và Yasothon-Phanom Phrai trên sông Chi.  Được hoàn tất trong năm 2000, các đập là một phần của dự án thủy nông Kong-Chi-Mun (KCM), liên quan đến việc xây dựng 14 đập lớn trên sông Chi và Mun, cả 2 là phụ lưu của sông Mekong.

Ý tưởng để rẽ nước từ các sông, kể cả Mekong, để dẫn tưới đất canh tác trong vùng phía bắc khô hơn của Thái Lan đã là một mục tiêu nồng nhiệt của nhiều chánh phủ liên tiếp.  Nhưng những siêu dự án nầy từ lâu bị chỉ trích bởi các cộng đồng địa phương.

Bản đồ cho thấy 4 phụ lưu của sông Mekong ở đông bắc Thái Lan.

[Ảnh: The Third Pole]

 

Chanthathong và láng giềng của ông nói họ phải chịu ngập lụt nhà cửa thường xuyên kể từ khi xây cất các đập, và rằng chúng làm xáo trộn dòng chảy theo mùa mà họ thường dựa vào để trồng lúa.  Ông nói đáp ứng xấu từ chánh quyền quốc gia để trả lời cho những lo ngại của họ đã đẩy ông vào đường đến thủ đô.

“Chúng tôi đang có bằng chứng rằng dự án rẽ nước Mekong gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực hơn các lợi ích mà họ tuyên bố,” Sirisak Saduak, người làm việc với các cộng đồng đại diện cho một NGO địa phương trong lưu vực sông Chi.

Một đông bắc xanh

Kể từ khi dự án KCM được chấp thuận bởi nội các vào năm 1989, các dự án hạ tầng cơ sở đã mọc lên trên khắp các phụ lưu của Mekong ở đông bắc Thái Lan.  Hai đập đầu tiên, Rasi Salai và Hua Na trên sông Mun, làm ngập ruộng lúa, làng mạc và rừng đồng lụt nơi người địa phương cắt cỏ, đưa đến nhiều thập niên chống đối.

Được loan báo lúc ban đầu như một đập rẽ nước cao su nhỏ, vào lúc nó được hoàn tất trong năm 1994. Rasi Salai là một dự án thủy nông bê tông với 7 cửa xả nước cắt đứt sông Mun, phụ lưu lớn nhất của Mekong ở Thái Lan.  Về phía thượng lưu 90 km. đập Hua Na tiếp theo trong năm 1999, và nó có kích thước gấp đôi Rasi Salai.

Hai đập nầy trên căn bản thay đổi cuộc sống của hàng ngàn dân làng.  Một số mất nhiều acres ruộng lúa vì đất bị ngập và độ mặn gia tăng, vì bồi lắng đá muối lớn ở dưới đất.  Ngư dân buộc phải thích ứng với những thay đổi trong dòng nước và số cá.

 

Một ngư dân quăng lưới dưới bóng của đập Hua Na trên sông Mun ở Thái Lan,

một phần của dự án thủy nông Kong-Chi-Mun đầy tranh cãi.

[Ảnh: Luke Duggleby]

 

Thành viên của Hội đồng người Nghèo, một tổ chức trợ giúp các cộng đồng

trong việc tranh đấu chống lại ảnh hưởng của đập Rasi Salai và Hua Na,

gặp nhau hàng tháng để thảo luận các vấn đề của họ.

[Ảnh: Luke Duggleby]

 

Vì mức độ chống đối của quần chúng, các đập và dự án KCM bị bêu xấu và công việc được tạm ngưng.  Nhưng các cộng đồng bị ảnh hưởng đã tranh đấu để được bồi thường và hỗ trợ từ đó.

“Nhà nước cần trả lại quyền quản lý nước cho người dân biết rõ về môi trường của họ,” Saduak nói.  “Tất cả các vấn đề của đập được xây từ 30 năm trước chưa được giải quyết và chánh phủ vẫn tiến hành dự án rẽ nước khổng lồ mới,” ông nói thêm.

Chaiya Chantree, 50 tuổi, là xã trưởng của làng Ban Nong Orn, trên bờ sông Mun một vài km từ đập Hua Na trong tỉnh Sisaket.  Ông nhớ khi vùng còn ban sơ, đầy đời sống phong phú.

.

Chaiya Chantree (trên) ngồi trên sông Mun cách đập Hua Na vài km,

trong khi Ling (dưới) đứng trên đập Rasi Salai. 

Cả 2 là một phần của phong trào kêu gọi bồi thường cho ảnh hưởng do các đập gây ra. 

[Ảnh: Luke Duggleby]

 

Ngày nay, Chantree sống trong một môi trường không thể đoán trước.  Mỗi năm, ông và hàng trăm người địa phương chống đối quyết định của chánh quyền địa phương khi mở cửa xả của đập Hua Na.  Trong lúc mưa mùa, cửa xả của đập được đóng để ngăn chận ngập lụt ở thành phố Ubon Ratchathani kế cận nhưng điều nầy làm ngập ruộng lúa của Chantree.  Ông nói bồi thường của chánh phủ không để bù đắp mất mát của cư dân.

“Nhiều cộng đồng trong lưu vực Mekong xem chúng tôi như một nghiên cứu trường hợp.  Họ thắc mắc: ‘Làm sao anh sống với đập?’”  Chantree nói.  “Nếu chúng tôi tái định cư, chúng tôi phải bắt đầu từ số 0, vì thế câu trả lời của tôi là chúng tôi phải thích ứng để sống ở đây với đập.”

Những lo ngại của Loei và KCM

Vào năm 2012, một đánh giá ảnh hưởng môi trường (EIA) được thực hiện cho một siêu dự án thủy nông mới ở đông bắc Thái Lan, liên quan đến các dự án hạ tầng cơ sở trong các lưu vực sông khác nhau gồm có Chi và Mun.  Với dự án nầy, chánh phủ giới thiệu một dự án có tên là Mekong-Loei-Chi-Mun (KLCM)”, thêm lưu vực sông Loei, một phụ lưu khác của Mekong và ranh giới thiên nhiên giữa Thái Lan và Lào.

Trong giai đoạn đầu, siêu dự án được tái xét KLCM dự tính mang 1,9 tỉ m3 nước một năm từ Mekong qua sông Loei để dẫn tưới đông bắc Thái Lan – đảo ngược chiều chảy tự nhiên.  Cửa sông Loei, nơi nó gặp Mekong, sẽ được mở rộng trong dự án.  Nước sẽ đi qua 17 kinh đào và đường hầm đến đập Ubol Ratana trong tỉnh Khon Kaen.  Dự án được dự trù tốn trên 1.930 tỉ baht (khoảng 51 tỉ USD) và mất 20 năm để hoàn tất.

Hợp lưu của sông Loei và Mekong,

sẽ được nới rộng đáng kể trong siêu dự án mới KLCM.

[Ảnh: Luke Duggleby]

Các dự án rẽ nước trên sông Loei không giới hạn trong tầm nhìn của KLCM. Jiraporn Suwanampai, người làm việc trong đồn điền cao su gần làng của người bản xứ Ban Klang, lo ngại về “cửa xả lũ” Sri Song Rak khổng lồ đang được xây cất trên Loei, chỉ vài km từ nơi nó gặp Mekong.  Được thai nghén vào năm 2015, dự án trị giá 5 tỉ baht (132 triệu USD) gồm có 7 cửa trên sông Loei: 2 trên dòng chảy tự nhiên và 5 trên các thủy lộ được đào mới.  Các cửa sẽ quản lý dòng chảy của Loei 16 km trước khi nó chảy vào Mekong, giảm ngập lụt và tái phân phối nước trên khắp một vùng rộng lớn đất nông nghiệp, theo Bộ Thủy nông Hoàng gia.

Nhiều người ở Ban Klang chống lại đập, nói nó sẽ ảnh hưởng hệ sinh thái địa phương và có thể gây ra ngập lụt trái mùa; họ cũng lo ngại về chuyện lấy đất.  Nhưng các cộng đồng địa phương khác ủng hộ dự án và hạ tầng cơ sở mà nó mang đến.

Mặc dù ở gần với vị trí mở rộng cửa sông được đề nghị, cửa xả nước không chánh thức bao gồm trong dự án KLCM và không đòi hỏi một EIA, theo một đại diện của dự án, vì nó không đủ tiêu chuẩn trong một thông báo của Bộ Thủy lợi cho các dự án cần phải thực hiện EIA.

 

Cửa xả nước Sri Song Rak, đang được xây trên sông Loei. 

Việc xây cất sẽ hoàn tất vào năm tới.

[Ảnh: Luke Duggleby]


Một mô hình của cửa xả nước Sri Song Rak trong văn phòng ở vị trí xây cất.

[Ảnh: Luke Duggleby]

 

Một biểu ngữ chống đập được treo ở một nhà trong làng Ban Klang,

cách cửa xả nước Sri Song Rak khoảng 10 km về phía hạ lưu.

[Ảnh: Luke Duggleby]

 

Trung sĩ Prakorb Poonpol, chỉ huy xây cất dự án, tái xác nhận với The Thrid Pole rằng dự án Sri Song Rak không nằm trong KLCM.

“Các viên chức thích chia chương trình phát triển nước [cho vùng đông bắc] thành các dự án tiểu qui mô, để nó không giống như một siêu dự án, và dễ tiến hành,” Santiparp Siriwattanapaiboon, giảng sư khoa học môi trường ở Đại học Udon Thani Rajabhat, nói.

Một số người, kể cả Siriwattanapaiboon, tin rằng chánh phủ Thái đơn thuần đổi tên siêu dự án, đã thu hút sự xoi mói của quần chúng nhiều năm.  “Nó giống như ráp hình lại với nhau,” Suriwattanapaiboon nói.

Thiên nhiên và văn hóa lâm nguy

Cách cửa sông Loei 400 km là Hạ lưu sông Songkhram – con sông lớn cuối cùng chưa bị ngăn đập ở đông bắc Thái Lan.  Trong hầu hết năm, Songkhram chảy vào Mekong nơi chúng gặp nhau trong tỉnh Nakhon Phanom.  Nhưng trong mùa mưa, Mekong chảy vào Songkhram và các đồng bằng chung quanh, tạo nên rừng bị ngập đặc thù cung cấp nơi sinh sôi nẩy nở cho nhiều loại thú và cây cối ở dưới nước.  Trong năm 2019, hạ lưu vực sông Songkhram được tuyên bố là khu Ramsar, đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, công nhận tầm quan trọng môi trường, sinh thái và văn hóa của nó.

 

Ngư dân trên sông Songkhram trong tỉnh Nakhon Phanom ở Thái Lan. 

Hạ lưu Songkhram là con sông quan trọng cuối cùng chưa bị ngăn đập

ở đông bắc Thái Lan.  Kết quả là, một hệ sinh thái mong manh của đất ngập nước

và các phụ lưu vẫn có thể hỗ trợ các cộng đồng đánh cá hoạt động.

[Ảnh: Luke Duggleby]

 

Kỹ nghệ đánh cá truyền thống ở địa phương đã chống lại các kế hoạch để xây 1 đập trên sông gần 4 thập niên. Đập được đề nghị sẽ xây ở làng NaPiang, huyện Chaiburi, dưới 10 km từ nơi Songkhram gặp Mekong.  Dự án nhằm giảm nhẹ lũ lụt và hạn hán trong lưu vực sông.  Mặc dù được công nhận là khu Ramsar, dự án vẫn đang chờ đợi.

Đập Songkhram được đề nghị cũng không chánh thức bao gồm trong dự án KLCM. Nhưng về địa lý và kiến tạo, nó rất giống với của xả nước Sri Song Rak, theo Siriwattanapaiboon, gồm có 5 cửa xả nước.

Trong tháng 9 năm 2022, Thái Lan tổ chức một vòng lắng nghe quần chúng khác cho dự án KLCM.  Để đáp ứng, các cộng đồng địa phương từ các lưu vực sông khác nhau ở đông bắc đã cùng nhau thảo luận sự chống đối dự án và các tiền nhiệm lâu hàng thập niên của họ.

 

Vào tháng 5 năm 2022, Amnart Traijak, chủ tịch của Hệ thống các Cộng đồng Mekong ở đông bắc Thái Lan, đặt một vòng hoa trên sông Songkhram như một phần của lễ hội Bun Bang Fai.  Một truyền thống của các cộng đồng bản xứ Lào sống dọc theo sông Mekong, lễ hội nhắc nhở trời mang mưa.  Ở dông bắc Thái Lan, các vòng hoa thường được đề cữ mang thông điệp đến trời và chánh phủ.  “Các thần linh thân mến, chúng tôi không muốn thêm đập.  Chúng tôi hy vọng những nhà làm chánh sách sẽ lắng nghe chúng tôi dù chỉ một ít,” Traijak khấn vái. 

[Ảnh: Luke Duggleby]

 


No comments:

Post a Comment