Thursday, January 25, 2018

Mekong thành Biển Đông trên đất liền

Làng đánh cá bên sông Mekong. (Hình: AP)

Ngôi nhà Việt Nam đang bị cướp tấn công phía trước và bị ăn trộm lẻn vào từ phía sau. Phía trước, là Biển Đông. Phía sau, là sông Cửu Long (Mekong). Tên ăn cướp này chính là Cộng Sản Trung Quốc!

Trong lúc gia tài của tổ tiên bị Trung Cộng đe dọa cả hai mặt trước sau như vậy thì ông Nguyễn Phú Trọng còn quá bận rộn lo nấu một “mẻ cám lợn;” lo thanh trừng các đối thủ trong đảng bằng những phiên tòa kanguru. Nguyễn Phú Trọng bỏ vô trong nồi cám heo đó tất cả những rác rưởi lượm được, từ Trầm Bê, Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, có thể tới những Vũ Huy Hoàng, Vũ Nhôm, Lê Thanh Hải, vân vân và vân vân!

Trong khi ông Nguyễn Phú Trọng đang lo ôm “nồi cám heo” đó, thì Trung Cộng, sau khi đã nắm trong tay chính quyền Cộng Sản Campuchia, đang tiến từng bước trong thủ đoạn bành trướng, lấn áp hoặc mua chuộc các nước sống trong lưu vực sông Mekong. Dụng cụ chính Trung Cộng dùng trong “mặt trận thứ nhì” này là chương trình Hợp Tác Lancang-Mekong LMC). Lancang là tên con sông Mekong trong lãnh thổ Trung Quốc, đọc tên chữ Hán Việt là Lan Thương Giang (
澜沧江).
Để biến lưu vực sông Mekong thành một “Cửu Đoạn Tuyến” trên đất liền, Trung Cộng đã lập ra tổ chức Lancang-Mekong vào năm 2015, bao gồm các nước Miến Điện, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Trung Cộng muốn tổ chức mới của mình thay thế cho Ủy Ban Sông Mekong đã ra đời từ thập niên 1960, trong đó không có Trung Quốc và Myanmar; và tới giờ họ đã thành công.

Từ năm đó, Trung Cộng đã mời họp cấp bộ trưởng các nước ít nhất ba lần; phiên họp gần đây nhất ở Vân Nam vào Tháng Mười Hai, 2017. Ngày Thứ Tư, 10 Tháng Giêng, 2018, Thủ Tướng Lý Khắc Cường (Li Keqiang) sẽ tới Pnom Penh để phê chuẩn bản thỏa hiệp được soạn trong cuộc họp LMC tháng trước.

Kế hoạch Hợp Tác Lancang-Mekong LMC) của Trung Cộng là một nút trong ý đồ bành trướng của Tập Cận Bình tại Châu Á. Chương trình rộng lớn này gồm Con Đường Tơ Lụa trên biển, Vòng Đai qua miền Trung Á, hỗ trợ bởi Ngân Hàng Hạ Tầng Cơ Sở cho các nước Châu Á, và chương trình hợp tác kinh tế vùng RCEP (Regional Comprehensive Economic Partnership) trám vào chỗ trống của thỏa hiệp TPP mà Tổng Thống Donald Trump đã xóa bỏ.
Nhưng khi nhìn vào những hành động của chính quyền Trung Cộng thì ai cũng thấy âm mưu của họ là dùng vị trí địa dư “đứng đầu nguồn” của mình để trục lợi, bất chấp những tai hại gây ra cho hơn 200 triệu người dân các nước ở khúc cuối sông Mekong. Trung Cộng sẽ vừa cưỡng ép, vừa dụ dỗ, mua chuộc, và chia rẽ chính quyền các nước đó; giống như họ đã làm ở Biển Đông nước ta trong mấy chục năm qua.

Con sông Mekong dài 4,880 km, gần một nửa chảy trong nước Trung Hoa, bắt nguồn từ Tây Tạng và tỉnh Thanh Hải; từ trên độ cao 5,224 mét chảy xuống tới bở biển Việt Nam. Có 326 triệu người sống chung quanh dòng sông này, trong đó cuộc sinh nhai của 60 triệu người hoàn toàn tùy thuộc vào dòng sông. Trong lưu vực sông Mekong vốn có từ 1,200 đến 1,700 chủng loại cá khác nhau. Từ hàng chục năm nay, ngư dân trong các nước Campuchia, Việt Nam đã thấy rõ số lượng cá đánh được từ dòng sông Mekong đang giảm dần. Họ không hiểu tại trời nào đã gây ra thảm họa cho nguồn sống của họ. Thủ phạm chính là các đập nước do Trung Cộng xây dựng từ hơn 20 năm qua.

Năm 1995, Trung Cộng xây đập lớn đầu tiên, Manwan (Mạn Loan,
漫灣) trên sông Mekong. Sau đó, họ đã xây thêm bảy cái đập thủy điện lớn và hơn 20 đập nước nhỏ khác trong xứ Tây Tạng và các tỉnh Thanh Hải, Vân Nam. Khi thực hiện các chương trình này, Bắc Kinh không hề tham khảo ý kiến của các quốc gia cùng chia sẻ và sống nhờ dòng nước sông Mekong, như thủ tục quốc tế bình thường.
Trung Cộng lập ra LMC để xoa dịu nỗi bất mãn của các quốc gia liên hệ, nhưng họ không coi trọng phương pháp hợp tác đa phương mà vẫn nhấn mạnh tới các cuộc thương thuyết song phương.. Đó cũng là thủ đoạn mà Trung Nam Hải thi thố trong cuộc tranh chấp với các nước khác ở vùng Biển Đông nước ta.

Trong hai năm từ khi thành lập LMC, Trung Cộng đã dành hàng tỷ đô la Mỹ để thực hiện 45 dự án. Năm ngoái, số tiền bỏ ra trợ cấp các dự án khai thác sông Mekong lên tới $400 triệu. Một trong những dự án mà Trung Cộng muốn thực hiện là phá vỡ bờ sông để mở rộng con sông Mekong nằm ở biên giới các nước Lào và Thái Lan, cho các loại tầu thủy lớn đi qua được. Mục đích của Bắc Kinh là mở rộng con đường chở hàng hóa giữa tỉnh Vân Nam với các nước Thái Lan, Myanmar, ra tới biển Bengal nối vào Ấn Độ Dương. Đường giao thông này đóng vai trò tối quan trọng trong kế hoạch Nhất Đới Nhất Lộ của Tập Cận Bình, trong đó có con đường tiếp tế dầu lửa từ Trung Đông vào thẳng Vân Nam, lên Tứ Xuyên, không cần đi qua biển Đông Nam Á.

Hiện nay Trung Cộng đã thao túng chính quyền các nước như Lào, Campuchia để hợp tác trong các dự án xây đập của họ. Các công ty Trung Quốc đang dự vào sáu dự án xây đập thủy điện trong các nước trên, mặc dầu Việt Nam và Thái Lan phản đối.
Các dự án xây đập sẽ giảm bớt số nước chảy xuống miền dưới vì nước bị bốc hơi nhiều hơn. Chúng cũng sẽ tiêu diệt rất nhiều loài thủy sản trên sông Mekong, từ Lào xuống tới Việt Nam. Trung Cộng cũng không chấp nhận ký tên vào một thỏa ước quốc tế ràng buộc các nước ở đầu nguồn phải thông báo cho các nước cuối nguồn biết trước, mỗi khi xả nước từ các đập thủy điện! Năm 2016, miền Nam Việt Nam đã trải qua một trận hạn hán nặng nề nhất trong gần một thế kỷ. Gần hai triệu nông dân chịu cảnh mất mùa vì thiếu nước. Năm đó đảng Cộng Sản Việt Nam phải năn nỉ Trung Cộng mở một số đập ở Vân Nam cho nước được chảy xuống đồng bằng sông Cửu Long.
Khi đóng vai “ông trùm đầu nguồn” trên sông Mekong, Trung Cộng sẽ có thể làm áp lực với các quốc gia ở vùng dưới. Trong thực tế, Bắc Kinh có thể gây ảnh hưởng trên nền kinh tế tất cả các nước ở hạ nguồn. Sông Mekong sẽ là một Biển Đông trên đất liền!

Chiến thuật của Trung Cộng ở vùng sông Mekong giống hệt những thủ đoạn đã dùng ở vùng Biển Đông. Bắc Kinh chỉ theo các luật lệ do họ đặt ra, không cần biết đến luật pháp quốc tế. Họ đặt các quốc gia khác trước “những sự đã rồi” và luôn luôn đòi đàm phán song phương để dễ bắt nạt các nước nhỏ. Khi bị nhiều nước phản đối thì họ lập ra những cơ chế “hợp tác” như LMC, để đóng vai đầu nậu, chủ sòng bài, thu tiền của tất cả những con bạc tham dự! LMC sẽ mở đường cho Trung Cộng tràn xuống miền Đông Nam Á, vào cả miền Nam Á và Ấn Độ Dương!
Trước mối đe dọa sống chết ngay tại vườn sau nhà mình, không thấy đảng Cộng Sản Việt Nam trình bày một kế hoạch đối phó nào cả. Kẻ cướp đã chiếm đảo, chiếm biển phía trước nhà. Nay chúng lại đang thậm thụt mua chuộc Campuchia và Lào để lấn đất, lấn sông ngay phía sau lưng. Ông Nguyễn Phú Trọng thì còn đang lo nấu “nồi cám heo” gọi là chống tham nhũng để thanh toán các đối thủ trong đảng!
Ai là người lo cho nước Việt Nam?

Ngô Nhân Dụng



Monday, January 22, 2018

MRC Water Level (Jan. 22, 2018)



Luang Prabang
Water level on January 22, 2018 at 07:00 AM = 6.18 m
Minimum level = 2.53 m
All levels are above zero gauge
(Zero gauge Luang Prabang = 267.195 m above MSL)


Savannakhet
Water level on January 22, 2018 at 07:00 AM = 2.29 m
Minimum level = -0.65 m
All levels are above zero gauge
(Zero gauge Savannakhet = 125.022 m above MSL)



Pakse
Water level on January 22, 2018 at 07:00 AM = 1.78 m
Minimum level = 0.03 m
All levels are above zero gauge
(Zero gauge Pakse = 86.49 m above MSL)



StungTreng
Water level on January 22, 2018 at 07:00 AM = 3.23 m
Minimum level = 0.32 m
All levels are above zero gauge
(Zero gauge StungTreng = 36.79 m above MSL)



Kratie
Water level on January 22, 2018 at 07:00 AM = 8.53 m
Minimum level = 3.06 m
All levels are above zero gauge
(Zero gauge Kratie = -1.08 m above MSL)



Phnom Penh (Bassac)
Water level on January 22, 2018 at 07:00 AM = 3.02 m
Minimum level = 1.58 m
All levels are above zero gauge
(Zero gauge Phnom Penh (Bassac) = -1.02 m above MSL)



Prek Kdam (Tonle Sap)
Water level on January 22, 2018 at 07:00 AM = 2.47 m
Minimum level = 0.58 m
All levels are above zero gauge
(Zero gauge Prek Kdam (Tonle Sap) = 0.08 m above MSL)



Tan Chau
Water level on January 22, 2018 at 07:00 AM = 0.77 m
Minimum level = -0.37 m
All levels are above zero gauge
(Zero gauge Tan Chau = 0.001 m above MSL)



Chau Doc (Bassac)
Water level on January 22, 2018 at 07:00 AM = 0.74 m
Minimum level = -0.6 m
All levels are above zero gauge
(Zero gauge Chau Doc (Bassac) = 0.001 m above MSL)




Tuesday, January 16, 2018

Cảnh báo nguy hiểm phía sau "cơn sốt" đập nước của Trung Quốc



Hồng Anh | 16/01/2018 


Hiện nay, Trung Quốc sở hữu đến 86.000 đê đập, và dự kiến con số này sẽ tiếp tục tăng lên. Ảnh: DW.

Tác giả Brahma Chellaney cho rằng Trung Quốc đang âm thầm giành kiểm soát nguồn nước ngọt khi xây dựng những con đập ở vùng thượng nguồn của các dòng sông liên quốc gia.
*Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Brahma Chellaney, được đăng trên báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP - Hong Kong).

"Cơn sốt" đập nước của Trung Quốc
Trung Quốc hiện đang ra sức xây dựng đê đập trên hệ thống sông ngòi thuộc các vùng lãnh thổ do Trung Quốc kiểm soát, ví dụ như những con sông tại Tây Tạng. Rất nhiều dòng sông trên Cao nguyên Tây Tạng là thượng nguồn của những chi lưu khác tại các quốc gia lân cận.

Từ trước đến nay, Trung Quốc vẫn luôn giữ vững kỉ lục về số lượng đê đập. Đây được coi là niềm tự hào đối với Trung quốc, bởi số đê đập tại nước này còn nhiều hơn tất cả các quốc gia khác trên thế giới cộng lạị.
"Cơn khát" nguồn nước ngọt của Trung Quốc bắt nguồn từ kế hoạch mở rộng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước này. Gần đây, sự thiếu hụt nguồn tài nguyên nước ngày càng gia tăng đang đe dọa nền kinh tế Châu Á trong tương lai.
Các đê đập là một phần trong chiến lược này, dù chúng được cho là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên.
Hiện nay, số lượng đập ngăn nước tại Trung Quốc đã lên đến 86.000. Như vậy, nếu tính từ năm 1949 đến nay, trung bình mỗi ngày Trung Quốc xây được một con đập. Gần 1/3 trong số đó là đập lớn, tức các đập có chiều cao ít nhất 15 mét và có sức chứa hơn 3 triệu mét khối nước. 
Tuy nước Mỹ đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng đập ngăn nước, nhưng chỉ sở hữu khoảng 5.500 đập lớn, một con số thực sự khiêm tốn nếu đem so với Trung Quốc.
Là nền kinh tế đòi hỏi nhiều tài nguyên nhất thế giới, những nguồn tài nguyên vốn có tại Trung Quốc đã quá tải.
Đối với nước ngọt - nguồn tài nguyên thiết yếu nhất - Trung Quốc đang tìm cách kiểm soát thượng nguồn bằng cách thay đổi các dòng chảy thông qua các đê đập ngăn nước và những công trình khác.
Trung Quốc đã tiến hành xây dựng đập ngăn nước trên tất cả hệ thống sông ngòi trong nước và liên quốc gia, như sông Mekong, sông Salween, Brahmaputra, Irtysh, Illy và Amur. 


Sông Brahmaputra bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Ấn Độ, Bangladesh.
Ảnh: Youtube.

Ô nhiễm nguồn nước

Nếu các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư sở hữu trữ lượng dầu khí khổng lồ, thì Trung Quốc lại được sở hữu nguồn nước ngọt dồi dào.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã liên tục áp dụng những "đòn bẩy" chính trị nhằm vào nguồn nước của các quốc gia hạ nguồn.
Ví dụ, Trung Quốc đã làm gia tăng xung đột liên quan đến nguồn nước với Ấn Độ, quốc gia có nhiều con sông bắt nguồn từ Tây Tạng.
Năm 2017, Trung Quốc đã từ chối cung cấp dữ liệu thủy văn cho Ấn Độ. Trung Quốc nhắm đến trừng phạt Ấn Độ vì đã phản đối sáng kiến "Vành đai và Con đường" của nước này, và bởi hai nước đã đụng độ trên cao nguyên Doklam thuộc dãy Himalaya hồi mùa hè năm ngoái.
Năm ngoái, lũ lớn bất thường trên sông Brahmaputra đã khiến người dân Ấn Độ, đặc biệt người dân bang Assam, chịu nhiều thiệt hại nặng nề về người và của. Những thiệt hại này đã có thể được phòng tránh nếu Trung Quốc cung cấp dữ liệu thủy văn để Ấn Độ dự báo lũ sớm.
Khi Bắc Kinh vẫn chưa đưa ra quyết định chính thức về việc tiếp tục cung cấp dữ liệu thủy văn cho Ấn Độ, thì phía New Delhi lại thấy điều bất thường khác: nước sông Siang, nhánh chính của hệ thống sông Brahmaputra, đột nhiên trở nên đục ngầu và đổi màu xám đen.
Việc nước sông đổi màu đã khiến quan chức và người dân Ấn Độ lo ngại rằng những hoạt động của Trung Quốc tại vùng thượng nguồn có thể đe dọa ảnh hưởng hệ sinh thái của các con sông liên quốc gia, giống như tình trạng ô nhiễm của sông Hoàng Hà, cái nôi của nền văn minh Trung Quốc.
Sau nhiều tuần im lặng trước tình trạng ô nhiễm của sông Siang, ngày 27/12, Bắc Kinh đã phát biểu rằng nguyên nhân khiến nước sông Siang đổi màu "có thể" là do một trận động đất tại khu vực Đông Nam Tây Tạng hồi giữa tháng 11/2017.
Tuy nhiên, theo phía Ấn Độ, dòng chảy sông Siang, một trong những dòng sông nguyên sơ nhất thế giới, đã chuyển màu xám đen trước khi trận động đất diễn ra. 


Đập thủy điện Tam Hiệp của Trung Quốc tại tỉnh Hồ Bắc. Ảnh: NYT.


Thay đổi dòng chảy
Trung Quốc dường như vẫn có ý định thay đổi dòng chảy sông Brahmaputra, trong khi âm thầm tiến hành xây dựng các dự án thủy điện tại Tây Tạng. Các dự án này có thể ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng dòng chảy hạ lưu ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á.
Một mặt, Trung Quốc luôn tỏ ra hào hứng với các thoả thuận chia sẻ dữ liệu thủy văn nhưng mặt khác phía sau các thỏa thuận này, Trung Quốc vẫn tiếp tục xây dựng đê đập và từ chối tham gia hiệp ước chia sẻ nguồn nước với các quốc gia láng giềng.
Hành động của Trung Quốc trong năm 2017 cho thấy nước này hoàn toàn có thể đơn phương phá vỡ thỏa thuận nếu muốn. Việc từ chối chia sẻ dữ liệu thủy văn với Ấn Độ là một ví dụ điển hình. Có thể thấy Trung Quốc đang sử dụng những nguồn nước liên quốc gia làm công cụ" ngoại giao cưỡng chế".
Một ví dụ khác là Trung Quốc đã chia cắt dòng chảy của một chi lưu sông Brahmaputra để hoàn thành một dự án đê đập lớn hồi năm 2016, và hiện nay đang tiếp tục tiến hành chia cắt một chi lưu khác, sông Lhasa, để xây dựng một loạt các hồ nhân tạo.
Với những động thái âm thầm, Trung Quốc thực chất đang áp dụng binh pháp Tôn Tử: "Mọi cuộc chiến đều dựa trên những điều lừa bịp".
Do đó, cần gia tăng áp lực quốc tế đối với Bắc Kinh để kiềm chế cơn thèm khát tài nguyên của Trung Quốc, và đảm bảo nước này tôn trọng môi trường và quyền lợi của các quốc gia ở khu vực hạ lưu.

*Brahma Chellaney là một nhà địa chính trị và là tác giả của 9 cuốn sách, trong đó có Water: Asia’s New Battleground (Tạm dịch: Nguồn nước: Chiến trường mới ở Châu Á), đã giành giải thưởng Bernard Schwartz Book Award.


Water Asia's New Battleground

Brahma Chellaney

Winner of the 2012 Bernard Schwartz Book Award of the Asia Society
Winner of the Asia Society's Bernard Schwartz 2012 Book Award

The battles of yesterday were fought over land. Those of today are over energy. But the battles of tomorrow may be over water. Nowhere is that danger greater than in water-distressed Asia.
Water stress is set to become Asia's defining crisis of the twenty-first century, creating obstacles to continued rapid economic growth, stoking interstate tensions over shared resources, exacerbating long-time territorial disputes, and imposing further hardships on the poor. Asia is home to many of the world's great rivers and lakes, but its huge population and exploding economic and agricultural demand for water make it the most water-scarce continent on a per capita basis. Many of Asia's water sources cross national boundaries, and as less and less water is available, international tensions will rise. The potential for conflict is further underscored by China's unrivaled global status as the source of transboundary river flows to the largest number of countries, ranging from India and Vietnam to Russia and Kazakhstan; yet a fast-rising China has declined to enter into water-sharing or cooperative treaties with these states, even as it taps the resources of international rivers.

Water: Asia's New Battleground is a pioneering study of Asia's murky water politics and the relationships between fresh water, peace, and security. In this unique and highly readable book, Brahma Chellaney expertly paints a larger picture of water across Asia, highlights the security implications of resource-linked territorial disputes, and proposes real strategies to avoid conflict and more equitably share Asia's water resources. 

Brahma Chellaney, one of India's leading strategic thinkers and analysts, is a professor at the Centre for Policy Research in New Delhi. He has served as a member of the Policy Advisory Group headed by the foreign minister of India, and as an adviser to India's National Security Council. He has held appointments at Harvard University, the Brookings Institution, Johns Hopkins University, and the Australian National University. He is the author of five previous books, including Asian Juggernaut: The Rise of China, India, and Japan.

 ***