Nghiên cứu của Zhu và cộng sự cho
thấy đảo Hải Nam từng liền với Việt Nam trong suốt kỳ Đại Trung sinh.
Còn gọi là thời kỳ của các loài bò sát, khoảng thời gian này đánh dấu sự xuất
hiện và diệt vong của khủng long cách đây 66 - 252 triệu năm.
Đảo Hải Nam tách khỏi Việt Nam và
trôi dạt về hướng đông nam sau kỳ Đại Trung sinh đến khi dừng lại ở vị trí hiện
tại. Sự chia tách diễn ra do hoạt động núi lửa ở vịnh Beibu. Nhưng đảo Hải Nam
không nằm liền hoàn toàn với Việt Nam. Mũi đông bắc của hòn đảo dính liền với
tỉnh Quảng Tây tại thời điểm đó.
Cập nhật: 23/05/2016 Theo
VnExpress
Các đại tuyệt chủng sinh vật trong lịch sử điạ chất
Thái Công Tụng
1. Dẫn nhập
Thuở
trời đất nổi cơn gió bụi .Ta thường nghe câu nói ‘xưa như Trái Đất’. Thực vậy, hành tinh
ta đang trú ngụ có lịch sử không phảì hàng triệu năm mà phải tính hàng tỷ năm. Lịch sử Trái đất trải dài khoảng
4,55 tỷ năm, từ khi Trái Đất hình thành từ Tinh vân mặt trời cho tới hiện
tại. Từ ‘thuở trời đất nổi cơn gió bụí’ đến ngày
nay, trái đất ta ở biết bao là chuyện đã xảy ra trên hành tinh này: nào chiến
tranh, nào nạn đói, cháy rừng, bão tố nhưng bài này chỉ giới hạn nói về các đại
tuyệt chủng sinh vật do nhiều nguyên nhân như băng giá, như phun trào basalt
hay thiên thể rơi từ không gian xuống trái đất.
Vật
đổi sao dời: Hôm nay đất liền, ngày mai hải đảo (nói hôm nay, ngày mai là
nói theo thời gian địa chất). Hôm nay còn biển, ngày mai một hòn đảo do các
phun trào từ lòng đất dâng trào lên tạo nên hay cũng có thể là bãi trồng dâu
như câu thơ:
Trải
qua một cuộc biển dâu
Những
điều trông thấy mà đau đớn lòng
Và cứ thế, những chuyện vật đổi sao dời
từ hàng trăm triệu năm nay cứ diễn tiến, ảnh hưởng đến sự tiến hoá của sinh vật,
từ động vật không xương sống tiến lên động vật có xương sống, từ động vật dưới
nước tiến hoá lên động vật lưỡng cư, rồi trên cạn, từ thực vật sơ đẳng tiến hoá
lên thực vật cấp cao, mọc thành rừng dày, ảnh hưởng đến những vùng có tài
nguyên như than đá, dầu hoả, quặng mỏ mà nền văn minh nhân loại mỗi ngày mỗi cần
dến.
Nói về sự tiến hoá sinh vật, phải nhắc đến
ông Charles Darwin (1809-1882), người
Anh là một nhà nghiên cứu nổi tiếng đã
phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ
tiên chung qua sự chọn lọc tự nhiên và ngày nay đã trở thành nền tảng cho lý
thuyết tiến hóa hiện đại. Khám phá của Darwin là lý thuyết thống nhất cho các
ngành khoa học sinh vật vì có thể đưa ra lời giải thích duy lý cho sự đa dạng
loài.. Nhưng trước đó cũng có nhà khoa học tự nhiên tên là Laplace (1744-1829) một người cổ động cho
giả thuyết rằng tiến hoá sinh học xẩy ra và diễn biến theo các quy luật tự
nhiên.
Bên cạnh những sự tiến hoá của sinh vật
như trên, cũng có những tuyệt chủng lớn trong suốt thời gian từ lúc Trái Đất
hình thành cho đến nay: đó là
sự suy giảm rõ rệt mức độ phong phú và đa dạng các loài sinh vật lớn (không
phải vi sinh vật). Hiện tượng này diễn ra khi tốc độ tuyệt chủng tăng nhanh so
với tốc độ hình thành loài. Do phần lớn sinh vật trên Trái Đất là vi sinh vật
vốn không để lại nhiều dấu tích trong lịch sử sinh học để nghiên cứu nên tuyệt
chủng hàng loạt có thể không thực sự ảnh hưởng lớn đến toàn bộ đa dạng sinh học
trên Trái Đất mà chỉ tác động vào nhóm các sinh vật có kích thước quan sát
được. Các hóa thạch từ sinh vật biển
thường được sử dụng để tính toán tốc độ tuyệt chủng bởi số lượng hóa thạch
phong phú và đa dạng xuất hiện trong nhiều lớp thạch quyển so với sinh vật trên
cạn.
Đại
diệt chủng sinh vật xảy ra khi có nhiều loài sinh vật bị biến mất trong một
giai đoạn nào đó trong lịch sử địa chất. Trong số những loài sinh vật đã từng sống trên Trái Đất, có
97% đã hoàn toàn biến mất. Tuy vậy, tốc độ tuyệt chủng diễn ra không đồng nhất
trong mọi thời kì. Do đó, cần tìm hiểu qua về lịch sử địa chất của Trái Đất ta ở trước khi
bàn về các đại tuyệt chủng.
2. Nói qua về lịch sử địa chất của Trái Đất ta
ở
Lịch
sử địa chất của Trái Đất ta ở có thể phân chia tổng quát thành hai giai đoạn:
Tiền Cambri (PréCambrien) và liên đại Hiển Sinh. Vì lịch sử địa
chất xưa như vậy, nên trong ngành địa chất học, người ta phải chia ra nhiều thời
kỳ khác nhau để dễ thảo luận (nguyên đại Cổ sinh Paleozoi, nguyên đại Trung sinh Mesozoi, nguyên đại Tân sinh Cenozoi),
nhưng các nhà địa chất cũng chỉ biết lịch sử trái đất từ vài trăm triệu năm trở
lại đây mà thôi, do nghiên cứu các hoá thạch và các phương pháp dùng đồng vị
phóng xạ để đo tuổi đất. Hơn nữa, trước nguyên đại Cổ Sinh Paleozoi, có một thời
kỳ kéo dài từ sự tạo hình Trái Đất 4.5 tỷ
năm trước đây và chấm dứt cách nay 570 triệu năm thường được gọi là Tiền Cambri (Precambrian)
2.1.
Giai đoạn Tiền Cambri (PreCambrian)
hay còn gọi là liên đại Nguyên Sinh
(Proterozoic)
Liên đại Nguyên Sinh kéo dài từ khoảng 2
500 triệu năm trước tới khoảng đầu kỷ Cambri (khoảng 542 triệu năm trước), có
nhiều cung núi lửa với nhiều dạng sống sơ khai ở đại dương; điạ khai
cho thấy thời đó có nhiều tảo gọi là sromatolit và nhiều sinh vật rất nhỏ. Ngày nay, người ta càng ngày càng sử dụng danh
xưng liên đại Nguyên Sinh
(Proterozoic) để chỉ giai đoạn Tiền Cambri. Trong liên đại này, cũng đã có một
vài thời kỳ băng hà hoá cũng như có các sinh vật đa bào. Ngoài ra, trong liên
đại này có sự tích lũy oxy trong khí quyển Trái Đất.
Các sự kiện băng hà hóa đã biết đầu
tiên diễn ra trong liên đại Nguyên Sinh; một trong số đó bắt đầu chỉ ngay sau
khi liên đại này bắt đầu. Tiếp theo liên đại Nguyên Sinh (Proterozoic) là các nguyên đại Cổ Sinh (Paleozoic), nguyên
đại Trung Sinh (Mesozoic), nguyên đại Tân Sinh (Cenozoic):
2.2. Nguyên đại Đại Cổ Sinh (Paleozoic). Trước kia, người ta dùng danh từ kỷ thứ nhất
(ere primaire). Nguyên đại này, từ 570 triệu năm đến 245 triệu năm trước, chia ra 6 kỷ lớn bắt
đầu từ xưa nhất là: Cambri, Ordovic,
Silur, Devon, Carbon và Permi. Thoạt tiên ở nguyên đại này, đời sống chỉ là
những vi khuẩn, rong biển và đời sống chỉ hiện trên biển vì trên đất còn thiếu
không khí. Cũng trong thời kỳ này có loài cá, chuyển từ sống dưới nước đến đời
sống lưỡng cư. Trong nguyên đại Paleozoic, phải kể đầu tiên là bùng nổ Cambri,
sau đó là tuyệt chủng giai đoạn Ordovic, tuyệt chủng giai đoạn Devon và tuyệt
chủng giai đoạn Permi, đánh dấu chuyển giai đoạn Đại Cổ Sinh (Paleozoic) sang
giai đoạn Trung Sinh (Mesozoic).
Lúc sơ khởi nguyên đại Paleozoic, đời
sống chỉ giới hạn với những vi khuẩn đơn giản, rong biển, tiếp theo là những
loài chân khớp (Arthropodes), các loài cá, và giai đoạn chuyển từ đời sống dưới
nước sang đời sống trên cạn. Nguyên đại
Cổ Sinh là thời kỳ có nhiều lớp chân đầu (Cephalopod,
tổ tiên các loài mực hiện nay); cuộc sống chỉ ở dưới biển và có nhiều loài như
bộ ba thùy ( trilobite), con bút đá ( graptolit), động vật tay cuộn (brachiopod),
phiêu sinh vật, san hô và loài nhuyễn thể (mollusque).
Trong kỷ Ordovic thì mực nước biển khá cao với các di tích còn lưu lại
trong các lớp đá . Các loại đá thuộc kỷ Ordovic chủ yếu là đá trầm tích. Vào
thời đó, có một đại lục phía Nam bao gồm những xứ mà ngày nay ta gọi là Nam Mỹ,
Phi châu, Ấn Độ, Úc châu có tên Gondwana.
.Vào đầu kỷ Ordovic thì lục địa này nằm ở các vĩ độ gần xích đạo và dần dần
trôi dạt xuống Nam Cực. Thời kỳ Tiền Ordovic được cho là rất ấm, ít nhất là tại
các vĩ độ thuộc miền nhiệt đới. Các vùng nước nông và trong suốt trên các thềm
lục địa đã tạo điều kiện cho sự phát triển của các nhóm sinh vật có khả năng
tích tụ cacbonat canxi trong lớp mai (vỏ) hay các phần cứng của chúng. Phía Bắc bán cầu, lúc đó cũng có một khối bao
trùm các xứ mà ngày nay gọi là Bắc Mỹ, Siberia, Bắc Âu, Tây Á và Trung Hoa .Bắc
Mỹ chỉ là một vùng thấp có lúc bị đại dương tràn vào, tạo nên nhiều đá vôi,
giải san hô va sa thạch (sandstone)
Kỷ Devon con
gọi là kỷ các loài Cá nhưng cuối giai đoạn Devon đã có nhiều sinh vật biển bị
mất đi vì sự dao động của mực nước biển vì có thời kỳ băng hà xen lẫn với thời
kỳ gian băng: nhiều loài loài động vật hình rêu (Bryozoaire), động vật tay cuộn
(brachiopode) động vật chân đầu (cephalopode), động vật thân giáp (ostracode)
.
.
Sự tăng giảm của mực nước biển qua
các kỷ băng hà liên tiếp theo chu kì đã tạo nên nhiều “hốc sinh thái” trên lục
địa. Sự đa dạng sinh học suy giảm dần, đặc biệt các loài có môi trường sống bị
hạn chế ở vùng thềm lục địa và nhiệt đới cũng chịu ảnh hưởng lớn
Cuối giai đoạn Đại Cổ Sinh, mọi lục
địa họp dính lại nhau tạo thành Pangaea
nó bao gồm phần lớn diện tích đất đai của Trái Đất, với sự diệt chủng đến 75%
các loài lưỡng cư và 80% sinh vật biển .Đồng thời giai đoạn này có sự phát
triển nhiều loại cây, nhiều loài cá, cá mập. Nhiều loài lưỡng cư rời đại dương
để lên bờ. Cảnh quan thời đó phần lớn là đầm lầy.
2.3 Nguyên đại Đại Trung Sinh (Mesozoic), từ quãng 245 triệu năm
đến 66 triệu năm trước đây, gồm nhiều kỷ khác nhau, theo thứ tự: kỷ Trias, kỷ Jura, kỷ Creta, với rất
nhiều loài khủng long (dinosaur).Nhiều đá sa thạch. Vùng đất thấp thường bị
ngập vì biển tiến. Nhiều vùng đầm lầy
tại các điều kiện nhiệt đới sau này trở thành các mỏ than. Giữa nguyên đại Đại Trung
Sinh, Pangea trôi dạt vào phía bắc Laurasia và phía nam Gondwana. Đá phún xuất
và hoạt động núi lửa tạo ra những dãy núi phía Tây Bắc Mỹ. Trong giai đoạn Đại
Trung Sinh, nhiều loài thực vật hình nón (Coniferes) và bạch quả xuất hiện .
Loài bò sát đẻ trứng trên bờ. Các loài động vật có vú mới xuất hiện giai đoạn
này . Cuối giai đoạn Đại Trung Sinh cũng là đánh dấu diệt chủng các loài khủng
long .
Sự kiện tuyệt chủng đã loại bỏ nhiều loài động vật lớn trên Trái đất, tạo điều kiện cho khủng long thống trị hành tinh suốt kỷ Jura và kỷ Phấn Trắng (Creta). Khủng long làm chủ toàn bộ mặt đất, trong khi đó các vùng nước ngọt là địa phận của tổ tiên loài cá sấu ngày nay (thuộc lớp phụ thằn lằn), nhóm thằn lằn cổ rắn và thằn lằn cá trở thành bá vương biển cả.
.
Cuộc tuyệt chủng mở ra thời kì cực thịnh của bò sát với sự
thống trị của khủng long.
Tuy nhiên, khi thời đại của bò sát
đang vô cùng thịnh vượng thì Trái Đất gặp thảm họa tiếp theo - cuộc đại tuyệt
chủng Creta - Paleogen.
Vài
loài tồn tại như rùa, rắn, cá sấu và vài loại thằn lằn. Đại Trung Sinh là một
trong những thời kỳ tăng cường các hoạt động kiến tạo. Nó bắt đầu khi tất cả
các lục địa trên thế giới tập hợp lại với nhau thành một siêu lục địa có tên là
Pangea . Pangea dần dần tách ra thành lục địa phía bắc là Laurasia và lục địa
phía nam là Gondwana. Vào cuối đại này, các lục địa này đã tách tiếp thành hình
dạng gần giống như ngày nay. Laurasia trở thành Bắc Mỹ và đại lục Á-Âu, trong khi Gondwana
tách ra thành Nam Mỹ, châu Phi, Australia và tiểu lục địa Ấn Độ, tiểu lục địa
này sau đó va chạm với châu Á để hình thành nên dãy núi Himalaya.
2.4
Nguyên đại Đại Tân Sinh (Cenozoic). Đại Tân Sinh khởi nguyên cách nay 65 triệu năm, bao gồm kỷ
thứ ba (ère tertiaire) va kỷ thứ tư (ère quaternaire) trong phân loại xưa kia.
Nguyên đại này có kỷ Paleogen
(thế Paleocen, thế Eocen, thế Oligocen) và kỷ Neogen (thế Miocen, thế
Pliocen, thế Pleistocen, thế Holocen). Trong suốt 20 triệu năm của thế
Miocen, khí hậu vẫn tiếp tục lạnh, làm rừng cây nhường lại cho các đồng cỏ.
Nguyên đại Cenozoic là kỷ nguyên khi các lục địa chuyển dịch tới vị trí hiện nay
của chúng:
· Từ
đại lục Gondwana, Australia-New Guinea tách ra để trôi về phía bắc và cuối cùng
tiếp giáp với Đông Nam Á; châu Nam Cực cũng di chuyển tới vị trí hiện nay của
nó tại khu vực Nam cực; Đại Tây Dương mở rộng ra và vào giai đoạn cuối của đại
này thì Nam Mỹ gắn liền với Bắc Mỹ. Mảng kiến tạo Ấn Độ chạm phải mảng Âu Á tạo
ra giãy núi Himalaya. Đây là thời đại các
động vật có vú ở trên đất,
trên không, dưới biển.
·
Thực vật hạt
kín xuất hiện. Lục địa Phi Châu tiếp xúc với lục địa Âu Á, giúp cho tổ tiên các loài voi
hiện nay sống ở Bắc bán cầu và các loài động vật có vú ở Âu Á (con rhino, sư
tử, thỏ) sống bên Phi châu. Nhiều loài voi (proboscidien) xuất hiện từ thế
Eocen bắt đầu đa dạng hóa trong thế Oligocen: với thời gian, loài voi cao hơn,
vòi và ngà dài hơn. Cũng trong thế Oligocen, có loài động vật có vú tên là
Hyaenodon săn con Entelodon, một loại heo rừng dài đến 2 mét từ châu Á lan tràn
qua Âu châu (Découvertes Junior No 5, năm 1991)..Địa khai cho thấy nhiều loài
cây có hoa, và bộ trùng lỗ (foraminifere).
·
Loài người tiền sử xuất hiện. Cách nay 2 triệu năm
là khởi đầu của thế Pleistocen. Lục địa Âu Á bị bao phủ bởi nhiều tảng băng nên
chỉ có những động vật chịu lạnh như con mammouth (Siberia), con gấu. Nhiều đợt
diệt chủng cuối đời Pleistocen: mammoth, mastodon. Bắc Mỹ trải qua nhiều đợt
băng hà (glaciation) trong những 20 000 năm cuối, tạo ra các khung cảnh núi, hồ
như ta thấy hiện nay.
Trong suốt nguyên đại Tân Sinh, có nhóm linh trưởng
bao gồm loài khỉ và loài vượn. Cuối thời Oligocen có tách rời giữa nhóm ‘khỉ
nhỏ ‘ (tổ tiên của các loài khỉ đầu chó babouin và khỉ macaque ngày nay) và ‘khỉ lớn’(tổ tiên
các loài gorila và loài người). Cách nay từ 7 đến 9 triệu năm, những sinh vật đầu
tiên có bộ não lớn có mặt ở Đông Phi Châu. Cách nay từ 5 đến 6 triệu năm, nhóm
vượn phương nam (australopitheque) và những con người đầu tiên (họ Homo) bắt đầu có mặt cũng tại Đông Phi
cuối giai đoạn Miocen, cách nay 2.4 triệu năm .Đó là con người khéo tay (Homo habilis) . Hậu duệ con người này là
con người đứng thẳng (Homo erectus) có
mặt ở Âu châu và Á châu và bắt đầu biết dùng lửa. Và sau đó là con người thông
minh (Homo sapiens)
.
.
3. Các đại
diệt chủng sinh vật trong lịch sử điạ chất
Chúng
ta thường nghe nói và nhất là xem phim Jurassic Park thấy những loài khủng long
to lớn mà ngày nay không ai thấy nữa vì loài này biến mất : đó là lần diệt chủng
thời đại Crétacé-Tertiary, mà quen viết là
diệt chủng K-T. Nhưng còn có các lần khác .Trong
khoảng thời gian 540 triệu năm trở lại đây, đã có 5 vụ tuyệt chủng rất lớn
3.1.
đại tuyệt chủng đầu tiên là ở kỷ
Ordovic-Silur, cách nay 440 triệu năm, đánh dấu ranh giới giữa hai kỷ
Ordovic và kỷ Silur. Nhiều loài bị tuyệt chủng trong khoảng thời gian kéo dài
khoảng 500 000 năm với nhiều sinh vật biển , do mực nước biển hạ thấp khi có
nhiều băng hà và sau đó với mực nước biển tăng khi băng hà tan . Lúc đó đời sống
còn ở đại dương: nhiều loài bộ ba thùy (trilobite), động vật tay cuộn (brachiopod),
con bút đá (graptolite), phiêu sinh vật và san hô đã bị mất đi chỉ không đầy
500 000 năm. Trong khoảng thời gian này, đại dương đã có lúc bị hạ xuống do
băng hà đông, có lúc nước biển dâng lên do băng hà tan
3.2.
đại tuyệt chủng thứ hai, cách nay 365 triệu năm vào cuối kỷ
Devon và đầu kỷ Cacbon với nhiều sinh vật biển. Ba phần tư (3/4) mọi loài
sinh vật trên Trái Đất cũng bị mất đi trải qua nhiều đợt liên tiếp trong một
khoảng thời gian khá dài có thể lên đến 20 triệu năm. Phần lớn phiêu sinh vật
và các hệ sinh thái san hô bị hại nhiều nhất, cũng như các loài bộ ba thùy, động
vật tay cuộn và các loài cá cổ. Tiếp theo lại có một thời kỳ dài với sự hồi phục
các loài sinh vật biển với nhiều loài lưỡng cư và những loài bò sát đầu tiên bắt
đầu xuất hiện.
3.3. đại tuyệt chủng thứ ba, thường có tên diệt chủng PT (Permien-Trias), cách nay 215 triệu năm. Kỷ Trias là kỷ đầu tiên của Đại Trung Sinh (Mesosoic); kỷ Trias kế tiếp kỷ Permi và kế tiếp nó là kỷ Jura. Cả sự mở đầu lẫn sự kết thúc của kỷ Trias đều đưọc đánh dấu bằng các đại tuyệt chủng sinh vật. Thực vậy, đại tuyệt chủng này, cách nay 252 triệu năm, do núi lửa Siberie phun ra, làm chết đến 95% mọi sinh vật từ sâu bọ, động vật có xương sống, loài bò sát. Đây là vụ tuyệt chủng khủng khiếp nhất trong lịch sử sinh học, giết chết 57% số họ và 83% số chi (trong đó có 53% số họ và 84% số chi sinh vật biển). Sự kiện này đã tiêu diệt hoàn toàn khỏi Trái Đất 96% số loài sinh vật biển và 70% số loài sống trên cạn, bao gồm cả động vật có xương sống, côn trùng và thực vật . Nó đã có tác động mạnh mẽ đến quá trình tiến hoá trên Trái Đất và phải cần đến 30 triệu năm để các nhóm sinh vật có xương sống phục hồi số lượng và sự đa dạng. Ở biển, nhóm động vật sống cố định đã giảm từ 67% xuống còn 50% trong tổng số động vật biển.
Giai đoạn Trias là một giai đoạn quan trọng trong sự tiến hoá của Trái Đất: lúc đó, mọi lục điạ còn dính chùm nhau trong một khối duy nhất thường có tên là Pangea.
Rồi từ lòng
đất lại phun ra những dung nham núi lửa kéo dài nhiều năm làm đại lục Pangea bị
tách ra nhiêu mảnh; Đại Tây Dương bắt đầu thành hình. Với lửa phun ra từ lòng
đất nên nhiều sinh vật bị chết đi trên cạn đã đành mà còn dưới biển vì mưa acid do không khí chứa nhiều CO2 nên đại
dương bị acid hoá: phiêu sinh vật dưới biển bị mất đi, kéo theo nhiều loài cá
cũng bị diệt chủng.
Nhiều loài bò sát khổng lồ như khủng long, xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng 230 triệu năm trước, trong kỷ Trias cũng bị tuyệt chủng. Khí hậu lúc đó khô nóng, thích hợp cho các loài bò sát phát triển. Và phải chờ nhiều triệu năm sau đó, nghĩa là vào kỷ Jura (Jurassic) thì Trái Đất mới phục hồi với loài khủng long (dinosaure); loài khủng long tồn tại khoảng 150 triệu năm. Trái Đất bắt đầu có hình dạng như ngày nay.
3.4
đại tuyệt chủng thứ tư đánh
dấu bước chuyển từ kỷ Trias sang kỷ Jura, cách nay quãng 200 triệu năm, là do núi lửa phun, tạo ra nhiều dung nham, khởi đầu
từ giữa Đại Tây dương. Chính núi lửa giữa đại dương phun ra làm đại dương này
nở rộng ra. Ngày nay, người ta nhận thấy đá phún xuất ở hai bờ Đại Tây dương,
từ Đông Bresil, Đông Hoa Kỳ, Bắc Phi, Espagne. Bằng chứng cụ thể nhất là miền
Bắc Quebec có miệng núi lửa Manicouagan có đường kính dài đến 180km. Dung nham núi lửa bao phủ một vùng rộng lớn
quãng 2 triệu km2 trên một độ dày trên 3 km, bao phủ bầu trời và suốt một quãng
thời gian đến 10 000 năm, khí Co2 do núi lửa phun ra làm nhiệt độ Trái Đất cao
hơn, kéo theo diệt chủng sinh vật. Đại dương cũng nóng lên nên nhiều sinh vật
biển bị chết đi. Trên mặt đất, nhiều sinh vật thuộc nhóm bò sát cổ ngoài
trừ khủng long đều tuyệt chủng.
3.5. đại diệt chủng thứ năm được nhiều người nói đến, biết đến dưới danh xưng là tuyệt chủng K-T ( còn gọi là tuyệt chủng K-Pg, Cretacé-Paleogen) tức cuối thời kỳ Crétacé (Phấn kỷ) và đầu kỷ thứ ba (Tertiaire) , cách nay 65 triệu năm, do thiên thạch va chạm, do phun trào basalt tại vùng cao nguyên Deccan ở Ấn Độ ngày nay đã tiêu diệt hầu hết các loài khủng long vốn là kẻ thống trị trên Trái Đất trong một thời gian rất dài và mở ra cơ hội bước lên vũ đài lịch sử cho các loài động vật có vú, trong đó có con người. Phun trào basalt nên có nhiều khí núi lửa, nhất là SO2, cũng làm biến đổi khí hậu.
Tuyệt
chủng K-T là một vụ tuyệt chủng không đồng đều. Có những sinh vật bị tuyệt
chủng hoàn toàn, một số khác chịu những ảnh hưởng nặng nề và một số lại hầu như
không bị ảnh hưởng đáng kể.
3.6 đại diệt chủng lần thứ sáu
Trước kia, chúng ta chỉ biết
đến 5 giai đoạn tuyệt chủng nói trên, xảy ra ở các thời điểm cách nay 443, 359,
251, 200 và 65 triệu năm trước, nhưng ngày nay, với loài người sinh sôi nẩy nở
trên Trái Đất này, nhiều động vật cũng như thực vật cũng có nguy cơ bị tuyệt
chủng. Thường gọi tên là tuyệt chủng Holocen, từ khoảng 10 000 năm trước
Công Nguyên, bao gồm động vật có vú, chim, lưỡng cư, bò sát và động vật chân
đốt. Sự bùng nổ dân số loài người kéo theo sự biến đổi khí hậu làm
nhiều loài thú hoang không nơi trú ẩn. Săn bắn lậu loài voi và loài tê giác bên
Phi Châu để lấy ngà voi, sừng tê giác v.v làm quần thể các động vật này giảm
sút. Phá rừng cũng làm nhiều thực vật tuyệt chủng. Tàn phá đại dương với
đánh bắt cá quá mức sinh sản và ô nhiễm cũng làm tài nguyên sinh vật
dưới nước giảm sút. Tục ngữ ta có câu: Nhất
phá sơn lâm, nhì đâm Hà Bá. Nền nông nghiệp sử dụng quá nhiều hóa chất đã giết chết
nhiều loài côn trùng. Rừng rú nhường chỗ cho đô thị phố xá, cho nông nghiệp vì dân
số tăng lên. Thú hoang không nơi ẩn trú và từ từ bị tiêu diệt.
3. Kết luận
Giản
đồ sau đây cho thấy có 5 nguyên nhân chính của sự giảm đa dạng sinh học: cư trú
thay đổi, lạm thác tài nguyên, ô nhiễm, biến đổi khí hậu, loài lạ xâm lấn; các
nguyên nhân này có tác động hổ tương lên nhau.
Động vật hoang dã giảm hơn
phân nửa do săn bắn, do phá rừng nên muông thú không có chỗ trú ẩn. Số lượng cá
voi và sinh vật biển giảm nghiêm trọng do đánh bắt quá mức sinh sản. Phá rừng,
dân số tăng nhanh, biến đổi khí hậu, ô nhiễm toàn là những vấn đề nhức nhối mà
nhân loại phải có can đảm đối phó .
Thái
Công Tụng
No comments:
Post a Comment