Sunday, April 23, 2023

ỦY HỘI SÔNG MEKONG THÚC GIỤC HỢP TÁC CÓ HIỆU QUẢ GIỮA NHIỀU THÁCH THỨC

(Mekong River Commission urges effective cooperation amid challenges)

Pocky – Bình Yên Đông lược dịch

The Star – 4 April 2023

 


VIENTIANE, April 3 (Xinhua) – Người điều hành hàng đầu của Ủy hội Sông Mekong (MRC) đã kêu gọi hợp tác có hiệu quả hơn và hành động khẩn cấp để bảo đảm việc phát triển khả chấp dòng sông hùng vĩ.

Truyến hình Quốc gia Lào trích lới của Anoulak Kittihoun, CEO của Văn phòng MRC, nói rằng sông Mekong đang đối mặt với nhiều thách thức.

Sông đối mặt với những chiều hướng “báo động” trong nhiều lãnh vực gồm có chế độ dòng nước, phù sa giàu dinh dưỡng, ô nhiễm plastic, và lũ lụt và hạn hán do thay đổi khí hậu gây ra.

“Chúng tôi kêu gọi các quốc gia duyên hà, các đối tác và các bên liên hệ phải hành động.  Nhưng cách chúng ta chọn để hành động, và cách bạn bè của chúng ta ở trong và ngoài khu vực hành động sẽ định đoạt số phận của Mekong – và tất cả chúng ta,” Anoulak nói với hàng trăm chuyên viên, nhà ngoại giao, và sinh viên tham dự Thượng đỉnh MRC lần thứ 4th do Lào tổ chức ở thủ đô Vientiane từ ngày 2 đến 5 tháng 4.

Nói thêm về những vấn đề cấp bách đối mặt với Mekong, Anoulak nói thay đổi khí hậu làm tồi tệ thêm lũ lụt lẫn hạn hán.

Trong năm mưa nhiều 2018 và 2000, số người bị thiệt hại lũ lụt lên đến 12 triệu.  Trong khi đó, tần suất hạn hán gia tăng trong 10 năm từ 2010 đến 2020, so với thập niên trước.

CEO nhắc lại cảnh báo của ông đưa ra 1 năm trước đây về 4 năm liên tiếp của dòng chảy thấp đã tạo nên một “thách thức chưa từng thấy” cho sông, và nhiều gia đình đánh cá và canh tác dựa vào sông.

BỘ TRƯỞNG LÀO KÊU GỌI SÁNG TẠO, HỢP TÁC ĐỂ PHÁT TRIỂN KHẢ CHẤP MEKONG

(Lao minister calls for innovation, cooperation for sustainable development of Mekong)

Vientiane Times – Bình Yên Đông lược dịch

The Star – 5 April 2023

 

Bộ trưởng Bounkham Vorachit (giữa) phát biểu tại phiên họp bộ trưởng.

 

VIENTIANE (Vientiane Times/Asia News Network):  Đối mặt với những thách thức đe dọa nguồn nước của Mekong và cuộc sống của người dân dựa vào nó, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Bounkham Vorachit kêu gọi sáng tạo và hợp tác để đáp ứng những vấn đề đang xảy ra.

Trong diễn văn khai mạc hôm Thứ Ba (4 tháng 4), bộ trưởng Lào nói với các tham dự viên ở Phiên họp Bộ trưởng của Thượng đỉnh MRC lần thứ 4th được tổ chức ở Lào rằng thay đổi khí hậu đang mang lũ lụt và hạn hán cực đoan đến khu vực.

Thay đổi khí hậu làm cho lũ lụt và hạn hán trong hạ lưu vực Mekong thêm tồi tệ.  Trong những năm nhiều mưa 2018 và 2000, số người bị ảnh hưởng của lũ lụt đã tăng đến 12 triệu.

Trong khi đó, tần suất của hạn hán gia tăng trong 10 năm từ 2010 đến 2020 so với thập niên trước, theo MRC – cơ quan liên chánh phủ là diễn đàn để quản lý nguồn nước và phát triển khả chấp trong khu vực.

Ngoài ra, Bounkham nói kỹ nghệ hóa và dân số tăng trưởng đã đặt gánh nặng lên nguồn nước của con sông lớn nhất Đông Nam Á, cung cấp cuộc sống cho hàng chục triệu người.

“Chúng ta cần tạo nên một con đường mới để quản lý và phát triển nguồn nước Mekong tối ưu và cân bằng hơn,” Bounkham, là thành viên Lào của Hội đồng MRC, nói với các tham dự viên trong buổi họp.

“Do đó, sáng tạo và hợp tác để bảo đảm nước và phát triển khả chấp rất cần trong lưu vực sông nầy.”

Các bộ trưởng và lãnh đạo của các phái đoàn của các quốc gia thành viên MRC – Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam – và các đại diện của các quốc gia thượng lưu Mekong Myanmar và Trung Hoa cùng với các đối tác phát triển đã tham dự buổi họp.

“Tôi rất vui khi chúng ta có mặt ở đây ngày hôm nay để lặp lại cam kết cao của chúng ta để hợp tác quả thật là một cách để đáp ứng với những thách thức nầy, và nắm lấy các cơ hội phát triển,” Bounkham, cũng là Chủ tịch của Ủy ban Mekong Quốc gia Lào, nói.

Các tham dự viên duyệt xét thành tích của MRC kể từ Tuyên ngôn Siem Reap 2018.  Họ cũng nghe trình bày về kết quả của Hội nghị Quốc tế diễn ra 2 ngày trước, khi hàng trăm chuyên viên trên khắp thế giới thảo luận những cách sáng tạo và hợp tác có thể bảo đảm nước và một Mekong khả chấp trong tương lai.

Phiên họp bộ trưởng mở đầu cho Thượng đỉnh MRC lần thứ 4th với chủ đề “Sáng tạo và Hợp tác cho một Mekong Khả chấp và Bảo đảm Nước” được dự trù diễn ra vào ngày Thứ Tư ở thủ đô Lào.

“Chúng ta sẽ thấy làm thế nào những [kết quả của phiên họp] nầy được đưa vào những thảo luận trong ngày mai bởi Lãnh đạo của các Chánh phủ MRC trong khi họ lặp lại cam kết chánh trị ở cấp cao đối với hợp tác Mekong, đối với trách nhiệm với MRC, và đối với việc phát triển hòa bình và khả chấp nguồn nước và tài nguyên liên hệ của lưu vực sông Mekong,” bộ trưởng Lào nói.

Bà nói thêm rằng trong 28 năm qua kể từ khi thành lập trong năm 1995, MRC đã tiến triển và thực hiện nhiều kết quả đáng kể.

Những kết quả nầy gồm có hình thành tầm nhìn chung cho một lưu vực sông Mekong thịnh vượng kinh tế, công bằng xã hội, lành mạnh môi trường và chịu đựng khí hậu, lót đường cho lưu vực sông tiến đến phát triển khả chấp.

TUYÊN NGÔN VIENTIANE SÁNG TẠO VÀ HỢP TÁC CHO MỘT MEKONG KHẢ CHẤP VÀ BẢO ĐẢM NƯỚC

 (Vientiane Declaration – Innovation and Cooperation for a Water Secure and Sustainable Development)

MRC 4th Summit – Bình Yên Đông lược dịch

5 April 2023

 


Lời mở đầu

Chúng tôi, những Người Cầm đầu Chánh phủ của Vương quốc Cambodia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Lao PDR), Vương quốc Thái Lan, và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, gặp nhau ở Vientiane, Lao PDR, để tham dự Thượng đỉnh lần thứ 4th của Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Cimmission (MRC)) và:

Nhắc lại việc ký kết Thỏa ước Hợp tác để Phát triển Khả chấp Lưu vực Sông Mekong năm 1995 (từ đây được gọi là Thỏa ước Mekong 1995) và việc thành lập MRC bởi các đại diện của các Chánh phủ Hạ Lưu vực Sông Mekong, dựa trên triển vọng của toàn lưu vực, và xây dựng trên lịch sử lâu dài của hợp tác Mekong kể từ năm 1957 với việc thành lập Ủy ban Phối hợp Điều tra Hạ Lưu vực Mekong;

Lưu ý những hành động và cam kết ưu tiên từ những Thượng đỉnh MRC trước đây và sư thích đáng đang diễn ra đối với các Quốc gia Thành viên MRC được bao gồm từ Thượng đỉnh lần thứ 1st trong năm 2010 ở Hua Hin, Thái Lan, về việc đáp ứng những cần thiết, giữ cân bằng: tiến đến phát triển khả chấp, Thượng đỉnh lần thứ 2nd trong năm 2014 ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, về an ninh nước, lương thực và năng lượng trong bối cảnh của thay đổi khí hậu, và Thượng đỉnh thứ 3rd ở Siem Reap, Cambodia, về việc nâng cao các nỗ lực chung và hợp tác để tiến đến việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Khả chấp trong Lưu vực sông Mekong;

Công nhận tầm quan trọng của những đóng góp của Lưu vực Sông Mekong cho những khía cạnh liên quan đến nước của Nghị trình Phát triển Khả chấp của Liên Hiệp Quốc năm 2030, Thỏa ước Paris về thay đổi khí hậu,  Khuôn khổ Sedai để giảm Rủi ro Tai họa 2015-2030, nghị trình của ASEAN về kết hợp và nối kết khu vực và thu hẹp khoảng cách phát triển bên trong cộng đồng ASEAN, và sự cần thiết để phục hồi mạnh mẽ từ Covid-19 giữa những thách thức khu vực và quốc tế thay đổi và phức tạp, và trong bối cảnh đó, tái xác nhận giá trị của hợp tác đa phương;

Công nhận sự cảm nhận tính cấp bách gia tăng chung quanh những thách thức quan trọng, rủi ro và cơ hội đang đối mặt với các quốc gia Hạ Lưu vực sông Mekong hiện nay và trong tương lai từ tác động qua lại của phát triển và thay đổi khí hậu, và rằng việc quản lý nước tối ưu để thực hiện một Lưu vực sông Mekong bảo đảm nước rất cấp bách cho sự toàn vẹn môi trường và tường chống cho phúc lợi kinh tế và xã hội của các cộng đồng trong lưu vực, nhưng những ý tưởng mới và những cách sáng tạo để làm việc với nhau cũng sẽ giải quyết thích đáng những rủi ro và được-mất đang gia tăng liên hệ trong việc phát triển và quản lý lưu vực;

Nhìn nhận các cơ hội được nâng cao cho an ninh nước, lương thực và năng lượng sẵn có cho tất cả các quốc gia Mekong qua hợp tác khu vực và nỗ lực chung có thể đạt được nếu tất cả các quốc gia làm việc với nhau;

Nhấn mạnh tầm quan trọng của một Tổ chức Lưu vực Sông vững mạnh và khả chấp tài chánh dựa trên hiệp ước bên trong môi trường tổ chức đang tiến hóa trong Lưu vực sông Mekong để quản lý nước và tài nguyên liên hệ;

Hoan nghênh sự tham gia nhiều hơn của tất cả các quốc gia trong lưu vực trong việc phát triển và quản lý khả chấp lưu vực trong tinh thần hữu nghị và hợp tác;

Cảm ơn sự tham gia và hợp tác của các Đối tác Đối thoại của MRC, các Đối tác Phát triển và những đối tác khác, đã tiếp tục cam kết để hợp tác với các Quốc gia Thành viên MRC;

Tái xác nhận cam kết chánh trị cao nhất của chúng tôi để thực hiện có hiệu quả Thỏa ước Mekong 1995, và vai trò của MRC như một diễn đàn hợp tác nước khu vưc và ngoại giao chánh yếu cũng như một trung tâm kiến thức trong việc nâng cao việc thực hiện những chiến lược, thủ tục, hướng dẫn toàn lưu vực và chia sẻ dữ kiện và tin tức thúc đẩy việc hợp tác hòa bình và lợi ích hỗ tương để thực hiện tầm nhìn chung của chúng tôi cho một Lưu vực sông Mekong thịnh vượng kinh tế, công bằng xã hội, lành mạnh môi trường và chịu đựng khí hậu.

 

Những thành quả từ Thượng đỉnh 3rd

Là Những Người cầm đầu Chánh phủ của các Quốc gia Thành viên MRC, chúng tôi tuyên bố:

1.                  Công nhận những thành quả và phát triển đáng kể của MRC trong những năm gần đây, gồm có sự đóng góp liên tục vào việc phát triển khả chấp và hợp tác hòa bình và lợi ích hỗ tương trong khu vực Mekong qua đối thoại và hợp tác giữa các Quốc gia Thành viên và với các đối tác của chúng tôi, và đặc biệt:

·                                Việc tạo ra và chia sẻ kiến thức được nâng cao để hỗ trợ việc quy hoạch và lấy quyết định, như được phản ánh trong Phúc trình Tình trạng Lưu vực 2018, và nhiều nghiên cứu và đánh giá kỹ thuật khác nhau kể cả nghiên cứu chung với Trung Hoa, Myanmar, Viện Quản lý Nước Quốc tế (IWMI), Liên Hiệp Quốc và các đối tác khác;

·                                Hướng dẫn khu vực được cung cấp cho các kế hoạch quốc gia để phát triển lưu vực và quản lý nước và tài nguyên liên hệ khả chấp hơn, gồm có qua Chiến lược Phát triển Lưu vực 2021-2030 đầy tham vọng và nhìn tới, hoàn tất và thực hiện sơ khởi các chiến lược cho thủy điện khả chấp, quản lý môi trường và quản lý hạn hán, cập nhật hướng dẫn về thiết kế các đập trên dòng chánh, và hướng dẫn cho việc đánh giá ảnh hưởng môi trường xuyên biên giới với việc áp dụng tự nguyện;

·                                Tăng cường hợp tác gồm có với các Đối tác Đối thoại của MRC, Đối tác Phát triển, và các cơ chế hợp tác khu vực khác, kể cả ASEAN, Hợp tác Lancang-Mekong (LMC), Hợp tác Mekong-Hoa Kỳ, Hợp tác Mekong-Nhật Bản, và Hợp tác Mekong-Triều Tiên, cũng như các bên liên hệ rộng lớn hơn, dựa trên các thỏa thuận chắn chắn, các tiến trình tham vấn được cải thiện và tầm vói, diễn đàn và đối thoại khu vực, kể cả việc gia tăng chia sẻ tin tức và dữ kiện giữa các Quốc gia Thành viên và của Trung Hoa và tăng cường các hoạt động hỗn hợp;

·                                Chuyển dịch trong hành động tập thể tiến đến việc xác định trước những giải pháp đầu tư khu vực và đáp ứng thích ứng đối với những thách thức gồm có các nỗ lực chung cho thủy điện khả chấp, thủy nông, thủy vận và những phát triển về nước khác, quản lý phối hợp hạ tầng cơ sở nước, và việc thực hiện được cải thiện các Thủ tục của MRC để giải quyết những ảnh hưởng xuyên biên giới và nhu cầu điều hành mới xuất hiện;

·                                Giúp làm giảm ảnh hưởng tai hại đối với các cộng đồng dễ bị tổn thương từ lũ lụt và hạn hán với việc thực hiện thêm những tiên đoán lũ lụt và hạn hán chính xác hơn với các dụng cụ hiện đại và phối hợp để hỗ trợ cảnh báo sớm và chuẩn bị tai họa qua việc quản lý lũ lụt và hạn hán khu vực kết hợp;

·                                Gia tăng hỗ trợ tiến trình quy hoạch và lấy quyết định quốc gia với việc quản lý dữ kiện và tin tức được tiếp thêm sinh lực kể cả việc đi tới một Hệ thống Theo dõi Sông Cốt lõi khả chấp hơn để hỗ trợ việc theo dõi sông quốc gia và khu vực, và mô phỏng và các hệ thống liên lạc, và các hệ thống hỗ trợ quyết định quốc gia và khu vực kết hợp hơn phù hợp với mục đích, sáng tạo và kịp thời trong việc giúp đỡ để giải quyết những nhu cầu hiện nay và mới xuất hiện;

·                                Bao gồm một quốc gia duyên hà MRC được hướng dẫn chặt chẽ bởi Hội đồng và Ủy ban Hỗn hợp, với một CEO và nhân viên duyên hà, Tổng hành dinh ở Vientiane và Trung tâm Quản lý Lũ lụt và Hạn hán Khu vực Kết hợp ở Phnom Penh, và sự đóng góp tài chánh gia tăng từ tất cả Quốc gia Thành viên đã đặt tổ chức trên đường đến tự túc tài chánh cho những chức năng quản lý sông cốt lõi vào năm 2030.

2.                  Bày tỏ lòng biết ơn sâu xa của chúng tôi về sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chánh liên tục của các Đối tác Phát triển, các tổ chức quốc tế, thành phần tư nhân, và các đối tác liên hệ khác cho MRC và các Quốc gia Thành viên, và sự hợp tác của các Đối tác Đối thoại của MRC và tất cả các bên liên hệ, trong thành quả nầy và những thành quả khác;

3.                  Thừa nhận những thành quả nầy đã đặt những nền móng mới để thực hiên đầy đủ trách nhiệm và chức năng cốt lõi như một Tổ chức Lưu vực Sông bằng cách: (i) hỗ trợ việc phát triển tối ưu và khả chấp trong khi gia tăng an ninh nước khu vực và xây dựng sức chịu đựng khí hậu, (ii) bổ sung quy hoạch quốc gia với quy hoạch toàn lưu vực ở nơi nào cần thiết, phối hợp việc điều hành lưu vực, (iii) cung cấp tin tức minh bạch và liên tục về các điều kiện hiện tại và tương lai gần để cải thiện việc cảnh báo sớm, (iv) gia tăng khả năng và quyền sở hữu quốc gia để thực hiện các chức năng quản lý lưu vực sông cốt lõi, và (v) phát triển thêm tổ chức của MRC cho nhu cầu hợp tác khu vưc ở cấp cao hơn để đối phó với những thách thức của Lưu vực.

Cơ hội và thách thức khu vực

Là Những Người cầm đầu Chánh phủ của các Quốc gia Thành viên MRC, chúng tôi tuyên bố thêm:

4.                  Thừa nhận những cơ hội đáng kể để phát triển khả chấp trong tất cả thành phần liên quan đế nước, gồm có thủy điện, thủy nông, thủy vận và các lãnh vực khác, và rằng điều khoản an ninh nước để bảo vệ xã hội tránh rủi ro nước, nhất là lũ lụt và hạn hán, thì cần thiết như một phần kết hợp của những đầu tư thành phần khác cũng là một cơ hội phát triển;

5.                  Thừa nhận rằng mặc dù việc phát triển và sử dụng nước Mekong đóng góp đáng kể vào việc tăng trưởng kinh tế, nó cũng có những ảnh hưởng tai hại, gồm có ảnh hưởng xuyên biên giới cần được gải quyết với nhau, đối với môi trường của lưu vực và các cộng đồng dễ tổn thương, nhất là khi thay đổi khí hậu làm tồi tệ thêm, chẳng hạn như lũ lụt và hạn hán, sạt lở và lắng đọng phù sa, ảnh hưởng của mực nước và dòng chảy dao động nhanh ở nhiều nơi trong lưu vực, và sự suy đồi của tài sản môi trường và thủy sản do việc mất mát nối kết; và

6.                  Nhắc lại rằng để đối phó với những thách thức của lưu vực, đã trở nên phức tạp hơn nhiều, chúng tôi cần cả hai lựa chọn phát triển và quản lý để bảo đảm tính khả chấp của nền tảng tài nguyên môi trường, để xác định các giải pháp đầu tư thay thế và cứu xét thích đáng những liên kết giữa các thành phần khác nhau, để tiến ra ngoài quy hoạch nguồn nước để vượt qua việc quản lý điều hành, kể cả qua các cơ hội để phối hợp xuyên biên giới, nhất là về mặt chia sẻ dữ kiện điều hành thường xuyên và kịp thời từ các đập và hạ tầng cơ sở nước khác, và để xác định các dự án đầu tư hỗn hợp góp phần vào an ninh nước, lương thực và năng lượng.

Những lãnh vực hành động ưu tiên

Chúng tôi kêu gọi MRC, tất cả các đối tác và bên liên hệ tìm cách tìm các giải pháp sáng tạo để đối phó với những thách thức nầy, và để nắm lấy cơ hội và tăng cường hợp tác cho một Lưu vực sông Mekong khả chấp và bảo đảm nước, trong khi tuân thủ các nguyên tắc mở rộng, minh bạch, toàn bộ, lợi ích hỗ tương, bình đẳng, tham vấn, phối hợp, hợp tác, và tôn trọng chủ quyền, với việc chú trọng trên:

7.                  Xác định, qua việc Quy hoạch Khu vực Tiên liệu hơn đưa đến môt kế hoạch lưu vực thích ứng, các dự án đầu tư quốc gia và hỗn hợp mới đáng kể trên toàn lưu vực và những hoạt động làm dễ dàng liên hệ có thể gia tăng cộng hưởng và làm giảm tính dễ tổn thương ở cấp lưu vực và quốc gia, và rằng cung cấp một đáp ứng tổng thể đối với thay đổi khí hậu, kể cả qua lựa chọn hạ tầng cơ sở hay trữ nước dựa trên thiên nhiên, giới hạn môi trường và quản lý phù sa được cải thiện, và rằng hỗ trợ việc thực hiện quy hoạch thành phần khu vực kết hợp đi ra ngoài khía cạnh liên quan đến nước, chẳng hạn như sản xuất năng lượng tái tạo và không liên quan đến nước, nối kết và cải tiến mạng lưới khu vực, mậu dịch và phát triển thị trường điện, và các trung tâm vận chuyển nhiều nút;

8.                  Làm dễ dàng cho các quốc gia trong lưu vực hỗ trợ các cộng đồng để thích ứng với điều kiện sông thay đổi bằng cách bảo đảm một hệ thống thông báo và thông tin kịp thời và có hiệu quả hơn cho những dòng nước bất thường, các vấn đề phẩm chất nước, lũ lụt và hạn hán và những trường hợp khẩn cấp liên quan đến nước khác giữa các quốc gia trong lưu vực và với các cộng đồng, và bằng cách tiến đến gia tăng chia sẻ dữ kiện điều hành từ hạ tầng cơ sở thường xuyên và kịp thời để chuẩn bị và đáp ứng tốt hơn;

9.                  Hỗ trợ các thảo luận điều hành và phát triển qua việc sử dụng kỹ thuật được cải thiện, gồm có hỗ trợ quyết định được nâng cao để thực hiện tất cả các chức năng quản lý sông từ việc theo dõi liên quan đến nước và quản lý điều hành lưu vực đến quy hoạch và đánh giá chiến lược dài hạn;

10.              Bảo đảm rằng việc tham vấn được thực hiện có hiệu quả hơn để thực hiện các mục đích chung bằng cách thực hiện, trong sự hợp tác với Đối tác Đối thoại của MRC, một Diễn đàn Bên liên hệ Đa phương cho toàn thể lưu vực, các Đối tác Phát triển, các cộng đồng, những tổ chức phi chánh phủ, thành phần tư nhân và các bên liên hệ thích hợp khác;

11.              Tăng cường việc quản lý toàn thể lưu vực sông theo nhiệm vụ của MRC qua sáng tạo trong chánh sách, kỹ thuật và cơ chế để hợp tác và đối tác với các khuôn khổ hợp tác khu vực liên quan đến Mekong khác;

12.              Duy trì và thám hiểm tài trợ sáng tạo trong việc hỗ trợ những nỗ lực ở trên gồm có qua nguồn công tư mới và các cơ chế tài trợ toàn cầu; và

13.              Bảo đảm rằng MRC đang chuyển biến khả chấp đến tự túc tài chánh vào năm 2030, gồm có qua việc phát triển tổ chức đang diễn ra để tăng cường khả năng của MRC và các cơ quan quốc gia để thực hiện các chức năng quản lý lưu vực sông cốt lõi, gồm có việc theo dõi và thu thập dữ kiện liên quan đến nước được hỗ trợ bởi những nhóm chuyên viên lưu vực hỗn hợp, một Hệ thống Theo dõi Sông Cốt lõi, việc thực hiện được nâng cao các Thủ tục của MRC và các cơ chế liên hệ, thể thức làm việc, và thu nhận các chiến lược và hướng dẫn khu vực.

Con đường đi tới

14.              Chúng tôi nhắc lại cam kết đối với những nỗ lực chung để tăng cường thêm vai trò của MRC trong việc hỗ trợ để bảo đảm một Lưu vực sông Mekong an toàn nước, lương thực và năng lượng và khả chấp kinh tế, xã hội và môi trường.

15.              Chúng tôi hoan nghênh việc chuyển chiến lược đến quy hoạch khu vực tiên liệu và quản lý hợp tác có phối hợp, và kêu gọi tất cả các quốc gia trong lưu vực, các đối tác và các bên liên hệ tiếp tục làm việc với MRC để giữ vững Thỏa ước Mekong 1995 và các Thủ tục của nó, và để hỗ trợ cho việc thực hiện BDS 2021-2030 theo Tuyên ngôn và Một Mekong Một Tinh thần.

16.              Chúng tôi giao cho MRC nhiệm vụ phối hợp và theo dõi việc thực hiện Tuyên ngôn nầy.

17.              Chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với Chánh phủ của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã tổ chức Thượng đỉnh MRC lần thứ 4th, và hân hoan mong đợi Thượng đỉnh lần thứ 5th sẽ được tổ chức ở Vương quốc Thái Lan.

Được chấp thuận ở Vientiane, Lao PDR, ngày 5 tháng 4 năm 2023 bằng Anh ngữ.

 

 

Sunday, April 16, 2023

CAI QUẢN SÔNG VỮNG CHẮC LÀ CHÌA KHÓA CHO VIỆC PHỤC HỒI SỨC SỐNG CỦA SÔNG MEKONG DÙ PHẢI ĐỐI PHÓ VỚI ĐẬP

(Robust river governance key to restoring Mekong River vitality in face of dams)

Carolyn Cowan – Bình Yên Đông lược dịch

Mongabay – 30 March 2023

 

Nước trong hồ Tonle Sap ở Cambodia được chảy vào từ Mekong và phụ lưu của nó trong mùa lụt. [Ảnh: Carolyn Cowan]

 

·                     Hàng tỉ m3 nước sông Mekong nay được khai thác ở phía sau các đập để sản xuất điện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tiến trình vật lý và sinh thái chủ yếu đã duy trì khả năng hỗ trợ đời sống của sông.

·                     Khi tốc độ phát triển thủy điện tiếp tục gia tăng trên khắp lưu vực, những rạn nứt trong các hệ thống cai quản sông lỗi thời và giới hạn càng ngày càng được phơi bày.

·                     Những thách thức quan trọng gồm có việc thiếu các quy định chánh thức và ràng buộc pháp lý để cai quản các dự án phát triển với ảnh hưởng xuyên biên giới, và một di sản của việc tham gia yếu kém của các cộng đồng ven sông, người chịu mất mát nhiều nhất vì ảnh hưởng của các đập.

·                     Các chuyên viên nói rằng đối thoại công khai và thành thật giữa các nhà phát triển và điều hành đập rất cần để phục hồi dòng chảy tự nhiên theo mùa của sông và bảo đảm khả năng và sức sống của sông để hỗ trợ tính đa dạng và tài nguyên thiên nhiên được duy trì.

 

Niwat Roykaew, một nhà hoạt động môi trường trong tỉnh Chiang Rai ở bắc Thái Lan, mô tả Mekong như một naga, một rắn nước huyền thoại và tượng trưng cho độ phì nhiêu mang phong phú đến cho toàn khu vực.

Sông, chảy qua biên giới của 6 quốc gia, hỗ trợ một dãy hệ sinh thái lớn lao, tưới cho đất canh tác với nước lũ giàu chất dinh dưỡng, vận chuyển phù sa ổn định xuống hạ lưu, và nuôi dưỡng dân số cá nổi tiếng trên thế giới hình thành căn bản cho hầu hết an ninh lương thực của khu vực.  Sông cũng là một phần sống còn của những lối thực hành truyền thống và văn hóa của người dân sống dọc theo nó.  Nhưng, Niwat nói, tiến triển không ngừng của việc xây đập đã gây ra vết thương nầy đến vết thương khác cho sức sống cỗ xưa nhưng đau khổ nầy.

“Sông, như một sinh vật sống, nuôi dưỡng người dân Mekong, nhưng naga nầy đang bị xé ra từng mảnh và sức mạnh của nó giảm xuống,” ông nói với Mongabay.

Khi mức độ phát triển thủy điện trong khu vực tiếp tục xây để đáp ứng với thúc đẩy đến việc khử carbon toàn cầu, những rạn nứt trong các cơ chế cai quản sông lỗi thời và giới hạn đang trở nên rõ ràng hơn bao giờ.  Quyền lợi cạnh tranh của 6 quốc gia, cùng với não trạng thường ưu tiên hóa lợi nhuận trên việc bảo vệ các hệ sinh thái và cuộc sống ở hạ lưu, đã để lại một di sản của việc lấy quyết định đơn phương và từng phần, tạo nên những thách thức lớn lao cho các thủy đạo và tất cả những người dựa vào chúng.

Các nhà lấy quyết định nay đối mặt với thực tế của việc quản lý một hệ thống sông chật vật với những ảnh hưởng càng ngày càng tăng bởi ảnh hưởng cộng dồn của các dự án thủy điện liên tiếp, cùng với những đe dọa khác chẳng hạn như phá rừng tràn lan, đánh cá quá mức, và một mùa mưa ngắn chưa từng thấy vì thay đổi khí hậu.

Niwat Roykaew và Pai Deetes thảo luận dự án thủy điện Pak Beng ở miền bắc Thái Lan. 

[Ảnh: Carolyn Cowan]

 

“Chúng ta không thể lơ là,” Anoulak Kittihoun, CEO của Văn phòng Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC), một cơ quan liên chánh phủ khuyến khích đối thoại giữa 4 quốc gia thành viên hạ lưu vực Mekong, nói trong diễn văn trong năm 2022.  “Chân của chúng ta phải ở trên lửa – chúng ta cần hành động.”

Trên 160 đập thủy điện đã được xây dọc theo sông và các phụ lưu của nó kể từ thập niên 1960s.  Quan trọng hơn, tốc độ của việc ngăn đập dòng chánh rộng và đục ngầu, nơi cư trú của cá heo nước ngọt có nguy cơ tuyệt chủng và cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới, không có dấu hiệu giảm xuống.

Tổng số có 13 đập trên dòng chánh Mekong – 11 ở Trung Hoa và 2 ở Lào.  Thêm 8 dư án trên dòng chánh nữa được dự trù hay đang xây cất ở Trung Hoa và 9 đập khác đang ở trong các giai đoạn khác nhau ở Lào và Cambodia,  những đập sau phần lớn đươc thúc đầy bởi triển vọng để bán năng lượng cho các láng giếng trong khu vực như Malaysia và Singapore.

Với hàng tỉ m3 nước sông nay ở trong các hồ chứa nước, các tiến trình then chốt để chống đỡ chức năng của toàn thể hệ thống sông đang oằn xuống dưới áp lực.

 

Ban Huai Luek trong tỉnh Chiang Khong, miền bắc Thái Lan nơi ngư dân lo ngại về mực nước sông dâng lên nếu dự án đập tiến hành. [Ảnh: Carolyn Cowan]

 

Các đập cắt đứt các đường di chuyển của cá và các đường vận chuyển phù sa tự nhiên, và các sáng kiến theo dõi đã thấy rằng các dự án thủy điện đã thay đổi “không lay chuyển” sự lên xuống theo mùa tự nhiên của sông.  Việc điều chỉnh nhịp điệu cỗ xưa nầy cùng với các hệ sinh thái và các cộng đồng ven sông đã tiến hóa đang thay đổi lớn lao khung cảnh và lối sống trong lưu vực sông, được vận dụng trong dạng các hệ sinh thái đang chết, số cá đánh đươc giảm, và sạt lở bờ sông.

Kết hợp với áp lực phát triển, các cộng đồng đánh cá và canh tác sống ở hạ lưu đã gánh chịu thiếu mưa mùa và hạn hán trong những năm gần đây làm cho dòng nước xuống đến mức thấp nhất chưa bao giờ được ghi nhận ở nhiều nơi trong hạ lưu vực, phá hủy cuộc sống của họ.

 

Nhiều câu hỏi hơn câu trả lời

Với tài nguyên thiên nhiên căn bản của họ cạn kiệt từ năm nầy sang năm khác, các cộng đồng ven sôn ở hạ lưu gánh chịu cái giá của các đập ở thượng lưu đang yêu cầu các nhà lãnh đạo khu vực trả lới tại sao có quá nhiều đập được đòi hỏi trước tiên.

Áp lực phát triển đang hủy hoại có hệ thống sự toàn vẹn của toàn thể hệ thống sông, theo Niwat, nhà hoạt động môi trường.  Được trao giải Golman Environmental Prize trong năm 2022 để công nhận việc vận động của ông trong việc bảo vệ sông tránh các kế hoạch để nới rộng lòng lạch Mekong bằng cách phá nổ một phần của những ghềnh thác trên sông có tác dụng như những nơi đánh cá có giá trị, Niwat nói ông không thể nghỉ tay với vinh dự của ông.  Khúc sông tương tự trong tỉnh Chiang Rai môt lần nữa bị đe dọa bởi 1 đập đang được cứu xét trong láng giềng Lào.

Đập cưc bắc trong 9 siêu đập đươc dư trù xây trên dòng chánh ở hạ lưu vực, dự án Pak Beng 912 MW nằm cách biên giới Thái-Lào khoảng 100 km (60 miles) về phía hạ lưu.  Nước dội từ đập được tiên đoán sẽ ảnh hưởng đến mực nước, làm ngập đất canh tác và vườn cây ăn trái chủ yếu.  Nó cũng có tiềm năng ảnh hưởng các loại thủy sản có giá trị, theo một duyệt xét kỹ thuật của dự án.  Dù vậy, tại một cuôc họp báo trong tháng 10 năm 2022, các giới chức địa phương nói họ không có tin tức chắc chắn về những ảnh hưởng của dự án.

Trong buổi họp báo, ngư dân địa phương Chaiwat Duangpida bày tỏ lo ngại của ông về việc phát triển được dự trù, chỉ ra rằng cuộc sống ở trong vùng đã bị hủy hoại bởi ảnh hưởng đối với mực nước từ chuỗi đập ở thượng lưu ở Trung Hoa.  “Tôi sẽ làm gì?” ông hỏi.  “Đời sống rất khó khăn nếu có đập.”

Mặc dù việc thiếu tin tức đáng lo ngại đánh giá ảnh hưởng môi trường không thích hợp, các nhà hoạt động nói dự án Pak Beng đang xây dựng động năng, với những bước bản lề trong tiến trình quy hoạch để tiến hành đập một cách đều đặn.

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

THỎA THUẬN MUA ĐIỆN ĐẬP PAK LAY VÀ LUANG PRABANG (PPAs): AI ĐƯỢC LỢI?

(Pak Lay and Luang Prabang dam Power Purchase Agreements (PPAs): Who benefits?)

Pianporn Deetes and Gary Lee – Bình Yên Đông lược dịch

International Rivers – March 30, 2023

 


Khi chú ý của truyền thông chú trọng đến việc giải tán quốc hội để chuẩn bị cho việc bầu cử quốc gia sắp tới, tin tức về một Thỏa thuận Mua Điện với Cơ quan Phát Điện Thái Lan (Electricity Gererating Authority of Thai land (EGAT)) đã được ký kết cho đập Pak Lay đã trượt qua mà không có nhiều tiếng thì thầm.  Gulf Energy, một công ty Thái nắm 40% cổ phần không có lời trong Công ty Điện Pak Lay, thông báo cho Thị trường Chứng khoán Thái Lan (SET) về việc ký kết PPA hôm Thứ Hai 20 tháng 3.

Đập Pak Lay 770 MW, sẽ được xây trên dòng chánh Mekong ở Lào – khoảng 100 km từ biên giới Thái-Lào ở Chiang Khan trong tỉnh Loei, đông bắc Thái Lan – được dự trù bắt đầu hoạt động trong năm 2032.  Đập Pak Lay là dự án thủy điện đầu tiên của Gulf Energy và sẽ được phát triển trong một hợp doanh với Sinohydro (Hong Kong) Holding Ltd, một chi nhánh của tổ hợp quốc doanh của Trung Hoa, Power China, nắm 60% cổ phần còn lại trong dự án.

Loan báo của Gulf theo sau không lâu sau khi EGAT xác nhận trong một bức thư, đề ngày 9 tháng 3, gởi cho Hệ thống Người dân Mekong Thái, rằng PPA cho đập Luang Prabang, được ký ngày 7 tháng 11 năm 2022.  CK Power PCL, nắm 50% cổ phần trong Công ty Điện Luang Prabang, không có thông báo chánh thức với SET về việc ký kết PPA.  “Điều lệ, Điều kiện và Thủ tục cho việc Khai báo Tin tức và Lối Thực hành của Công ty được Liệt kê” của SET đòi hỏi rằng một công ty được liệt kê lập tức khai báo với SET khi công ty được hay mất một hợp đồng đáng kể.  Điều nầy gồm có PPAs, một hợp đồng then chốt để xác nhận người mua và giúp cho đập được xây, và trong đó, trong trường hợp của đập Luang Prabang, sẽ tạo lợi tức cho công ty trong 35 năm.

PPAs cho đập Pak Lay và Luang Prabang được ký kết vào lúc Thái Lan có điện thặng dư và người tiêu thụ Thái đang đối mặt với hóa đơn điện gia tăng kết hợp với áp lực của chi phí cho cuộc sống.  Hơn nữa, các PPAs được ký trong lúc Kế hoạch Phát triển Điện lực Thái (PDP) vẫn đang được xem lại.

Thái Lan có thặng dư điện khổng lồ.  Theo trang mạng của EGAT, tổng số công suất thiết trí trong năm 2022 vào khoảng 49.150 MW, trong khi nhu cầu cao điểm trong tháng 4 vào khoảng 32.250 MW.  Mặc dù một số mức dự trữ thặng dư cần đến để quản lý những gián đoạn và bảo đảm nguồn cung cấp điện tin cậy, 16.900 MW dự trữ tương đương với 34%, trên gấp đôi tiêu chuẩn quốc tế là 15% và trên 7 lần công suất thiết trí gộp lại của Luang Prabang và Pak Lay.  Hai đập nầy đơn giản không cần đến để bảo đảm nhu cầu điện của Thái Lan.

Vậy thì tại sao những đập nầy được tiến hành?  Nói một cách đơn giản, các nhà phát triển và điều hành đập Pak Lay và Luang Prabang sẽ được lợi từ dòng lợi tức đều đặn cho thời hạn của PPAs – 29 và 35 năm.  Những lợi tức nầy được bảo đảm bởi việc ghép vào những điều khoản ‘lấy-hay-trả tiền’ trong PPAs ràng buộc pháp lý EGAT phải trả cho điện mua từ các đập, cho dù họ không dùng điện được sản xuất.

Chi phí của điện không sử dụng đã được chuyển cho người tiêu thụ Thái, đang đối mặt với thuế nhiên liệu (TF) và hóa đơn điện cao hơn.  Chỉ 2 ngày sau loan báo của Gulf về việc ký PPA cho đập Pak Lay, Ủy hội Kiểm soát Năng lượng (ERC) loan báo việc gia tăng khác trong thuế nhiên liệu, có hiệu lực từ tháng 5 đến tháng 8.  Giá điện đã cao kỷ lục, theo sau quyết định của ERC hồi tháng 8 năm ngoái để tăng đáng kể FT, làm gia tăng giá điện trung bình 18% đến 4,72 baht/đơn vị.

Lo ngại làm thế nào việc quy hoạch và lấy quyết định kém trong thành phần điện góp phần vào giá điện cao, Hội đồng Người Tiêu thụ Thái (kể cả tử EGAT) và NGOs, tụ họp bên ngoài Bộ Năng lượng ở Bangkok trong tháng 12 năm ngoái và đệ nạp một bức thư, được phê chuẩn bởi trên 140 tổ chức, phác họa 5 yêu cầu then chốt để giải quyết giá điện cao.  Trong số các yêu cầu then chốt là chấm dứt chấp thuận các nhà máy điện nới, kể cả nhập cảng từ thủy điện lớn ở Lào, tái xét mô hình lấy-hay-trả tiền trong PPAs; và gia tăng hỗ trợ các lựa chọn phân tán năng lượng, gồm có điện mặt trời trên mái nhà.

Các nhóm doanh nghiệp Thái cũng kêu gọi tương tự cho việc giảm giá điện, nhấn mạnh đến ảnh hưởng đối với chi phí chế biến và dịch vụ vào lúc mà nhiều doanh nghiệp vẫn còn phục hồi từ đại dịch Covid-19.  Rõ ràng, công dân Thái đang nhận một thỏa thuận xấu từ đập Pak Lay và Luang Prabang.  Cải cách thành phần điện của Thái Lan rất cần kíp để cải thiện việc quy hoạch và lấy quyết định.  Cần phải có minh bạch lớn hơn, giám sát và trách nhiệm của PDP, thường ước tính cao nhu cầu và giúp hợp lý hóa việc xây cất các dự án điện đầy tranh cãi chẳng hạn như các đập trên Mekong, lên trên những giải pháp thay thế khả chấp và rẻ tiền hơn.  Cần phải kiểm soát mức dự trữ lớn lao có chi phí môi trường, xã hội và kinh tế cao.  Sau cùng, cần phải xem xét lại mô hình lấy-hay-trả tiền của các PPAs, làm lợi cho các nhà phát triển và điều hành đập, trong khi người tiêu thụ Thái và quần chúng nhận hóa đơn.

.

NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUAY TRỞ LẠI CỎ TRUYỀN THỐNG KHI KHÍ HẬU THAY ĐỔI

(Mekong Delta farmers turn to native grass as climate changes)

Mekong Eye – Bình Yên Đông lược dịch

3 April 2023

 

Cỏ năn tượng mọc cao trong ao tôm ở bán đảo Cà Mau. [Ảnh: Hoang Tuyen]

 

Đối với nhiều nông dân đấu tranh với ước mặn xâm nhập và thời tiết không thể đoán trước trong các đồng lúa, tôm và cua, cỏ ở địa phương là câu trả lời

SÓC TRĂNG, VIỆT NAM – Vào cuối tháng 2, một thảm màu xanh tươi của cỏ năn tượng bao phủ cánh đồng của Trần Hồng Ni ở xã Hòa Tú 1 trong tỉnh Sóc Trăng của Đồng bằng sông Cửu Long  ở Việt Nam (ĐBSCL).

Thình lình, một con chim nhỏ với cái đuôi dài đậm và cánh màu xám vọt lên từ thảm cỏ.  Đó là chim bắt muỗi (prinia) đồng, một loại chim hiếm thấy trong vùng trong 3 thập niên vừa qua.

Chung quanh ruộng cỏ của Ni là những đồng lúa trống. Mùa nước ngọt thuận lợi cho việc trồng lúa đã chấm dứt, báo hiệu khởi đầu cho mùa thích hợp để nuôi thủy sản.  Rồi các đồng lúa biến thành ao, chờ cho nước mặn thấm vào để nuôi dưỡng mùa tôm tiếp theo.

Nhưng năm nay, thủy triều trễ hơn 1 tháng ở Sóc Trăng.

Nông dân dọc theo bán đảo Cà Mau, gồm có các tỉnh tạo thành 1/3 diện tích của ĐBSCL, đã theo mô hình lúa-tôm từ 3 thập niên.  Được ca ngợi như một giải pháp uyển chuyển với mùa nước ngọt và nước mặn xảy ra tự nhiên, chiến lược nầy cũng được xem là một giải pháp thích ứng với thay đổi khí hậu tiêu biểu do sự gia tăng xâm nhập của nước mặn.

[Nguồn: Mapbox]

 

Trong tỉnh Cà Mau, nơi các trại nuôi tôm rộng tổng cộng 30.000 đến 50.000 hectares trong một năm tốt, các giới chức dự định biến thêm các đồng lúa có năng suất thấp sang mô hình tôm-lúa để gia tăng sản lượng.

Nhưng ở đàng sau tục ngữ và khẩu hiệu là sự xung đột nước ngọt và nước mặn xưa hàng thế kỷ ở trong vùng để thấy đê được xây để ngăn chận nước mặn xâm nhập, chỉ để sau đó được phá hủy để lấy nước mặn vào đồng.

“Toàn thể hệ sinh thái của bán đảo Cà Mau đã thay đổi lớn lao,” Dương Văn Ni, một chuyên viên về đa dạng sinh học ở ĐBSCL và chủ tịch của Hội Bảo tồn Mekong (Mekong Conservacy Foundation).  “Có những tai nạn của nước ngọt và nước mặn trong cùng một vùng nhỏ như một chắp vá.”

Can thiệp của con người, ông nói, đã chặt hệ sinh thái thành nhiều miếng nhỏ, và sự gián đoạn đã mang lại trong việc chênh lệch lớn lao từ mức chuẩn tự nhiên.  Nhưng có một giải pháp ở cuối chân trời, thay thế các mùa lúa bằng năn tượng, một loại cỏ bản xứ trong vùng.

 

Những việc chống lại mô hình tôm-lúa

Một ao tôm giữa đồng lúa trong xã Hòa Tú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

[Ảnh: Lê Quỳnh]

 

Với thay đổi khí hậu và mực nước biển dâng gia tăng, hiệu quả của mô hình tôm-lúa đang bị nghi vấn khi độ mặn đang trở nên nghiêm trọng và không thể đoán trước hơn.

Nông dân địa phương phải quen với những tai nạn thường xuyên gia tăng của tôm đói nước mặn hay lúa chờ nước ngọt.  Và vấn đề nầy không riêng cho Cà Mau, nhưng rất phổ biến ở các tỉnh ven biển của ĐBSCL, với tổng số diện tích tôm-lúa vào khoảng 162.000 hectares.

Ngoài ra, chi phí gia tăng của thuốc men cho tôm và phân bón cho lúa, cùng với năng suất giảm do thời tiết bất thường gây ra vì thay đổi khí hậu và ô nhiễm nước, cũng như những thách thức để tìm người mua đã làm phức tạp vấn đề, theo Châu Công Bằng, phó giám đốc của Sờ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn của tỉnh Cà Mau.

Điều nầy khiến cho các nhà khoa học và nông dân thử một mô hình mới có tiềm năng phục hồi cân bằng hệ sinh thái: thay thế lúa bằng cỏ năn tượng.

“Ở những nơi cỏ năn tượng mọc, hệ sinh thái thường tốt hơn, cho thấy ảnh hưởng tích cực của nó trong việc cải thiện môi trường,” Bằng nói.  “Chúng tôi muốn mở rộng diện tích của loại hoa màu nầy nhưng chưa tìm được người mua.  Trong khi đó, lúa và các hoa màu khác vẫn được ưu tiên.”

 

Cuộc sống từ năn tượng

Năn tượng (Scirpus littoralis Schrad), một loại cỏ bản xứ ở đầm lầy ĐBSCL, đã trở thành nguồn hy vọng cho gia đình nông dân Ni.  Sau khi chứng kiến sự thành công của mô hình sản xuất tôm-năn tượng ở Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang hồi đầu năm nay, Ni quyết định thử nghiệm với năn tượng bằng cách trồng nó trong một cánh đồng mà gia đình bỏ trống trong nhiều năm sau khi thất bại để có lợi nhuận từ việc trồng lúa ở đó.


Trần Hồng Ni và cha của cô bên cạnh đồng năn tượng tiên phong. [Ảnh: Lê Quỳnh]

 

“Nếu thành công, các nông dân khác sẽ có cảm hứng để chuyển sang mô hình nầy,” Ni nói.  “Nó là cách lấy sáng kiến để thay đổi tốt hơn.”

Năn tượng mọc trong nước mặn, nước ngọt và nước lợ.  Nó phát triển ở độ mặn giữa 5% và 10%, cũng là môi trường tốt cho tôm và cua.  Nó cũng có thể sống sót trong một môi trường có độ mặn cao đến 15% hay 20%, mặc dù nó sẽ ngưng lớn lên,” Văn Ni, nhà nghiên cứu, giải thích.

“Trồng năn tượng trong ao tôm và cua sử dụng phương pháp canh tác rộng rãi giúp tôm và cua lớn nhanh hơn và giảm rủi ro của bệnh tật 30% so với lối nuôi tôm truyền thống,” Văn Ni nói thêm.

Các mầm năn tượng được dùng cho tôm và cua.  Cơ chế bơm oxygen của cỏ qua qua cọng rỗng của nó xuống đến rễ giúp oxy hóa bùn bên dưới, ngăn ngừa việc lan tràn của cỏ dại và tảo, giữ cho nước sạch và cung cấp đủ oxygen tự nhiên cho tôm và cua phát triển.

Tuy nhiên, mật độ của nó phải được giới hạn từ 40% đến 50% diện tích trên mặt của ao, Văn Ni giải thích.

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

Sunday, April 9, 2023

VIỆT NAM ĐANG CỐ GẮNG LÀM SAO ĐỂ NGƯNG LÚA HÂM NÓNG HÀNH TINH

(How Vietnam is trying to stop rice warming the planet)

AFP – Bình Yên Đông lược dịch

Straitstimes – March 24, 2023

 

Bộ Môi trường Việt Nam nói lúa được dẫn tưới chiếm gần ½ lượng methane phóng thích trong năm 2019. [Ảnh: AFP]

 

CẦN THƠ - Khi còn trẻ, ông Đồng Văn Canh nhìn các đồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam (ĐBSCL) được đốt cháy để chuẩn bị cho mùa sắp tới, mù mịt bầu trời và làm ngập không khí với những khí nhà kiếng hiệu nghiệm.

Lúa – thức ăn chánh của Á Châu – được quy cho khoảng 10% lượng phóng thích khí methane toàn cầu, một loại khí mà trong 2 thập niên đã giữ khoảng 80 lần nhiệt của carbon dioxide.

Thường được liên kết với việc ợ của bò, methane ở mức độ cao cũng được sản xuất bởi vi trùng sinh trưởng trong ruộng lúa bị ngập và nẩy nở nếu rơm còn để lại mục rữa trong đồng ruộng sau khu thu hoạch.

Thông điệp từ các nhà khoa học là: Lúa có thể bị bỏ quên trong chiến trường để cắt lượng phóng thích.

Ở ĐBSCL, ông Canh, nay là một nông dân trồng lúa 39 tuổi, không để rơm mục rữa trên đồng lúa – và ông cũng không đốt nó, như cha mẹ ông đã làm trước ông.

Được thúc đẩy bởi trí nhớ bị buộc ở trong nhà trong những ngày khói mù mịt – thỉnh thoảng rất cay khiến ông nghẹt thở hay ngất đi – ông tham gia một sáng kiến lấy rơm ra khỏi đồng lúa và biến nó thành nấm rơm và phân hữu cơ, kiếm thêm một thu nhập phụ nhỏ.

“Nếu chúng tôi nhặt rơm và làm ra tiền, tất cả chúng tôi đều có lợi,” ông nói với AFP, khều ngón tay trong một đống rơm lớn và mềm, phân bò và trấu sẽ sớm trở thành chất dinh dưỡng cho mùa màng Mekong.

 

Lượng phóng thích thu nhỏ lại

Chương trình – được tổ chức bởi Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) – là một trong hàng chục trên khắp Việt Nam và khu vực cố gắng để thu nhỏ đều đặn lượng methane phóng thích từ việc sản xuất lúa.

Nhiều sáng kiến không mới lạ nhưng đã nổi bật từ khi khoảng 100 quốc gia ký kết Cam kết Methane Toàn cầu (Global Methane Pledge) trong năm 2021, đồng ý giảm lượng phóng thích 30% của mức năm 2020 vào năm 2030.

Một vài quốc gia sản xuất lúa lớn nhất thế giới, gồm có Indonesia, Bangladesh và Việt Nam, tham gia mặc dù 2 quốc gia lớn nhất, Trung Hoa và Ấn Độ, không ký tên.

Ở Việt Nam, khi mùa thu hoạch chấm dứt, nông dân đẩy các xe chất đầy các kiện rơm mà sau đó sẽ được tẩm ướt và trải ra để trồng nấm rơm.

 

Nông dân Đồng Văn Canh sắp xếp các bao phân ở nhà ông ở Cần Thơ, Việt Nam, vào ngày 27 tháng 2 năm 2023. [Ảnh: AFP]

 

Một khi nấm đã sẵn sàng, chúng được bán trước khi nông dân lấy rơm và cho nó vào máy làm phân.  Hai tháng sau, nó sẵn sáng và có thể bán với giá khoảng 0,15 USD/kg.

“Trong quá khứ, một vài nông dân làm cách nầy bằng tay, nhưng nó cần nhiều lao động và chi phí cao.  Nay, chúng tôi cắt chi phí ½, và chúng tôi sẽ nới rộng để đáp ứng nhu cầu của thị trường,” ông Lê Đình Du, một nông dân trồng lúa cũng là trưởng phòng bảo vệ cây cối của huyện địa phương, nói.

“Lúa đi trên một hành trình tốt đẹp.  Chúng tôi không bỏ thứ gì cả.”

 

Vi trùng sản xuất methane

Bộ Môi trường Việt Nam nói lúa được dẫn tưới chiếm gần ½ lượng methane phóng thích trong năm 2019.

Việc quản lý rơm thân thiện với môi trường đã được giới thiệu và lan ra “rộng rãi đến các nông dân và giới chức nông nghiệp ở địa phương” trên cả nước, theo CGIAR, một trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế.

Bao nhiêu lối thực hành mà họ đã học thì không rõ.  Trong năm 2022, Ngân hàng Thế giới nói rằng trên 80% rơm ở ĐBSCL vẫn còn được đốt ngoài đồng sau khi thu hoạch

 

Một nông dân đi qua gốc rạ bị đốt trong ruộng lúa ở Cần Thơ, Việt nam, ngày 28 tháng 2 năm 2023. [Ảnh: AFP]

 

Sự cần thiết để tìm các giải pháp rất cấp bách.

Không như các hoa màu khác, ruộng lúa có một lớp nước, vì thế không có sự trao đổi giữa đất và không khí, Tiến sĩ Bjoern Ole Sander, một khoa học gia kỳ cựu ở IRRI, Hà Nội, giải thích.

Những điều kiện nầy có nghĩa vi trùng khác hoạt động trong lúa, so với đồng lúa mì hay bắp.

“Và những vi trùng nầy ăn chất hữu cơ và sản xuất methane,” ông nói.

 

Một nông dân lái máy kéo để trộn phân bằng phương pháp ủ phân rơm cơ khí hóa ở Cần Thơ, Việt Nam. [Ảnh: AFP]

 

Cũng như quản lý rơm, IRRI nói một kế hoạch khác gọi là Luân phiên Ướt và Khô (AWD), liên quan đến việc tháo nước để bổ sung oxygen và làm giảm vi trùng sản xuất methane, cũng có thể giúp cắt lượng phóng thích.

Thực hành trên 200.000 hectares đất trồng lúa trong tỉnh An Giang ở ĐBSCL, CGIAR nói họ đã làm một khác biệt đáng kể.

Đối với nông dân Mekong đã nhảy qua, họ hãnh diện đã đóng góp vào việc canh tác khả chấp hơn trong khi được nhiều nhất từ mùa màng của họ.

“Chúng tôi có đời sống khó khăn,” ông Canh nói.  “Nhưng một khi chúng tôi biết được cách để tận dụng rơm, mọi thứ đều trở nên dễ dàng hơn.”