Sunday, April 16, 2023

NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUAY TRỞ LẠI CỎ TRUYỀN THỐNG KHI KHÍ HẬU THAY ĐỔI

(Mekong Delta farmers turn to native grass as climate changes)

Mekong Eye – Bình Yên Đông lược dịch

3 April 2023

 

Cỏ năn tượng mọc cao trong ao tôm ở bán đảo Cà Mau. [Ảnh: Hoang Tuyen]

 

Đối với nhiều nông dân đấu tranh với ước mặn xâm nhập và thời tiết không thể đoán trước trong các đồng lúa, tôm và cua, cỏ ở địa phương là câu trả lời

SÓC TRĂNG, VIỆT NAM – Vào cuối tháng 2, một thảm màu xanh tươi của cỏ năn tượng bao phủ cánh đồng của Trần Hồng Ni ở xã Hòa Tú 1 trong tỉnh Sóc Trăng của Đồng bằng sông Cửu Long  ở Việt Nam (ĐBSCL).

Thình lình, một con chim nhỏ với cái đuôi dài đậm và cánh màu xám vọt lên từ thảm cỏ.  Đó là chim bắt muỗi (prinia) đồng, một loại chim hiếm thấy trong vùng trong 3 thập niên vừa qua.

Chung quanh ruộng cỏ của Ni là những đồng lúa trống. Mùa nước ngọt thuận lợi cho việc trồng lúa đã chấm dứt, báo hiệu khởi đầu cho mùa thích hợp để nuôi thủy sản.  Rồi các đồng lúa biến thành ao, chờ cho nước mặn thấm vào để nuôi dưỡng mùa tôm tiếp theo.

Nhưng năm nay, thủy triều trễ hơn 1 tháng ở Sóc Trăng.

Nông dân dọc theo bán đảo Cà Mau, gồm có các tỉnh tạo thành 1/3 diện tích của ĐBSCL, đã theo mô hình lúa-tôm từ 3 thập niên.  Được ca ngợi như một giải pháp uyển chuyển với mùa nước ngọt và nước mặn xảy ra tự nhiên, chiến lược nầy cũng được xem là một giải pháp thích ứng với thay đổi khí hậu tiêu biểu do sự gia tăng xâm nhập của nước mặn.

[Nguồn: Mapbox]

 

Trong tỉnh Cà Mau, nơi các trại nuôi tôm rộng tổng cộng 30.000 đến 50.000 hectares trong một năm tốt, các giới chức dự định biến thêm các đồng lúa có năng suất thấp sang mô hình tôm-lúa để gia tăng sản lượng.

Nhưng ở đàng sau tục ngữ và khẩu hiệu là sự xung đột nước ngọt và nước mặn xưa hàng thế kỷ ở trong vùng để thấy đê được xây để ngăn chận nước mặn xâm nhập, chỉ để sau đó được phá hủy để lấy nước mặn vào đồng.

“Toàn thể hệ sinh thái của bán đảo Cà Mau đã thay đổi lớn lao,” Dương Văn Ni, một chuyên viên về đa dạng sinh học ở ĐBSCL và chủ tịch của Hội Bảo tồn Mekong (Mekong Conservacy Foundation).  “Có những tai nạn của nước ngọt và nước mặn trong cùng một vùng nhỏ như một chắp vá.”

Can thiệp của con người, ông nói, đã chặt hệ sinh thái thành nhiều miếng nhỏ, và sự gián đoạn đã mang lại trong việc chênh lệch lớn lao từ mức chuẩn tự nhiên.  Nhưng có một giải pháp ở cuối chân trời, thay thế các mùa lúa bằng năn tượng, một loại cỏ bản xứ trong vùng.

 

Những việc chống lại mô hình tôm-lúa

Một ao tôm giữa đồng lúa trong xã Hòa Tú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

[Ảnh: Lê Quỳnh]

 

Với thay đổi khí hậu và mực nước biển dâng gia tăng, hiệu quả của mô hình tôm-lúa đang bị nghi vấn khi độ mặn đang trở nên nghiêm trọng và không thể đoán trước hơn.

Nông dân địa phương phải quen với những tai nạn thường xuyên gia tăng của tôm đói nước mặn hay lúa chờ nước ngọt.  Và vấn đề nầy không riêng cho Cà Mau, nhưng rất phổ biến ở các tỉnh ven biển của ĐBSCL, với tổng số diện tích tôm-lúa vào khoảng 162.000 hectares.

Ngoài ra, chi phí gia tăng của thuốc men cho tôm và phân bón cho lúa, cùng với năng suất giảm do thời tiết bất thường gây ra vì thay đổi khí hậu và ô nhiễm nước, cũng như những thách thức để tìm người mua đã làm phức tạp vấn đề, theo Châu Công Bằng, phó giám đốc của Sờ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn của tỉnh Cà Mau.

Điều nầy khiến cho các nhà khoa học và nông dân thử một mô hình mới có tiềm năng phục hồi cân bằng hệ sinh thái: thay thế lúa bằng cỏ năn tượng.

“Ở những nơi cỏ năn tượng mọc, hệ sinh thái thường tốt hơn, cho thấy ảnh hưởng tích cực của nó trong việc cải thiện môi trường,” Bằng nói.  “Chúng tôi muốn mở rộng diện tích của loại hoa màu nầy nhưng chưa tìm được người mua.  Trong khi đó, lúa và các hoa màu khác vẫn được ưu tiên.”

 

Cuộc sống từ năn tượng

Năn tượng (Scirpus littoralis Schrad), một loại cỏ bản xứ ở đầm lầy ĐBSCL, đã trở thành nguồn hy vọng cho gia đình nông dân Ni.  Sau khi chứng kiến sự thành công của mô hình sản xuất tôm-năn tượng ở Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang hồi đầu năm nay, Ni quyết định thử nghiệm với năn tượng bằng cách trồng nó trong một cánh đồng mà gia đình bỏ trống trong nhiều năm sau khi thất bại để có lợi nhuận từ việc trồng lúa ở đó.


Trần Hồng Ni và cha của cô bên cạnh đồng năn tượng tiên phong. [Ảnh: Lê Quỳnh]

 

“Nếu thành công, các nông dân khác sẽ có cảm hứng để chuyển sang mô hình nầy,” Ni nói.  “Nó là cách lấy sáng kiến để thay đổi tốt hơn.”

Năn tượng mọc trong nước mặn, nước ngọt và nước lợ.  Nó phát triển ở độ mặn giữa 5% và 10%, cũng là môi trường tốt cho tôm và cua.  Nó cũng có thể sống sót trong một môi trường có độ mặn cao đến 15% hay 20%, mặc dù nó sẽ ngưng lớn lên,” Văn Ni, nhà nghiên cứu, giải thích.

“Trồng năn tượng trong ao tôm và cua sử dụng phương pháp canh tác rộng rãi giúp tôm và cua lớn nhanh hơn và giảm rủi ro của bệnh tật 30% so với lối nuôi tôm truyền thống,” Văn Ni nói thêm.

Các mầm năn tượng được dùng cho tôm và cua.  Cơ chế bơm oxygen của cỏ qua qua cọng rỗng của nó xuống đến rễ giúp oxy hóa bùn bên dưới, ngăn ngừa việc lan tràn của cỏ dại và tảo, giữ cho nước sạch và cung cấp đủ oxygen tự nhiên cho tôm và cua phát triển.

Tuy nhiên, mật độ của nó phải được giới hạn từ 40% đến 50% diện tích trên mặt của ao, Văn Ni giải thích.

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

 

Tái giới thiệu năn tượng vào đầm lầy ở ĐBSCL đã giúp phục hồi các hệ sinh thái địa phương.  Trong hình là một con chim bắt muỗi đồng ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.   

Loại chim rất hiếm thấy trong vùng trong 3 thập niên vừa qua. [Ảnh: Hoàng Tuyên]

 

“Sử dụng việc trồng năn tượng hoang dại một cách tự nhiên trong các ao để nuôi tôm và cua là một lối thực hành đã đi trở lại một đoạn đường dài giữa các nông dân địa phương,” Nguyễn Thị Thanh Thủy, một nông dân 37 tuổi ở xã Tân Phú, huyện Thới Bình, Cà Mau, nói.

Cô giải thích rằng năn tượng cũng ngăn chận sạt lở và sụp đổ bờ ao và cung cấp thiên đàng cho tôm và cua để trốn khi mặt trời trở nên nóng hay mưa trở nên nặng hơn.  Nó cũng đòi hỏi rất ít nỗ lực của nông dân, không phải xài tiền cho thuốc trừ sâu hay phân bón.

Trong những năm gần đây, thay vì phải tỉa năn tượng trên căn bản hàng năm, Thủy và những nông dân khác trong làng cũng có thể bán nó như một vật liệu cho các sản phẩm thủ công, làm tăng lòng tự tin của họ trong việc theo đuổi mô hình nầy.

Với lợi tức từ tôm và năn tượng, gia đình của Thủy và nhiều người khác trong vùng đang kiếm được một lợi tức hàng năm vừa phải từ 100 đến 150 triệu đồng (4.260-6.400 USD).

 

Hy vọng tràn trề cho mô hình mới

Theo Văn Ni, năn tượng có tiềm năng cao đặc biệt trong vùng dễ bị hạn hán và độ mặn hay độ chua cao nay không thể canh tác hay dùng để trồng lúa luân phiên với hoa màu nông nghiệp hay thủy sản khác, chiếm khoảng 8% tổng số diện tích của ĐBSCL.

năn tượng có thể phát triển trong nhiều hệ sinh thái khác nhau, nó có tiềm năng được trồng trong 50% tổng số diện tích của ĐBSCL.

Văn Ni đã giới thiệu năn tượng đến nhiều nhà sản xuất thủ công trong năm 2005, nhưng lúc đó các công ty đã dùng các sản phẩm làm từ lục bình (pontederia crassipes), và do dự để nhận rủi ro về một vật liệu chưa từng nghe đến.

Trong năm 2018, cùng với những cộng tác viên, Văn Ni bắt đầu hỗ trợ nông dân trong các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang để thực hiện mô hình “hệ sinh thái tuần hoàn” tự túc dựa chung quanh việc sản xuất năn tượng và tôm.

Theo đó, năn tượng được trồng trong ao tôm để phục hồi hệ sinh thái, và nông dân được huấn luyện trong kỹ năng đan và giúp hình thành các nhóm thủ công.

Khi các nhóm lớn mạnh với đủ khả năng tài chánh và quản lý, họ sẽ trở thành các hợp tác xã, và sau cùng các doanh nghiệp có thể thương thảo và ký hợp đồng với người mua.

“Chúng tôi đưa ra toàn bộ lộ đồ,” Văn Ni nói.  Ông tin rằng mô hình nầy không chỉ tạo ra các cơ hội sản xuất thu nhập, nhất là cho phụ nữ, mà còn cho phép họ đành nhiều thời gian hơn ở nhà để săn sóc gia đình và trẻ con của họ, và tạo mối liên hệ mạnh mẽ với láng giềng qua các hoạt động huấn luyện nghề đan.

 

Đinh Thị Trâm (bên trái) đan một cái rỗ năn tượng. [Ảnh: Lê Quỳnh]

 

Đinh Thị Trâm ở huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng là 1 thí dụ.  Cô thường làm những ca 17 tiếng đồng hồ để lột vỏ tôm trong hãng xưởng.  Nhưng từ khi con của cô bắt đầu đến trường, cô phải ở nhà để săn sóc chúng.  Đó là cái đưa cô đến việc đan năn tượng.

“Công việc nầy rất dễ dàng.  Tôi có thời giờ để đưa trẻ đến trường, nấu ăn và làm việc khi nào rãnh,” Trâm, 37 tuổi, nói.  “Lương cũng khá.  Tôi được khoảng 1 triệu đồng (42 USD) mỗi tháng” – điều đó gấp đôi cái cô lảnh được lúc làm lông mi giả, cũng làm cho mắt cô đau.

Được thành lập hồi đầu năm 2021, MCF Việt Nam là một công ty quản lý và phối hợp trên 20 nhóm thủ công nghệ và các hợp tác xã chế biến các sản phẩm làm từ năn tượng.  Từ đầu năm 2022, qua công ty Vietnam Housewares ở Bình Dương, mỗi tháng khoảng 30.000 đến 40.000 sản phẩm nầy được xuất cảng sang Australia và Hoa Kỳ.

Và hệ sinh thái tiếp tục mở rộng.  Vào đầu năm nay, trong huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng, chỉ sau 4 tháng thử nghiệm năn tượng với sự hỗ trợ của Hội Phụ nữ, 27 nhóm thủ công nghệ được thành lập với khoảng 200 thủ công, hầu hết là phụ nữ.

Con đường để biến năn tượng thành cuộc sống khả chấp hầu như không luôn luôn bằng phẳng và trơn tru, và nhũng điều chỉnh hầu như diễn ra tùy theo phản hồi của người tiêu thụ, nhưng chủng loại dù sao cũng cung cấp một giải pháp thân thiện với thiên nhiên để cải thiện hệ sinh thái bị thiệt hại của khu vực rộng lớn cũng như cuộc sống của cư dân trong 1 hay 2 thập niên sắp tới.

.

No comments:

Post a Comment