Sunday, April 16, 2023

CAI QUẢN SÔNG VỮNG CHẮC LÀ CHÌA KHÓA CHO VIỆC PHỤC HỒI SỨC SỐNG CỦA SÔNG MEKONG DÙ PHẢI ĐỐI PHÓ VỚI ĐẬP

(Robust river governance key to restoring Mekong River vitality in face of dams)

Carolyn Cowan – Bình Yên Đông lược dịch

Mongabay – 30 March 2023

 

Nước trong hồ Tonle Sap ở Cambodia được chảy vào từ Mekong và phụ lưu của nó trong mùa lụt. [Ảnh: Carolyn Cowan]

 

·                     Hàng tỉ m3 nước sông Mekong nay được khai thác ở phía sau các đập để sản xuất điện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tiến trình vật lý và sinh thái chủ yếu đã duy trì khả năng hỗ trợ đời sống của sông.

·                     Khi tốc độ phát triển thủy điện tiếp tục gia tăng trên khắp lưu vực, những rạn nứt trong các hệ thống cai quản sông lỗi thời và giới hạn càng ngày càng được phơi bày.

·                     Những thách thức quan trọng gồm có việc thiếu các quy định chánh thức và ràng buộc pháp lý để cai quản các dự án phát triển với ảnh hưởng xuyên biên giới, và một di sản của việc tham gia yếu kém của các cộng đồng ven sông, người chịu mất mát nhiều nhất vì ảnh hưởng của các đập.

·                     Các chuyên viên nói rằng đối thoại công khai và thành thật giữa các nhà phát triển và điều hành đập rất cần để phục hồi dòng chảy tự nhiên theo mùa của sông và bảo đảm khả năng và sức sống của sông để hỗ trợ tính đa dạng và tài nguyên thiên nhiên được duy trì.

 

Niwat Roykaew, một nhà hoạt động môi trường trong tỉnh Chiang Rai ở bắc Thái Lan, mô tả Mekong như một naga, một rắn nước huyền thoại và tượng trưng cho độ phì nhiêu mang phong phú đến cho toàn khu vực.

Sông, chảy qua biên giới của 6 quốc gia, hỗ trợ một dãy hệ sinh thái lớn lao, tưới cho đất canh tác với nước lũ giàu chất dinh dưỡng, vận chuyển phù sa ổn định xuống hạ lưu, và nuôi dưỡng dân số cá nổi tiếng trên thế giới hình thành căn bản cho hầu hết an ninh lương thực của khu vực.  Sông cũng là một phần sống còn của những lối thực hành truyền thống và văn hóa của người dân sống dọc theo nó.  Nhưng, Niwat nói, tiến triển không ngừng của việc xây đập đã gây ra vết thương nầy đến vết thương khác cho sức sống cỗ xưa nhưng đau khổ nầy.

“Sông, như một sinh vật sống, nuôi dưỡng người dân Mekong, nhưng naga nầy đang bị xé ra từng mảnh và sức mạnh của nó giảm xuống,” ông nói với Mongabay.

Khi mức độ phát triển thủy điện trong khu vực tiếp tục xây để đáp ứng với thúc đẩy đến việc khử carbon toàn cầu, những rạn nứt trong các cơ chế cai quản sông lỗi thời và giới hạn đang trở nên rõ ràng hơn bao giờ.  Quyền lợi cạnh tranh của 6 quốc gia, cùng với não trạng thường ưu tiên hóa lợi nhuận trên việc bảo vệ các hệ sinh thái và cuộc sống ở hạ lưu, đã để lại một di sản của việc lấy quyết định đơn phương và từng phần, tạo nên những thách thức lớn lao cho các thủy đạo và tất cả những người dựa vào chúng.

Các nhà lấy quyết định nay đối mặt với thực tế của việc quản lý một hệ thống sông chật vật với những ảnh hưởng càng ngày càng tăng bởi ảnh hưởng cộng dồn của các dự án thủy điện liên tiếp, cùng với những đe dọa khác chẳng hạn như phá rừng tràn lan, đánh cá quá mức, và một mùa mưa ngắn chưa từng thấy vì thay đổi khí hậu.

Niwat Roykaew và Pai Deetes thảo luận dự án thủy điện Pak Beng ở miền bắc Thái Lan. 

[Ảnh: Carolyn Cowan]

 

“Chúng ta không thể lơ là,” Anoulak Kittihoun, CEO của Văn phòng Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC), một cơ quan liên chánh phủ khuyến khích đối thoại giữa 4 quốc gia thành viên hạ lưu vực Mekong, nói trong diễn văn trong năm 2022.  “Chân của chúng ta phải ở trên lửa – chúng ta cần hành động.”

Trên 160 đập thủy điện đã được xây dọc theo sông và các phụ lưu của nó kể từ thập niên 1960s.  Quan trọng hơn, tốc độ của việc ngăn đập dòng chánh rộng và đục ngầu, nơi cư trú của cá heo nước ngọt có nguy cơ tuyệt chủng và cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới, không có dấu hiệu giảm xuống.

Tổng số có 13 đập trên dòng chánh Mekong – 11 ở Trung Hoa và 2 ở Lào.  Thêm 8 dư án trên dòng chánh nữa được dự trù hay đang xây cất ở Trung Hoa và 9 đập khác đang ở trong các giai đoạn khác nhau ở Lào và Cambodia,  những đập sau phần lớn đươc thúc đầy bởi triển vọng để bán năng lượng cho các láng giếng trong khu vực như Malaysia và Singapore.

Với hàng tỉ m3 nước sông nay ở trong các hồ chứa nước, các tiến trình then chốt để chống đỡ chức năng của toàn thể hệ thống sông đang oằn xuống dưới áp lực.

 

Ban Huai Luek trong tỉnh Chiang Khong, miền bắc Thái Lan nơi ngư dân lo ngại về mực nước sông dâng lên nếu dự án đập tiến hành. [Ảnh: Carolyn Cowan]

 

Các đập cắt đứt các đường di chuyển của cá và các đường vận chuyển phù sa tự nhiên, và các sáng kiến theo dõi đã thấy rằng các dự án thủy điện đã thay đổi “không lay chuyển” sự lên xuống theo mùa tự nhiên của sông.  Việc điều chỉnh nhịp điệu cỗ xưa nầy cùng với các hệ sinh thái và các cộng đồng ven sông đã tiến hóa đang thay đổi lớn lao khung cảnh và lối sống trong lưu vực sông, được vận dụng trong dạng các hệ sinh thái đang chết, số cá đánh đươc giảm, và sạt lở bờ sông.

Kết hợp với áp lực phát triển, các cộng đồng đánh cá và canh tác sống ở hạ lưu đã gánh chịu thiếu mưa mùa và hạn hán trong những năm gần đây làm cho dòng nước xuống đến mức thấp nhất chưa bao giờ được ghi nhận ở nhiều nơi trong hạ lưu vực, phá hủy cuộc sống của họ.

 

Nhiều câu hỏi hơn câu trả lời

Với tài nguyên thiên nhiên căn bản của họ cạn kiệt từ năm nầy sang năm khác, các cộng đồng ven sôn ở hạ lưu gánh chịu cái giá của các đập ở thượng lưu đang yêu cầu các nhà lãnh đạo khu vực trả lới tại sao có quá nhiều đập được đòi hỏi trước tiên.

Áp lực phát triển đang hủy hoại có hệ thống sự toàn vẹn của toàn thể hệ thống sông, theo Niwat, nhà hoạt động môi trường.  Được trao giải Golman Environmental Prize trong năm 2022 để công nhận việc vận động của ông trong việc bảo vệ sông tránh các kế hoạch để nới rộng lòng lạch Mekong bằng cách phá nổ một phần của những ghềnh thác trên sông có tác dụng như những nơi đánh cá có giá trị, Niwat nói ông không thể nghỉ tay với vinh dự của ông.  Khúc sông tương tự trong tỉnh Chiang Rai môt lần nữa bị đe dọa bởi 1 đập đang được cứu xét trong láng giềng Lào.

Đập cưc bắc trong 9 siêu đập đươc dư trù xây trên dòng chánh ở hạ lưu vực, dự án Pak Beng 912 MW nằm cách biên giới Thái-Lào khoảng 100 km (60 miles) về phía hạ lưu.  Nước dội từ đập được tiên đoán sẽ ảnh hưởng đến mực nước, làm ngập đất canh tác và vườn cây ăn trái chủ yếu.  Nó cũng có tiềm năng ảnh hưởng các loại thủy sản có giá trị, theo một duyệt xét kỹ thuật của dự án.  Dù vậy, tại một cuôc họp báo trong tháng 10 năm 2022, các giới chức địa phương nói họ không có tin tức chắc chắn về những ảnh hưởng của dự án.

Trong buổi họp báo, ngư dân địa phương Chaiwat Duangpida bày tỏ lo ngại của ông về việc phát triển được dự trù, chỉ ra rằng cuộc sống ở trong vùng đã bị hủy hoại bởi ảnh hưởng đối với mực nước từ chuỗi đập ở thượng lưu ở Trung Hoa.  “Tôi sẽ làm gì?” ông hỏi.  “Đời sống rất khó khăn nếu có đập.”

Mặc dù việc thiếu tin tức đáng lo ngại đánh giá ảnh hưởng môi trường không thích hợp, các nhà hoạt động nói dự án Pak Beng đang xây dựng động năng, với những bước bản lề trong tiến trình quy hoạch để tiến hành đập một cách đều đặn.

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP


Vườn bưởi và các cánh đồng hoa màu có giá trị thương mại ở gần các phụ lưu Mekong quan trọng như sông Ngao sẽ bị ngập nếu đập Pak Beng được tiến hành.

[Ảnh: Carolyn Cowan]

 

Tham vấn một chiều

Các cộng đồng ven sông và các nhà hoạt động môi trường nói họ không được lắng nghe qua tiến trình lấy quyết định cho các dự án thủy điện, nhất là các dự án nằm trong các quốc gia láng giềng.  Thay vào đó, họ nói phần lớn họ bị đặt trong bóng tối, tạo nên thách thức để tiên đoán những phát triển sẽ ảnh hưởng thế nào đến lối sống của họ.

Các quyết định phát triển xuyên biên giới phần lớn được cai quản qua bộ quy định của MRC, dựa trên Thỏa ước Mekong 1995 giữa 4 quốc gia hạ lưu vực Lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam, với Trung Hoa và Myanmar là đối tác đối thoại.  Tuy nhiên, các điều lệ không ràng buộc pháp lý, và cả MRC hay bất cứ chánh phủ quốc gia nào có quyền phủ quyết bất cứ dự án nào trên sông, ngay cả những dự án có vẻ nguy hại cho sông và tài nguyên của nó.

Vì những hạn chế nầy, các đập thường được xây cất trên căn bản từng dự án với các quyết định cấp quốc gia đi trước.  Thỏa ước Mekong quy định rằng các quốc gia phải thông báo với các quốc gia láng giềng bất cứ dự án trên dòng chành nào, nhưng các dự án trên phụ lưu có thể tiến hành với rất ít thảo luận quốc tế, lót đường cho những dự án có tiềm năng tàn phá như đập Sekong A bị chỉ trích nặng nề, được xây phần lớn không có thảo luận về các hậu quả môi trường, xã hội và kinh tế.

Ngay cả các đập trên dòng chánh, mà MRC đòi hỏi tiến trình tham vấn công khai dài 6 tháng, các cộng đồng có ít cơ hội để ảnh hưởng có ý nghĩa tiến trình quy hoạch, Ormbun Thipsuna của Hệ thống Người dân Mekong trong 8 Tỉnh của Thái Lan, một nhóm cộng đồng đã vận động chống lại các đập trên 1 thập niên, nói.

 

Trường Mekong ở miền bắc Thai Lan.  Các cộng đồng ven sông và các nhà hoạt động môi trường nói họ không được lắng nghe trong tiến trình lấy quyết định cho các dự án thủy điện. [Ảnh: Carolyn Cowan]

 

“Chúng tôi có cơ hội để tham dự các buổi họp tham vấn với đại diện của 4 quốc gia hạ lưu vực,” Ormbun nói với Mongabay.  “Nhưng các đại diện của chánh phủ chỉ nghe chúng tôi.  Họ không thể ngăn chận đập xảy ra [trong các quốc gia khác], họ chỉ nói ‘OK, chúng tôi nghe, nhưng chúng tôi sẽ không làm gì.’  Cuối cùng, các nhà phát triển chỉ nghĩ về ngân sách, lợi nhuận và doanh thương.  Họ không nghĩ về người dân hay môi trường, chỉ đồng tiền doanh thương.”

Teerapong Pomun, giám đốc Living Rivers Association (Hiệp hội Sông Sống động) bất vụ lợi ở Thái Lan, đồng ý rằng những tham vấn công khai không đủ nối khoảng cách giữa những người lấy quyết định và các cộng đồng địa phương mất mát nhiều nhất vì các đập.  Kết quả là, ông nói, nhiều cộng đồng bị vỡ mộng với cái họ nhận thức vì thủ tục đóng dấu là một dàn xếp đã rồi.  Và không có luật pháp quốc gia hay quốc tế để bảo vệ sông, các cộng đồng cảm thấy thiếu quyền lực để ảnh hưởng thay đổi thật sự.

“Nó là một tiến trình yếu kém không bao giờ mang tiếng nói của người địa phương và các bên liên hệ đến các nhà lấy quyết định,” ông nói.  “Các giới chức đến để nói [ở các buổi điều trần tham vấn công khai] chỉ đến để khuyến khích các đập, và họ không có đủ kiến thức để trả lời các câu hỏi…  Họ thường không mời dân làng hay [các tổ chức xã hội dân sự] người chống lại các đập, họ chỉ mới người sống ở xa Mekong, sẽ không bị ảnh hưởng bao nhiêu.”

 

Dự án đập Xayaburi 1.285 MW ở Lào lập tức nhận được những chỉ trích từ các chánh phủ ở hạ lưu Thái Lan, Cambodia và Việt Nam. [Ảnh: International Rivers]

 

Các đập trên dòng chánh tiến hành mặc dù có bằng chứng

Thử nghiệm đầu tiên của Thỏa ước Mekong để cai quản việc xây đập trên dòng chánh đến trong năm 2010, khi chánh phủ Lào mang dự án đập Xayaburi 1.285 MW ra trước MRC.  Dự án lập tức nhận được nhiều chỉ trích từ các chánh phủ ở hạ lưu Thái Lan, Cambodia và Việt Nam, và sự chống đối mạnh mẽ của các cộng đồng bị ảnh hưởng và các nhóm môi trường chỉ trích dánh giá ảnh hưởng môi trường đã không cứu xét các ảnh hưởng xuyên biên giới.

Việc thiếu nhất trí khuyến khích một số vòng lượng định kỹ thuật của các công tý cố vấn độc lập và MRC, những điều được tìm thấy đề nghị át hẳn một sự trì hoãn ngăn đập trên dòng chánh ở hạ lưu vực ít nhất 1 thập niên.

Một nghiên cứu năm 2011 cứu xét các dịch vụ hệ sinh thái và thủy sản mất mát kết luận rằng mặc dù Lào sẽ thu được lợi ích kinh tế từ các đập trên dòng chánh của họ, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam tất cả sẽ bị mất tài chánh ròng là 129 tỉ USD, 110 tỉ USD và 50 tỉ USD, theo thứ tự.  Một nghiên cứu khác, được công bố trong năm 2017, tính toán rằng thủy sản tự nhiên bắt được của sông, có giá trị 11 tỉ USD mỗi năm, sẽ bị mất năng suất 40-80%, gây nên ảnh hưởng không cân đối cho những gia đình nghèo ở nông thôn.

Nhiều nhóm khác nhau, gồm có MRC và Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO, đã lần lượt tìm thấy những thiếu sót nghiêm trọng trong các đánh giá ảnh hưởng xã hội và môi trường cho một lô dự án trên dòng chánh được đề nghị kể từ khi dự án Xayaburi bắ đầu hoạt động.  Các chỉ trích gồm có những phần lỗi thời và cóp nhặt của các đánh giá môi trường và đánh giá không thích đáng ảnh hưởng di sản văn hóa.

 


Mặc dù với sự phong phú của bằng chứng cẩn thận chống lại các dự án trên dòng chánh, các nhà phát triển và các chánh phủ quốc gia tiếp tục đầu tư và và thúc đẩy thủy điện ở nhiều nơi trong hạ lưu vực, với các công ty xây cất Việt Nam và Thái Lan và các ngân hàng tham gia trong nhiều dự án mới ở Lào sẽ gây ra ảnh hưởng ở hạ lưu bên trong biên giới của họ.

Các chuyên viên cẩn trọng rằng thêm các đập trên dòng chánh được dự định để xây cất không nhất thiết để đáp ứng nhu cầu năng lượng của khu vực.  Thái Lan, thí dụ, có thặng dư điện “khổng lồ”, theo Gary Lee, giám đốc ĐNA của International Rivers.  Bộ Năng lượng Thái được nói là đã loan báo hồi đầu năm 2020 một mức năng lượng dự trữ là 40%, tương đương với khoảng 18.000 MW, nhiều hơn khả năng tổng cộng của tất cả 11 đập hiện hữu và đề nghị trên dòng chánh ở hạ lưu vực, theo Save the Mekong Coalition (Liên minh Cứu Mekong).

“Thay vì xây thêm các đập lớn chỉ có lợi cho một số ít bằng cái giá của hàng triệu người trong Mekong, chúng ta cần ưu tiên thêm cho các chọn lựa và đường lối năng lượng khả chấp và bình đẳng, tôn trọng quyền của cộng đồng,” Lee nói với Mongabay.  “Để làm thế, chúng ta cần lắng nghe tiếng nói – và tôn trọng quyền – của người dân sống dọc theo sông, và những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các đập lớn.”

Không có sự tham gia có ý nghĩa và cứu xét đầy đủ ý kiến của các cộng đồng bị ảnh hưởng, sẽ thay đổi rất ít, Teerapong của Living Rivers Association nói.  “Các bộ trưởng trong chánh phủ trong Hội đồng MRC không sử dụng những lo ngại của các cộng đồng địa phương để thương thảo hay nói với các quốc gia khác,” ông nói.  “MRC chỉ làm nghiên cứu, nhưng họ không thể lấy quyết định.”

 

Nhà cửa và doanh nghiệp nằm dọc theo bờ đê hay sông trong đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam, dễ tổn thương vì sạt lở bờ sông. [Ảnh: Carolyn Cowan]

 

‘Nhiều việc có thể làm’

Ian Baird, một giảng sư địa lý ở Đại học Wisconsin-Madison ở Hoa Kỳ, người đã nghiên cứu những thay đổi trong hạ lưu vực Mekong trong vài thập niên.  Cái gì cần nhất hiện nay, ông nói với Mongabay, là một thảo luận công khai và thành thật giữa các nhà điều hành đập về việc làm thế nào để quản lý các đập hiện có trong cách chúng mang lợi ích cho sông và người dân, trong khi tiếp tục đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất điện thực sự.

Chuyển thời biểu điều hành các đập có khả năng lớn có thể giúp phục hồi một bán cân bằng của chế độ dòng chảy tự nhiên của sông, Baird nói.  “Chúng là những điều căn bản mà chúng ta biết sẽ có ảnh hưởng tích cực – có nhiều việc có thể làm,” ông nói, nhưng thêm rằng một sự chuyển dịch như thế đòi hỏi các nhà phát triển và điều hành đập thay đổi não trạng của họ từ việc tối đa hóa lợi nhuận sang một cái nhìn rộng lớn hơn để cứu xét sức khỏe và cuộc sống của những người sống ở hạ lưu.

Một hành động như thế đòi hỏi mức minh bạch được nâng cao và chia sẻ tuần hoàn kiến thức giữa các nhà phát triển và các cộng đồng ở địa phương.  Điều nầy không những giúp các nhà đầu tư có những quyết định tốt hơn về hệ quả đạo đức của các đập mà họ tài trợ, mà còn làm rõ mục đích tối hậu của các đập đối với những người bị ảnh hưởng ở hạ lưu.

Với việc Trung Hoa chia sẻ thêm dữ kiên hơn bao giờ về mực nước bên trong biên giới của họ, qua Cơ chế Hợp tác Lancang-Mekong (LMC), tiến bộ đến cuối cùng nầy đang được thực hiện.  Được phát động trong năm 2016, LMC tìm cách để hợp tác với MRC qua một loạt thỏa thuận và cam kết nghiên cứu hỗn hợp để tìm hiểu thêm về tình trạng sức khỏe thủy học và thủy sản của toàn thể sông.

Nhưng hợp tác ngoại giao cấp cao và những nghiên cứu kỹ thuật không nhất thiết phải diễn dịch thành hành động chánh sách cao cấp có ý nghĩa sẽ giúp cho các cộng đồng ven sông mất mát nhiều nhất vì ảnh hưởng của đập, theo Carl Middleton, một nhà khoa học chánh trị của Đại học Chulalongkorn ở Thái Lan.  Vẫn còn phải đi một đường dài trước khi các cộng đồng bị ảnh hưởng được kết hợp trọn vẹn vào tiến trình lấy quyết định, ông nói.

 

Dân làng được tái định cư từ sông Sekaman ở Lào để lấy chỗ cho một loạt đập được dự trù, cách xa đất phì nhiêu và nước uống. [Ảnh: T. Lee/International Rivers]

 

“Những căng thẳng có thể xuất hiện [vì] những phong trào cộng đồng xem sông không chỉ là thứ để được quản lý cho viêc phát triển kinh tế và tính khả chấp được quản lý một cách khoa học, mà còn là một phần của những lối thực hành văn hóa xã hội của họ,” Middleton nói với Mongabay.

Đối mặt với sự nghèo đói tin tức hiện hành về các đập được dự trù và thiếu các cơ chế chánh thức có ràng buộc pháp lý để bảo vệ sông và tài nguyên của nó, các cộng đồng đang lấy sự việc vào tay qua việc thành lập Diễn đán Người dân Mekong (Mekong People’s Forum).  Diễn đàn mới tìm cách để “xây lên một cơ chế xã hội dân sự để cân bằng sức mạnh trong Mekong,” Teerapong nói, và để nâng cao tiếng nói cộng đồng từ dưới đất lên.

Với không gian dân sự đang thu hẹp ở nhiều nơi trong khu vực Mekong, những người làm việc ở Thái Lan, nơi lo ngại có thể được nêu lên công khai hơn ở Cambodia, Lào hay Việt Nam, nói họ cảm thấy họ đại diện cho mọi người trpng các quốc gia bị đập ảnh hưởng ở hạ lưu.  “Chúng tôi phải mang đèn soi sáng cho toàn thể sông,” Ormbun của Hệ thống Người dân Mekong từ 8 Tỉnh của Thái Lan nói.  “Chúng tôi đại diện tiếng nói của các cộng đồng im lặng trong các quốc gia khác.”

 

Trẻ con ở địa phương nhìn dòng chảy của sông ở Pak Beng, Lào.  Dự án Pak Beng 912 MW ở cực bắc của 9 đập được dự trù xây trên dòng chánh ở hạ lưu vực. [Ảnh: Marcus Rhinelander/International Rivers]

 

Tôn trọng giá trị thực chất của sông

Trở lại miền bắc Thái Lan, Niwat nói người dân chèo đò và chăm sóc vườn rau trên bờ sông phải cập nhật về mực nước hàng ngày để bảo đảm họ biết những dao động thình lình do các đập ở thượng lưu gây ra.

Nhìn chăm chú ngang sông qua Lào và cầu tàu giúp tàu đưa du khách xuống hạ lưu đến Khu Di sản Thế giới ở Luang Prabang, Niwat nói người dân ở đây tiếp tục sống trong sự bỏ quên, không biết khi nào hay vì sao các đập sẽ đến để thay đổi vĩnh viễn đới sống của họ.

Khi các đập trên thượng lưu ở Trung Hoa bắt đầu hoạt động trên 1 thập niên trước, các cồn cát bắt đầu hình thành ở giữa sông ở đây.  Trên 20 cái nay hiện hữu, nhiều cái đầy cây cối và đã gây tranh cãi giữa dân làng từ Lào và Thái Lan về ai có quyền sử dụng chúng để gặm cỏ và đánh cá.  Những loại tranh chấp nầy sẽ tăng cường từ trên xuống dưới sông nếu các đập trên dòng chánh được dự trù sẽ được xây trong hạ lưu vực, Niwat nói.

Thay vì chú trọng đến ngoại giao cao cấp, Niwat nói, các bộ phận cai quản sông như MRC nên vận động cho một tầm nhìn mới cho Mekong: một tầm nhìn không đặt trọng tâm chung quanh thủy điện, nhưng cứu xét trọn vẹn sự kiện sông là một thực thể sống.  Như Niwat mô tả nó, sông là một sức sống cỗ xưa vô thời hạn mang hạnh phúc đến cho người dân toàn khu vực.

Khi được hỏi về cái ông cảm nhận như một cơ chế thích hợp để làm cho các công ty và các chánh phủ có trách nhiệm và chịu trách nhiệm cho những thiệt hại cho sông, tài nguyên của nó và cuộc sống liên hệ, Niwat thừa nhận sự cần thiết để đền bù tài chánh, nhưng cẩn trọng chống lại việc xem sông bởi giá trị tiền bạc của nó.

“Chúng ta phải không thể không thấy cái giá trị bản chất của sông,” ông nói.  “Người dân đang mất nhiều hơn tiền bạc và thu nhập.  Họ đang mất cách sống, lối sống.  Còn giá trị sinh thái và đời sống ở dưới nước và giá trị của những hệ sinh thái khác thì sao?  Chúng ta cần nghĩ về những giá trị đó nữa.

Đối với Niwat, chú trọng hiện nay phải là công tác lớn lao để phục hồi toàn thể hệ thống sông trở lại đời sống rung động trước đây của ó.  “Nếu chúng ta bỏ qua sự cần thiết để chữa lành sông, chúng ta sẽ mất vĩnh viễn tất cả tài nguyên thiên nhiên của nó.”

.

No comments:

Post a Comment