Sunday, April 23, 2023

TUYÊN NGÔN VIENTIANE SÁNG TẠO VÀ HỢP TÁC CHO MỘT MEKONG KHẢ CHẤP VÀ BẢO ĐẢM NƯỚC

 (Vientiane Declaration – Innovation and Cooperation for a Water Secure and Sustainable Development)

MRC 4th Summit – Bình Yên Đông lược dịch

5 April 2023

 


Lời mở đầu

Chúng tôi, những Người Cầm đầu Chánh phủ của Vương quốc Cambodia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Lao PDR), Vương quốc Thái Lan, và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, gặp nhau ở Vientiane, Lao PDR, để tham dự Thượng đỉnh lần thứ 4th của Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Cimmission (MRC)) và:

Nhắc lại việc ký kết Thỏa ước Hợp tác để Phát triển Khả chấp Lưu vực Sông Mekong năm 1995 (từ đây được gọi là Thỏa ước Mekong 1995) và việc thành lập MRC bởi các đại diện của các Chánh phủ Hạ Lưu vực Sông Mekong, dựa trên triển vọng của toàn lưu vực, và xây dựng trên lịch sử lâu dài của hợp tác Mekong kể từ năm 1957 với việc thành lập Ủy ban Phối hợp Điều tra Hạ Lưu vực Mekong;

Lưu ý những hành động và cam kết ưu tiên từ những Thượng đỉnh MRC trước đây và sư thích đáng đang diễn ra đối với các Quốc gia Thành viên MRC được bao gồm từ Thượng đỉnh lần thứ 1st trong năm 2010 ở Hua Hin, Thái Lan, về việc đáp ứng những cần thiết, giữ cân bằng: tiến đến phát triển khả chấp, Thượng đỉnh lần thứ 2nd trong năm 2014 ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, về an ninh nước, lương thực và năng lượng trong bối cảnh của thay đổi khí hậu, và Thượng đỉnh thứ 3rd ở Siem Reap, Cambodia, về việc nâng cao các nỗ lực chung và hợp tác để tiến đến việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Khả chấp trong Lưu vực sông Mekong;

Công nhận tầm quan trọng của những đóng góp của Lưu vực Sông Mekong cho những khía cạnh liên quan đến nước của Nghị trình Phát triển Khả chấp của Liên Hiệp Quốc năm 2030, Thỏa ước Paris về thay đổi khí hậu,  Khuôn khổ Sedai để giảm Rủi ro Tai họa 2015-2030, nghị trình của ASEAN về kết hợp và nối kết khu vực và thu hẹp khoảng cách phát triển bên trong cộng đồng ASEAN, và sự cần thiết để phục hồi mạnh mẽ từ Covid-19 giữa những thách thức khu vực và quốc tế thay đổi và phức tạp, và trong bối cảnh đó, tái xác nhận giá trị của hợp tác đa phương;

Công nhận sự cảm nhận tính cấp bách gia tăng chung quanh những thách thức quan trọng, rủi ro và cơ hội đang đối mặt với các quốc gia Hạ Lưu vực sông Mekong hiện nay và trong tương lai từ tác động qua lại của phát triển và thay đổi khí hậu, và rằng việc quản lý nước tối ưu để thực hiện một Lưu vực sông Mekong bảo đảm nước rất cấp bách cho sự toàn vẹn môi trường và tường chống cho phúc lợi kinh tế và xã hội của các cộng đồng trong lưu vực, nhưng những ý tưởng mới và những cách sáng tạo để làm việc với nhau cũng sẽ giải quyết thích đáng những rủi ro và được-mất đang gia tăng liên hệ trong việc phát triển và quản lý lưu vực;

Nhìn nhận các cơ hội được nâng cao cho an ninh nước, lương thực và năng lượng sẵn có cho tất cả các quốc gia Mekong qua hợp tác khu vực và nỗ lực chung có thể đạt được nếu tất cả các quốc gia làm việc với nhau;

Nhấn mạnh tầm quan trọng của một Tổ chức Lưu vực Sông vững mạnh và khả chấp tài chánh dựa trên hiệp ước bên trong môi trường tổ chức đang tiến hóa trong Lưu vực sông Mekong để quản lý nước và tài nguyên liên hệ;

Hoan nghênh sự tham gia nhiều hơn của tất cả các quốc gia trong lưu vực trong việc phát triển và quản lý khả chấp lưu vực trong tinh thần hữu nghị và hợp tác;

Cảm ơn sự tham gia và hợp tác của các Đối tác Đối thoại của MRC, các Đối tác Phát triển và những đối tác khác, đã tiếp tục cam kết để hợp tác với các Quốc gia Thành viên MRC;

Tái xác nhận cam kết chánh trị cao nhất của chúng tôi để thực hiện có hiệu quả Thỏa ước Mekong 1995, và vai trò của MRC như một diễn đàn hợp tác nước khu vưc và ngoại giao chánh yếu cũng như một trung tâm kiến thức trong việc nâng cao việc thực hiện những chiến lược, thủ tục, hướng dẫn toàn lưu vực và chia sẻ dữ kiện và tin tức thúc đẩy việc hợp tác hòa bình và lợi ích hỗ tương để thực hiện tầm nhìn chung của chúng tôi cho một Lưu vực sông Mekong thịnh vượng kinh tế, công bằng xã hội, lành mạnh môi trường và chịu đựng khí hậu.

 

Những thành quả từ Thượng đỉnh 3rd

Là Những Người cầm đầu Chánh phủ của các Quốc gia Thành viên MRC, chúng tôi tuyên bố:

1.                  Công nhận những thành quả và phát triển đáng kể của MRC trong những năm gần đây, gồm có sự đóng góp liên tục vào việc phát triển khả chấp và hợp tác hòa bình và lợi ích hỗ tương trong khu vực Mekong qua đối thoại và hợp tác giữa các Quốc gia Thành viên và với các đối tác của chúng tôi, và đặc biệt:

·                                Việc tạo ra và chia sẻ kiến thức được nâng cao để hỗ trợ việc quy hoạch và lấy quyết định, như được phản ánh trong Phúc trình Tình trạng Lưu vực 2018, và nhiều nghiên cứu và đánh giá kỹ thuật khác nhau kể cả nghiên cứu chung với Trung Hoa, Myanmar, Viện Quản lý Nước Quốc tế (IWMI), Liên Hiệp Quốc và các đối tác khác;

·                                Hướng dẫn khu vực được cung cấp cho các kế hoạch quốc gia để phát triển lưu vực và quản lý nước và tài nguyên liên hệ khả chấp hơn, gồm có qua Chiến lược Phát triển Lưu vực 2021-2030 đầy tham vọng và nhìn tới, hoàn tất và thực hiện sơ khởi các chiến lược cho thủy điện khả chấp, quản lý môi trường và quản lý hạn hán, cập nhật hướng dẫn về thiết kế các đập trên dòng chánh, và hướng dẫn cho việc đánh giá ảnh hưởng môi trường xuyên biên giới với việc áp dụng tự nguyện;

·                                Tăng cường hợp tác gồm có với các Đối tác Đối thoại của MRC, Đối tác Phát triển, và các cơ chế hợp tác khu vực khác, kể cả ASEAN, Hợp tác Lancang-Mekong (LMC), Hợp tác Mekong-Hoa Kỳ, Hợp tác Mekong-Nhật Bản, và Hợp tác Mekong-Triều Tiên, cũng như các bên liên hệ rộng lớn hơn, dựa trên các thỏa thuận chắn chắn, các tiến trình tham vấn được cải thiện và tầm vói, diễn đàn và đối thoại khu vực, kể cả việc gia tăng chia sẻ tin tức và dữ kiện giữa các Quốc gia Thành viên và của Trung Hoa và tăng cường các hoạt động hỗn hợp;

·                                Chuyển dịch trong hành động tập thể tiến đến việc xác định trước những giải pháp đầu tư khu vực và đáp ứng thích ứng đối với những thách thức gồm có các nỗ lực chung cho thủy điện khả chấp, thủy nông, thủy vận và những phát triển về nước khác, quản lý phối hợp hạ tầng cơ sở nước, và việc thực hiện được cải thiện các Thủ tục của MRC để giải quyết những ảnh hưởng xuyên biên giới và nhu cầu điều hành mới xuất hiện;

·                                Giúp làm giảm ảnh hưởng tai hại đối với các cộng đồng dễ bị tổn thương từ lũ lụt và hạn hán với việc thực hiện thêm những tiên đoán lũ lụt và hạn hán chính xác hơn với các dụng cụ hiện đại và phối hợp để hỗ trợ cảnh báo sớm và chuẩn bị tai họa qua việc quản lý lũ lụt và hạn hán khu vực kết hợp;

·                                Gia tăng hỗ trợ tiến trình quy hoạch và lấy quyết định quốc gia với việc quản lý dữ kiện và tin tức được tiếp thêm sinh lực kể cả việc đi tới một Hệ thống Theo dõi Sông Cốt lõi khả chấp hơn để hỗ trợ việc theo dõi sông quốc gia và khu vực, và mô phỏng và các hệ thống liên lạc, và các hệ thống hỗ trợ quyết định quốc gia và khu vực kết hợp hơn phù hợp với mục đích, sáng tạo và kịp thời trong việc giúp đỡ để giải quyết những nhu cầu hiện nay và mới xuất hiện;

·                                Bao gồm một quốc gia duyên hà MRC được hướng dẫn chặt chẽ bởi Hội đồng và Ủy ban Hỗn hợp, với một CEO và nhân viên duyên hà, Tổng hành dinh ở Vientiane và Trung tâm Quản lý Lũ lụt và Hạn hán Khu vực Kết hợp ở Phnom Penh, và sự đóng góp tài chánh gia tăng từ tất cả Quốc gia Thành viên đã đặt tổ chức trên đường đến tự túc tài chánh cho những chức năng quản lý sông cốt lõi vào năm 2030.

2.                  Bày tỏ lòng biết ơn sâu xa của chúng tôi về sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chánh liên tục của các Đối tác Phát triển, các tổ chức quốc tế, thành phần tư nhân, và các đối tác liên hệ khác cho MRC và các Quốc gia Thành viên, và sự hợp tác của các Đối tác Đối thoại của MRC và tất cả các bên liên hệ, trong thành quả nầy và những thành quả khác;

3.                  Thừa nhận những thành quả nầy đã đặt những nền móng mới để thực hiên đầy đủ trách nhiệm và chức năng cốt lõi như một Tổ chức Lưu vực Sông bằng cách: (i) hỗ trợ việc phát triển tối ưu và khả chấp trong khi gia tăng an ninh nước khu vực và xây dựng sức chịu đựng khí hậu, (ii) bổ sung quy hoạch quốc gia với quy hoạch toàn lưu vực ở nơi nào cần thiết, phối hợp việc điều hành lưu vực, (iii) cung cấp tin tức minh bạch và liên tục về các điều kiện hiện tại và tương lai gần để cải thiện việc cảnh báo sớm, (iv) gia tăng khả năng và quyền sở hữu quốc gia để thực hiện các chức năng quản lý lưu vực sông cốt lõi, và (v) phát triển thêm tổ chức của MRC cho nhu cầu hợp tác khu vưc ở cấp cao hơn để đối phó với những thách thức của Lưu vực.

Cơ hội và thách thức khu vực

Là Những Người cầm đầu Chánh phủ của các Quốc gia Thành viên MRC, chúng tôi tuyên bố thêm:

4.                  Thừa nhận những cơ hội đáng kể để phát triển khả chấp trong tất cả thành phần liên quan đế nước, gồm có thủy điện, thủy nông, thủy vận và các lãnh vực khác, và rằng điều khoản an ninh nước để bảo vệ xã hội tránh rủi ro nước, nhất là lũ lụt và hạn hán, thì cần thiết như một phần kết hợp của những đầu tư thành phần khác cũng là một cơ hội phát triển;

5.                  Thừa nhận rằng mặc dù việc phát triển và sử dụng nước Mekong đóng góp đáng kể vào việc tăng trưởng kinh tế, nó cũng có những ảnh hưởng tai hại, gồm có ảnh hưởng xuyên biên giới cần được gải quyết với nhau, đối với môi trường của lưu vực và các cộng đồng dễ tổn thương, nhất là khi thay đổi khí hậu làm tồi tệ thêm, chẳng hạn như lũ lụt và hạn hán, sạt lở và lắng đọng phù sa, ảnh hưởng của mực nước và dòng chảy dao động nhanh ở nhiều nơi trong lưu vực, và sự suy đồi của tài sản môi trường và thủy sản do việc mất mát nối kết; và

6.                  Nhắc lại rằng để đối phó với những thách thức của lưu vực, đã trở nên phức tạp hơn nhiều, chúng tôi cần cả hai lựa chọn phát triển và quản lý để bảo đảm tính khả chấp của nền tảng tài nguyên môi trường, để xác định các giải pháp đầu tư thay thế và cứu xét thích đáng những liên kết giữa các thành phần khác nhau, để tiến ra ngoài quy hoạch nguồn nước để vượt qua việc quản lý điều hành, kể cả qua các cơ hội để phối hợp xuyên biên giới, nhất là về mặt chia sẻ dữ kiện điều hành thường xuyên và kịp thời từ các đập và hạ tầng cơ sở nước khác, và để xác định các dự án đầu tư hỗn hợp góp phần vào an ninh nước, lương thực và năng lượng.

Những lãnh vực hành động ưu tiên

Chúng tôi kêu gọi MRC, tất cả các đối tác và bên liên hệ tìm cách tìm các giải pháp sáng tạo để đối phó với những thách thức nầy, và để nắm lấy cơ hội và tăng cường hợp tác cho một Lưu vực sông Mekong khả chấp và bảo đảm nước, trong khi tuân thủ các nguyên tắc mở rộng, minh bạch, toàn bộ, lợi ích hỗ tương, bình đẳng, tham vấn, phối hợp, hợp tác, và tôn trọng chủ quyền, với việc chú trọng trên:

7.                  Xác định, qua việc Quy hoạch Khu vực Tiên liệu hơn đưa đến môt kế hoạch lưu vực thích ứng, các dự án đầu tư quốc gia và hỗn hợp mới đáng kể trên toàn lưu vực và những hoạt động làm dễ dàng liên hệ có thể gia tăng cộng hưởng và làm giảm tính dễ tổn thương ở cấp lưu vực và quốc gia, và rằng cung cấp một đáp ứng tổng thể đối với thay đổi khí hậu, kể cả qua lựa chọn hạ tầng cơ sở hay trữ nước dựa trên thiên nhiên, giới hạn môi trường và quản lý phù sa được cải thiện, và rằng hỗ trợ việc thực hiện quy hoạch thành phần khu vực kết hợp đi ra ngoài khía cạnh liên quan đến nước, chẳng hạn như sản xuất năng lượng tái tạo và không liên quan đến nước, nối kết và cải tiến mạng lưới khu vực, mậu dịch và phát triển thị trường điện, và các trung tâm vận chuyển nhiều nút;

8.                  Làm dễ dàng cho các quốc gia trong lưu vực hỗ trợ các cộng đồng để thích ứng với điều kiện sông thay đổi bằng cách bảo đảm một hệ thống thông báo và thông tin kịp thời và có hiệu quả hơn cho những dòng nước bất thường, các vấn đề phẩm chất nước, lũ lụt và hạn hán và những trường hợp khẩn cấp liên quan đến nước khác giữa các quốc gia trong lưu vực và với các cộng đồng, và bằng cách tiến đến gia tăng chia sẻ dữ kiện điều hành từ hạ tầng cơ sở thường xuyên và kịp thời để chuẩn bị và đáp ứng tốt hơn;

9.                  Hỗ trợ các thảo luận điều hành và phát triển qua việc sử dụng kỹ thuật được cải thiện, gồm có hỗ trợ quyết định được nâng cao để thực hiện tất cả các chức năng quản lý sông từ việc theo dõi liên quan đến nước và quản lý điều hành lưu vực đến quy hoạch và đánh giá chiến lược dài hạn;

10.              Bảo đảm rằng việc tham vấn được thực hiện có hiệu quả hơn để thực hiện các mục đích chung bằng cách thực hiện, trong sự hợp tác với Đối tác Đối thoại của MRC, một Diễn đàn Bên liên hệ Đa phương cho toàn thể lưu vực, các Đối tác Phát triển, các cộng đồng, những tổ chức phi chánh phủ, thành phần tư nhân và các bên liên hệ thích hợp khác;

11.              Tăng cường việc quản lý toàn thể lưu vực sông theo nhiệm vụ của MRC qua sáng tạo trong chánh sách, kỹ thuật và cơ chế để hợp tác và đối tác với các khuôn khổ hợp tác khu vực liên quan đến Mekong khác;

12.              Duy trì và thám hiểm tài trợ sáng tạo trong việc hỗ trợ những nỗ lực ở trên gồm có qua nguồn công tư mới và các cơ chế tài trợ toàn cầu; và

13.              Bảo đảm rằng MRC đang chuyển biến khả chấp đến tự túc tài chánh vào năm 2030, gồm có qua việc phát triển tổ chức đang diễn ra để tăng cường khả năng của MRC và các cơ quan quốc gia để thực hiện các chức năng quản lý lưu vực sông cốt lõi, gồm có việc theo dõi và thu thập dữ kiện liên quan đến nước được hỗ trợ bởi những nhóm chuyên viên lưu vực hỗn hợp, một Hệ thống Theo dõi Sông Cốt lõi, việc thực hiện được nâng cao các Thủ tục của MRC và các cơ chế liên hệ, thể thức làm việc, và thu nhận các chiến lược và hướng dẫn khu vực.

Con đường đi tới

14.              Chúng tôi nhắc lại cam kết đối với những nỗ lực chung để tăng cường thêm vai trò của MRC trong việc hỗ trợ để bảo đảm một Lưu vực sông Mekong an toàn nước, lương thực và năng lượng và khả chấp kinh tế, xã hội và môi trường.

15.              Chúng tôi hoan nghênh việc chuyển chiến lược đến quy hoạch khu vực tiên liệu và quản lý hợp tác có phối hợp, và kêu gọi tất cả các quốc gia trong lưu vực, các đối tác và các bên liên hệ tiếp tục làm việc với MRC để giữ vững Thỏa ước Mekong 1995 và các Thủ tục của nó, và để hỗ trợ cho việc thực hiện BDS 2021-2030 theo Tuyên ngôn và Một Mekong Một Tinh thần.

16.              Chúng tôi giao cho MRC nhiệm vụ phối hợp và theo dõi việc thực hiện Tuyên ngôn nầy.

17.              Chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với Chánh phủ của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã tổ chức Thượng đỉnh MRC lần thứ 4th, và hân hoan mong đợi Thượng đỉnh lần thứ 5th sẽ được tổ chức ở Vương quốc Thái Lan.

Được chấp thuận ở Vientiane, Lao PDR, ngày 5 tháng 4 năm 2023 bằng Anh ngữ.

 

 

No comments:

Post a Comment