Sunday, September 17, 2023

NƯỚC ĐỤC: VAI TRÒ CẦN THIẾT CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG TRONG VIỆC SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC

(Muddy Waters: The Essential Role of River Deltas for Food Production)

Jeff Opperman – Bình Yên Đông lược dịch

Forbes – September 5, 2023

 

Đồng bằng sông Ganges, Bangladesh. [Ảnh: NASA]

 

Nói đến chữ “đồng bằng,” và hầu hết mọi người sẽ nghĩ đến một hãng máy bay hay nhà trọ sinh viên trong phim trước khi họ nghĩ đến dạng đất bồi ở các cửa sông.

Nhưng, thật ra, trước hết bạn nên nghĩ đến dạng đất bồi, những nơi sông bồi lắng phù sa của chúng khi chúng gặp biển.  Thật vậy, các đồng bằng có lẽ là dạng đất bồi lắng ưa thích của bạn.

Tại sao?

Vâng, từ quan niệm lịch sử, có nhiều thứ quan trọng đã xuất hiện từ động lực thời hóa học cỗ đại của các đồng bằng nước chảy và phù sa bồi lắng.

Mặc dù các đồng bằng chỉ chiếm một phần của 1% mặt trái đất, chúng là nơi cư trú của trên 500 triệu người (khoảng 1 trong 12 người trên Trái đất).  Và chúng là những sức mạnh nông nghiệp to lớn, sản xuất khoảng 4% lương thực của thế giới từ phần tí hon đó của hành tinh.

Nhưng các đồng bằng đang đứng trước ngả ba đường.

Trong nhiều ngàn năm, chúng đã nới rộng và phát triển, phục vụ như một diễn đàn cho việc phát triển của nhân loại, từ thời văn minh cỗ cho đến an ninh lương thực hiện đại.

Nhưng ngày nay, các đồng bằng trên khắp thế giới đang chìm xuống và thu hẹp vì chúng ta đang vá víu những nguyên liệu và tiến trình then chốt mà, khi trộn lẫn với nhau, hình thành và duy trì các đồng bằng.  Những nguyên liệu nầy gồm có khối lượng của nước và các nguồn cung cấp phù sa; các tiến trình gồm có nối kết giữa sông, đồng lụt và đồng bằng để cho phép những nguyên liệu đó trộn lẫn nhau, tác động qua lại, và thúc đẩy việc biến đổi nước đục thành đất rắn.

Trong một loạt bài 3 phần, tôi sẽ xem xét các đồng bằng đang đứng trước ngả ba đường.  Trong phần thứ 1st, tôi sẽ mô tả những tiến trình tạo nên các đồng bằng và mối liên hệ lâu dài giữa các đồng bằng và việc sản xuất lương thực, từ Egypt cỗ đại cho đến ngày nay.  Phần thứ 2nd sẽ duyệt xét những rủi ro hiện nay đối với các đồng bằng và tại sao có nhiều đồng bằng trên khắp thế giới đang biến mất.  Phần thứ 3rd sẽ chú trọng đến Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), một trong những thí dụ hay nhất của sự phong phú nông nghiệp được mô tả trong phần thứ 1st và cũng là 1 trong những thí dụ cấp bách nhất của những đe dọa được mô tả trong phần thứ 2nd.  Phần nầy cũng thăm dò những giải pháp để duy trì hay phục hồi các đồng bằng (vì các đồng bằng được tạo nên bởi các sông và là mấu chốt cho nông nghiệp, những phần nầy cũng là sự tiếp tục của loạt bài rộng lớn hơn để thăm dò làm thế nào các sông là nền tảng của an ninh lương thực).

Nước đục làm nên đất mới

Những sông lớn, chẳng hạn như Mississippi, thường có màu nâu vì chúng không chỉ là dòng nước.  Chúng cũng là dòng chảy của phù sa – những lượng bùn và cát đục ngầu quá giang với nước đang di chuyển.  Những phù sa nấy là sản phẩm của sạt lở trên khắp lưu vực sông (tất cả đất cuối cùng đổ vào sông).  Tưởng tượng cát sạt lở từ khe trên sườn núi ở Montana hay bùn chuồi từ một cánh đồng ở Ohio trong cơn mưa giông: tất cả phù sa đó cuối cùng đổ vào Mississippi đục ngầu khi nó lướt qua New Orleans và đổ ra biển (nhưng, không phải tất cả, phần nhiều bị giữ lại ở phía sau các đập, nhưng đó là câu chuyện cho phần kế tiếp).

Khi các sông đến gần biển, độ dốc của chúng thường thường san phẳng, vận tốc của chúng giảm đến một điểm mà nước không còn năng lượng để mang phù sa quá giang nữa.  Những hạt cát và bùn rớt xuống và lắng đọng (xem ảnh mở đầu).  Theo thời gian, phù sa tích lũy để tạo nên một đồng bằng (cũng theo thời gian các sông có khuynh hướng di chuyển tới lui trên khắp vùng bồi lắng nầy, tạo nên một hình tam giác làm phát sinh cái tên cho đặc tính nầy, từ chữ Hy Lạp Δ).

Tiến trình nầy trên căn bản là một hành động tạo nên, có nghĩa là xây dựng đất mới.  Trong quyển sách của ông The Hungry Tide (Thủy triều Đói) (được đặt trong đồng bằng lớn nhất trên thế giới, của các sông Ganges và Brahmaputra), Amitav Ghosh mô tả tiến trình nầy như “sự bồi thường của các sông, những tặng vật qua đó chúng trả lại cho trái đất cái chúng đã lấy đi.”

Sự bồi thường một đồng bằng nầy giống như việc trả nợ của tên ăn cắp: cho thấy rằng, qua sạt lở, nước không ăn cắp đất, nhưng thật ra chỉ mượn nó.  Phù sa sạt lở từ những dãy núi ở Lào nhận được hành động thứ 2nd ở ĐBSCL của Việt Nam.

Và đất mới nầy thường lý tưởng cho nông nghiệp.  Vì mới, đất thường giàu chất dinh dưỡng và phì nhiêu.  Các đồng bằng cũng bằng phẳng và, rõ ràng, ở gần nước – cả nước mặt lẫn nước ngầm cạn.  Vì thế, các đồng bằng là nơi lý tưởng cho nông nghiệp ban đầu phát triển, điển hình bởi các nền văn minh đầu tiên đã phát triển trên các đồng bằng của sông Nile, Indus, Yellow và Yangtze.

Những lợi thế tương tự đã nuôi dưỡng nền nông nghiệp ban đầu và chống đỡ những dân số lớn vẫn còn tác dụng: ngày nay, các đồng bằng là nơi cư trú của ½ tỉ người và hỗ trợ một số vùng nông nghiệp có sản lượng nhiều nhất trên thế giới.

Thí dụ, đồng bằng của sông Mekong hỗ trợ một dân số 20 triệu người và gần ¼ tổng sản lượng quốc gia (GDP) của Việt Nam.  Đất canh tác của nó sản xuất trên ½ hoa màu cần thiết và gần 90% gạo xuất cảng – đáng kể đối với an ninh lương thực toàn cầu vì Việt Nam là quốc gia xuất cảng gạo lớn thứ 3rd trên thế giới.

Nhưng như được nêu ở trên, các đồng bằng – và tất cả sản lượng đó – đang ở trước ngả ba đường quan trọng.  Thay vì tăng trưởng đều đặn với việc bồi lắng của phù sa mới hàng năm, như chúng đã làm từ nhiều ngàn năm nay, nhiều đồng bằng đang chìm xuống và thu hẹp – kể cả những đồng bằng quan trọng một cách tuyệt đối chẳng hạn như Mekong.

Trong phần sau, tôi sẽ thăm dò những lý do cho những đe dọa đang lù lù hiện ra đối với các đồng bằng và việc sản xuất lương thực của chúng.

 

 

 

NỖI BUỒN CÁ TRA: NHỮNG ĐE DỌA ĐỐI VỚI CÁC ĐỒNG BẰNG SÔNG VÀ VIỆC SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC CỦA CHÚNG

(Deltas Blues: Threats to River Deltas and their Food Production)

Jeff Opperman – Bình Yên Đông lược dịch

Forbes – September 5, 2023

 

Ngập lụt ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam trong năm 2017. [Ảnh: Getty Images]

Đây là phần thứ 2nd trong loạt bài về các đồng bằng sông và việc sản xuất lương thực.  Trong phần 1st, tôi chú trọng về việc làm thế nào các sông tạo nên các đồng bằng và làm thế nào các đồng bằng thường cung cấp những điều kiện lý tưởng cho nông nghiệp.  Nói chung, các đồng bằng sản xuất 4% lương thực của thế giới chỉ với 0,5% đất.

Nhưng ngày nay, các đồng bằng đang đứng trước ngả ba đường.  Vào đầu thế kỷ 20th, hầu hết các đồng bằng đã nới rộng nhiều ngàn năm.  Nhưng trong một chớp mắt địa chất, nhiều đồng bằng lớn nhất trên thế giới đã bắt đầu chìm xuống và thu hẹp.

Sự suy thoái đồng bằng nầy có nhiều nguyên nhân.  Dĩ nhiên, mực nước biển dăng dâng lên – và chỉ điều đó không thôi đã đóng góp vào sạt lở và ngập úng ở nhiều nơi trong các đồng bằng.  Nhưng ngoài mực nước biển dâng, các đồng bằng đang lún xuống.  Bơm nước ngầm và sự nén chặt của mặt đồng bằng có thể làm cho cao độ của các đồng bằng hạ thấp xuống.  Nhưng động cơ căn bản nhất của sự suy thoái của đồng bằng chính là việc mất mát phù sa trong các sông chảy vào đồng bằng.

Các đồng bằng luôn luôn hiện hữu trong sự cân bằng tế nhị giữa đất và nước, một vũ điệu động lực giữa sông, phù sa, và biển.  Sự bồi lắng của phù sa, được mô tả trong phần 1st, xây nên các đồng bằng và nới rộng chúng ra biển, trong khi giông bão, sạt lở và nén chặt làm cho các đồng bằng xuống cấp.  Nếu sông tiếp tục chuyển giao đủ phù sa, đồng bằng của nó có thể duy trì hay nới rộng cao độ và phạm vi.

Nhưng ở nhiều nơi trên thế giới, các sông không tiếp tục chuyển giao đủ phù sa.  Phù sa bị giữ lại trong các hồ chứa ở phía sau đập là lý do chánh cho việc mất phù sa.

Giống như sông chậm lại và để rơi phù sa khi nó chảy ra biển, sông cũng sẽ chậm lại và để rơi phù sa khi nó chảy vào hồ chứa ở phía sau đập.  Trong những hồ chứa lớn, chỉ có phù sa có kích thước nhỏ nhất có thể đi qua, trong khi hầu hết phù sa bị giữ lại trong hồ chứa.

 

Hồ chứa nước của đập thủy điện Hạ Sesan II (Cambodia) giữ lại phù sa của sông Srepok khi nó chảy vào hồ chứa.  Các sông Sesan và Srepok là những nguồn phù sa quan trọng cho ĐBSCL ở hạ lưu, nhưng nay hồ chứa giữ lại hầu hết phù sa của chúng.

 [Ảnh: NASA]

 

Với 50.000 đập quan trọng trên thế giới, người dân đã trở thành một sức mạnh địa chất đáng kể trên toàn cầu ảnh hưởng đến sự di chuyển của phù sa.  Các hồ chứa nước giữ lại khoảng ¼ lương phù sa hàng năm trên toàn cầu – phù sa thay vì đến các đồng bằng và biển – và, cộng dồn, trên 100 triệu tấn phù sa đã bị giữ lại ở phía sau đập.

Trong môt bài viết rất chính xác và trực tiếp được dặt tên cho một bài viết khoa học “Các đồng bằng đang chìm vì các hoạt động của con người,” một nhóm nghiên cứu đã xác định một số đồng bằng được xem như “nguy hiểm lớn hơn” và hầu hết là những đồng bằng nằm ở hạ lưu của các đập quan trọng giữ lại gần hết tất cả phù sa của sông.  Thí dụ, bồi lắng phù sa hàng năm của Đồng bằng Colorado đã giảm 100% và lượng phù sa chảy vào Đồng bằng sông Nile đã sụt giảm 98%.  Trong khi đó, Đồng bằng sông Nile là nơi cư trú của ½ dân số của Egypt và là đất canh tác quan trọng nhất của quốc gia.

Việc giữ lại phù sa trong các hồ chứa có thể giảm số lượng cát mới được đưa tới một đồng bằng mỗi năm, na ná như sụt giảm trong việc bỏ thu nhập mới vào trương mực ngân hàng của bạn.  Về tài chánh, mất thu nhập là một vấn đề.  Nhưng nó tồi tệ hơn nếu có vài thứ đang làm giảm tiết kiệm của bạn cùng một lúc.

Marc Goichot của WWF dùng phép ẩn dụ tài chánh đó để xem xét vai trò của khai thác cát trong ĐBSCL, lưu ý rằng “quá nhiều cát đang được lấy đi hơn số được bổ sung.”

Tôi sẽ chú trọng đến Mekong trong phần kế tiếp, nhưng ảnh hưởng của việc khai thác cát ở Mekong làm nổi bật một thách thức toàn cầu.

Mỗi năm, khoảng 50 tỉ tấn cát và sạn được khai thác, phần lớn được dùng để xây cất và cải tạo đất.  Để đặt con số đó vào hình ảnh, nó khoảng 25 lần lớn hơn số kim loại được khai thác nặng nhất, quặng sắt.  Điều đó làm cho việc khai thác cát sạn (aggregate), một danh từ thập thể để chỉ cát và sạn, kỹ nghệ khai mỏ lớn nhất trên Trái đất (xem hoạt họa trong hình dưới đây).

 

So sánh tổng số vật liệu được khai thác hàng năm.  Khối lượng hàng năm của cát và sạn vào khoảng 20 lần lớn hơn kim loại được khai thác nhiều nhất, quặng sắt (dữ kiện cho kim loại của USGS). [Ảnh: Opperman]

 

Mặc dù phạm vi khai thác lớn lao, một vài người biết về khai thác cát và cái nó có thể làm cho các sông và đồng bằng.  Đối với đồng bằng, khai thác cát quá mức tiêu biểu cho việc đóng trương mực tiết kiệm phù sa của nó.

Khai thác cát lấy cát từ đáy sông, bờ sông, và đồng lụt của những dòng sông bên trong các đồng bằng hay ở thượng lưu của chúng.  Điều nầy láy đi phù sa có thể được “tái huy động” trong lũ lụt và trải trên khắp đồng bằng.  Nó cũng tùy thuộc vào lòng lạch, đưa đến xâm nhập của nước mặn và sạt lở bờ sông, tăng tốc việc sạt lở của đồng bằng.

 

Khai thác cát trên bờ sông Mekong ở Lào. [Ảnh: Getty Images]

 

Hãy nghĩ đến những tác động qua lại phức tạp giữa một đồng bằng sông và biển như một hộp diêm quẹt ở giữa chúng.  Việc giữ lại quá mức phù sa ở phía sau đập ở thượng lưu na ná như yêu cầu đồng bằng chiến đấu với một tay bị cột ở sau lưng.  Nay cộng với khai thác cát không khả chấp, và võ sĩ đồng bằng phải cột tay còn lại ở sau lưng.

Ồ, và biển đang dâng lên vì thay đổi khí hậu, vì thế võ sĩ đồng bằng không có tay đang đối mặt với võ sĩ biển sử dụng steroids.

Vì sự mất mát phù sa nầy – kết hợp với sự nén chặt và bơm nước ngầm và dầu khí ở dưới mặt đồng bằng – các đồng bằng đông dân cư trên khắp thế giới đang trải qua ngập lụt gia tăng, với 85% các đồng bằng quan trọng trải qua ngập lụt nghiêm trọng trong nhiều thập niên vừa qua.  Phạm vi ngập lụt có thể gia tăng 50% với những tiên đoán hiện nay của mực nước biển dâng và tiếp tục mất phù sa.

Hơn nữa, một số đồng bằng, chẳng hạn như đồng bằng sông Mekong, nay đang sạt lở nhanh chóng và có thể nằm dưới nước hầu hết vào cuối thế kỷ.  Những mất mát đất đồng bằng như thế sẽ di dời hàng chục triệu người.

Trong phần kế tiếp, tôi sẽ chú trọng đến ĐBSCL cũng như những giải pháp rộng lớn hơn để chống lại những rủi ro đang dâng lên nầy đối với các đồng bằng trên khắp thế giới.

NỖI BUỒN CÁ TRA: ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÂM NGUY

(Catfish Blues: The Imperiled Mekong Delta)

Jeff Opperman – Bình Yên Đông lược dịch

Forbes – September 6, 2023

 

Zeb Hogan và đồng nghiệp ở Cơ quan Thủy sản Cambodia gắn thẻ, và thả một con cá tra dầu.  Trong quyển sách của ông, “Đuổi theo những Khổng lồ,” Hogan mô tả tầm quan trọng của cá đối với người dân – từ những khổng lồ lôi cuốn đến thủy sản phong phú – từ sông Mekong và đồng bằng của nó. [Ảnh: Zeb Hogan]

 

Đây là phần thứ ba trong một loạt 3 phần tập chú đến các đồng bằng.  Phần thứ nhất thám hiểm việc làm thế nào các đồng bằng hình thành và chúng quan trọng như thế nào đối với việc sản xuất thực phẩm.  Phần thứ hai xem xét những đe đọa của các đồng bằng và tại sao nhiều đồng bằng trên thế giới đang chìm và thu hẹp.

Bài viết nầy chú trọng đến Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ở Việt Nam, cũng là một trong những thí dụ tiêu biểu nhất của các đồng bằng như những bộ máy sản xuất thực phẩm hữu cơ – và cũng là một trong những thí dụ cấp bách nhất của sự suy thoái của đồng bằng và sự cần thiết của các giải pháp quản lý.

ĐBSCL là một bộ máy kinh tế, nơi cư trú của một dân số 20 triệu người tạo ra khoảng ¼ của tổng sản lượng quốc gia (GDP) của Việt Nam.  Nó cũng là một bộ máy sản xuất thực phẩm: nông nghiệp của đồng bằng sản xuất trên ½ hoa màu chủ yếu của Việt Nam và gần 90% số gạo xuất cảng – đáng kể cho an ninh lượng thực toàn cầu vì Việt Nam là quốc gia xuất cảng gạo lớn thứ 3rd trên thế giới và xuất cảng từ đồng bằng lên đến 10% số gạo buôn bán trên toàn cầu.

Ngoài ra, đồng bằng hỗ trợ việc sản xuất đáng kể từ thủy sản đánh bắt và nuôi.  Các trại nuôi cá ở đồng bằng sản xuất một mức kỷ lục là 1,5 triệu tấn cá tra (Pangasius hypothalamus) trong năm 2022.  Mekong và đồng bằng của nó cũng cung cấp tính đa dạng cao thứ 2nd của các loại cá của bất cứ lưu vực sông nào trên thế giới – chỉ sau Amaxon, có một lưu vực lớn hơn gần 9 lần – và là nền thủy sản nước ngọt lớn nhất trên thế giới.  Ngoài giá trị kinh tế - và thủy sản trị giá nhiểu tỉ USD một năm – hệ thống Mekong cũng là nơi cư trú của những loại cá gây ngạc nhiên nhất trên Trái đất, kể cả cá tra dầu Mekong, có thể nặng như một con gấu xám (xem hình mở đầu).

Như được mô tả trong phần thứ hai, các đồng bằng cần một sự bổ sung liên tục của phù sa, chẳng hạn như cát, để nâng cao chúng và duy trì vị trí trong cuộc chiến đang diễn ra với biển cả, luôn luôn cố gắng để nhận chìm chúng.

ĐBSCL đã bị mất số phù sa lớn lao mà nó cần để cạnh tranh với cuộc chiến đó.

Trước những thay đổi đại qui mô từ việc làm thế nào con người quản lý sông, sông Mekong chuyển đến đồng bằng từ 140 đến 160 triệu tấn phù sa mỗi năm.  Khoảng 70% khối lượng đó nay bị giữ lại trong các hồ chứa nước phía sau đập.

Đối với đồng bằng, đó là một mất mát thu nhập.  Nhưng như Marc Goichot của WWF chỉ ra, mất mát thu nhập không chỉ là thách thức phù sa đối với đồng bằng.  Khai thác cát cũng đang nhanh chóng làm cạn trương mục tiết kiệm của nó.  Trên 50 triệu tấn cát được lấy mỗi năm từ đồng bằng ở Việt Nam và từ các lòng sông thượng lưu của đồng bằng ở Cambodia.

Cát được dùng làm bê tông và những vật liệu khác để xây cất trong các thành phố tăng trưởng nhanh chóng của khu vực, nhưng những mức độ khai thác không khả chấp đang thúc đẩy việc phá hủy ĐBSCL.

Các nhà khoa học tiên đoán rằng với quỹ đạo hiện nay, trên 90% của đồng bằng có thể nằm dưới mặt nước vào năm 2100.  Sau khi đọc câu đó, xem lại đoạn ở trên về 20 triệu người của đồng bằng, ¼ GDP của Việt Nam và 10% của số gạo buôn bán trên thế giới.

Nhưng mất tất cả?

Năm ngoái, tôi là thành viên của một nhóm nghiên cứu công bố một bài viết trong Science với một tựa đề rất trực tiếp: “Cứu Mekong khỏi Chết Đuối.”  Chúng tôi cung cấp 6 đề nghị để chuyển quản lý sông và đồng bằng đến một tương lai khả chấp.  Những đề nghị nầy được áp dụng rộng rãi cho các lưu vực sông và đồng bằng trên khắp thế giới:

·                    Tránh các đập có ảnh hưởng cao.  Các đập thủy điện được dự trù trên Mekong sẽ gây thêm mất mát nguồn phù sa trong sông, gần tất cả phù sa bị giữ lại trong các hồ chứa.  Mô phỏng các hệ thống điện cho thấy rằng, vì cách mạng tái tạo (sụt giảm lớn lao của chi phí cho gió, mặt trời và bình điện) khu vực có thể đáp ứng nhu cầu cho điện carbon thấp mà không xây thêm đập ngăn chận phù sa nầy.

·                    Để phù sa đi qua hay vòng qua đập.  Một số đập có thể được thiết kế, hay tân trang, để phù sa đi qua chúng, với các chiến lược chẳng hạn như tháo, xả, hay các đường đi vòng qua đập.  Hạ tầng cơ sở cho những chiến lược nầy có thể tốn kém để xây và điều hành.  Như đã nêu ở trên, các đập có ảnh hưởng cao thường có thể tránh.  Các đập hiện hữu có thể được lượng định để tân trang với đường cho phù sa.

·                    Theo đuổi khai thác cát khả chấp, gồm có thi hành luật lệ hiện có, quy hoạch để định lượng một “ngân sách cát” khả chấp và khuyến khích các vật liệu thay thế (đó là, vật liệu tái sinh) và các nguồn thay thế (đó là, các đồng lụt, không phải lòng lạch) cho cát.

·                    Chuyển đổi nông nghiệp trong ĐBSCL.  Những lối thực hành nông nghiệp có thể được điều chỉnh để giảm bơm nước ngầm.  Điều nầy có thể được thực hiện cùng với việc chuyển qua nông nghiệp có giá trị cao.  Thí dụ, WWF và Quỹ Khí hậu và Phát triển của Dutch (Hòa Lan) (DFCD) đang phát triển các chương trình tiên phong để chuyển quản lý đất canh  tác trong đồng bằng để tránh bơm nước ngầm, gia tăng bồi lắng từ dòng chảy lũ lụt để nâng cao mặt đồng bằng, và sản xuất thêm các loại lúa và tôm có lợi hơn.  Đường lối nầy sẽ đòi hỏi tài trợ, nhưng thật sự sẽ có lợi hơn cho chủ đất.

·                    Duy trì nối kết của các đồng lụt của đồng bằng.  Không những cần thiết để phù sa đi đến đồng bằng – nó cũng có thể được lồi lắng trên mặt đồng bằng, có nghĩa là nước lũ (mang hầu hết phù sa) cần để trải rộng trên khắp đồng lúa ở đồng bằng.  Nếu các lòng lạch được đóng ngoặc bởi đê, phù sa ở trong sông có khuynh hướng được tháo qua đồng bằng, thay vì lắng xuống trong một lớp mới để giúp đồng bằng tăng trưởng.  Hệ thống hoa màu được mô tả ở trên có ý định để khuyến khích những tiến trình trải nước lũ và lắng đọng phù sa đó, nhưng điều nầy sẽ giúp xảy ra cho một qui mô lớn hơn nhiều.

·                    Lợi dụng bảo vệ bờ biển dựa vào thiên nhiên.  Đước và đất ngập nước có thể làm giảm sạt lở trong khi cũng có lợi về thủy sản và đa dạng sinh học – nhưng, để có hiệu quả, những Giải pháp Dựa vào Thiên nhiên nầy đòi hỏi có đủ phù sa.

 

Đất nông nghiệp trong ĐBSCL được quản lý cho lúa và tôm – và để giảm bơm nước ngầm và gia tăng bồi lắng.  Một thí dụ của Dự án Kết hợp Lúa và Nuôi Thủy sản ở ĐBSCL, một sự hợp tác tiên phong của WWF và Quỹ Khí hâu và Phát triển Dutch. [Ảnh: WWF]

 

Thực hiện những chiến lược nầy có nghĩa là thay vì mất 90% đồng bằng vào năm 2100, chỉ có 10% sẽ bị chìm (một số mất mát không tránh khỏi vì nước biển dâng).

Những thay đồi nầy sẽ không dễ dàng, nhưng với quá nhiều rủi ro, các nhà lấy quyết định và các cơ quan quản lý vần phải hành động nhanh chóng để đảo ngược sự suy thoái của đồng bằng.  Về mặt tài chánh, họ cần phải ngưng sự cạn kiệt nhanh chóng của phù sa để cứu và duy trì, hay ngay cả nâng cao, mức hiện nay của thu nhập phù sa – và rồi biết chắc rằng thu nhập đó được trải rộng một chút, một số phù sa kích thích trên khắp đồng bằng.

Vì tầm quan trọng của các đồng bằng đối với con người, đa dạng sinh học và an ninh lương thực, những người có trách nhiệm trong việc quản lý sông và đồng bằng trong các vùng khác nên có những bước để tránh những điều kiện đã đưa đến khủng hoảng ở Mekong.

Sunday, September 10, 2023

ĐẬP VÀ HẠN HÁN, DỮ KIỆN VÀ NGOẠI GIAO TRONG MEKONG

(Dams and drought, data and diplomacy in the Mekong)

Rajesh Daniel – Bình Yên Đông lược dịch

Bangkok Tribune – November 7, 2021

 

Hợp lưu của sông Songkhram và sông Mekong ở Ban Chai Bun, huyện Tha Uthen, Nakhon Phanom.  Một sự sụt giảm bất thường của sông Mekong và sự vắng mặt của nước chảy vào Songkhram trong mùa mưa được quan sát trong năm nay.

 [Ảnh: Paltravut Boonprasert]

 

Khi khu vực Mekong đối mặt với lũ lụt và hạn hán nhiều hơn mỗi năm, chia sẻ dữ kiện và ngoại giao đang xuất hiện như những cốt chuyện mới cho việc cai quản nước xuyên biên giới

“Năm nay, mọi quốc gia trong khu vực Lancang-Mekong đang đối mặt với lũ lụt nghiêm trọng.  Nhưng thách thức hiện nay của chúng ta được ghép với Covid-19.  Rất khó để giúp các cộng đồng bị ảnh hưởng của lũ lụt khi chúng ta cũng phải giữ khoảng cách xã hội,” Tiến sĩ (TS) Seree Supratid, Giám đốc Trung tâm Thay đổi Khí hậu và Tai họa, Đại học Rangsit, Thái Lan, nói ở một diễn đàn về nghiên cứu và chánh sách trong khu vực Mekong được tổ chức gần đây.

Một nghiên cứu được công bố trong tháng 10 năm 2021 bởi Ủy hội Sông Mekong (MRC) xác nhận rằng lũ lụt đã trở nên thường xuyên hơn dọc theo sông [Mekong].  “Trong 3 năm qua, khoảng 62% làng mẫu đã bị mất mát và thiệt hại do ngập lụt.  Thái Lan có tỉ lệ cao nhất (80%) trong khi Việt Nam có tỉ lệ thấp nhất (42%).  25% làng thấy rằng ảnh hưởng của lũ lụt trở nên tồi tệ hơn nhiều, và 25% làng báo cáo những ảnh hưởng nầy trong 12 tháng vừa qua thì tồi tệ hơn năm trước.

Hạn hán cũng đáng lo ngại.  Trong năm 2019-2020, Thái Lan trải qua tình trạng hạn hán kỷ lục trong 2 năm liên tiếp, được xem như hạn hán tồi tệ nhất trong 40 năm qua với 25 tỉnh được tuyên bố là vùng tai họa hạn hán.

Hạn hán 2019-2020 ảnh hưởng đến số ngư dân và nông dân lớn lao trong lưu vực Mekong.  Ngư dân ở đông bắc Thái Lan và Cambodia báo cáo sụt giảm lớn lao trong số cá đánh được trong các phụ lưu của Mekong trong khi nhiều nông dân ở Cambodia và Việt Nam phải bỏ hoang ruộng của họ để tìm việc làm ở các vùng đô thị.

Một đặc tính sinh thái quan trọng của sông Mekong là nhịp hàng năm/theo mùa của lũ lụt định kỳ và mực nước thấp đóng góp vào tính đa dạng và phong phú của cá.  Trong những năm gần đây, nhịp sông có thể đoán được trước đây đã bị xáo trộn bởi thay đổi khí hậu và việc xây cất các đập lớn trên sông – 11 ở Trung Hoa và 2 (đập Xayaburi và Don Sahong) trên dòng chánh Mekong ở Lao PDR, cộng với nhiều đập trên các phụ lưu.

 

Xây dựng cốt chuyện

Trong thời kỳ hạn hán 2019-2020, căng thẳng gia tăng giữa các chánh phủ trong khu vực Lancang-Mekong.  Đặc biệt, các hồ chứa ở Trung Hoa trên Lancang (thượng lưu Mekong) bị chỉ trích đã giữ lại nước và làm tăng ảnh hưởng của hạn hán ở hạ lưu vực.

“Lũ lụt và hạn hán nay được xem như các cốt chuyện được xả hội xây dựng chắc chắn.  Những cốt chuyện nầy có những hậu quả chánh trị giữa các nhóm khác nhau,” theo Giảng sư Lyu Xing của Đại học Yunnan (Vân Nam), Trung Hoa.

“Cần phải tìm ra cái nào là ‘hiện tượng tự nhiên’ và cáo nào là hậu quả của hành động của con người chẳng hạn như thay đổi khí hậu hay hạ tầng cơ sở sông ảnh hưởng đến sông Mekong.  Chúng ta phải để ý đến việc làm thế nào những cốt chuyện nầy được xây dựng và sử dụng.  Người dân có thể dễ dàng chỉ tay và đổ thừa lẫn nhau cho lũ lụt và hạn hán, nhưng điều đó không giải quyết vấn đề,” ông lưu ý.

Nghiên cứu khoa học được duyệt nhóm có thể giúp mở các cốt chuyện và bảo đảm minh bạch trong việc hợp tác xuyên biên giới.  Theo quan điểm của TS Carl Middleton của Đại học Chulalongkorn, “Nghiên cứu và kiến thức khoa học có thể nối liền sự hiểu biết của hiện tượng tự nhiên và các cốt chuyện do xã hội dựng lên.

“Trong đợt hạn hánh nghiêm trọng 2019-2020, căng thẳng chánh trị gia tăng vì dòng chảy thấp trong sông Mekong cho thấy những thách thức và hạn chế của việc cai quản nước xuyên biên giới, nhất là làm thế nào việc chia sẻ dữ kiện giúp phân tích.

“Một trong những vấn đề then chốt đã xuất hiện là không có đầy đủ dữ kiện tức thời về dòng chảy được công bố về việc điều hành và trữ nước của các dự án đập trong lưu vực Lancang-Mekong,” ông nói.

Căng thẳng do thiếu chia sẻ dữ kiện cuối cùng mang lại việc hợp tác tổ chức giữa MRC và Hơp tác Lancang-Mekong (LMC) của Trung Hoa, được thành lập bởi Trung Hoa trong năm 2015.  Một số phiên họp đã được tổ chức.

Trong tháng 10 năm 2020, MRC loan báo một thỏa thuận với Trung Hoa để chia sẻ dữ kiện 2 lần một ngày, quanh năm, về mưa và mực nước ở 2 trạm theo dõi ở Manwan (Mạn Loan) và Jinghong (Cảnh Hồng).  Đây là một bước tiến dài vì thỏa thuận trước đây giữa MRC và Trung Hoa chỉ cung cấp việc chia sẻ dữ kiện trong mùa mưa.

MRC đã công bố mục tiêu của mình là thiết lập một “khuôn khổ ngoại giao nước” để giúp cho các cuộc thương thảo, quản lý căng thẳng và giải quyết tranh chấp, để giữ cho Mekong không có những xung đột liên quan đến nước.

“Ngoại giao nước đang xuất hiện trong khu vực, nhưng nó rất nhấn mạnh đến vai trò của nhà nước và hạ thấp vai trò của các diễn viên không phải nhà nước gồm có các nhóm xã hội dân sự và các nhóm cộng đồng địa phương,” TS Middleton nói.

 

Ngoại giao nước: giá trị cho ai, lợi ích cho ai?

Trong tháng 7 năm 2018, đập Xe Pian-Xe Namnoy ở hạ Lào vỡ làm cho 481 triệu m3 nước tràn xuống hạ lưu phá hủy nông trại, tài sản và gia súc.  Vụ vỡ đập khiến cho hàng ngàn người không nhà ở Lào lẫn Cambodia, 49 người chết với nhiều người mất tích và được cho là chết đuối.

Đập vỡ theo sau mưa như trút nước.  Xã hội dân sự báo cáo rằng đập không được thiết kế để đối phó với các sự kiện thời tiết cực đoan; hơn nữa, các cộng đồng ở địa phương chưa bao giờ được tham vấn trước khi việc xây cất bắt đầu.  Ngay cả hiện nay, hàng ngàn người của các cộng đồng sống trong những lều tạm và đồi mặt vời tình trạng thiếu nước và thực phẩm.  Vậy mà nhiều bài học từ vụ vỡ đập Xe Pian-Xe Namnoy có vẻ không được thu nhận bởi các nhà phát triển đập và chánh phủ khu vực.

Cốt chuyện hiện nay của ngoại giao nước có vẻ có giới hạn cần được công nhận rõ ràng.  Ngày nay, ngoại giao nước vẫn chú trọng đến việc đối thoại liên chánh phủ, quy hoạch lưu vực, trao đổi kỹ thuật, chia sẻ dữ kiện, lượng định kiến tạo và kiến thức kỹ thuật về đập và đo đạc thủy học hơn các dạng khác của kiến thức,

Nó không tìm cách giải quyết căng thẳng liên tục đối với việc làm thế nào việc xây đập lớn được quy hoạch và quyết định trong sông Mekong và các phụ lưu của nó, nhất là không đề cập đến lo ngại của hàng ngàn người trong các cộng đồng ở địa phương dựa vào sông Mekong để sinh sống.

Chia sẻ dữ kiện về dòng chảy (gia tăng) và việc điều hành hồ chứa (chưa có) không ngang hàng với kiến thức của các hệ thống sông, nhất là kiến thức và kinh nghiệm sâu sắc của các cộng đồng ven sông và tầm nhìn của họ về phát triển.  Các nỗ lực cai quản nước xuyên biên giới chú trọng đến nhà nước cho các diễn viên không phải nhà nước một thời gian chờ thi hành án và kiến thức địa phương của họ về lưu vực sông và hệ sinh thái của nó.

Sông Mekong và các hệ sinh thái của nó có nhiều giá trị từ kinh tế khu vực đến địa phương cũng như văn hóa và tinh thần.  Vậy mà, các chánh phủ của khu vực ưu tiên hóa giá trị kinh tế của sông và kết hợp kinh tế khu vực lên trên các giá trị kinh tế, cuộc sống và văn hóa địa phương.

Nếu ngoại giao nước đang xuất hiện không làm tồi tệ mất an ninh nước, nó có thể né những tranh cãi về việc lấy quyết định cho đập và quỹ đạo không khả chấp của việc phát triển trong khu vực Mekong.

NGHIÊN CỨU HỖN HỢP: ẢNH HƯỞNG THỦY HỌC CỦA CHUỖI THỦY ĐIỆN LANCANG ĐỐI VỚI CÁC SỰ KIỆN CỰC ĐOAN Ở HẠ LƯU

(Joint research: Hydrological impacts of the Lancang hydropower cascade on downstream extreme events)

Mekong River Commission, Lancang-Mekong Water Resources Cooperation Center, China Institute of Water Resources and Hydropower Research and International Water Management Institute – Bình Yên Đông lược dịch

October 2019

 


TÓM LƯỢC CHO CẤP ĐIỀU HÀNH

Lưu vực Lancang-Mekong phải đối phó với các thiên tai chẳng hạn như lũ lụt và hạn hán.  Khu vực Mekong trải qua trên 300 cơn lụt và sóng cồn từ năm 1970 đến 2012.  Trong tỉnh Yunnan (Vân Nam) của Trung Hoa, tần suất của hạn hán đã gia tăng gần đây, với các năm 2009-2011 trải qua hạn hán liên tục ở một mức độ chưa từng thấy.  Lũ lụt và hạn hán thường xuyên tạo ra những đe dọa quan trọng cho cuộc sống, tài sản và sinh mạng của người dân trong các quốc gia duyên hà.

Để đánh giá vai trò của chuỗi hồ chứa Lancang đối với lũ lụt và hạn hán ở hạ lưu và để thăm dò tiềm năng cộng tác có lợi hỗ tương giữa thượng và hạ lưu, sáu quốc gia duyên hà đồng ý, trong Phiên họp Đối thoại MRC thứ 20th (với Trung Hoa và Myanmar), để thực hiện một đánh giá hỗn hợp nhằm xem xét những liên kết giữa lũ lụt và hạn hán với chuỗi hồ chứa Lancang.  Hoạt động nghiên cứu nầy là một nỗ lực hỗn hợp giữa Văn phòng Ủy hội Sông Mekong (MRCS), Viện Thủy lợi và Nghiên cứu Thủy điện Trung Hoa (IWHR) thuộc Bộ Thủy lợi (MWR) Trung Hoa, Viện Quản lý Nước Quốc tế (IWMI), Trung tâm Hợp tác Nguồn Nước Lancang-Mekong (LMWRCC) và các Ủy ban Mekong Quốc gia.

Nghiên cứu gồm có 3 lãnh vực sau đây với các nhóm có trách nhiệm nghiên cứu:

1. Nghiên cứu so sánh hạn hán 2009-2011 và 2012-2013

IWHR và LMWRCC thực hiện một phân tích Chỉ số Mưa Tiêu chuẩn hóa (SPI) của chỉ số hạn hán dựa trên dữ kiện mưa GLDAS và lượng định dòng chảy mà Jinghong (Cảnh Hồng) đóng góp cho các trạm ở hạ lưu trong mùa khô 2009-2010 và 2012-2013.

 

2. Phân tích hạn hán 2015-2016

MRCS lượng định ảnh hưởng của việc bổ sung nước khẩn cấp từ Trung Hoa cho hạn hán 2015-2016 bằng cách phân tích mực nước hàng ngày, lưu lượng, và trung bình nhiều ngày của tình trạng dòng chảy trong mùa khô của năm 1960-2009 và 2010-2015.  Việc lượng định chú trọng đến các yếu tố thủy học có ảnh hưởng đến dòng chảy và khối lượng của Mekong.

 

3. Phân tích những ảnh hưởng thủy học tương ứng của biến đổi khí hậu và điều hành thủy điện

IWMI phát triển một mô hình khái niệm lượng mưa-chảy tràn bao gồm Lưu vực Lancang- Mekong để mô phỏng việc xảy ra, cường độ và những thay đổi thủy học với một ma trận mô phỏng khắp mùa khô 2009-2010, 2012-2013, 2015-2016, kể cả lũ chớp trong tháng 12 năm 2013.

 

Những phần sau đây tóm tắt phương pháp và những điều được tìm thấy then chốt từ những nghiên cứu của 3 chủ đề ở trên.

Phân tích so sánh hạn hán năm 2009-2010 và 2012-2013

Lưu vực Lancang-Mekong đã trải qua một trận hạn hán nghiêm trọng từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013, với thời gian trở lại được ước tính từ 50 năm đến 100 năm.  Hạn hán gây thiệt hại rộng rãi cho nguồn cung cấp nước, sản xuất nông nghiệp và cuôc sống của người dân.  Một phân tích sơ khởi của hiện tượng thời tiết được thực hiện bởi IWRHR đề nghị rằng hạn hán nầy tương tự về phân phối không gian và cường độ như trận hạn hán đã xảy ra từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 4 năm 2010.  Sự khác biệt thủy học chánh giữa 2 trận hạn hán có lẽ do đập Xiaowan (Tiểu Loan) chưa được hoàn tất và không thể chứa nước trong 2009-2010, nhưng hoạt động trong tháng 9 năm 2012 và đã thực hiện mục tiêu trữ nước điều hành, xả thêm 7,2 km3 nước từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013.  Dòng chảy tối thiểu mùa khô được nâng cao khiến cho mực nước cao hơn 0,5 m được quan sát trong mùa khô năm 2009 ở trạm Chiang Saen và Luang Prabang.

Nghiên cứu so sánh nầy so sánh 2 sự kiện hạn hán từ quan điểm khí tượng và thủy học, và phân tích ảnh hưởng của việc bổ sung nước từ chuỗi thủy điện Lancang đối với tiến trình thủy học của sông Mekong trong mùa khô 2009-2010 và 2012-2013.  Phân tích dựa trên SPI, SRI và phân tích tần suất thủy học, nhằm để hiểu rõ hơn ảnh hưởng tương ứng của khí hậu và việc điều hành của chuỗi hồ chứa Lancang đối với dòng chảy thấp ở hạ lưu.  Kinh nghiệm về việc điều hành đập thành công vào lúc hạn hán cũng được tổng hợp cho những cộng tác được cải thiện giữa Trung Hoa và các quốc gia duyên hà ở hạ lưu trong tương lai.  Những điều được tìm thấy từ việc phân tích như sau:

·                    Biến đổi từ năm nầy sang năm khác của hạn hán khí tượng không đáng kể.  Kết quả từ việc phân tích SPI cho thấy rằng mưa trong tiểu lưu vực Chiang Saen được đặc tính hóa bởi sự luân phiên của thời kỳ cao và thấp, và không có chiều hướng rõ rệt.  Mưa trong tiểu lưu vực Mukdahan và Stung Treng có chiều hướng đi xuống nhẹ.

·                    Hạn hán mùa khô trong năm 2009-2010 và 2012-2013 so với các nhánh ở thượng lưu Lưu vực sông Lancang-Mekong.  Hạn hán trong các nhánh hạ lưu của Lưu vực sông Lancang-Mekong trong năm 2012-2013 thì nghiêm trọng hơn hạn hán năm 2009-2010.  Hạn hán năm 2009-2010 phần lớn xảy ra từ tháng 11 đến tháng 1.  Hai trận hạn hán đạt đến mức vừa phải hay nghiêm trọng.  Kết quả của SPI6 trong tiểu lưu vực Stung Treng cho thấy mùa khô 2012-2013 hầu hết là hạn hán vừa phải, và hạn hán 2009-2010 hầu hết là hạn hán nhẹ.

·                    Biến đổi từ năm nầy qua năm khác của chảy tràn trong mùa khô dọc theo dòng chánh Mekong cho thấy chiều hướng đi lên đáng kể.  Kết quả của SRI6 từ 1985 đến 2016 cho thấy rằng lưu lượng ở các trạm thủy học (Chiang Saen, Mukdahan và Stung Treng) dọc theo dòng chánh Mekong cho thấy chiều hướng đi lên đáng kể.  Thời kỳ nghiêm trọng nhất của hạn hán thủy học trong các nhánh thượng lưu của sông Mekong là cuối thập niên 1990s, và trong các nhánh trung và hạ lưu là cuối thập niên 1980s và đầu thập niên 1990s.

·                    Trong mùa khô 2012-2013, không có hạn hán thủy học xảy ra dọc theo dòng chánh Mekong.  Lưu lượng dọc theo dòng chánh Mekong thì cao hơn một ít hay đáng kể so với trung bình nhiều năm, và không có hạn hán thủy học xảy ra.  Phân tích tần suất thủy học trong mùa khô cho thấy rằng thời gian trở lại của hạn hán của lưu lượng hàng ngày và hàng tháng tối thiểu ở trạm Chiang Saen trong năm 2009-2010 thì trên 12 năm, trong khi lưu lượng của mùa khô 2012-2013 đạt đến trung bình nhiều năm.

·                    Chuỗi thủy điện Lancang có ảnh hưởng tích cực đối với lưu lượng và mực nước của dòng chánh Mekong trong mùa khô.  Vì sự kiểm soát của chuỗi thủy điện Lancang, lưu lượng và mực nước hàng tháng ở trạm Chiang Saen trong mùa khô 2012-2013 thì cao hơn trung bình nhiều năm.  Lưu lượng và mực nước hàng tháng ở các trạm khác dọc theo dòng chánh Mekong sau tháng 1 năm 2013 thì cao hơn trung bình nhiều năm.  Mực nước dâng lên một phần do mưa ở các khúc hạ lưu của sông Lancang.

·                    Nước bổ sung của chuỗi thủy điện Lancang đã gia tăng khối lượng nước của dòng chánh Mekong trong mùa khô.  Trong mùa khô 2012-2013, khối lượng nước ở trạm Jinghong là 5,08 tỉ m3 nhiều hơn trung bình nhiều năm, và 6,7 tỉ m3 nhiều hơn năm 2009-2010.  Khối lượng nước trong mùa khô ở Chiang Saen trong năm 2012-2013 gia tăng từ trung bình nhiều năm là 17,79 tỉ m3 đến 23,15 tỉ m3, một sự gia tăng 5,26 tỉ m3, và nó cũng cao hơn năm 2009-2010 5,89 tỉ m3.

 

Phân tích hạn hán cực đoan 2015-2016

Tình trạng hạn hán khí tượng và nông nghiệp trong năm 2015-2016 trên lưu vực Mekong khiến cho Trung Hoa thực hiện việc bổ sung nước khẩn cấp từ chuỗi đập của họ trong sông Lancang xuống sông Mekong để giúp giảm nhẹ ảnh hưởng của hạn hán cho các quốc gia ở hạ lưu bằng cách gia tăng lưu lượng nước từ hồ chứa Jinghong ở Yunnan.  Trung Hoa đã thực hiện việc bổ sung nước khẩn cấp trong một ‘kế hoạch 3 giai đoạn’: (1) từ 9 tháng 3 đến 10 tháng 4 năm 2016, với lưu lượng trung bình hàng ngày không dưới 2.000 m3/sec; (2) từ 11 tháng 4 đến 20 tháng 4 năm 2016 với lưu lượng không dưới 1.200 m3/sec; và (3) từ 21 tháng 4 đến 31 tháng 5 năm 2016 với lưu lượng không dưới 1.500 m3/sec.  Ủy hội Sông Mekong (MRC) thừa nhận hành động nầy của Trung Hoa, trong đó Trung Hoa tuyên bố rằng họ thực hiện việc bổ sung nước vào lúc thách thức, nhất là trong bối cảnh mà chính Trung Hoa cũng thiệt hại vì hạn hán, ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước gia dụng và sản xuất nông nghiệp.

Bộ Thủy lợi Trung Hoa và Văn phòng MRC đoạn đồng tổ chức các chuyên viên từ 2 phía để thực hiện việc Quan sát và Lượng định Hỗn hợp (JOE) việc Bổ sung Nước Khẩn cấp từ Trung Hoa và ảnh hưởng của nó trong việc làm giảm tình trạng hạn hán trong lưu vực Mekong.

Phạm vi của JOE gồm có: (1) Phạm vi Tạm thời – mùa khô 2016, kéo dài từ 1 tháng 12 năm 2015 đến 31 tháng 5 năm 2016 và nhất là trong thời gian bổ sung nước khẩn cấp từ 15 tháng 3 đến 15 tháng 5 năm 2016; và (2) Phạm vi Không gian – từ trạm thủy học Jinghong trên sông Lancang đến Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

JOE thấy rằng việc bổ sung nước khẩn cấp từ Trung Hoa làm tăng mực nước và lưu lượng dọc theo dòng chánh Mekong và góp phần làm giảm xâm nhập của nước mặn ở ĐBSCL.  Những điều được tìm thấy cho thấy bằng chứng giải thích ảnh hưởng thủy học tích cực của chuỗi hồ chứa Lancang đối với hạn hán ở hạ lưu như được tóm lược dưới đây:

 

·                    Lượng mưa và lưu lượng chảy vào giảm trong lưu vực Lancang đã được quan sát trong mùa khô 2016.  Cũng thế, lưu vực Mekong đã trải qua tình trạng bất thường với nhiệt độ caoít mưa.  Những hạn hán khí tượng và nông nghiệp nầy được tin tưởng mạnh mẽ là chịu ảnh hưởng của siêu El Niño 2015-2016.  Theo dõi tình trạng dòng chảy trên dòng chánh đề nghị rằng mực nước và lưu lượng trong mùa khô 2016 ở Vientiane/Nong Khai và Stung Treng trong tháng 12 năm 2015 có vài ngày thấp hơn tối thiểu nhiều năm từ 1960-2009.  Tuy nhiên, nhờ việc bổ sung nước khẩn cấp từ Trung Hoa, mực nướclưu lượng ở hầu hết các trạm dọc theo dòng chánh Mekong trên trung bình nhiều năm hầu hết thời gian và ngay cả cao hơn mức tối đa nhiều năm trong tháng 3 và 4 năm 2016.

·                    Tổng số khối lượng được xả ở Jinghong là 12,65 tỉ m3: 6,10 tỉ m3 từ 9 tháng 3 đến 10 tháng 4 năm 2016, 1,07 tỉ m3 từ 11 tháng 4 đấn 20 tháng 4 năm 2016, và 5,48 tỉ m3 từ 21 tháng 4 đến 31 tháng 5 năm 2016.

·                    Trong lúc bổ sung nước khẩn cấp trong tháng 3 và 4 năm 2016, lưu lượng hàng tháng ở Jinghong là 1.280 m3/sec và 985 m3/sec theo thứ tự, lớn hơn trong bình của năm 1960-2009, và 704 m3/sec và 442 m3/sec theo thứ tự, cao hơn trung bình 2010-2015.

·                    Bổ sung nước khẩn cấp từ Trung Hoa đến Chiang Saen vào ngày 11 tháng 3 và gia tăng cho đến 14 tháng 3 năm 2016.  Thể thức nầy đến Luang Prabang vào ngày 14 tháng 3, Chiang Khan ngày 17 tháng 3, Nong Khai ngày 19 tháng 3, Nakhon Phanom ngày 22 tháng 3, Mukdahan ngày 23 tháng 3, Pakse ngày 25 tháng 3, Stung Treng ngày 27 tháng 3, Kratie ngày 28 tháng 3Tân Châu ngày 1 tháng 4.  Tương tự, bổ sung nước khẩn cấp làm tăng mực nước hay lưu lượng dọc theo dòng chánh Mekong đến một mức tổng quát 0,18-1,53 m hay 602-1,010 m3/sec.  Tương tự, độ mặn tối đa ở ĐBSCL giảm 15% và 74%, và độ mặn tối thiểu giảm 9% và 78% theo quan sát ở các trạm.

·                    Theo dõi ở Chiang Khong đề nghị rằng thêm 300 m3/sec cho một ngày bên trên bổ sung nước khẩn cấp từ Trung Hoa được khám phá vào ngày 27 tháng 3 năm 2016.  Số nước thêm nầy đến Nong Khai vào ngày 28 tháng 3, Nakhon Phanom ngày 31 tháng 3, Mukdahan vào ngày 1 tháng 4, Pakse vào ngày 3 tháng 4 và Stung Treng vào ngày 4 tháng 4 năm 2016.  Ngay sau khi số nước thêm đạt đỉnh, lưu lượng giảm 300 m3/sec được ghi nhận vào ngày 31 tháng 3 năm 2016.

·                    Tổng số khối lượng trong mùa khô 2016 (tháng 12 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016) ở Jinghong cho thấy phần lớn (40%-89%) của tổng số khối lượng ở các trạm khác dọc theo dòng chánh Mekong.  Ngoài ra, khối lượng từ 10 tháng 3 đến 10 tháng 4 năm 2016, là giai đoạn đầu của việc bổ sung nước khẩn cấp, chiếm 1 phần đáng kể, đặc biệt 99% ở Chiang Saen, 92% ở Nong Khai và 58% ở Stung Treng.  Tương tự, đóng góp ròng của việc bổ sung nước về lưu lượng cho tổng số lưu lượng là 47% ở Jinghong, 44% ở Chiang Saen, 38% ở Nong Khai22% ở Stung Treng.  Đóng góp nầy cũng giảm nhẹ sự xâm nhập của nước mặn trong ĐBSCL.

Phân tích ảnh hưởng thủy học tương ứng của biến đổi khí hậu và điều hành thủy điện

Nghiên cứu nầy nhằm tìm cách để phân biệt ảnh hưởng của việc điều hành đập thủy điện thật sự và biến đổi khí hậu đối với dòng chảy cho 2 tiểu lưu vực của lưu vực Lancang-Mekong: Chiang Saen và Luang Prabang.  Dữ kiện lưu lượng được quan sát và mô phỏng được so sánh trong các điều kiện và thời gian khác nhau, đó là trước khi phát triển đập (trước 2009) và sau khi phát triển đập (sau 2009).  Mô hình GR4J được áp dụng để mô phỏng dòng chảy ở 2 trạm.  Mô hình được điều chỉnh với dữ kiện thước nước được quan sát cho thời kỳ 1998-2008 lúc điều hành đập trong lưu vực tối thiểu.  Sau đó mô hình được điều chỉnh được dùng để mô phỏng dòng chảy cho thời gian 2009-2016 giả sử không có phát triển đập thủy điện.  Dòng chảy được mô phỏng trong điều kiện “tự nhiên” được so sánh với dòng chảy được quan sát trong thời gian 2009-2016 sau khi việc phát triển đập thủy điện đáng kể xảy ra trong lưu vực.

Bên cạnh đó, các mùa khô 2009-2010, 2012-2013 và 2015-2016 được lượng định để đánh giá cường độ và sự xảy ra của những thay đổi thủy học trong những thời gian nầy.  Những điều sau đây có thể được quan sát trong nghiên cứu:

·                    Cả hai trạm Chiang Saen và Luang Prabang đã trải qua thay đổi thủy học đáng kể từ 2009-2016 so với 1998-2008.

·                    Dòng chảy đã gia tăng trong các mùa khô 2012-2013 và 2015-2016, phần lớn có thể do ảnh hưởng của thủy điện.

·                    Lũ chớp trong tháng 12 năm 2013 là do mưa ở các khúc sông hạ lưu của sông Lancang, không phải do kiểm soát của chuỗi thủy điện Lancang.

CHÁNH PHỦ MỚI CỦA THÁI PHẢI CÓ TRÁCH NHIỆM HƠN VỚI MEKONG

(New Thai government must show more responsibility with the Mekong)

Titipol Phakdeewanich – Bình Yên Đông lược dịch

Nikkei Asia – August 29, 2023

 

Những cồn cát trong sông Mekong ở tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan nổi lên

vì mực nước thấp bất thường trong năm 2019. [Ảnh: AP]

 

Việc sản xuất điện đã được ưu tiên hóa mà không cứu xét đến cư dân trong vùng.

Khoảng thời gia nầy trong năm khi mùa mưa bắt đầu, người dân sống trên bờ sông Mekong dọc theo biên giới Thái-Lào luôn luôn cảm thấy ít bị áp lực vì mực nước dâng lên đồng nghĩa với thêm cá và thực phẩm để hỗ trợ cho sự sống còn của họ.

Cho đến giữa thập niên 1990s, những người dân địa phương nầy không chỉ đánh cá để ăn mà còn để tạo thu nhập.  Nhưng điều nầy không còn nữa vì ảnh hưởng môi trường của các đập xây dọc theo sông.

Thái Lan đã cam kết thực hiện Mục tiêu Phát triển Khả chấp (SDGs) của Liên Hiệp Quốc (LHQ) vào năm 2030, nhấn mạnh rằng họ sẽ “không để ai ở lại phía sau.”  Dọc theo Mekong, Ubon Ratchathani là một trong 15 tỉnh của Thái được bao gồm trong một dự án hỗn hợp của European Union (Liên hiệp Âu Châu) và Chương trình Phát triển của LHQ nhằm để khuyến khích SDGs ở cấp địa phương.

Dân làng ở địa phương trong tỉnh Ubon Ratchathani và chung quanh vùng Isan ở đông bắc Thái Lan đã tranh đấu để sống sót ảnh hưởng của các đập và các dự án phát triển khác được tài trợ và điều hành bởi các ngân hàng và doanh nghiệp Thái, Ngân hàng Thế giới và Trung Hoa trong hạ lưu vực Mekong.

Các nhà đầu tư Thái đã xem tham vọng để trở thành “bình điện của Á Châu” của Lào như một cơ hội mở ra cho họ để tối đa hóa lợi nhuận từ những đầu tư trong vùng.  Các nhà đầu tư Thái đã trễ hơn các đồng nghiệp Trung Hoa trong việc tài trợ đập Mekong, nhưng đã hoạt động lâu hơn nhiều.

Trong số các dự án thủy điện lớn nhất dọc theo hạ lưu Mekong ở Lào là đập Xayaburi.  Được xây bởi công ty xây cất Thái CH. Karnchang, 95% sản lượng của đập thuộc về Cơ quan Phát Điện Thái Lan (EGAT).  Chánh phủ Thái xem sản lượng của đập như một đóng góp quan trọng để đạt đến mục tiêu của quốc gia là có 30% tổng số năng lượng từ điện tái tạo vào năm 2037.

Nhiều người Thái địa phương ở hạ lưu của Xayaburi đang bị thiệt hại vì những hậu quả của nó nhưng tin rằng nó được tài trợ bởi Trung Hoa.

“Khi nào nước được xả từ đập Xayaburi ở Lào, luôn luôn chúng tôi có thể bắt được nhiều cá hơn,” một cư dân ở làng Ban Ta Mui nói.  “Thật ra, tôi ngạc nhiên vì chúng tôi có thể có nhiều cá lớn từ Mekong trong năm nay.  Không phổ biến trong những ngày nầy!”

 

Các nhà hoạt động và dân làng cầu nguyện ở gần Loei, Thái Lan khi họ chống đối 1 đập của Lào trên sông Mekong trong năm 2019.  Sông rất cần cho sự sống còn của hàng triệu người Thái. [Ảnh: Reuters]

 

Làng của ông xa xôi như bất cứ làng ở Thái Lan.  Nó nằm trên bờ sông Mekong dọc theo biên giới với Lào.  Trước khi đập được xây trên sông, dân làng có thể bắt đủ cá để bán và ăn trong gia đình, nhưng mực nước đã xuống thấp đáng kể, có ảnh hưởng xấy đối với số cá.

Đã quá trễ để giảm nhẹ ảnh hưởng của Xayaburi, nhưng không quá trễ để cứu xét tổng thể các dự án trong tương lai liên quan đến Thái Lan, nhất là với thêm đập trong danh sách.  Lo lằng đang gia tăng về một nhà máy thủy điện lớn mà công ty Thái Charoen Energy and Water Asia dự trù xây cất ở Champasak, Lào gần Ubon Ratchathani.

Nhiều người cho quốc tế hoạt động trong hạ lưu ực Mekong, cung cấp viện trợ để vực dậy đời sống ven sông.  Từ thập niên 1990s, các cơ quan viện trợ của Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Switzerland và Australia đã tích cực khởi xướng các dự án hợp tác song phương trong vùng.  Điều nầy đã tạo nên một khung cảnh địa chánh trị đa nguyên, giảm nhẹ khả năng thống trị khu vực của các quốc gia hùng mạnh.

Trong năm 1992, khuôn khổ Phân vùng Mekong và vùng Phụ cận (GMS) được khởi động với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB).  Ấn Độ phát động sáng kiến Hợp tác Mekong-Ganga (MGC) trong năm 2000. Chín năm sau, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phát động Sáng kiến Hạ luu Mekong (LMI) được nới rộng thành Hợp tác Mekong-Hoa Kỳ (MUSP) trong năm 2020.  Trong khi đó, Trung Hoa thiết lập cơ chế Hợp tác Lancang-Mekong (LMC) trong năm 2016.

Hầu hết những khuôn khổ nầy tìm cách khuyến khích phát triển khả chấp, chú trọng đến môi trường, y tế và giáo dục, nhưng có ít cộng tác giữa họ, đục khoét khả năng để thực hiện các kết quả được dự trù.

Sông rất cần thiết cho sự sống còn của hàng triệu người Thái sống gần bờ sông.  Là nền kinh tế lớn thứ 2nd ở lục địa Đông Nam Á và một nhà dầu tư trong các mạo hiểm Mekong, Thái Lan nên có một vai trò tích cực hơn trong việc bảo đảm rằng người dân nông thôn được cứu xét trong việc lấy quyết định về các dự án trong vùng.

Cho đến nay, Thái Lan đã ưu tiên hóa việc phát triển kinh tế và an ninh năng lượng trong vùng bằng cái giá của người dân nông thôn.  Những thách thức và khó khăn của họ sẽ không cuốn trôi đi khi dòng chảy của Mekong thấp như vậy.

Chánh phủ mới của Thái nên cho thấy sự cam kết của họ với cư dân nông thôn bằng cách cứu xét các quyền lợi của họ.  Nhưng một số người Thái lo ngại liệu chánh phủ liên hiệp sắp tới, do Srettha Thavisin cầm đầu – một nhà phát triển địa ốc của đảng Pheu Thai – có thể củng cố việc ưu tiên hóa quyền lợi của công ty.

Isan là vùng đất trọng tâm của Pheu Thai, vì thế Srettha sẽ phải tìm cách để cân bằng những quyền lợi cạnh tranh nầy.  Bangkok không thể từ chối nhiệm vụ và bổn phận của mình để bảo vệ môi trường và lối sống của người dân sống dọc theo Mekong.