Thursday, July 18, 2024

CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRÌNH BÀY MỘT CON ĐƯỜNG ĐỂ CỨU ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

 (Researchers lay out a path to saving the Mekong Delta)

Aalto University – Bình Yên Đông lược dịch

Physics.org – May 2002

 

Như bất cứ đồng bằng sông khác, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ hiện hữu nếu nó nhận được đầy đủ nguồn phù sa từ thượng lưu vực của nó và dòng nước để trải rộng phù sa trên khắp bề mặt của đồng bằng. [Ảnh: Marko Keskinen]


Gần 20 triệu người sống trong ĐBSCL ở Đông Nam Á, cũng là nguồn của 7-10% mậu dịch lúa gạo quốc tế.  Nhưng đồng bằng sẽ bị ngập hoàn toàn dưới nước vào cuối thế kỷ nếu những lối quản lý nước trong khu vực không thay đổi.  Để tránh tình huống nầy đòi hỏi hành động được phối hợp đáng kể từ 6 quốc gia trong lưu vực Mekong, một toán nghiên cứu quốc tế liên ngành lập luận trong một bình luận được công bố hôm nay trong tạp chí Science.

“Rất khó để thăm dò đặc tính tự nhiên của vùng đất có kích thước bằng Netherlands với một dân số tương tự có thể biến mất vào cuối thế kỷ,” Giảng sư (GS) Matt Kondolf của Đại học California, Berkeley, tác giả chánh của bình luận nói.  Nhưng ĐBSCL dễ tổn thương đặc biệt với mực nước biển dâng, vì hầu hết đồng bằng thấp hơn 2 m trên mặt nước biển.

Hầu hết ĐBSCL nằm trong lãnh thổ Việt Nam, và chánh phủ Việt Nam đã có những biện pháp để bảo vệ.  Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng tất cả các quốc gia trong lưu vực sông Mekong sẽ phải quyết tâm và có hành động nhanh chóng để đảo ngược tai họa.

“Cũng như bất cứ đồng bằng khác, ĐBSCL chỉ hiện hữu nếu nó nhận được đầy đủ nguồn phù sa từ thượng lưu vực của nó và dòng nước để trải phù sa trên khắp mặt đồng bằng,”  Phó Giảng sư Matti Kummu của Đại học Aalto, đồng tác giả của bình luận, nói.  Nguồn phù sa bảo đảm rằng đất xây đấp nhanh ít nhất như mực nước biển dâng toàn cầu.

“Đói năng lượng tái tạo, những quốc gia trong lưu vực phát triển các đập thủy điện, ngăn chận phù sa, mà ít để ý đến ảnh hưởng có qui mô hệ thống.  Phù sa ít ỏi đến đi đến hạ lưu Mekong có thể bị khai thác để đáp ứng nhu cầu của thành phần bất động sản đang đâm chồi trong khu vực, đòi hỏi những số lượng cát lớn lao cho việc xây cất và cải tạo đất,” đồng tác giả Tiến sĩ Rafael Schmitt của Đại học Stanford, nói.

Một yếu tố quan trọng khác trong số phận của đồng bằng là nguồn nước được quản lý như thế nào.  Đê và kinh được xây để kiểm soát ngập lụt, bảo vệ thâm canh nông nghiệp trong vùng, nhưng chúng cũng ngăn chận phù sa phì nhiêu đi đến đồng ruộng.  Vấn đề được kết hợp bởi việc sử dụng quá mức nước ngầm, gây sụt lún hạ thấp mặt của đồng bằng vài cm mỗi năm.

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh đến 6 biện pháp có thể gia tăng đáng kể tuổi thọ của đồng bằng:

1.                  Tránh ảnh hưởng cao của các đập thủy điện bằng cách thay thế các dự án được dự trù bằng các trại gió và mặt trời nếu có thể và nếu không, xây các đập mới trong cách chiến lược để giảm ảnh hưởng của chúng ở hạ lưu;

2.                  Thiết kế và/hay tân trang các đập thủy điện để giúp cho phù sa đi qua dễ dàng;

3.                  Chấm dứt từ từ việc khai thác cát đáy sông và kiểm soát chặt chẽ việc khai thác phù sa, trong khi làm giảm sự cần thiết của cát Mekong qua vật liệu xây dựng khả chấp và tái chế;

4.                  Tái lượng định thâm canh nông nghiệp ở ĐBSCL về tính khả chấp của nó;

5.                  Duy trì sự nối kết của đồng lụt trong đồng bằng bằng cách thích ứng hạ tầng cơ sở nước;

6.                  Đầu tư vào những giải pháp tự nhiên để bảo vệ bờ biển trên qui mô lớn dọc theo bờ biển của đồng bằng.

Mặc dù có ít tranh luận trong cộng đồng khoa học về hiệu quả của những biện pháp nầy, nhất là nếu được thực hiện hòa hợp, nhiều chướng ngại quan trọng cho việc thực hiện sẽ hiện diện.

“Một số biện pháp sẽ gây xung dột với quyến lợi của một số thành phần nhất định, trong khi những biện pháp khác sẽ đòi hỏi hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia trong khu vực.  Mặc dù không có gì là dễ, hợp tác xuyên thành phần và khu vực vá ý chí chánh trị sẽ cần đến để thực hiện những biện pháp được đề nghị,” Phó Giảng sư Marko Keskinen cua Đại học Aalto, một đồng tác giả của bình luận, nói.

Thực hiện những biện pháp sẽ đòi hỏi sự tham gia của các chánh phủ quốc gia và các diễn viên quốc tế, cũng như những diễn viên mới, gồm có thành phần tư nhân và xã hội dân sự.  Nhưng cùng nhau, chúng ta có thể cứu đồng bằng khỏi chết đuối.’’

‘Một ĐBSCL sẽ phát triển ra ngoài cuối thế kỷ là có thể được – nhưng nó đòi hỏi hành động nhanh chóng và hài hòa trong một lưu vực bị đè nặng bởi cạnh tranh, thay vì hợp tác, giữa các quốc gia duyên hà của nó,” GS Kondolf kết luận.

 

 

No comments:

Post a Comment