Sunday, July 28, 2024

CHUYÊN VIÊN TỪ CÁC QUỐC GIA MEKONG NÓI VỀ HỢP TÁC NGUỒN NƯỚC

(Experts from Mekong countries on water resources cooperation)

Xu Xiaoxuan – Bình Yên Đông lược dịch

China.org.cn - July 22, 2024

Trong cược Khảo sát Nguồn sông Lancang của Sáu Quốc gia Mekong, được bắt đầu từ ngày 14 tháng 7 ở tỉnh Qinghai (Thanh Hải) ở tây bắc Trung Hoa, đại diện của 5 quốc gia Mekong chia sẻ kinh nghiệm và triển vọng đầu tay dọc theo hành trình.

Sông Mekong, được gọi là sông Lancang ở Trung Hoa, là một thủy lộ vô cùng quan trọng chảy qua Trung Hoa, Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.  Lưu vực sông Lancang-Mekong (LMRB) rất giàu tài nguyên thủy điện, khiến cho việc phát triển thủy điện rất quan trọng cho việc quản lý nguồn nước và nguồn cung cấp điện xanh.

 

Paradis Someth trong cuộc khảo sát hỗn hợp ở tỉnh Qinghai ngày 16 tháng 7 năm 2024. 

[Ảnh: Xu Xiaoxuan]

 

Paradis Someth của Cambodia, nhà thủy học chánh và chuyên viên của Văn phòng Ủy hội Sông Mekong (MRC), nhấn mạnh tầm quan trọng của các dự án thủy điện của Trung Hoa trong sông Lancang-Mekong.  Ông lưu ý rằng trong khi khu vực Lancang có thể không lý tưởng cho nông nghiệp, nó có tiềm năng lớn lao để phát triển thủy điện.

Someth cũng nói đến cuộc Khảo sát Hỗn hợp về Lề lối Thay đổi Điều kiện Thủy học của Lưu vực Sông Lancang Mekong và những Chiến lược Thích ứng được hoàn tất trong tháng 8 năm 2023, trong đò ông đóng một vai trò phối hợp then chốt.  “Chúng tôi nay đi qua giai đoạn 2 của nghiên cứu hỗn hợp, sẽ cung cấp thêm tin tức thủy học cho LMRB,” ông nói, thêm rằng nghiên cứu sẽ giúp giải quyết mực nước thấp của hồ Tonla Sap ở Cambodia trong những năm gần đây.

Ngoài ra, Someth rất ngạc nhiên bởi khung cảnh hớp hồn dọc theo hành trình.  “Tôi từng nghĩ nó chỉ có đá ở đây, nhưng nó xanh ở mọi nơi,” ông nói.

 

Sivannakone Malivarn trong cuộc khảo sát hỗn hợp trong tỉnh Qinghai ngày 17 tháng 7 năm 2024. [Ảnh: Xu Xiaoxuan]

 

Sivannakone Malivarn, phó tồng thư ký Ủy ban Mekong Quốc gia Lào cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các dự án thủy điện trong sông Lancang.  Lúc đầu nghi ngờ về ảnh hưởng của các dự án thủy điện trong sông Lancang, Malivam lo sợ khối nước sụt giảm.  Tuy nhiên, có được thêm tin tức trong cuộc khảo sát hỗn hợp, ông công nhận rằng những dự án nầy có thể kiểm soát lượng chảy tràn của sông và ngăn ngừa lũ lụt ở hạ lưu.  Hơn nữa, Trung Hoa trợ giúp trong việc xây nhà máy thủy điện Nam Ngum 4 ở Lào đã cung cấp lợi ích lớn lao cho quốc gia, ông nói.

Malivam cũng ca ngợi khung cảnh đẹp như tranh ở nguồn sông.  “Tôi cảm thấy may mắn được thăm viếng vùng nuồn của sông Lancang.  Trước đây, tôi chỉ thấy trên TV.  Nhìn thấy nó, tôi cảm ơn những nỗ lực đáng kể mà chánh phủ Trung Hoa đã thực hiện để bảo vệ môi trường thiên nhiên ở đây,” ông lưu ý.

 

Chaona Suppanut trong cuộc khảo sát hỗn hợp ở tỉnh Qinghai ngày 17 tháng 7 năm 2024. [Ảnh: Xu Xiaoxuan]

 

Chaona Suppanut từ Văn phòng Quốc gia Thủy lợi Thái Lan nhấn mạnh sự cần thiết của việc hợp tác Lancang-Mekong để quản lý có hệu quả nguồn nước.  Ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc chia sẻ tin tức thủy học, có thể giúp các quốc gia ở hạ lưu như Thái Lan được biết nhiều hơn và chuẩn bị tốt hơn cho việc sử dụng nước trong tương lai.

Suppanut cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết để lôi cuốn thế hệ trẻ hơn vào những nỗ lực nầy để bảo đảm hợp tác lâu dài theo thời gian.  “Tôi nghĩ sức mạnh của những thế hệ là sức mạnh lớn nhất để thay đổi,” ông nói.

 

Tin Yu Ya Swe trong cuộc khảo sát hỗn hợp ở tỉnh Qinghai ngày 16 tháng 7 năm 2024. 

[Ảnh: Xu Xiaoxuan]

 

Tin Yu Ya Swe, một sinh viên cao học doanh thương trong việc phát triển nông thôn ở Đại học Nông nghiệp Trung Hoa. chia sẽ niềm phấn khởi của cô về chuyến viếng thăm vùng nguồn sông Lancang trong khu tự trị Yushu Tibetan của Qinghai lần đầu tiên.

“Tôi muốn biết về hệ thống quản lý nước của Trung Hoa để áp dụng những lối thực hành nầy trong việc cải thiện quản lý nước và nông nghiệp ở nước tôi, Myanmar, nơi 70% dân số dựa vào nông nghiệp.”  Cô thán phục những thành quả của Trung Hoa trong việc làm sống lại nông thôn và tin rằng có nhiều thứ để học từ những tiến bộ nầy.

Ngoái ra, Yu Ya cảm ơn cái đẹp tự nhiên và văn hóa đặc thù của người Tây Tạng ở Yushu.  “Ở đây, tôi thấy khung cảnh đẹp – nó giống như trong phim.  Tôi cũng gặp người Tây Tạng địa phương và biết về văn hóa đặc thù và đời sống được cải thiện của họ,” cô nói.

 

Nguyen Dinh Dat trong cuộc khảo sát hỗn hợp ở tỉnh Qinghai ngày 17 tháng 7 năm 2024. [Ảnh: Xu Xiapxuan]

 

Nguyen Dinh Dat của Ủy ban Mekong Quốc gia Việt Nam trong LMRB.  Ông giải thích rằng trên nguyên tắc, những hồ chứa nước nầy có thể trữ nước trong mùa lũ và xả ra trong mùa khô.

Đạt cũng lưu ý hạn hán nghiêm trong trong năm 2016 gây ra bởi hiện tượng El Nino đã ảnh hưởng nghiêm trọng các quốc gia Mekong, kể cả Việt Nam.  Sự đóng góp của chánh phủ Trung Hoa trong việc xả nước từ các đập ở thượng lưu đã giảm nhẹ đáng kể ảnh hưởng của hạn hán.

Ông cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc quản lý nước để bảo đảm nguồn cung cấp nước, an toàn lương thực và sản xuất kinh tế, sẽ cải thiện tối hậu cuộc sống của người dân.

No comments:

Post a Comment