Monday, June 26, 2023

MOU ĐƯỢC KÝ KẾT CHO DỰ ÁN LỌC NƯỚC MEKONG ĐẦY THAM VỌNG

 (MoU signed for ambitious Mekong treatment project)

 

Tith Reanu Pichet – Bình Yên Đông lược dịch

The Phnom Penh Post – 3 June 2023

 

Bộ trưởng Kỹ nghệ, Khoa học, Kỹ thuật và Sáng tạo Cham Prasidh và chủ tịch Li Daosong của Beijing Urban Construction Group Co. Ltd (BUCG) ký MoU ngày 1 tháng 6. [Ảnh: MISTI]

 

Bộ Kỹ nghệ, Khoa học, Kỹ thuật và Sáng tạo đã ký một Biên bản Ghi nhớ (MoU) với một công ty Trung Hoa để hợp tác trong một nghiên cứu khả thi cho việc xây cất một hệ thồng trạm bơm để loại trừ các chất ô nhiễm hóa học khỏi sông Mekong, góp phần vào việc phát triển thành phần nước của Cambodia.

Lễ ký kết trên mạng hôm 1 tháng 6 được tham dự bởi Bộ trưởng Kỹ nghệ, Khoa học, Kỹ thuật và Sáng tạo Cham Prasidh và Li Daosong, chủ tịch của Beijing Urban Construction Group Co. Ltd (BUCG).

Hoạt động trùng hợp với lễ kỹ niệm thứ 65th của mối liện lạc ngoại giap và lễ kỹ niệm lần thứ 10th của Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Hoa, bộ trưởng sáng tạo nói.

Prasidh thêm rằng dự án đáng kể và ngoài khả năng của các công ty nhỏ, vì nó đòi hỏi một số tư bản lớn và kỹ thuật tân tiến.  Trạm bơm sẽ lấy nước từ hàng trăm km của sông Mekong và chuyển đến các nhà máy lọc nước.

“Một khi dự án được thực hiện, nó sẽ giải phóng người dân ở phía đông sông Mekong đến biên giới Việt Nam khỏi những nguy hiểm của chất độc hóa học,” ông nói.

“Như chúng ta biết, trong chiến tranh hồi cuối thập niên 1960s và đầu thập niên 1970s, Hoa Kỳ đã thả hàng triệu tấn bom trong vùng – nhiều hơn họ bỏ trong Thế Chiến II.  Họ cũng sử dụng chất da cam, một loại thuốc khai quang mạnh đã ảnh hưởng đời sống của con người và thú vật từ đó.  Hóa chất độc hại thấm vào nước ngầm và đầu độc hầu hết đất đai,” ông giải thích.

Li cảm ơn bộ đã hỗ trợ và phối hợp, nói rằng Trung Hoa cam kết để thực hiện dự án.  Ông lưu ý rằng dự án sẽ mang lợi cho người dân trong các tỉnh Kampong Cham, Thong Khmum và Kratie.

BUCG là một công ty quốc doanh lớn và được biết đến trong việc xây dựng các dự án hạ tầng cơ sở lớn ở trong nước và ngoại quốc chẳng hạn như phi trường, sân vận động, xa lộ và các nhà máy lọc nước uống và nước thải.

Để bảo đảm việc thực hiện MoU có hiệu quả, Pradidh sẽ thành lập một nhóm công tác của bộ chú trọng đến nghiên cứu khả thi.

NƠI NÀO LÀ ÁP LỰC NƯỚC CỦA THẾ GIỚI? | Ý KIẾN

(Where are the world’s water stresses? | Opinion)

 

John P. Ruehl – Bình Yên Đông lược dịch

Globetrotter -  11 June 2023

 


Trên khắp thế giới, những vấn đề đáng kể đang ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh nước.  Mặc dù tình hình có vẻ u ám, các sáng kiến hợp tác cho thấy một số dấu hiệu bớt đi.

 

Vào tháng 5 năm 2023, Bộ Thủy lợi Arizona đã áp đặt những giới hạn đối với việc xây cất nhà mới trong vùng Phoenix, nói là thiếu nước ngầm.  Quyết dịnh nhằm mục đích làm chậm sự tăng trưởng dân số trong một của những vùng tăng trưởng nhanh nhất ở Hoa Kỳ và nhấn mạnh đến sự sụt giảm nguồn nước trong vùng tây nam bị hạn hán tấn công.

Khi mực nước trong sông Colorado giảm xuống, các tiểu bang dựa vào nó (Arizona, California, Colorado, New Mexico, Nevada, Utah và Wyoming) càng ngày càng xung đột trong việc làm thế nào để phân phối nguôn cung cấp đang giảm.

Hoa Kỳ không phải duy nhất trong việc tranh luận ở trong nước về nguồn cung cấp nước.  Các tiểu bang của Australia cũng liên tục cãi nhau về quyền sử dụng nước trên khắp lưu vực Murray-Darling.  Gián đoạn nguồn cung cấp nước hay cảm thấy nước bị lạm dụng có thể gây ra bất ổn xã hội tức thời và các quốc gia như Iran và Pháp đã thấy chống đối bạo lực liên quan đến nước gần đây.

Tiếp cận liên tục và có đủ sức với nước ngọt được công nhận như một nhân quyền căn bản bởi UN (Liên Hiệp Quốc).  Và ngoài việc cung cấp nền tảng cho đời sống, nước ngọt cũng quan trọng cho kỹ nghệ và chế biến, sản xuất năng lượng, nông nghiệp, vệ sinh, và các chức năng xã hội cần thiết khác.

Nhưng trên khắp thế giới, tính có sẵn của nó bị đe dọa.  Sa mạc hóa, thay đổi khí hậu, chuyển nước do con người gây ra, xây đập, ô nhiễm, và lạm dụng làm cho sông, hồ, và mạch nước ngầm khô cạn,  Từ năm 2000, thế giới đã thêm gần 2 tỉ người, tạo thêm căng thẳng cho nguồn cung cấp và hạ tầng cơ sở nước toàn cầu.

Quản lý nước và hạ tầng cơ sở kém cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự khan hiếm nước trên khắp thế giới.  Ở Iraq, có đến 14,5% nước bị mất vì bốc hơi và 2/3 nước được lọc bị mất vì rò rỉ và hạ tầng cơ sở kém.  Có đến 25 đến 30% nước của Nam Phi bị mất vì rò rỉ, trong khi trong các quốc gia kỹ nghệ, có đến 15 đến 20% nguồn cung cấp nước bị mất.

Bất công cũng có thể làm tồi tệ áp lực nước.  Giữa tình trạng thiếu nước ở Cape Town trong những năm gần đây, 14% dân số có trách nhiệm cho trên ½ số nước ngọt sử dụng trong thành phố.  Trên khắp Phi Châu, 1 trong 3 người đã đối mặt với khan hiếm nước, nơi “tính có sẵn của nước sạch thiên nhiên xuống dưới 1.000 m3 cho mỗi người 1 năm.

Bên trên việc kiểm soát của chánh phủ đối với nguồn cung cấp nước và hạ tầng cơ sở, các công ty đa quốc gia như Nestlé S.A., PepsiCo, Inc., Coca-Cola Company, và Wonderful Company LLC đóng một vai trò lớn lao trong kỹ nghệ nước toàn cầu.  Trong năm 2013, nguyên CEO của Nestlé là Peter Brabeck-Letmathe bị buộc phải rút lui sau một cuộc phỏng vấn năm 2005 tái xuất hiện khi ông tuyên bố nó “cực đoan” khi nước đươc xem là nhân quyền.

Tuy nhiên, tư nhân hóa nước đã gia tăng đáng kể trong vài thập niên qua.  Trong năm 2020, Wall Street cho pháp nước bắt đầu buôn bán như một món hàng, và ngày nay, “nông dân, đầu tư rủi ro cao và các độ thị nay có thể chống lại – hay đánh cược trên – tính có sẵn của nước trong tương lai ở California.”  Hiện đại hóa đã thấy các quốc gia như Fiji, quốc gia xuất cảng nước lớn thứ 4th trên thế giới trong năm 2021, đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp trong vài năm qua.

Nước vòi chỉ uống được trong một số quốc gia nhất định, nhưng lo sợ ô nhiễm có thể xảy ra nhanh chóng và khuyến khích báo động.  Sau khi hàng ngàn gallons sản phẩm nhựa tổng hợp tràn vào sông Delaware trong năm 2023, chánh quyến Philadelphia đóng cửa một nhà máy lọc nước ở gần đó.  Mặc dù nước vòi có vẻ an toàn để uống, chánh phủ cảnh báo và báo động trên truyền thông xã hội đưa đến việc mua nước hoang mang.

Ô nhiễm cũng có thể đưa đến thiệt hại lâu dài đối với sự tin cậy của quần chúng vào hạ tầng cơ sở nước.  Sau khi mức độ chì cao được tìm thấy trong nước uống ở Flint, Michigan trong năm 2014 (cùng với phản ứng lãnh đạm của chánh phủ), dân số địa phương vẫn do dự để uống trở lại ngay cả sau khi nó được tuyên bố là an toàn.

An ninh nước cũng có một ảnh hưởng quan trọng đến mối liên hệ giữa các quốc gia.  Hoa Kỳ và Mexico trong lịch sử đã tranh giành quyền dùng nước của sông Colorado và Rio Grande.  Dân số tăng mạnh ở cả 2 bên biên giới trong những thập niên gần đây, cùng với hạn hán, đã làm tồi tệ những căng thẳng song phương.

Trong năm 2020, căng thẳng về việc Mexico không có khả năng để thỏa mãn việc chuyển nước bắt buộc hàng năm cho Hoa Kỳ từ sông Rio Grande, được ghi trong Hiệp ước Nước 1944, khiến nông dân ở miến bắc Mexico chiếm đập La Boquilla nhiều tuần lễ trước thời hạn.  Mặc dù khủng hoảng cuối cùng được giải quyết, vấn đề căn bản cùa dòng nước thu hẹp vẫn tiếp tục.

Trong khi đó Iraq gia tăng tố cáo Iran giữ nước từ các phụ lưu chảy vào sông Tigris và Euphrates, với Iran tố cáo Iraq không dùng nước có trách nhiệm.  Iraq và Iran cũng tranh chấp việc xây đập và các hệ thống thủy nông làm cản trở dòng chảy truyền thống của sông Tigris và Euphrates.

Liên hệ giữa Egypt, Sudan, và Ethiopa cũng suy thoái tương tự từ khi Ethiopa bắt đầu xây đập Grand Ethiopian Renaissance (GERD) trong năm 2011.  Dự án đã làm xấu thêm lo sợ khu vực về tình trạng thiếu nước của sông Nile và mặc dù toàn bộ xung đột đã tránh được cho đến nay, nó đã châm lửa cho lo ngại về nguồn cung cấp ở Sudan, gây nên đụng độ chết người vì tình trạng thiếu nước trong năm 2023.

Trung Hoa đã được dán nhãn một “siêu cường thượng lưu” vì một vài sông quan trọng bắt nguồn từ Trung Hoa.  Việc xây các đập và nhà máy thủy điện trên sông Mekong đã gây căng thẳng với Lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam, trong khi Kazakhstan và Trung Hoa thường không đồng ý quyền dùng nước liên quan đến sông Ili.

Lo sợ cũng nổi lên khi Ấn Độ và Trung Hoa, 2 quốc gia đông dấn nhất trên thế giới, có thể đi đến xung đột ở sông Brahmaputra và Indus.  Nhưng Ấn Độ và Pakistan ở hạ ;ưu đã có tranh chấp của họ đối với quyền dùng nước trong lưu vực sông Indus đã gây lo ngại trong khu vực.

Các quốc gia khác đã vũ khí hóa nước như một phần của xung đột sâu rộng hơn.  Ukraine và Nga cả hai đều dùng nước để bắt nạt lẫn nhau kể từ vòng đầu của bất ổn giữa họ bắt đầu trong năm 2014.  Ukraine hầu như cắt lập tức Crimea khỏi nguồn cung cấp nước từ kinh Bắc Crimea, thu hẹp đất canh tác từ 130.000 hectares trong năm 2013 xuống chỉ còn 14.000 trong năm 2017.

Nga mở lại kinh theo sau việc khởi đầu chiến tranh Ukraine trong năm 2022.  Ngoài ra, các lực lượng của Nga từ đó đã bị cáo buộc giữ nước đến một số vùng của Ukraine, cố tình làm ngập những vùng khác, và nhắm vào hạ tầng cơ sở nước của Ukraine.  Cả Nga và Ukraine tố cáo lẫn nhau đã làm nổ đập Kakhovka và nhà máy thủy điện nằm trên sông Dnieper ngày 5 tháng 6 năm 2023, làm ngập các cộng đồng ở hạ lưu.

Quốc gia Hồi giáo (IS) trong khi đó đang là phương tiện trong việc gây ra tình trạng thiếu nước trong khi họ đi xuyên qua Syria và Iraq 1 thập niên qua, bằng cách làm ô nhiễm và cắt đứt nguồn cung cấp nước và làm ngập nhiều khu vực.  Taliban cũng liên tục tấn công hạ tầng cơ sở nước ở Afghanistan trong suốt thời gian Hoa Kỳ chiếm đóng.

Tranh chấp lâu dài giữa Taliban và Iran về việc tiếp cận với sông Helmand cũng gây ra đụng dộ chết người ở biên giới trong năm 2023.  Và trong những năm gần đây, tấn công mạng đã gia tăng nhắm vào hạ tầng cơ sở nước dễ bị tổn thương ở Hoa Kỳ.

Cảm ơn, tương lai của áp lực nước có thể ít u ám hơn lo sợ.  Tăng trưởng dân số toàn cầu đã chậm lại đáng kể trong vài thập niên vừa qua và dân số được mong đợi đạt cao điểm vào cuối thế kỷ.  Hơn nữa, những khu vực đang trải qua áp lực nước thường không phải là những nơi có tăng trưởng dân số cao.  Cộng đồng toàn cầu cũng có những bước mới để giải quyết an ninh nước với UN tổ chực thượng dỉnh về nước đầu tiên trong năm 2023 kể từ năm 1997.

Và ngay cả các quốc gia với tranh chấp lâu dài đã công nhận tầm quan trọng của việc duy trì nguồn cung cấp nước.  Hiệp ước Nước Indus 60 tuổi giữa Ấn Độ và Pakistan phần lớn được tôn trọng mặc dù có căng thẳng liên tục giữa họ.  Trung Hoa đã có sáng kiến hợp tác với các quốc gia ở hạ lưu về giao thông và dòng nước, gồm có diễn đàn Đối thoại và Hợp tác sông Lancang-Mekong để chia sẻ dữ kiện và chuẩn bị cho tình trạng thiếu nước và lũ lụt.

Cũng có những bộc phá gần đây liên quan đến GERD.  Lãnh đạo trên thực tế của Sudan, Abdel-Fattah Burhan, vừa ra mặt ủng hộ đập, ghi nhận rằng nó có thể giúp kiểm soát lũ lụt.  Hợp tác lớn hơn giữa Ethiopa và Egypt có thể thấy nước ít bốc hơi hơn từ đập Aswan Cao của Egypt nếu nó có thể được trữ nước trong GERD trong các tháng nóng hơn.

Mặc dù khử muối nước biển vẫn tốn kém và cần nhiều năng lượng, nó đang trở nên hiệu quả và rộng rãi hơn.  Ở Saudi Arabia, 50% của số nước mà quốc gia cần đến được đáp ứng bằng khử muối, trong khi Egypt có các kế hoạch mở cửa hàng chục nhà máy khử muối mới trong những năm sắp tới.  Hiện nay, 70% của các nhà máy khử muối trên thế giới được tìm thấy ở Trung Đông.

Các sáng kiến trong nước của Hoa Kỳ cũng hứa hẹn.  Quận hạt Orange của California tái chế biến hầu hết nước thải và bổ sung cho tầng nước ngầm ở gần đó qua nhà máy tái chế nước lớn nhất trên thế giới, bắt đầu hoạt dộng vào năm 2008.  Arizona, California, và Nevada cũng đồng ý trong tháng 5 năm 2023 để giảm lấy nước 10% trong 3 năm tới và Arizona quyết định ngưng việc xây cất nhà có thể đánh dấu khởi đầu của hạn chế hơn đối với việc tiêu thụ nước ở trong nước.

Hợp tác ở trong nước và quốc tế đang tiếp diễn dù sao sẽ được yêu cầu để giải quyết những tranh chấp nước và tạo nên những lề lối quản lý nước khả chấp,  Ngăn chận việc dùng nước như một đòn bẫy địa chánh trị hay một công cụ chiến tranh, cùng với quản lý thay đổi khí hậu và ô nhiễm có hiệu quả, sẽ được kết hợp để tránh chiến tranh nước trong tương lai.

 

THU HOẠCH MẶT TRỜI VÀ GIÓ ĐỂ BUÔN BÁN ĐIỆN XUYÊN BIÊN GIỚI KHẢ CHẤP TRONG PHÂN VÙNG MEKONG VÀ VÙNG PHỤ CẬN

 (Harnessing solar and wind for sustainable cross-border electricity trade in the Greater Mekong Subregion)

 

Thang Nam Do, Paul J. Burke and Bin Lu – Bình Yên Đông lược dịch

Frontiers – 8 June 2023

 


1. Phần giới thiệu

 

Phân vùng Mekong và vùng Phụ cận (GMS) gồm có Cambodia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (PDR), Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Yunnan (Vân Nam) và Guangxi (Quảng Tây) ở Trung Hoa và là nơi có sông dài nhất Đông Nam Á (ĐNA).  Với một dân số 345 triệu người trong năm 2021, tổng sản lượng quốc gia thật sự của nó gia tăng ở mức trung bình hàng năm là 6,3% từ năm 1995 đến 2016 (GMS Secretariat, 2022).  Sản xuất điện hàng năm gia tăng ở mức trung bình khoảng 8,3% mỗi năm trong thời kỳ đó, đạt đến 775 TWh (GMS Secretariat, 2022). Với việc tăng trưởng dân số và kết quả của những tiến trình gồm có thu nhập gia tăng, đô thị hóa, kỹ nghệ hóa, và điện khí hóa, nhu cầu điện của GMS có lẽ sẽ bành trướng lớn lao trong những năm sắp tới (Phoumin et al., 2021).

 

Buôn bán điện xuyên biên giới cung cấp một cách quan trọng cho các quốc gia GMS cải thiện khả năng để đáp ứng với áp lực của nhu cầu điện gia tăng nầy.  Xuất cảng và nhập cảng xuyên biên giới có thể có lợi kinh tế cao (Antveiler, 2016).  Thật vậy, mô phỏng cho GMS cho thấy rằng nối kết điện có thể giảm trị giá hiện tại của chi phì cung cấp điện vào khoảng 1/5 tương đồi với tình hình của các hệ thống điện riêng rẽ được điều hành một cách độc lập (Yates, 2021).  Nối kết khu vực cũng có thể làm dễ dàng hơn việc quản lý lưới điện ổn định vì sự đa dạng địa dư của việc sản xuất điện (IRENA and ACE, 2022).

 

Trong số các quốc gia GMS, Lao PDR đã là một quốc gia xuất cảng điện quan trọng, hầu hết sang Thái Lan vì tính gần gũi địa dư giữa 2 quốc gia và nhu cầu điện lớn lao của Thái Lan.  Buôn bán điện xuyên biên giới trong các quốc gia GMS khác tương đối hạn chế, với chỉ số mở cho điện (nhập cảng cộng với xuất cảng tỉ lệ với sản xuất) của toàn khu vực vẫn còn thấp (Bảng 1).  Buôn bán điện xuyên biên giới trong GMS cho đến nay phần lớn được chống đỡ bởi sản xuất thủy điện và than trong dạng của các đập qui mô lớn và nhà máy điện than Hong Sa có công suất 1.878 MW ở Lào PDR (Tran and Suhardiman, 2020).

 

Việc phát triển thủy điện đại qui mô ở Mekong được báo cáo là đã góp phần vào bất công, loại trừ, và biểu lộ cưỡng bức của bất công xã hội (Blake and Barney, 2021).  Nó cũng gây ra mất mát đa dạng sinh học, thủy sản và mất mát phù sa, thay đổi nhiệt độ của nước, hạn hán, và xâm nhập của nước mặn (Grafton et al., 2019; Campbell and Barlow, 2020).  An ninh lương thực của hàng triệu người vì thế thường là một sự chọn lựa tốn kém khi tất cả các hệ quả được cứu xét (Ansar et al., 2014).

 


Bảng 1. Buôn bán điện xuyên biên giới trong GMS (TWh).

 

Câu trả lời, tuy nhiên, không phải là than đá.  Sản xuất điện than góp phần vào hâm nóng toàn cầu và ô nhiễm không khí ở địa phương và khu vực, vối hậu quả y tế nghiêm trọng.  Xây thêm các nhà máy đốt than cũng tạo nên rủi ro cho các tài sản bị bỏ rơi trong tương lai vì sự khó khăn trong việc đạt được mực tiêu phóng thích 0 ròng nếu các dự án nhiệt than không giảm sút vẫn còn hoạt động (Do and Burke, 2023a).  Điều lo ngại là Lao PDR có một loạt dự án có tiềm năng cộng thêm 7.000 MW công suất điện than, phần lớn để xuất cảng điện (Global EnergyMonitor, 2023).  Một số nghiên cứu mô phỏng cũng tiên liệu những con đường phát triển trong GMS như thường lệ (Phoumin et al., 2021).

 

Những thám hiểm vào các đường lối thay thế để thúc đẩy việc buôn bán điện xuyên biên giới ở GMS và ĐNA tương đối hạn chế.  Những nghiên cứu trước đây về buôn bán xuyên biên giới trong khu vực phần lớn chú trọng đến những chướng ngại tổ chức, kỹ thuật, và kinh tế (thú dụ, Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB), 2022; del Barrio-Alvarez and Horii, 2017; Do and Burke, 2023b; IEA, 2019; Shi et al., 2019; Yang et al.,2022).  Mặc dù hydrogen và các hệ thống bình điện chứa năng lượng đã được xác nhận như những chọn lựa có tiềm năng để trữ năng lượng quan trọng (ADB, 2022), trữ năng lượng thủy điện bơm ở ngoài sông – GMS có tiềm năng lớn lao (Ausatralian National University (2021)), chưa nhận được sự chú ý đặc biệt trong bối cảnh làm dễ dàng việc bành trướng buôn bán điện xuyên biên giới giữa các quốc gia GMS.

 

Các nỗ lực mô phỏng gần đây gia tăng kết luận rằng có một vai trò lớn lao cho điện gió và mặt trời trong hỗn hợp điện của các quốc gia GMS qua các con đường phát triển khả chấp.  Nghiên cứu của Handayani et al. (2022), thí dụ, kết luận rằng mặt trời cộng với gió sẽ là những đóng góp đại đa số và việc sản xuất điện trong các quốc gia gồm có Thái Lan và Việt Nam vào năm 2050 trong tình huống phóng thích 0 ròng.  Các tác giả không kết hợp tăng trưởng trong việc buôn bán điện xuyên biên giới vào mô phỏng của họ, tuy nhiên.

 

Tóm lược chánh sách nầy có mục đích thám hiểm tiềm năng cho một dường lối buôn bán điện xuyên biên giới mới ở GMS dựa trên việc buôn bán điện gió và mặt trời.  Nó chú trọng đến các dự án mặt trời và gió cùng với việc trữ năng lượng thủy điện bơm ở ngoài sông như một cách hứa hẹn cao để tiến tới.  Chúng tôi cũng chỉ đến các dấu hiệu ban đầu của sự chuyển động trong chiều hướng nầy.  Tóm lược cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng để bảo đảm rằng các dự án được thiết kế để thực hiện các kết quả xã hội, môi trường, và kinh tế tốt nhất có thể được và được tiếp tục lượng định.

 

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

 

Mekong Dam Monitor Updates for June 26 – July 2

 







Thursday, June 22, 2023

CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU VẼ MỘT CON ĐƯỜNG ĐỂ CỨU ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

 (Researchers lay out a path to saving the Mekong Delta)

Aalto University – Bình Yên Đông lược dịch

Phys.org – May 6, 2022

 


Giống như bất cứ đồng bằng sông khác, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ có thể hiện hữu nếu nó nhận được một nguồn cung cấp phù sa đầy đủ từ thượng lưu vực của nó và dòng nước để trải phù sa đó trên khắp mặt của đồng bằng. [Ảnh: Marko Keskinen]

 

Gần 20 triệu người sống trong ĐBSCL ở Đông Nam Á (ĐNA), cũng là nguồn của 7-10% gạo được buôn bán trên thế giới.  Nhưng đồng bằng sẽ gần như nằm dưới mặt nước hoàn toàn vào cuối thế kỷ nếu những lối quản lý nước trong khu vực không thay đổi.  Để tránh tình huống nầy, cần có hành động đáng kể và được phối hợp từ tất cả 6 quốc gia trong lưu vực Mekong, một nhóm nghiên cứu quốc tế đa ngành lập luận trong một bình luận được công bố hôm nay trong tạp chí Science.

“Rất khó để tìm hiểu rằng một địa hình có kích thước của Netherlands và với một dân số tương đương có thể biến mất vào cuối thế kỷ,” tác giả chánh của bài, Giảng sư (GS) Matt Kondolf của Đại học California, Berkeley, nói.  Nhưng đồng bằng đặc biệt dễ tổn thương với mực nước biển dâng, vì hầu hết nó nằm dưới 2 m trên mặt nước biển.

Hầu hết ĐBSCL nằm ở Việt Nam. Và chánh phủ Việt Nam đã có những biện pháp để bảo vệ nó.  Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng tất cả các quốc gia trong lưu vực sông Mekong sẽ phải có hành động nhanh chóng và quyết tâm để đảo ngược tai họa.

“Giống như bất cứ đồng bằng sông khác, ĐBSCL chỉ có thể hiện hữu nếu nó nhận được một nguồn phù sa đầy đủ từ thượng lưu vực và dòng nước để trải phù sa đó trên khắp mặt đồng bằng,” Phó Giảng sư (PGS) Matti Kummu của Đại học Aalto, đồng tác giả của bài viết, nói.  Nguồn phù sa bảo đảm rằng đất được tạo nên ít nhất nhanh như mực nước biển dâng toàn cầu.

“Đói năng lượng tái tạo, các quốc gia trong lưu vực phát triển các đập thủy điện, ngăn chận phù sa, mà không chú ý đến ảnh hưởng trên qui mô hệ thống của chúng.  Số phù sa ít ỏi đến hạ lưu Mekong có thể được khai thác để đáp ứng nhu cầu của thành phần bất động sản đang phát triển nhanh chóng trong khu vực, đòi hỏi một số lượng cát lớn để xây cất và cải tạo đất,” đồng tác giả là Tiến sĩ Rafael Schmitt của Đại học Stanford, nói,

Một yếu tố quan trọng khác trong số phận của đồng bằng là làm thế nào nguồn nước được quản lý.  Đê và kinh được xây để kiểm soát lụt, bảo vệ thâm canh nông nghiệp cao ở trong vùng, những điều nầy cũng ngăn ngừa phù sa màu mỡ đi đến đồng lúa.  Vấn đề phức tạp thêm bởi việc sử dụng nước ngầm quá mức, gây nên sụt lún hạ thấp mặt của đồng bằng một vài cm mỗi năm.

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh đến 6 biện pháp để làm tăng đáng kể tuổi thọ của đồng bằng:

1.                  Tránh các đập thủy điện có ảnh hưởng lớn bằng cách thay thế các dự án được dự trù bằng các trang trại gió và mặt trời nếu có thể được và nếu không, xây các đập mới trong 1 cách chiến lược để làm giảm ảnh hưởng ở hạ lưu của chúng;

2.                  Thiết kế và/hay tân trang các đập thủy điện để làm cho phù sa đi qua dễ dàng hơn;

3.                  Chấm dứt từ từ việc khai thác cát ở đáy sông và kiểm soát chặt chẽ tất cả việc khai thác phù sa, trong khi làm giảm như cầu cát Mekong qua vật liệu xây dựng khả chấp và tái chế;

4.                  Tái lượng định thâm canh nông nghiệp trong ĐBSCL cho tính khả chấp của nó;

5.                  Duy trì nối kết của đồng lụt đồng bằng bằng cách thích ứng hạ tầng cơ sở nước; và

6.                  Đầu tư vào các giải pháp tự nhiên để bảo vệ bờ biển trên qui mô lớn dọc theo bờ biển của đồng bằng.

 

Mặc dù có ít tranh chấp trong cộng đồng khoa học về hiệu quả của những biện pháp nầy, nhất là nếu được thực hiện trong nhất trí, có những chướng ngại chánh trong việc thực hiện chúng hiện hữu.

“Một số các biện pháp sẽ xung đột với quyền lợi của một số thành phần nhất định, trong khi những biện pháp khác đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các quốc gia trong khu vực.  Mặc dù không phải tất cả đều dễ dàng, hợp tác khu vực và xuyên thành phần và ý chí chánh trị sẽ cần đến để thực hiện các biện pháp được đề nghị,” PGS Marko Keskinen của Đại học Aalto, đồng tác giả của bài viết, nói.

Thực hiện các biện pháp sẽ đòi hỏi sự tham gia của chánh phủ quốc gia và các diễn viên quốc tế, chẳng hạn như các diễn viên mới, gồm có thành phần tư nhân và xã hội dân sự.  Nhưng cùng nhau nó có thể cứu đồng bằng khỏi chết chìm.

“Một ĐBSCL sẽ có thể phát triển sau cuối thế kỷ nầy – nhưng nó sẽ đòi hỏi hành hộng nhanh chóng và hài hòa trong một lưu vực đã bị đánh lạc hướng bởi cạnh tranh, thay vì hợp tác, giữa và quốc gia duyên hà,” GS Kondolf kết luận.

KHI LÀO PHÁT TRIỂN, NÓ CÓ THỂ DÀNH KHÔNG GIAN CHO VOI HOANG DÃ HAY KHÔNG?

 

(As Laos develops, can it make space for wild elephants?)

Anton L Delgado and Beatrice Siviero – Bình Yên Dông lược dịch

Mekong Eye – 5 June 2023

 

Các con voi Á Châu bị bắt được cưỡi bởi quản tượng và được cho ăn bởi nhóm người bị quyến rũ là một phần diễn hành voi để chào mừng Năm Mới của Lào trong thị trấn lịch sử Luang Prabang ở Lào. [Ảnh: Anton L. Delgado]

 

Quốc gia từng được biết như ‘đất triệu voi’ nay chỉ còn khoảng 1.000 vẫn sống sót trong hoang dã.

LUANG PRABANG, LAOS – Mae Sengchan và Mae Kham lang thang xuống bờ sông Mekong ở Lào, nhai những buồng chuối và các bó mía.

Ở tuổi giữa đến cuối 50, cặp voi Á Châu có nguy cơ tuyệt chủng được cứu đã qua những ngày đi đốn gỗ của chúng.  Cả hai nay được chăm sóc bời Mandalao Elephant Conservation Centre (Trung tâm Bảo tồn Voi Mandalao), một công ty “du lịch tương tác thân thiện” đang cố gắng để cân bằng doanh nghiệp và bảo tồn.

“Những con voi nầy là thành viên của một gia đình.  Có lúc chúng như những đứa con gái của tôi, những lúc khác như vợ tôi,” Yot Jouttiphong, quản tượng, một người giữ voi hay người chăm sóc cho Mandalao ở ngoại ô của Luang Prabang ở thượng Lào.

Ông đã làm việc với chủng loại trên 2 thập niên nhưng lo ngại cho tương lai của chúng.

 

 

Nguồn: Mapbox

 

“Voi ở Lào càng ngày càng ít đi,” ông nói.  “Tôi hy vọng tô có thể tìm được một giải pháp tốt để gia tăng số voi.”

Lào hiện đại được xây dựng trên vương quốc LanXang cỗ xưa, dịch thành “Đất của triệu voi”.  Nhưng nhiều thứ đã thay đổi từ đó.

Theo thống kê mới nhất, đã trên 1 thập niên, được ước tính có dưới 1.000 con voi vẫn còn trong hoang dã ở Lào, với khoảng 500 bị bắt.

Các màn giải trí voi ở Lào được mở lại vào năm nay, chỉ vài tháng sau khi quốc gia bải bỏ tất cả các hạn chế đại dịch.

Các chuyên viên phúc lợi thú vật lo ngại của du khách được mong đợi có thể tạo thêm áp lực cho doanh nghiệp voi bị bắt của quốc gia, lần luột có thể ảnh hưởng đến sự sống còn của đàn hoang dã – một lo ngại gia tăng ở Đông Nam Á (ĐNA), nơi những con thú khổng lồ gặp rủi ro trở thành một món hàng du lịch đơn thuần.


Du khách vội vàng trước diễn hành voi năm mới ở trị trấn lịch sử Luang Prabang, một trong những nam châm du lịch lớn nhất ở Lào, để chụp ảnh hay tự chụp ảnh với những con thú. [Ảnh: Anton L. Delgado]

 

Voi Á Châu được xem như “có nguy cơ tuyệt chủng” trên Danh sách Đỏ các Loại bị Đe dọa liệt kê một trang mạng các áp lực từ phá rừng và mất nơi cư trú đến săn trộm để lấy ngà.

“Các nhà bảo tồn không thể kiểm soát việc khai quang đất của chánh phủ… ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi,” Ingrid Suter, đồng sáng lập Asian Captive Elephant Standards (Tiêu chuẩn Voi bị Bắt Á Châu), một nhóm vận động phúc lợi thú vật, nói.  “Đó là lý do dân số hoang dã đã rút lại trong nhiều thập niên.”

Phạm vi lịch sử của chủng loại trải rộng trên khắp lục địa, theo một phúc trình của WWF, thấy rằng voi Á Châu ngày nay bị hạn chế trong 15% của phạm vi đó.  Phân nửa của dân số mạnh mẽ của voi hoang dã ở Á Châu 100.000 vào đầu thế kỷ 20th được báo cáo đã biến mất.

“Không có gì xấu để cưỡi voi nếu nó được thực hiện thích đáng.  Tôi sẽ không nói về một văn hóa cái họ có thể và không thể làm với truyền thống văn hóa của họ,” Suter nói.  “Nhưng không ai muốn con voi bị đau đớn vì du lịch, cho cái lợi của con người.  Mọi thứ cần được cập nhật và vặn trong thời gian hiện đại.”

 

‘Hoang dã không an toàn cho voi’

Những đường phố xinh đẹp của Luang Prang mang một số đông chen lấn duy nhất như du khách chạy để theo kịp với diễn hành Năm Mới Lào vào ngày 13 tháng 4.  Một số du khách lao tới phía trước diễn hành để tự chụp ảnh. Trong khi nhiều du khách khác tranh giành lề đường để cho 3 con voi ăn được cưỡi qua thị trấn lịch sử.

Chào mừng Năm mới Phật giáo, được gọi bằng tiếng Lào là pi mai, ở cao điểm lần đầu tiên kể từ đại dịch bùng phát.  Điều nầy mang trở lại diễn hành voi, một sự kiện hàng năm được thực hiện cẩn trọng giữa chào mừng và bảo tồn.

“Tôi sống ở Luang Prabang, nhưng chưa bao giờ xem diễn hành voi.  Lần nầy tôi đã và là một thành viên của diễn hành.  Tôi rất vui để thấy nhiều người ở đây.  Nó có nghĩa là du lịch của Luang Prabang sống lại,” Ting Thammavong, mặc quần áo truyền thống Lào khi các đám đông bắt đầu giải tán sau sự kiện, nói.

 

Hàng ngàn du khách và người địa phương trám đầy đường sá Luang Prabang để tham dự diễn hành voi Năm Mới Lào. [Ảnh: Anton L. Delgado]

 

Benedikt Göller, viên chức điều hành trưởng của Mandalao ít phấn khởi hơn về diễn hành.

“Tôi không muốn nói bất cứ gì tiêu cực về các sự kiện văn hóa,” Göller nói một ngày sau, tạm ngưng trước khi trả lời khi ông đi trên đường đến trung tâm voi đầy ổ gà.

Mandalao cho phép du khách tương tác với voi chẳng hạn như đi rừng, tránh những việc cưỡi thú khổng lồ gây tranh cãi hay các lề lối gây tranh cải khác.

“Người dân thật sự vui vẻ ngày hôm nay để hỗ trợ một dự án bảo tồn bằng cách chỉ quan sát voi trong nơi cư trú tự nhiên của chúng,” Göller nói, giải thích voi của trung tâm được cứu từ trại công tác.  “Nếu chúng tôi có thêm khách, nó có nghĩa là chúng tôi có thể có thêm ngân quỹ để bảo tồn thêm.”

Chín trong số 10 con voi được cứu của Mandalao là những con cái già hơn – gồm có Mae Sengchan và Mae Kham – không thể được thả dễ dàng về hoang dã.

 

Yot Jouttiphong, một quản tượng của Mandalao, cười khi trách nhiệm của ông, Mae Khamm, một con voi Á Châu 58 tuổi, nóng lòng vói ra vì một buồng chuối. [Ảnh: Anton L. Delgado]

 

Sự sụt giảm của đàn hoang dã đang tạo nên một lổ hổng lớn như voi trong hệ sinh thái rừng trên khắp ĐNA, theo Prasop Tipprasert, giám đốc dự án của Mandalao.  Voi là chỉ dấu của rừng lành mạnh, ông giải thích, thêm rằng “nếu môi trường của anh đủ tốt để hỗ trợ đời sống của voi, bất cứ đời sóng khác có thể ở.”

“Voi là một trong những chìa khóa của một hệ sinh thái được cân bằng,” ông nói.  Ông vừa cười vừa gọi voi là “những người gieo hạt giởi nhất” vì bao nhiêu chúng ăn và thải ra.

Prasop thường được ám chỉ như “thầy voi” vì kinh nghiệm của ông trong ngành trở ngược về nằm 1989, khi ông đồng sáng lập Trung tâm Bảo tồn Voi Thái.

Một công ty vận động bảo tồn xuyên biên giới, ông xem rừng của Lào như một ốc đảo của voi, gọi quốc gia là “nơi tốt nhất trên thế giới” để tái giới thiệu.

“Tôi phải đến với bạn bè Lào của tôi để giúp cứu voi Lào vì khi voi Lào lành mạnh, voi Thái được cứu,” Prasop nói.

 

Mae Kham, một con voi Á Châu 53 tuổi, tắm trong sông Mekong ở gần Luang Prabang, Lào. 

[Ảnh: Anton L. Delgado]

 

Với đàn hoang dã bị tiêu hao quá nhiều ở Lào và trên khắp ĐNA, Suter tin rằng dân số bị bắt sẽ đóng vai trò càng ngày càng lớn hơn trong việc cứu chủng loại.

“Hoang đã không phải là nơi an toàn cho voi.  Anh không thể dựa vào voi hoang dã để nâng cao dân số vói Á Châu của toàn khu vực,” bà nói.  “Từ tình huống nuôi một loại có nguy cơ tuyệt chủng, anh không đặt tất cả trứng của anh vào cùng một rổ.”

Suter giải thích rằng dân số bị bắt dễ quản lý và học hỏi, nhất là với việc thiếu hụt ngân quỹ, và nhiều câu hỏi về khả năng và ý chí của chánh phủ để theo dõi đàn hoang dã.

Ngay cả với hàng trăm con voi bị bắt ở Lào và ở nơi khác trên khắp ĐNA, Suter không biết bao giờ bà có thể nói voi Á Châu đã được cứu.

“Chúng ta bảo vệ tương lai của dân số voi Á Châu bằng cách có dân số voi bị bắt,” Suter nói.  “Nhưng tôi không nghĩ chúng ta sẽ ổn định chủng loại trong đời sống của chúng ta.”