Thursday, June 22, 2023

LÀM THẾ NÀO CÁC ĐẬP CỦA TRUNG HOA ĐANG PHÁ HỦY CUỘC SỐNG Ở HẠ LƯU CAMBODIA

 (How dams in China are destroying livelihoods downstream in Cambodia)

Marta Kasztelan – Bình Yên Đông lược dịch

South China Morning Post – 11 June 2023

 

Cái chết của môt khu rừng ngập nước ở gần sông Mekong, được đổ cho các đập có dung tích lớn ở Trung Hoa, và ở phạm vi ít hơn ở Lào, đang cướp đoạt lợi túc quan trọng của người Cambodia

 

Đó là một ngày giặt giũ và Tha Sara 34 tuổi đang giặt một đống quần áo màu mè, được thu xếp gọn gàng trên chiếc thuyền mảnh khảnh của cô.  Được neo gần bờ của sông Mekong hùng vĩ ở đông bắc Cambodia, ngay dưới biên giới với Lào, chiếc thuyền tí hon chuyển động nhẹ nhàng khi Tha Sara đổ nước từ bồn giặt trở lại sông.

Từ bờ sông, nơi những tàng cây xanh mướt vọt thẳng lên trời, 2 trong 3 đứa con của Tha Sara – một trai và một gái – đứng nhìn.  Đứa 12 tuổi nói chuyện với cô trong khi đứa 8 tuổi rụt rè đứng nghe.

Khi cô xa nhà hàng ngàn km, tiếng nói của nó trên điện thoại đã làm cô rơi ra từng mảnh. “Tôi luôn luôn khóc vì tôi ăn thức ăn ngon và nghĩ đến các con của tôi,” Tha Sara nói về công việc 2 năm như một lao động trong nước ở Saudi Arabia, nơi cô ở đến tháng 5 năm 2022.

Tha Sara phải làm việc ở ngoại quốc 4 năm nhưng chồng cô chết trong năm đã làm nghiên cái cân thiên về xa nhà.

 

Tha Sara, một góa phụ với 3 con, giặt quần áo của bà từ chiếc thuyền neo gần bờ sông Mekong, ở làng Veun Sien, tỉnh Stung Treng. [Ảnh: Andy Ball]

 

Như hầu hết đàn ông trong làng, ông là một ngư dân – một nghề bấp bênh với cá khan hiếm ở khắp nơi.  Để đáp ứng với nhu cầu, ông phải vay nợ và sau cái chết không đúng lúc của ông, gia đình rơi thêm vào nợ nần.

Tất cả lên đến 5.000 USD, một số lượng gây ngạc nhiên trong một quốc gia nơi những người làm việc chế biến có thể kiếm được 200 USD/tháng.

Chẳng bao lâu trước khi Tha Sara lên một chiếc minivan chật chội cùng với 4 người đàn ông khác từ Veun Sien và một người trung gian, và đi xuống thủ đô Phnom Penh.

Ở đây, cô chờ ở cơ quan 2 tháng rưỡi cho giấy tờ, gồm có chi tiết khám sức khỏe bắt buộc, để thông qua.

Khi nào sổ thông hành của cô sẵn sàng, Tha Sara lại lên đường.  Sau 3 chuyến bay và khoảng 15 giờ trên không, cuối cùng cô đến thành phố Abha ở Saudi Arabia, trên 6.000 km (3.700 miles) từ nhà.

Tha Sara chắc chắn không phải đặc thù trong nỗ lực quốc tế của cô.  Quan tâm để làm việc ở ngoại quốc trong số 401 người trong làng của cô khiến cho cơ quan việc làm Phnom Penh mướn một môi giới ở đó.

“Làng có vẻ im lặng vì đàn bà đã biến mất,” xã trưởng Si Chandorn nói với cái cười sầu thảm.

 

Si Chandorn, xã trưởng của làng Veun Sien. [Ảnh: Andy Ball]

 

Saudi Arabia không phải là nơi đến duy nhất cho những dân làng nầy.  Phụ nữ địa phương ở mọi lứa tuổi cũng di chuyển sang Malaysia.

Chính xác có bao nhiêu người đã du lịch ngoài Cambodia vẫn chưa rõ.  Theo Si Chandorn, vào cuối năm 2022, một phụ nữ khác đi Malaysia trong khi 2 người khác đăng ký để gia nhập hàng ngũ lao động trong nước ở đó, mặc dù các cuộc phỏng vấn với dân làng đề nghị con số cao hơn.

Phụ nữ cũng di cư ở trong nước, Si Chandorn nói.  Trong số 20 dân làng ra đi hồi năm ngoái, 18 là đàn bà.  Họ thường làm việc phục vụ, tiệm tóc, như lao động ở trong nước hay như lái buôn ở chợ.

Việc di cư như thế, theo Si Chandorn, là một hiện tượng tương đối mới, bắt đầu những con số lớn trong năm 2017 vì thiếu cơ hội tạo ra thu nhập và sụt giảm dân số cá.  Nhưng nó không luôn luôn như thế.

“Từ nhiều thế hệ, vùng Veun Sien đã có nhiều cá vì nó là một vùng rừng ngập nước,” cô nói.  Những câu chuyện kể cá nhảy vào thuyền khi giật mình vì tiếng động của mái chèo chạm với mạn thuyền có rất nhiều ở đây và người xã trưởng 63 tuổi lấy thí dụ.

Rừng ngập nước Stung Treng, lớn lên ở giữa sông Mekong, phía bắc của thị trấn Stung Treng, từ nhiều năm đã là trung tâm của đa dạng sinh học.  Được đề cử là Đất ngập nước có Tầm quan trọng Quốc tế qua Quy ước Ramsar của UNESCO trong năm 1999, rừng là nơi cư trú của các loài cá và chim có nguy cơ tuyệt chủng, gồm có cá hô Mekong và cá tra dầu Mekong.

Cây đa sống trên một loại cây ven sông lớn được tìm thấy trong rừng ngập nước.

[Ảnh: Andy Ball]

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

Trải rộng trên 1 diện tích 14.600 hectares (36.000 acres), khu Ramsar là nơi đến của hàng trăm loại di ngư, di chuyển về phía thượng lưu để để trứng.  Trái cây rừng đã nuôi sống một số loại cá nhất định.

Tính đến năm 2021, trên 15.000 người sống trong 20 làng nằm trong ranh giới của khu Ramsar.  Đánh cá từng là nghề nghiệp chánh và trong khi nó vẫn còn quan trọng, nhiều dân làng trong vùng đã bỏ hoang thể thức như đánh cá bất hợp pháp quá khích – cùng những thứ khác – đã làm suy thoái số cá, theo một bài viết của Liên hiệp Quốc tế để Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN).

Hố sâu ở phía bắc của khu Ramsar được dùng để hỗ trợ một dân số nhỏ cùa cá heo Irrawaddy có nguy cơ tuyệt chủng cao.  Chúng là chủng loại tượng trưng của vùng, là trọng tâm của nỗ lực của trung tâm bảo tồn và các sáng kiến du lịch sinh thái hỗ trợ cuộc sống không ngừng.

Dân số của chúng đã suy giảm trên 4 thập niên, vì đánh cá bất hợp pháp và, một số nói, việc xây cất đập Don Sahong ở gần đó từ năm 2019 đến năm 2021.

Du khách quốc tế đã tràn ngập vùng để chiêm ngưỡng khung cảnh rừng ngập nước biểu tượng, gồm có những cây đa lớn lao được quấn chung quanh bởi cây keo và chò nhai, chỉ có thể tìm thấy dọc theo khúc sông Mekong dài 40 km nầy.

Một du khách Cambodia trong tỉnh Stung Treng xem bộ xương của một con cá heo Irrawaddy mà người địa phướng nói chết trong năm 2021. [Ảnh: Andy Ball]

 

Các cây thích ứng một cách đặc thù với các điều kiện ven sông và thay đổi với nhịp lũ và mùa của sông .  Khi Mekong phình ra với mưa mùa, thường từ tháng 5 đến tháng 10, chúng bị ngập nước.  Và trong mùa khô, khi mực nước hạ xuống, chúng khô đi và tái bổ sung.

Nhưng dân làng nói với Post Magazine quan sát rằng nước ngưng rút xuống hoàn toàn trong mùa khô vào giữa thập niên 2000s, cướp đi của cây thời kỳ khô quan trọng và đưa đến thúi cây và chết rộng rãi.

Ngày nay, các thân và nhánh cây trần trụi nhô lên từ mặt nước và ở một số nơi cây sông đổ xuống, mang một lưới rễ ở trên không phức tạp.

“Thiệt hại được mang đến những rừng ngập nước nầy, và đến những chủng loại khác nhau của đời sống ở dưới nước tùy thuộc vào chúng đã đáng kể.  Những chủng loại khác nhau bị ảnh hưởng khác nhau, nhưng một số hầu như hoàn toàn biến mất,” Ian Baird, giảng sư địa lý ở Đại học Wisconsin-Madison, Hoa Kỳ, được trích dẫn trong một phúc trình gần đây của IUCN có tựa đề “Đánh giá Tính Dễ tổn thương Thay đổi Khí hậu Khu Ramsar Stung Treng.”

 

Cây chết trong rừng ngập nước sông Mekong, trong khu Ramsar Stung Treng. [Ảnh: Andy Ball]

 

“Việc mất mát nơi cư trú quan trọng nầy có ảnh hưởn đáng kể đến thủy sản, đặc biệt cho con số cá tra Pangasiidae và cá chép cyprinid.”

Cái chết của rừng cũng tăng tốc sạt lở các cồn cát, đưa đến mất mát đất canh tác của dân làng khi những tảng đất đổ xuống sông với cây chết và buội rậm.

Baird, người sống trong vùng trong thập niên 1990s và có liên hệ chặt chẽ với cộng đồng trở lại hồi tháng 5 năm 2022 để điều tra lý do ở phía sau rừng chết.  Ông thấy rằng có đến 50% cây cao đã chết và rằng các đập có dung tích cao ở Trung Hoa và láng giềng Lào – trên dòng chánh Mekong và các phụ lưu của nó – là thủ phạm.

Chúng trữ nước trong các hồ chứa khổng lồ trong mùa mưa và xả nó trong mùa khô để sản xuất điện.

Chu kỳ xả nước trong mùa khô là lý do tại sao rừng ngập nước vẫn bị ngập, khi chúng giả sử phải khô – một thí dụ sách vở của ảnh hưởng cộng dồn của đập, theo viện hàn lâm.  Và một có thể đưa đến việc xóa hoàn toàn rừng ngập mặn trong tương lai nếu các biện pháp giảm nhẹ không được thực hiên.

“Đây là cái chết bởi 1 ngàn vết cắt,” Baird nói.  “Nhưng nhiều thứ có thể được làm.  Nếu các đập ở thượng lưu không chứa quá nhiều nước và xả nó trong mùa khô thì ảnh hưởng sẽ ít hơn.”

 

Những du khách địa phương viếng thăm thác nước lớn nhất ở Cambodia, nằm ở biên giới Cambodia-Lào trên Mekong.  Thác và rừng ngập nước thu hút du khách địa phương lẫn quốc tế. [Ảnh: Andy Ball]

 

Hiện có trên 150 dập trên Mekong và các phụ lưu của nó ở Trung Hoa, Myanmar, Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam.  Mười ba trong số nầy được xây trên dòng chánh: 11 ở Trung Hoa nơi sông được gọi là Lancang, và 2 ở Lào.

Chỉ ở Trung Hoa không thôi, 2 đập – Xiaowan (Tiểu Loan) và Nuozhadu (Nọa Trát Độ) – chiếm hơn ½ khả năng trữ nước trong lưu vực Mekong, Trung tâm Stimson ở Hoa Kỳ cáo buộc.

Đập Xiaowan bắt đầu hoạt động trong năm 2012 và Nuozhadu trong năm 2012.

Baird phân tích những đo đạc mực nước được thực hiện trong mùa khô cho thời kỳ 100 năm của Ủy hội Sông Mekong (MRC), một bộ phận liên chánh phủ giám sát việc phát triển Mekong và gồm có Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam.

Nhìn vào mực nước ở Pakse ở hạ Lào – điểm gần nhất với rừng ngập nước Stung Treng – ông thấy rằng mực nước đã gia tăng trong 15 năm qua.

Trong khi công nhận tầm quan trọng của khu Stung Treng và ảnh hưởng tiêu cực tiềm tàng của các đập thủy điện ở thượng lưu đối với thủy học của sông, văn phòng MRC không từ chối các cáo buộc của Baird.

“Theo dữ kiện được thu thập ở trạm theo dõi của chúng tôi ở Pakse, chúng tôi quan sát một gia tăng ‘nhẹ’ trong mực nước.  Điều nầy có thể do nhiều yếu tố khác nhau chẳng hạn những thay đổi trong lề lối khí hậu, xả nước từ hồ chứa, và thay đổi cách sử dụng đất,” văn phóng nói trong một tuyên bố.

 

Trẻ con chơi đùa gần bờ sông Mekong ở Stung Treng. [Ảnh: Andy Ball]

 

Văn phòng nói họ đã lưu ý đến “một số suy thoái” trong rừng ngập nước từ năm 2010 và rằng họ nêu vấn đề với các quốc gia thành viên, công nhận tầm quan trọng của việc bảo vệ nó.

“Chúng tôi đang làm việc với 4 quốc gia cộng với Trung Hoa và Maynmar trên 1 dự án khác, ‘Giới hạn thay đổi có thể chấp nhận được cho đất ngập nước của LMB’.  Ở đây, chúng tôi cố gắng nhìn vào dòng chảy môi trường tối đa và tối thiểu trong từng mùa mưa và khô.

“Điều nầy có nghĩa, một khi chúng tôi biết chúng, chúng tôi có thể truy nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng mực nước và khối lượng (trong 1 cách vượt qua mức tối đa có thể chấp nhận được),” bản tuyên bố cho biết.

Vẫn còn phải chờ xem đến phạm vi nào MRC có thể áp lục Trung Hoa, không phải là quốc gia thành viên và vì thế không bị buộc để chia sẻ tin tức với các quốc gia ở hạ lưu về các dự án thủy điện của họ, kể cả việc xả nước từ các hồ chứa ở thượng lưu.

“Các chánh phủ ở hạ lưu từ lâu đã lên tiếng lo ngại về ảnh hưởng của các đập thượng lưu ở Trung Hoa, Brian Eyler, giám đốc Chương trình Đông Nam Á (ĐNA) của Trung tâm Stimson, nói.  “Một khía cạnh ngăn chận chỉ trích là thiếu dữ kiện về ảnh hưởng nhất định của các đập của Trung Hoa vì Trung Hoa không cung cấp dữ kiện cho các quốc gia ở hạ lưu.

Một tiền lệ cho sự hợp tác được thực hiện trong năm 2020 sau khi các nhà khí tượng học báo động về các đập ở thượng lưu ảnh hưởng đến Hạ Lưu vực Mekong.  Để đáp ứng, Trung Hoa đồng ý chia sẻ tin tức với các quốc gia ở hạ lưu quanh năm.

Mặc dù được yêu cầu nhiều lần, đại diện của Bộ Môi trường Cambodia ở thủ đô Phnom Penh không cho ý kiến về câu chuyện nầy.  Chhoun Chhorn, sở môi trường tỉnh và là phó giám đốc của khu Ramsar, tuy nhiên, xác nhận rằng không có biện pháp nào được thực hiện để bảo vệ rừng ngập nước.

“Chúng tôi thường tham gia trong việc nâng cao vấn đề trên TV và với các bên liên hệ thích hợp để yêu cầu ngân quỹ, ngân sách, đóng góp để hồi phục rừng nhưng họ vẫn im lặng,” ông nói với Post Magazine.

Nha Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản ở Stung Treng đã rút ngắn mùa đánh cá 1 tháng, đóng nó trong tháng 5 thay vì tháng 6, nói là để bảo vệ cá heo, đa dạng sinh học và nơi đẻ trứng.

 

Một con cá đuối nước ngọt Mekong có nguy cơ tuyệt chủng ở một chợ cá trên Mekong . 

[Ảnh: Andy Ball]

 

Với niềm sung sướng, khi Tha Sara hạ cánh ở Abha, cô được tiếp đón bởi chủ của cô và đứa con trai 8 tuổi của ông.  Đó là nơi mà những lời đùa cợt chấm dứt.  Từ đây, cô ở với một gia đình Saudi như một công nhân ở trong nước được đánh dấu bởi những khó khăn.

Theo Tổ chức Lao dộng Quốc tế, kinh nghiệm của cô rơi vào một lề lối rộng lớn hơn của lạm dụng và bóc lột mà các công nhân ở trong nước Cambodia gặp phải ở Saudi Arabia, Singapore và Malaysia.

Phụ nữ bị đối xử như thế mặc dù các thỏa thuận song phương về việc sử dụng công nhân ở trong nước giữa Cambodia và những quốc gia di đến nầy.  Việc lạm dụng phụ nữ Cambodia ở Malaysia cũng rộng rãi để năm 2011 chánh phủ Cambodia công bố tạm thời cấm bán công nhân ở trong nước cho quốc gia ĐNA.

Chủ mới của Tha Sara, mặc dù tử tế hơn một chút, cho thấy cũng đòi hỏi như chủ trước.  Công việc của cô vẫn gãy lưng và gồm có săn sóc cho 4 đứa trẻ suốt ngày, từ 2 đến 13 tuổi, chuẩn bị thức ăn, rữa rái, giặt và ủi đồ, cùng những công việc khác.  Không có ngày nghỉ, ngay cà khi cố cảm thấy ốm.

Tuy nhiên, cô được phép sử dụng Wi-Fi và nhiều điện thoại di động của chủ để gọi cho con cô ở Cambodia.

Sau 2 năm ờ Abha, nơi cô kiếm được 400 USD/tháng, cô hầu như đã trả hết nợ và còn có thể để dành được một số tiền.  Rồi, trong tháng 5 năm 2022, một tin từ bà con của cô: con gái của Tha Sara bị bệnh nặng và chúng từ chối để tiếp tục được săn sóc bời các con của bà.

“Vì họ [chủ của tôi] không muốn tôi trở lại nhà, họ không mua giấy máy bay cho tôi nên tôi phải tự mua,” Tha Sara nói.

Nếu cô làm việc cho gia đình được 3 năm, họ phải trang trải giấy máy bay của cô.  Thay vào đó, cô phải chi một phầm lớn tiền tiết kiệm – khoảng 2.000 USD – để trở lại Cambodia.  Và ngay cả đó là một tiến trình sai.

Đi đến Saudi Arabia trong năm 2019, cố cùng đi với một người trông chừng và mọi thứ được chăm sóc.  Hành trình trở về rất khác.  Tha Sara phải dùng dụng cụ của chính cô.  “Có vấn đề với giấy máy bay.  Khi họ cố gắng đánh tên tôi, nó màu đỏ và chỉ khi nào tôi đã trả 500 USD, tôi có thể bay,” cô nói về việc chạm trán với nhân viên ở phi trường ở Thái Lan, chặng cuối cùng của cuộc hành trình của cô.

 

Một đàn cò bay qua rừng ngập nước Stung Treng. [Ảnh: Andy Ball]

 

Tha Sara trở lại nhà chỉ đủ để mua một chiếc xe gắn máy và sớm quay trở lại thói quen cũ.  Cô thức dậy với mặt trời, dọn dẹp nhà cửa, mở cửa hàng tí hon và chuẩn bị cho các con đến trường.

Trước khi buổi sáng trở nên nóng như thiêu đốt, cô đi đến đất canh tác, nơi cô trồng khoai mì và lúa.  Ngày của cô được đánh dấu bởi 2 tiếng đồng hồ nghỉ từ 11 AM đến 1 PM và rồi cô trở lại nông trại cho đến tối.

 

Con buôn bán cá ở một chợ trên bờ sông Mekong, ngay hạ lưu của ranh giới phía nam của khu Ramsar Stung Treng. [Ảnh: Andy Ball]

 

Nhưng đối với một con đường đất mới đi qua nhà cô, Tha Sara không để ý đến bất cứ phát triển tích cực ở Veun Sien.  Số cá vẫn không đáng kể và rừng ngập nước như cô biết có vẻ như một ký ức xa vời.

“Đời sống không thay đổi trước và sau khi tôi ra di.  Nó giống nhau vì chúng tôi vẫn không có thu nhập,” cô nói.  Chỉ có những cây angcheng [cao] đã ngã xuống sông, mặc dù tôi không biết tại sao.”

Mặc dù cô that bại, Tha Sara vẫn không nao núng và đang ước mơ các kế hoạch cho tương lai: một cửa hàng cạnh đường chánh.  Để biến điều nầy thành hiện thực, tuy nhiên, cô cần tiền, vẫn không thể đạt được chừng nào cô vẫn ở trong làng, hay trong Cambodia.

“Con gái tôi lập gia đình, tôi không muốn đi nữa,” Tha Sara nói.  “Lần nầy tôi không muốn đi đến Saudi Arabia.  Tôi sẽ đi Malaysia.  Saudia Arabia thì xa và Malaysia thì gần hơn.”

No comments:

Post a Comment