Pratch Rujivanarom – Bình Yên Đông lược dịch
Bangkok Post – 14 May 2023
Không ảnh của sông Mekong
trong tỉnh Nong Khai cho thấy các cồn cát.
Thỉnh thoảng mực nước có thể dao động, gây ra bởi việc xây đập trên sông
ở Trung Hoa và Lào.
Các nhóm xã hội dân sự Mekong đang thúc giục chánh phủ Thái
Lan và Cambodia chuyển chánh sách sông Mekong của họ đến việc bảo vệ hệ sinh
thái và khuyến khích công lý môi trường.
Những nhà vận động và hoạt động môi trường đã tuyên bố trước
cuộc bầu cử ở Thái Lan vào ngày Chủ Nhật và cuộc bầu cử sắp xảy ra ở Cambodia
(ngày 23 tháng 7). Họ muốn đảo ngược lập
trường hiện nay đối với việc đầu tư thủy điện để bảo vệ tài sản sinh học phong
phú và hệ sinh thái đặc thù của sông, cũng như quyền môi trường của các cộng
đồng địa phương trên khắp khu vực.
Yêu cầu ứng
cử viên
Như là kết quả của việc phát triển đập thủy điện trong khu
vực Mekong, toàn thể khúc sông Mekong nay đang đối mặt với những khủng hoảng
môi trường gây thiệt hại cho hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên phong phú
của sông, trên đó trên 60 triệu người dựa vào.
Chanang Umparak của The Mekong Butterfly (Bướm Mekong), một
nhóm môi trường ở Thái Lan, nói các dự án có thể quyết định chắc chắn số phận
của Mekong hùng vĩ. Sáu quốc gia chia sẻ
con sông quốc tế nầy, nhưng vấn đề gần như không được nêu lên trong lúc vận
động tranh cử.
Theo International Rivers (Sông ngòi Quốc tế), 11 đập đang
hoạt động trên thượng lưu Mekong ở Trung Hoa, trong khi 2 đập thủy điện – đập
Xayaburi và đập Don Sahong – cũng hoạt động trên dòng chánh Mekong ở Lào. Thêm 3 đập khác đang được xây cất – đập Luang
Prabang, đập Pak Lay và đập Pak Beng.
“Các hiện tượng chẳng hạn như mực nước dao động trái mùa ‘ảnh
hưởng Mekonh xanh’ vì mất phù sa, cả hai là do các đập trên sông gây ra, nhưng các
chánh phủ [của các quốc gia Mekong] im lặng về vấn đề nầy,” cô Chanang nói.
Tuy nhiên, mặc dù những ảnh hưởng của các đập thủy điện đối
với các hệ sinh thái của Mekong đã rõ, Cơ quan Phát Điện Thái Lan (EGAT) hồi
đầu năm nay đã ký những thỏa thuận mua điện với Lào, cho phép Thái Lan mua đến
10.500 MWs điện từ đập Pak Lay và đập Luang Prabang.
“Các chánh phủ trong khu vực Mekong thường xem Mekong về mặt phát triển kinh tế và cơ hội đầu tư, trong khi bỏ qua các giá trị vô cùng quan trọng khác chẳng hạn như là một nguồn thực phẩm và lợi tức của người dân, một cái nôi của các nền văn hóa Mekong đa dạng, và sông là một trong những điểm nóng đa dạng sinh học quan trọng của thế giới,” cô nói.
Cô thúc giục chánh phủ sắp tới tái xét chiến lược năng lượng
của Thái Lan bằng cách thu hồi các thỏa thuận mua điện từ các đập thủy điện
nguy hại trên Mekong và ngưng những dự án mới.
Cô cũng kêu gọi tu chính hiến pháp để bảo vệ quyền của người
dân được sống trong môi trường sạch và lành mạnh, và thúc giục chánh phủ làm
việc với các quốc gia thành viên khác của Ủy hội Sông Mekong (MRC) để cải thiện
tiến trình tham vấn trước (PNPCA) để bảo đảm sự tham gia hoàn toàn của quần
chúng trước khi việc xây cất ảnh hưởng đến sông.
“Luật Giám sát Đầu tư Xuyên biên giới cũng cần thiết để bảo
đảm tất cả các đầu tư trực tiếp của Thái ở ngoại quốc được thực hiện đúng mà
không có ảnh hưởng tiêu cực,” cô Chanang nói thêm.
Quan điểm
của Cambodia
Bộ trưởng Môi trường Cambodia Say Sam Al nói chánh phủ của
ông không lo ngại về các dự án thủy điện trên Mekong, vì họ xem việc phát triển
thủy điện như một cơ hội để đi đến thịnh vượng kinh tế và nâng cao hợp tác giữa
các quốc gia Mekong để thiết lập một Lưới Điện ASEAN.
Sithirith Mak, Học giả Nghiên cứu Lão thành và Trưởng Đơn vị
Môi trường ở Viện Phát triển Tài nguyên Cambodia, nhấn mạnh đến những đe dọa từ
các đập thủy điện đối với môi trường là có thật.
Hồ Tonla Sap, là sinh quyển đất ngập nước lớn nhất và quan
trọng nhất trong lưu vực sông Mekong, đã bị thiệt hại do ảnh hưởng của các đập
thủy điện ở thượng lưu, ông Sithirith nói.
Vùng nước đa dạng sinh học nầy duy trì trên 200 loại cá và
góp phần vào sức khỏe và thịnh vượng của trên 15 triệu người Cambodia, theo một
nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Phát triển Thủy sản thuộc Bộ Thủy sản
Cambodia.
“Tuy nhiên, những biến đổi sinh thái đang xảy ra ở hồ Tonle
Sap kể từ năm 2019. Lề lối thủy học của
dòng chảy đảo ngược hang năm từ sông Mekong vào hồ Tonle Sap đã thay đổi lớn
lao, khiến cho số cá trong hồ bị cạn kiệt nhanh chóng,” ông nói.
“Theo dữ kiện thủy học ở hồ Tonle Sap, lế lối của dòng chảy
đảo ngược hàng năm từ sông vào hồ tương đối giống nhau mỗi năm cho đến năm
2019, khi nước tràn vào hồ Tonle Sap đến trễ 3 tháng và với 1 khối lượng của
dòng chảy đảo ngược nhỏ hơn đáng kể.”
Ông nói đảo ngươc dòng chảy hàng năm của hồ Tonle Sap vẫn dao động trái
mùa. Bất thường thủy học nầy trùng hợp
với đập Xayaburi bắt đầu hoạt động trong cùng năm. Nó là dự án đập thủy điện đầu tiên được xây
trên hạ lưu Mekong ở Lào.
“Kết quả của ảnh hưởng thủy học, số cá đánh được trong hồ
Tonle Sap cũng giảm. Những con số cho
thấy sản lượng cá hàng năm trong hồ Tonle Sap trong năm 2020 (141.635 tấn) đã
giảm ½ từ năm 2018 (291.260 tấn),” ông nói.
Ông nói nền thủy sản sụp đổ trong hồ Tonle Sap sẽ cộng thêm
vào vấn đề xã hội và kinh tế cho các cộng đồng địa phương vốn đã nghèo khó, vì
người dân sẽ mất thu nhập và cuộc sống truyền thống của họ.
“Chánh phủ Cambodia không có khả năng để đáp ứng và giảm nhẹ
có hiệu quả những vấn đề kinh tế-xã hội và môi trường mới phát sinh nầy,” ông
nói.
“Vì thế, chúng tôi muồn kêu gọi chánh phủ mới chuẩn bị các
chiến lược để giải quyết những thách thức nầy.”
Ông cũng thúc giục chánh phủ suy nghĩ lại kế hoạch phát triển
năng lượng của quốc gia bằng cách khuyến khích năng lượng tái tạo sạch chẳng
hạn như mặt trời và tránh xa thủy điện.
No comments:
Post a Comment