Monday, January 23, 2017

Water Level at Luang Prabang - Savannakhet - Pakse - Phnom Penh (Bassac) - Prek Kdam (Tonle Sap) - Tan Chau - Chau Doc on Jan. 23, 2017



Luang Prabang
Water level on Monday, January 23, 2017 at 07:00 AM = 5.01 m
Minimum level = 2.53 m
All levels are above zero gauge
(Zero gauge Luang Prabang = 267.195 m above MSL)



Savannakhet
Water level on Monday, January 23, 2017 at 07:00 AM = 2.00 m
Minimum level = -0.65 m
All levels are above zero gauge
(Zero gauge Savannakhet = 125.022 m above MSL)



Pakse
Water level on Monday, January 23, 2017 at 07:00 AM = 1.70 m
Minimum level = 0.03 m
All levels are above zero gauge
(Zero gauge Pakse = 86.49 m above MSL)



Phnom Penh (Bassac)
Water level on Monday, January 23, 2017 at 07:00 AM = 3.15 m
Minimum level = 1.58 m
All levels are above zero gauge
(Zero gauge Phnom Penh (Bassac) = -1.02 m above MSL)



Prek Kdam (Tonle Sap)
Water level on Monday, January 23, 2017 at 07:00 AM = 2.33 m
Minimum level = 0.58 m
All levels are above zero gauge
(Zero gauge Prek Kdam (Tonle Sap) = 0.08 m above MSL)



Tan Chau
Water level on Monday, January 23, 2017 at 07:00 AM = 1.17 m
Minimum level = -0.37 m
All levels are above zero gauge
(Zero gauge Tan Chau = 0.001 m above MSL)



Chau Doc (Bassac)
Water level on Monday, January 23, 2017 at 07:00 AM = 1.25 m
Minimum level = -0.6 m
All levels are above zero gauge
(Zero gauge Chau Doc (Bassac) = 0.001 m above MSL)









Monday, January 16, 2017

RỪNG VÀ LŨ LỤT (By LymHa)



Lymha . Tháng 1-2017

Dẫn nhập
Ảnh hưởng của nạn phá rừng đối với lũ lụt đã và đang được tranh luận trên khắp thế giới. Theo Cơ quan Lương Nông của Liên Hiêp Quốc (FAO), mức độ phá rừng cao nhất xảy ra ở Á Châu, từ 9.5% trong thập niên 1960 đến 11% trong thập niên 1980.

Cũng như nhiều nơi khác trong nước, rừng ở các tỉnh miền Trung đang bị tàn phá một cách nghiêm trọng. Hiện nay diện tích rừng chỉ còn khoảng 40%. Các cuộc nghiên cứu và điều tra ở Hoa Kỳ cũng như nhiều nơi khác trên thế giới đã chứng minh rằng nguyên nhân hàng đầu của lũ lụt là có quá nhiều mưa xảy ra trong một thời gian ngắn và việc phá rừng có thể ảnh hưởng quan trọng đối với lũ lụt trong các lưu vực hạn hẹp như ở miền Trung. Cây cối có khả năng giữ nước cũng như giảm thiểu việc đất đai sụt lở. Lượng nước lũ ở một vùng có nhiều cây cối sẽ ít hơn lượng nước lũ từ một vùng trơ trọi. Vì thế nạn phá rừng có thể gia tăng mực nước ở các vùng hạ lưu.
Phát biểu của Tiến sĩ Nguyễn Huy Dũng-Phó Viện trưởng Viện Điều tra và Quy hoạch rừng: “Giữ được rừng thì mới giữ được nước”

Trong thời gian gần đây, rừng Tây Nguyên suy giảm về diện tích và chất lượng, rừng còn lại thì nghèo kiệt. Điều này ảnh hưởng đến việc tạo ra nguồn sinh thủy cho các hệ thống hồ đập, sông suối trên toàn vùng Tây Nguyên. Diện tích rừng giảm làm cho khả năng tạo mưa của rừng cũng giảm. Theo tính toán của các nhà khoa học khi gia tăng 10% độ che phủ của rừng thì lượng mưa sẽ tăng 2,5%. Do rừng mất nên toàn bộ hệ thống sông suối ở Tây Nguyên hứng chịu nhiều đợt lũ lụt vì rừng không giữ được nước.

Ngoài ra, dòng chảy bề mặt ở rừng không lớn hơn 2% so với tổng lượng mưa, nhưng khi rừng bị phá hủy, dòng chảy bề mặt tăng lên rất lớn, có thể lên đến 30%. Lượng nước ngầm cũng giảm đáng kể vì nước giữ ở tán cây, thân cây, thảm thực vật trong đất giảm. Hiện nay, các tỉnh Tây nguyên cũng đang tích cực trồng rừng, tuy nhiên rừng trồng với các loài cây mọc nhanh, đơn loài, đơn tầng thì không có khả năng giữ nước. Do vậy cần bảo vệ hệ thống rừng tự nhiên còn lại, tăng cường trồng rừng nguyên liệu, rừng gỗ lớn; giao đất giao rừng cho người dân và cộng đồng quản lý, bảo vệ. Bởi có giữ được rừng thì mới giữ được nước.

Việt Nam và lũ lụt
Tại Việt Nam năm nào cũng có lụt, không lụt lớn cũng có lụt nhỏ. Chẳng hạn ở Miền Trung bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 DL đều có lụt vì là mùa mưa lũ. Dãy Trường Sơn chận mây tạo mưa ở sườn đông, đồng bằng lại nhỏ hẹp nên không tránh được lũ lụt. Tại đồng bằng Cửu Long, hàng năm đều có ngập lụt định kỳ.

Tại đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, có những trận bão lụt thảm khốc trong thế kỹ 19 và 20 là năm
- Canh Dần (1890), Quý Tị (1893),
- Ất Tị (1905),- Quý Sửu (9/8/1913),
-Ất Mão (11-20/8/1915),
- Bính Dần (29/7/1926),
- Ất Dậu (8/1945),
-Tân Hợi (20/8/1971),
- Bính Tý (1996, do bão Frankie),
- Nhâm Ngọ (9/2002, bảo Mekkhala ),
và Mậu Tý (10/2008).

Tại Miền Trung, trung bình hàng năm có 5 trận bão, những trận  bão lụt gây thiệt hại nổi tiếng là:

- Quý Tỵ (1953),
- Giáp Thìn (1964),
- Bính Tý (1996),
- Mậu Dần (1998),
- Hai trận lụt năm Kỹ Mão (tháng 11 và 12/1999),
- Canh Thìn (9/2000, do bảo Wukong vào Hà Tĩnh),
- Quý Mùi (11/2003),
và trận bão năm Ất Dậu (4/2005).

Tại Miền Nam và đồng bằng Cửu Long, những trận lụt lớn xảy ra năm:

- Giáp Thìn (1/5/1904),
- Giáp Tý (1924), Mậu Thìn (1928),
- Nhâm Thìn (1952), Tân Sửu (1961),
- Giáp Thìn (1964), Bính Ngọ (1966),
- Mậu Ngọ (1978), Giáp Tý (1984),
-Tân Mùi (1991), Giáp Tuất (1994),
- Ất Hợi (1995),
- Bính Tý (1996),
- Đinh Sửu (1997, bão Linda tàn phá vùng bán đảo Cà Mau),
- Canh Thìn (2000),
- Tân Tỵ (10/2001),
- Nhâm Ngọ (9/2002),
- Giáp Thân (2004),
và Tân Mão (2011).

Trung bình ở đồng bằng Cửu Long, mỗi 5 đến 12 năm là có một trận lụt khủng khiếp:
- 1961 (Tân Sửu),
- 1966 (Bính Ngọ),
- 1978 (Mậu Ngọ),
- 1984 (Giáp Tý)
và 1991 (Tân Mùi).

Lụt năm Thìn
     Lụt Năm Thìn vẫn nằm trong trí nhớ của người dân VN qua các trận lụt sau đây:

Lụt năm Giáp Thìn (tháng 9, 1844). Kinh đô Huế mưa to gió lớn, nước ngập sâu 4.2 m trong kinh thành. Tỉnh Thừa Thiên hơn 1000 người chết, 2000 nhà bị sập hoàn toàn. Tại Quảng Trị nước ngập sâu 6.72 m, 79 người chết đuối, hơn 3000 nhà bị sụp đổ.

Lụt năm Giáp Thìn (1904). Xảy ra ngày 1/5/1904, nhằm ngày 13/3/ Giáp Thìn, do một trận bão lớn, cùng lúc thủy triều cao gây những đợt sóng cao 10m như sóng thần, càn quét khắp vùng duyên hải Nam phần đến tận Campuchia. Thiệt hại lớn nhất là Gò Công, Mỹ Tho, Tân An, Chợ Lớn. Nhiều làng ven biển ở Gò Công bị cuốn trôi. Vì mưa lớn, nước lụt dâng nhanh, có nơi ngập sâu 3m.
Mỹ Tho bị thiệt hại 35%, các vùng phụ cận tỉnh Mỹ Tho từ Thừa Đức lên tới An Hồ 30% nhà cửa sập đổ, vườn dừa bị gãy; Gò Công trên 60%, 5.000 người chết trôi ở các làng ven biển vùng cửa Khâu, làng Kiểng Phước, Tân Bình Điền, Tân Thành, Tăng Hoà…60% nhà cửa bị sập, 80% gia súc chết. Tại Sài Gòn, số người chết hơn 3.000 người. 
Cũng năm Giáp Thìn này (1904) lũ lụt lớn cũng xảy ở miền Trung, từ Huế cho tới Nghệ An. Tại Thừa Thiên-Huế đã xuất hiện một cơn bão cực mạnh ngày 11-9-1904 gây nhiều tổn thất về người và tài sản, nhiều công trình kiến trúc trong kinh thành và đình chùa miếu mạo bị hư hỏng, hơn 50.000ha ruộng lúa ở vùng thấp thuộc lưu vực sông Hương và phá Tam Giang bị nước mặn tràn vào gây mất mùa liên tục những năm sau đó. Trận thiên tai này đã khiến tỉnh Thừa Thiên bị thiệt hại nặng nề: 22.027 nhà bị sập đổ, 529 tàu thuyền bị trôi dạt hoặc bị đắm, 724 người chết.

Lụt năm Nhâm Thìn (1952) xảy ngày mồng 3 tháng 9 năm 1952, nhằm tháng 8 năm Nhâm Thìn. Có thể nói là cuồng phong (tornado) chứ không phải bão vì cơn lốc có chiều rộng khoảng 40 km, thổi từ Phi Luật Tân thẳng vào Phan Thiết, đến Long Khánh, Thủ Dầu Một và tắt dần khi vào Campuchia. Thiệt hại nhân mạng và nhà cửa rất lớn do cuồng phong và lụt ở Phan Thiết, làm ngã rạp rừng và rừng cao su ở vùng Long Khánh, v...v...
Theo thống kê thời ấy, sông Vàm Cỏ Đông ở đoạn thuộc huyện Châu Thành nước lên cao 4 mét, chợ Tây Ninh 3,6 mét, vùng Suối Đôi, cầu Lộc Ninh đến 18,7 mét. Núi Bà Đen bị nước lũ xói mòn đá đứt chân lăn xuống, đùa nhau từ đỉnh đến chân núi thành 3 đường sâu hoắm, rộng hơn 20 mét. Đứng từ xa 30 cây số vẫn thấy rõ ba đường lở đỏ ối màu gạch nung, (đến bây giờ vẫn còn vết tích). Hậu quả trận lụt cũng khá nặng nề. Các cơ quan tỉnh bị mất trắng 100% ruộng rẫy làm lúa, nhân dân thiệt hại 80%, vùng Châu Thành có 1.073 mẫu ruộng và 315 mẫu rẫy chỉ còn thu hoạch được 18 mẫu. Trảng Bàng bị mất hết 2/3 mùa màng, 220 nhà bị sập, 92 người chết. Dương Minh Châu thiệt hại thấp nhất cũng có hơn 50% mùa màng chìm trong biển nước. Nhiều người bị đói phải ăn củ nần, củ chuối, trái rừng thậm chí cả lá rừng thay cơm.

Lụt năm Giáp Thìn 1964 xảy ra ngày mùng 6 tháng 10 âm lịch tại Quãng Nam với hàng ngàn người chết. Riêng làng Đông An chết trên 1700 người, chỉ còn 19 người sống sót. 

Chính phủ VNCH cứu trợ trận lụt lịch sử miền Trung năm 1964 



Lũ lụt và hiện tượng La Niñas
Ở vùng Tây Thái Bình Dương, hạn hán thường xảy ra ở những năm có El Niño, ngược lại bão lụt xảy ra ở những năm có hiện tượng La Niñas.
Ở Miền Bắc, trong số 9 năm có lũ lụt lớn, thì 5 năm có La Niñas (56%). Ở Miền Trung, trong số 8 năm có lũ lụt lớn thì 5 năm trùng vào La Niñas (63%). Ở Miền Nam, trong số 19 năm có lụt lớn, thì có 11 năm có hiện tương La Niñas (58%).
Như vậy, năm nào có La Niñas, thì xác xuất có lũ lụt lớn khoảng trên 55%.
Vì vậy, những năm Thìn có lũ lụt lớn như 1904, 1928, 1952,1964, 2000 đều là năm có La Niñas.

El Niño và La Niñas là những hiện tượng biến đổi nhiệt độ nước biển ở Thái Bình Dương. Thông thường, nhiệt độ nước biển mạn đông Thái Bình Dương (khoảng 15,5 – 21,1 ºC) lạnh hơn vùng biển mạn tây Thái Bình Dương (khoảng 26,7ºC). Vào năm có El Niño, lớp nước mặt ở vùng đông Thái Bình Dương gần xích đạo bị hâm nóng, làm đảo lộn khí hậu trên thế giới. Vào năm có La Niña, nước lạnh ở đáy Thái Bình Dương trồi lên mặt, làm nhiệt độ lạnh hơn năm bình thường. El Niño / La Niña xảy ra với chu kỳ 2-6 năm.

El Niño được tường trình từ năm 1600, và bắt đầu được nghiên cứu từ thế kỷ 19. Từ thế kỷ 20 cho đến nay, El Niño xuất hiện ở các năm:
 1902/1903, 1905/1906, 1911/1912, 1914/1915, 1918/1919, 1923/1924, 1925/1926, 1930/1931, 1932/1933, 1939/1940, 1941/1942, 1951/1952, 1953/1954, 1957/1958, 1965/1966, 1969/1970, 1972/1973, 1976/1977, 1982/1983, 1986/1987, 1991/1992, 1994/1995, 1997/1998, 2002/2003, 2004/2005, 2006/2007, và July 2009/May 2010.

Trong số này, El Niño mãnh liệt nhất ở các năm 1965/1966, 1982/1983 và 1997/1998 gây lụt lội từ California cho tới Chí Lợi, nhưng khô hạn ở Đông Phi Châu. El Niño năm 1997 gây mưa lớn kỷ lục ở Florida. Năm 1998, ngược lại nước vùng biển đông Thái Bình Dương trở nên lạnh bất thình lình do La Niña, thì Florida lại hạn hán kỷ lục. Năm 1998 là năm thế giới có nhiệt độ cao nhất là do hậu quả của El Niño xảy ra cuối năm 1997, tiếp theo là La Niña làm thế giới mát dịu hơn ở những năm sau đó.

Từ thế kỷ 20 cho tới nay, La Niñas xuất hiện ở các năm:

1904/1905, 1909/1910, 1910/1911, 1915/1916, 1917/1918, 1924/1925, 1928/1929, 1938/1939, 1950/1951, 1954/1956, 1956/1957, 1964/1965, 1970/1971, 1971/1972, 1973/1974, 1975/1976, 1984/1985, 1988/1989, 1995/1996, March 1998/early 2000, late 2000/early 2001, 2007/2008, 2008/April 2009. July 2010/2011.

Riêng trong thời kỳ La Niñas 1988/1989, nhiệt độ nước mặt đại dương lạnh hơn năm bình thường tới 2,2 ºC.

La Niñas xảy ra 11/2011 gây lụt trầm trọng ở Thái Lan và đồng bằng Cửu Long của Việt Nam. La Niñas tiếp tục kéo dài đến tháng 5/2012, năm Nhâm Thìn. Mùa lũ lụt ở Miền Trung và Miền Nam xảy ra từ tháng 9 đến tháng 12 DL, tức lúc La Niñas đã chấm dứt. Vì vậy, hy vọng không có lũ lụt lớn trong năm Nhâm Thìn 2012. Cần ghi nhớ là trận bão năm Giáp Thìn xảy vào ngày 1/5/1904, là tháng năm bắt đầu của La Niñas.

Trung phần
Trải qua những tiến trình lịch sử, vùng Trung phần được xem như trạm trung chuyển, đất dừng chân khi người Việt cổ di cư về phía Nam. Khí hậu Trung phần được chia ra làm hai khu vực chính là Bắc Trung phần và Duyên Hải Nam Trung phần.

Vùng Bắc Trung phần (bao gồm toàn bộ phía Bắc đèo Hải Vân) về mùa đông, do gió mùa thổi theo hướng Đông Bắc mang theo hơi nước từ biển vào nên khu vực chịu ảnh hưởng của thời tiết lạnh và kèm theo mưa nhiều, một điểm khác biệt với thời tiết khô hanh mùa Đông ở vùng Bắc phần. Về mùa Hè không còn hơi nước từ biển đưa vào nhưng có thêm gió mùa Tây Nam (còn gọi là gió Lào) tràn ngược lên, thường gây ra thời tiết khô nóng với nhiệt độ ngày có khi lên tới trên 40 độ C, trong khi đó độ ẩm không khí lại rất thấp.

Vùng Duyên hải Nam Trung
phần  bao gồm khu vực đồng bằng ven biển Nam Trung phần thuộc phía Nam đèo Hải Vân. Gió mùa Đông Bắc khi thổi đến đây thường suy yếu đi và bị chặn lại bởi dãy Bạch Mã. Vì vậy, khi về mùa hè có gió mùa Tây Nam thổi mạnh từ vịnh Thái Lan, vượt qua dãy núi Trường Sơn, gây nên thời tiết khô nóng cho toàn khu vực.

Đặc điểm nổi bật của vùng khí hậu Trung
phần  là có mùa mưa và mùa khô không cùng xảy ra vào một thời gian trong năm, với mùa mưa và khô của hai miền khí hậu còn lại của 2 vùng Bắc phần và Nam phần.

Thừa Thiên - Huế là một trong các tỉnh có lượng mưa nhiều nhất ở Việt Nam với lượng mưa trung bình năm vượt trên 2.600mm, có nơi lên đến 4.000mm. Có các trung tâm mưa lớn như khu vực Tây A Lưới - Động Ngại (độ cao 1.774m) có lượng mưa trung bình năm từ 3.400 - 5.000mm, khu vực Nam Đông - Bạch Mã - Phú Lộc có lượng mưa trung bình năm từ 3.400 - 5.000mm. Đồng bằng duyên hải Thừa Thiên - Huế có lượng mưa ít nhất, nhưng trung bình năm cũng từ 2.700 - 2.900mm.


Hàng năm có từ 200 - 220 ngày mưa ở các vùng núi, 150 - 170 ngày mưa ở khu vực đồng bằng duyên hải. Vào mùa mưa, mỗi tháng có 16 - 24 ngày mưa. Những đợt mưa kéo dài nhiều ngày trên diện rộng thường gây ra lũ lụt lớn.

Địa hình phía Tây từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế bao gồm các dãy núi cao. Các dòng sông ở đây có dòng chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đổ ra biển thường có lòng sông hẹp, độ dốc lớn, diện tích lưu vực nhỏ, nên với lượng mưa tương đối lớn trút xuống sẽ sinh ra lũ, lên nhanh và gây lụt lội cho các khu vực đồng bằng thấp phía Đông. Như Sông Hương - sông Bồ (độ cao đầu nguồn là 1.318m, dài trên 100km, diện tích lưu vực 2.690km2) chảy gần theo hướng Bắc Nam đổ ra biển ở cửa Thuận An. Toàn bộ diện tích lưu vực sông Hương có trên 80% là đồi núi, khu vực đồng bằng còn lại ở mức thấp so với mực nước biển và mực nước lũ, nên hầu hết sẽ bị ngập khi có lũ trên báo động cấp 3 (tương ứng 3,5m).

Mùa mưa đến với lượng mưa chiếm 68 - 75% lượng mưa trong năm sẽ phát sinh lũ lụt lớn, gây thiệt hại sản xuất, tài sản, tính mạng cư dân, tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái. Ngược lại, trong mùa ít mưa thì nước lại không đủ cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất của một số địa phương trong vùng.
Mưa lũ ở Bắc Trung
phần  thường xảy ra từ tháng 7 đến tháng 10, ở vùng Duyên hải Nam Trung phần thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 12.

Tây Nguyên
Vùng Tây Nguyên (bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với diện tích tự nhiên là 54.474 km2 chiếm 16,8% diện tích tự nhiên cả nước) là vùng trọng điểm phát triển kinh tế của Việt Nam và là nơi sinh sống của gần 6 triệu người bao gồm nhiều chủng tộc.

Tây Nguyên có các lưu vực sông chính là sông Ba, sông Đồng Nai, Sê San và Sêrêpốk. Trong đó, lưu vực Sê San và Sêrêpốk chiếm diện tích tự nhiên lên tới 29.884 km2 và cũng là hai phụ lưu quan trọng, đóng góp lượng nước lên tới 18% cho lưu vực sông Mekong.

Dưới áp lực phát triển trong những thập niên vừa qua, hệ sinh thái cảnh quan của vùng Tây Nguyên đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng thiếu bền vững. Theo số liệu của Tổng cục Lâm Nghiệp từ năm 2008-2014, độ rừng che phủ tại Tây Nguyên đã mất đi hơn 358.700 ha, tương đương mỗi năm mất hơn 51.200 ha rừng. Việc phát triển thủy điện trên dòng chính và các dòng nhánh của Sê San và Sêrêpốk đã và đang tác động tiêu cực đến tài nguyên nước, nguồn lợi thủy sản tự nhiên, sinh kế người dân. Ngoài ra, thiếu quy hoạch thống nhất trong phát triển thủy điện cũng là một trong những nguyên nhân khiến nguồn nước mặt tự nhiên bị chia cắt, phân mảnh và giảm sút. Quá trình mở rộng diện tích cây công nghiệp như cà phê, cao su, hạt tiêu, điều tại khu vực Tây Nguyên dẫn đến khai phá đất rừng diễn ra mạnh mẽ trong những năm vừa qua. Nguồn nước ngầm tại khu vực này đang trong tình trạng kiệt quệ.

Động lực về nhu cầu điện khu vực Đông Nam Á
Kế hoạch phát triển kinh tế Lào gần như hoàn toàn dựa vào tiền đề xuất khẩu hầu hết 24 GW công suất thủy điện tiềm năng của mình cho các nước láng giềng. Tuy nhiên, thay đổi chính sách năng lượng khu vực đặt câu hỏi liệu các nhu cầu dự kiến ​​của Lào thủy điện sẽ thành hiện thực. Thái Lan hiện đang là khách hàng chính yếu của Lào, nhưng nó có một lịch sử đánh giá quá cao nhu cầu. Như Thái Lan trau chuốt dự báo năng lượng và bắt đầu tích cực theo đuổi hiệu quả năng lượng, nhu cầu đối với Lào có khả năng giảm đáng kể. Cambodia và Myanmar là những thị trường xuất khẩu tiềm năng như cả hai phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt đáng kể nguồn điện. Nhưng mối quan tâm an ninh năng lượng được ưu tiên phát triển các nguồn thủy điện trong nước để tránh sự phụ thuộc vào nhập khẩu trong tương lai. Myanmar đã phát triển khí đốt tự nhiên, thủy điện, và tiềm năng năng lượng mặt trời, mà khả năng có thể vượt qua nhu cầu trong nước. Myanmar có thể sẽ trở thành một nước xuất khẩu năng lượng ròng và một đối thủ cạnh tranh với Lào.

Việt Nam đứng ra như thể là thị trường lớn nhất trong tương lai
mua nguồn điện Lào, tiêu thụ điện của Việt Nam hiện đang tăng 10-12% mỗi năm và dự kiến ​​sẽ tăng trưởng ở mức 7-10% mỗi năm cho đến năm 2030. Trong năm 2015, Việt Nam chuyển từ một nước xuất khẩu ròng năng lượng để nhập khẩu ròng do nhu cầu than trong nước tăng cao.

Việt Nam có tốc độ tăng trưởng dự kiến ​​này trong cập nhật phát triển điện
kế hoạch VII, trong đó dự đoán rằng nó sẽ cần 130 GW điện vào năm 2030. Kế hoạch cập nhật đáp ứng cho thị trường và áp lực biến đổi khí hậu bằng cách tăng tài trợ cho năng lượng tái tạo và loại bỏ một số đề xuất nhà máy điện chạy bằng than. Nhưng than vẫn sẽ đóng một vai trò quan trọng, tăng từ 28% của thế hệ điện quốc gia vào năm 2014 lên hơn 50% vào năm 2030. Hơn nữa, kế hoạchVII ưu tiên đáp ứng nhu cầu tăng trưởng với nguồn lực trong nước và không có nguồn tài khoản đầy đủ và cơ hội cho các khu thương mại khu vực, trợ cấp điện hiện nay không khuyến khích nhập khẩu điện từ Lào, nhưng chúng sẽ được thể rút khỏi Việt Nam hết các tùy chọn năng lượng trong nước.

Kế hoạch VII gồm 860 MW nhập khẩu điện từ Lào vào năm 2020.  Điều này là không đáng kể với tiềm năng thủy điện Lào và khả năng chi trả tương đối của điện của nó. Việt Nam gần đây đã ký một biên bản ghi nhớ với Lào để mua 5.000 MW điện vào năm 2020 nhưng điều này vẫn chỉ chiếm chưa đầy 3% nhu cầu điện của Việt Nam. Việt Nam có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình với chi phí tài chính và môi trường thấp bằng cách gia tăng đáng kể nhập khẩu thủy điện của Lào. Việt Nam qua đó có thể tận dụng lợi thế về vai trò của nó như là một nhà nhập khẩu lớn để bảo vệ năng suất cao từ sông Mekong từ những tác động của các đập ở thượng nguồn.

Gần đây, giá toàn cầu về năng lượng gió và mặt trời đã giảm đáng kể, với mức giá của tấm pin mặt trời
(solar power) giảm hơn 40% từ năm 2010 đến năm 2014.  Giá cả sẽ tiếp tục giảm, làm cho năng lượng mặt trời và gió cạnh tranh với các nhiên liệu hóa thạch. Giá năng lượng của Việt Nam được ước tính sẽ tăng lên $ 0,092 / kWh vào năm 2020 do chi phí cao hơn than nhập khẩu. Điều này sẽ làm cho cả thủy điện Lào, được bán với giá $ 0.06- $ 0,07 / kWh, và năng lượng mặt trời trong nước hoặc nhập khẩu, được bán với giá $ 0,072 lựa chọn thay thế, giá cả phải chăng và sạch hơn để than.

Mở rộng cả năng lượng tái tạo và xuất khẩu năng lượng sẽ giúp Lào gặp hai trong sáu mục tiêu giảm thiểu tác động của nó trong của Dự định đóng góp toàn quốc Quyết (INDC) đến UNFCC: Chỉ tiêu 2 "Để tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo tới 30% mức tiêu thụ năng lượng năm 2025" và Mục tiêu 5 "để xây dựng quy mô lớn (> 15 MW) nhà máy thủy điện để cung cấp điện sạch cho các nước láng giềng."

Kế hoạch xây dựng thủy điện của Việt Nam Cộng Hòa năm 1965

Rừng và thủy điện
20 năm, mất cả triệu hecta rừng


05/09/2016 



Tây Nguyên không còn bình yên từ khi công trình thủy điện chặn nước trên các sông, còn thượng nguồn thì thành đường thủy mở đường cho lâm tặc chuyển gỗ về xuôi.

Trong 23 năm qua, rừng Tây Nguyên mất hơn 1 triệu ha rừng do chuyển sang trồng cao su, làm thủy điện, nạn phá rừng… Số liệu từ dự án tổng điều tra kiểm kê rừng toàn quốc năm 2015 cho thấy độ che phủ rừng chỉ còn hơn 45%.

Thủy điện lấy đất
Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 3 (huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông) đã hoạt động nhiều năm nhưng đến nay vẫn gây hệ lụy. Không chỉ biến nhiều diện tích rừng nguyên sinh thành lòng hồ, nhà máy này còn đẩy 575 hộ dân người dân tộc Mạ, H’Mông ở xã Đắk P’lao vào cảnh thiếu đất sản xuất hoặc được cấp đất xấu. 42 hộ dân đã bỏ khu tái định cư vào vùng lõi của Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng mưu sinh.
Ông Vương Văn Khì, một hộ dân ở đây, cho biết khi làm nhà máy thủy điện, nhà đầu tư hứa sẽ cấp cho mỗi hộ 2 ha đất rẫy, 3 sào ruộng nước nhưng cuối cùng chỉ cấp 4 sào mà hộ có, hộ không. Từ lúc về khu tái định cư, số tiền được hỗ trợ cũng đã tiêu xài hết nên người dân đành đi làm thuê kiếm sống. Mặc dù lên khu bảo tồn cuộc sống rất tạm bợ, không có công trình nước sạch, trường học và trạm y tế cách xa hơn 20 km nhưng bà con vẫn bám trụ vì có đất sản xuất.


Rừng Tây Nguyên suy giảm diện tích và chất lượng do tình trạng khai thác gỗ trái phép

Ảnh: CAO NGUYÊN



Ông Trần Quốc Toàn, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm số 2 – Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, lo lắng việc 42 hộ dân sinh sống trong vùng lõi của khu bảo tồn sẽ khiến công tác bảo vệ rừng càng khó khăn hơn, đặc biệt về lâu dài khi dân số tăng lên. Mới đây, UBND tỉnh Đắk Nông đã đề nghị Chính phủ cho phép chuyển khu bảo tồn này thành vườn quốc gia đồng thời đề cử là Vườn di sản ASEAN. Tuy nhiên, điều này khó thành hiện thực nếu không di dời 42 hộ ra khỏi vùng lõi khu bảo tồn.

Tại tỉnh Kon Tum, theo ông Lại Đức Hiếu - Trưởng Phòng Quản lý Bảo vệ rừng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, 10 năm qua, tỉnh này đã chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 2.200 ha để xây dựng 18 dự án thủy điện, trong đó mất hơn 1.567 ha đất lâm nghiệp.

Việc chuyển đổi rừng và đất lâm nghiệp để xây dựng thủy điện đã thu hẹp đất sản xuất dẫn đến việc người dân lấn chiếm,phá rừng trái pháp luật để lấy đất sản xuất.
TS Đào Trọng Tứ - nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy ban sông Mê Kông, cố vấn Mạng lưới sông ngòi Việt Nam - cho biết Tây Nguyên hiện có 25 dự án thủy điện đã và đang xây dựng, chiếm dụng hơn 68.000 ha đất. “Tính trung bình, 1 MW thủy điện lớn chiếm dụng khoảng 14,5 ha đất các loại, ảnh hưởng đến đời sống của 5,5 hộ dân. 1 MW thủy điện nhỏ cũng chiếm dụng khoảng 8,7 ha đất, làm 1,3 hộ dân bị ảnh hưởng” - TS Tứ tính toán.

Lâm tặc phá rừng
Từ tháng 6 đến tháng 8-2016, tại Lâm Đồng đã xảy ra gần 10 vụ phá rừng trái phép. Lâm tặc còn liều lĩnh tấn công lực lượng chức năng, nghiêm trọng hơn đã xảy ra giết người, chống người thi hành công vụ liên quan đến rừng. Hiện các tiểu khu 390A, 390B, 397, 398, 419... thuộc địa bàn huyện Bảo Lâm, khu vực thủy điện Đồng Nai 4 và 5 đã trở thành điểm nóng về phá rừng.
Tháng 7-2016, Bộ Công an phối hợp cùng các đơn vị liên quan đã triệt phá đường dây khai thác gỗ ở khu vực giáp ranh nhiều tỉnh như Lâm Đồng, Đắk Nông và cánh rừng Nam Cát Tiên (Đồng Nai). Khoảng 20 lâm tặc do Lê Hồng Hà (48 tuổi, tức Hà đen) cầm đầu đã lần lượt sa lưới.


Những cây gỗ quý bị lâm tặc triệt hạ tại tiểu khu 390A, khu vực lòng hồ thủy điện 
Đồng Nai 5 (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng)

 Ảnh: ĐÌNH THI

Theo một lâm tặc, những khối gỗ vuông vức dài khoảng 3 m, được kéo xuống lòng hồ thủy điện, lợi dụng dòng nước kết thành bè, sau đó dùng thuyền lai dắt về phía hạ nguồn, đưa về bãi tập kết gần cửa đập thủy điện Đồng Nai 5. Tại đó có một bộ phận chuyên trục vớt đưa lên xe tải để vận chuyển đi tiêu thụ.
Không chỉ ở khu vực thủy điện Đồng Nai 5 bị lâm tặc tàn phá nghiêm trọng mà các cánh rừng tại những hồ thủy điện như: Đồng Nai 3 (thuộc huyện Di Linh), lòng hồ thủy điện Đa Mi - Hàm Thuận (khu vực giáp ranh giữa huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng và huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận)…, lâm tặc dựng nhiều lán trại dã chiến, dùng ghe, thuyền lợi dụng dòng nước của đập thủy điện vận chuyển gỗ đi tiêu thụ. Khi gặp lực lượng chức năng truy quét, chúng cột đá vào gỗ cho chìm sâu xuống nước nhằm tẩu tán tang vật.
Rạng sáng 10-8, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp cùng Hạt Kiểm lâm huyện Di Linh truy bắt và tạm giữ hành chính 7 trong số 15 đối tượng phá rừng trái phép tại tiểu khu 727.
Cùng ngày, lực lượng liên ngành của TP Đà Lạt đưa Chữ Hồng Sáu (40 tuổi; ngụ thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà) đến tiểu khu 161 (xã Tà Nung, TP Đà Lạt) dựng lại hiện trường vụ cưa xẻ, vận chuyển gỗ trái phép và chống người thi hành công vụ. Trước đó, trong lúc bị vây bắt, Sáu đã dùng bình xịt hơi cay chống trả lực lượng chức năng.
Ngày 1-7, tại tiểu khu 687B (lâm phần thuộc Ban Quản lý rừng Hòa Bắc - Hòa Nam của huyện Di Linh) cũng xảy ra vụ lâm tặc tấn công, uy hiếp cán bộ quản lý rừng nhằm giải thoát đồng bọn.
Lâm tặc còn lộng hành đến mức chống trả quyết liệt lực lượng quản lý, bảo vệ rừng khiến 1 người chết và 3 người bị thương phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng. Vụ việc nghiêm trọng trên xảy ra tại tiểu khu 243A thuộc địa bàn xã Phi Tô, huyện Lâm Hà khiến dư luận phẫn nộ.
Từ năm 2010-2014, rừng Tây Nguyên đã giảm hơn 307.000 ha, còn khoảng 2,5 triệu ha, độ che phủ còn 45,8%; trữ lượng rừng giảm 57 triệu m3. Nguồn tài nguyên rừng Tây Nguyên đang suy thoái nghiêm trọng cả về số lượng, chất lượng và đa dạng sinh học. Gần 67% là rừng nghèo kiệt, các loại gỗ quý có giá trị cao còn rất ít.

Diện tích phá rừng thực tại
Chỉ trong vòng 4 năm, 73% diện tích rừng và đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình đã mất đi, mà nguyên nhân chính là việc người dân chiếm dụng làm đất sản xuất và trồng sắn. Rõ ràng, mục tiêu tạo điều kiện “ổn định và cải thiện đời sống của đồng bào DTTS” theo quyết định 304 ở mặt nào đó đã đạt được, nhưng cơ hội “bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng một cách bền vững, hay đẩy nhanh tiến độ thực hiện xã hội hóa nghề rừng” lại là điều không thể. Không chỉ lấn vào diện tích được nhà nước giao cho quản lý, bảo vệ, các diện tích của các chủ rừng khác trên địa bàn cũng là đối tượng bị tác động rất mạnh. Theo thống kê trong nhiều năm, Hạt kiểm lâm Sa Thầy cho biết, người dân đã lấn chiếm trên 32.000 ha đất của các lâm trường các BQL RĐD, RPH hay cả các khu vực rừng chưa được giao.

Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, với diện tích 25.468,5 ha, chính thức thành lập từ năm 2001 trên địa bàn hai huyện Tánh Linh và Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Trong những năm gần đây, khu bảo tồn (KBT) này được coi là một trong những điểm nóng về quản lý, bảo vệ rừng trong hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam bởi những sức ép rất lớn lên rừng.

Trong giai đoạn 2003 – 2014, 2.218,73 ha đất lâm nghiệp trong ranh giới KBT, thuộc địa phận huyện Tánh Linh, đã bị phá và biến mất. Nguyên nhân chính được cho là tình trạng chuyển đổi, xâm lấn, xâm canh đất rừng để lấy đất sản xuất phát triển các loại cây hàng hóa trọng điểm như cao su và sắn tại địa phương. Hầu hết các diện tích chuyển đổi trái phép này, hiện tại, đều không thể xử lý bởi không xác định được đối tượng vi phạm do đất đã bị sang nhượng nhiều lần. Nghiên cứu này tìm hiểu vai trò tiên phong của sắn trong quá trình xâm lấn, xâm canh và chuyển đổi đất rừng để mở đường cho sự phát triển các loại cây công nghiệp khác; đồng thời cũng nhấn mạnh vào những lỗ hổng trong việc phối hợp quản lý giữa Ban quản lý KBT Núi Ông, Ủy ban nhân dân các xã vùng đệm quanh KBT và cơ quan phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Việt Nam hiện nay có chỉ tiêu rừng vào loại thấp, chỉ đạt mức bình quân khoảng 0,14 ha rừng, trong khi mức bình quân của thế giới là 0,97 ha/ người. Các số liệu thống kê cho thấy, đến năm 2000 nước ta có khoảng gần 11 triệu hecta rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 9,4 triệu hecta và khoảng 1,6 triệu hecta rừng trồng; độ che phủ của rừng chỉ đạt 33% so với 45% của thời kì giữa những năm 40 của thế kỷ XX.
-Trước đây, rừng chiếm diện tích khoảng 60 triệu km2 .
-Đến năm 1958 chỉ còn 44,05 triệu km2 (chiếm khoảng 33% diện tích đất liền).
-Năm 1973 còn 37,37 triệu km2 .

Hiện nay diện tích rừng ngày càng giảm, chỉ còn khoảng 29 triệu km2 .
+ Ở Việt Nam:
-Vào năm 1943 có khoảng 14 triệu ha, tỉ lệ che phủ 43% diện tích.
-Năm 1976 còn 11 triệu ha, tỉ lệ che phủ còn 34%.
-Năm 1985 còn 9,3 triệu ha, tỉ lệ che phủ còn 30%.
-Năm 1995, còn 8 triệu ha và tỉ lệ che phủ còn 28%.

Là một quốc gia đất hẹp người đông, Việt Nam hiện nay có chỉ tiêu rừng vào loại thấp, chỉ đạt mức bình quân khoảng 0,14 ha rừng, trong khi mức bình quân của thế giới là 0,97 ha/ người. Các số liệu thống kê cho thấy, đến năm 2000 Việt Nam  có khoảng gần 11 triệu hecta rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 9,4 triệu hecta và khoảng 1,6 triệu hecta rừng trồng; độ che phủ của rừng chỉ đạt 33% so với 45% của thời kì giữa những năm 40 của thế kỷ XX.

Tuy nhiên, nhờ có những nỗ lực trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, "phủ xanh đất trống đồi núi trọc" nên nhiều năm gần đây diện tích rừng ở nước ta đã tăng 1,6 triệu hecta so với năm 1995, trong đó rừng tự nhiên tăng 1,2 triệu hecta, rừng trồng tăng 0,4 triệu hecta. Ở nhiều tỉnh, rừng tự nhiên giàu còn lại rất thấp, như Lai Châu còn 7,88%, Sơn La 11,95%, và Lào Cai 5,38%. Sự suy giảm về độ che phủ rừng ở các vùng này là do mức tăng dân số đã tạo nhu cầu lớn về lâm sản và đất trồng trọt. Kết quả đã dẫn tới việc biến nhiều vùng rừng thành đất hoang cằn cỗi. Những khu rừng còn lại ở vùng núi phía Bắc đã xuống cấp, trữ lượng gỗ thấp và bị chia cắt thành những đám rừng nhỏ phân tán. Tính đến năm 2010 Việt Nam  có tổng diện tích rừng là 13.388.075 ha, trong đó rừng tự nhiên là 10.304.816 ha và rừng trồng là 3.083.259 ha. Độ che phủ rừng toàn quốc là 39,5% (Theo Quyết định số 1828/QĐ – BNN –TCLN ngày 11 tháng 8 năm 2011)

Trung Tâm Nghiên Cứu Lâm Nghiệp Quốc Tế (CIFOR)

Giảm Nghèo và Rừng ở Việt Nam
Trung Tâm Nghiên Cứu Lâm Nghiệp Quốc Tế (CIFOR) là một cơ quan thuộc Nhóm Tư Vấn Nông Nghiệp Quốc Tế được thành lập năm 1993 nhằm nghiên cứu các hậu quả về xã hội, môi trường và kinh tế, gây ra do mất và suy thoái rừng. Các nghiên cứu của CIFOR mang lại kiến thức và phương pháp nhằm nâng cao đời sống của những cộng đồng dân sống dựa vào rừng và giúp các nước nhiệt đới quản lý rừng tốt hơn để có thể đạt được những lợi ích bền vững. Những nghiên cứu này đã được tiến hành tại hơn 20 nước với các đối tác khác nhau. Từ khi được thành lập, CIFOR đã đóng vai trò chủ đạo trong việc gây ảnh hưởng đến các chính sách lâm nghiệp trên toàn cầu cũng như tại các nước.


Nạn phá rừng và việc phục hồi độ che phủ rừng
Có nhiều đánh giá rất khác nhau về sự suy giảm độ che phủ rừng ở Việt Nam trong nửa thế kỷ gần đây. Diện tích rừng ở Việt Nam ước tính đạt khoảng 181.500 km 2 (chiếm 55% tổng diện tích đất đai 330.000 km 2 ) vào cuối những năm 1960 và 56.680 km 2 (17% tổng diện tích đất đai) vào cuối những năm 1980 (Collins et al. 1991:233; De Koninck 1999:3). Theo De Koninck (1999:3) Việt Nam trở thành nước có nạn phá rừng nhanh nhất trong số các nước Đông Nam Á với khoảng hai phần ba độ che phủ rừng bị mất đi trong giai đoạn này. Võ Qúy (1996 xem trong De Koninck 1999:9) cho rằng độ che phủ rừng đã giảm từ 43% vào năm 1943 xuống còn 20% vào năm 1993.
Ước tính rằng trong giai đoạn 1976-1990, mỗi năm diện tích phủ rừng tự nhiên của Việt Nam giảm trung bình 185.000 ha (ADB 2000:i). Số liệu về diện tích rừng hiện nay là một vấn đề gây nhiều tranh luận. Một đánh giá của chính phủ Việt Nam xác định diện tích rừng vào năm 2000 là 9.819.000 ha (30,2% tổng diện tích đất đai) (FAO 2003a:133); điều này cho thấy một sự gia tăng đáng kể về độ che phủ rừng từ cuối những năm 1980 (xem số liệu ở trên). Các nguồn thông tin của chính phủ cho rằng độ che phủ rừng đã được phục hồi đáng kể vào những năm 1990 nhờ hạn chế tốc độ phá rừng và do các nỗ lực trồng rừng, tuy nhiên một số nhà quan sát phát triển không đồng ý với nhận định này (ADB 2000:i-ii). Lang (2001:113) cho rằng số liệu về độ che phủ rừng ở Việt Nam rất khác nhau, tùy vào mục đích chúng được mang ra để sử dụng, hoặc là để gây sự chú ý đến nạn phá rừng nhanh, hay ngược lại để chứng minh là Việt Nam đã đạt được mục tiêu trồng rừng.

Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á, các nguyên nhân chính của nạn phá rừng ở Việt Nam là do sức ép dân số đã làm gia tăng nhu cầu về các sản phẩm rừng, đất nông nghiệp và do việc các Lâm trường Quốc doanh khai thác gỗ từ các diện tích rừng lớn (ADB 2000:i). De Koninck (1999:15) cho rằng nguyên nhân chủ yếu của nạn phá rừng nhanh chóng ở Việt Nam là do: “sự gia tăng dân số; tăng trưởng kinh tế và nhu cầu ngày càng gia tăng về lương thực, xuất khẩu nông nghiệp và các sản phẩm rừng–chủ yếu là gỗ cho công nghiệp giấy và bột giấy, xây dựng và nhiên liệu”. Ông chỉ ra bốn “yếu tố cơ bản” gây ra nạn phá rừng của Việt Nam:
(1) việc một số dân tộc thiểu số dựa quá nhiều vào du canh du cư;
(2) mở rộng đất làm nông nghiệp;
(3) khai thác gỗ, cả hợp pháp lẫn không hợp pháp; và (4) thu hoạch các loại sản phẩm rừng phục vụ cho nhu cầu sinh sống (De Koninck 1999:15). Ông Lang (2001:115-122).
Giới thiệu nhấn mạnh đến vai trò của chính phủ và các doanh nghiệp thương mại và chỉ ra các tác động chính gây ra nạn phá rừng như sau:
(1) chiến tranh Đông dương lần thứ hai và việc sử dụng các xe ủi đất lớn, bom, thuốc diệt cỏ và bom napan của quân đội Mỹ 3 ;
(2) các chương trình tái định cư của chính phủ, hiện tượng di cư và mở rộng đất đai trong giai đoạn sau chiến tranh; và
(3) hoạt động khai thác gỗ của các Lâm trường Quốc doanh (SFEs). De Koninck (1991:11) và Lang (2001:118-120)  đều nhận xét việc cho rằng những người dân tộc thiểu số đóng vai trò chính trong việc mất rừng ở Việt Nam là không chính xác.
Trong số các hậu quả do nạn phá rừng nhanh chóng gây ra có việc mất đất ở vùng cao, lắng bùn ở các hệ thống thủy lợi ở hạ du, lũ lụt và hạn hán ngày càng khốc liệt (ADB 2000:i) và việc mất đa dạng sinh học nghiêm trọng (Jamieson al.1998:3).
Nạn phá rừng và thoái hóa rừng được cho là nguyên nhân gây làm tăng nạn lũ lụt và hạn hán buộc chính phủ phải có các biện pháp giải quyết mạnh mẽ.

Bắt đầu từ năm 1992, chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực làm ổn định và phục hồi độ che phủ rừng. 
Năm 1998, Chương trình Tái trồng 5 triệu ha rừng được triển khai với mục đích tăng độ che phủ rừng từ xấp xỉ 9 triệu ha (28% độ che phủ rừng) lên 14,3 triệu ha (43% độ che phủ rừng) vào năm 2010 (MARD 2001:1&5). Trong số 5 triệu ha rừng trồng thêm, 2 triệu ha sẽ là rừng sản xuất, 2 triệu ha sẽ là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng và 1 triệu ha sẽ là rừng cây lâu năm (ADB 2001:ii). Chương trình 5 triệu ha rừng có ba mục đích. Mục đích về môi trường nhằm bảo vệ và phục hồi các chức năng của lưu vực sông, giảm thiểu xói lở đất và tình trạng lưu lượng nước thất thường. Mục đích kinh tế của chương trình là phấn đấu để nâng cao vai trò của ngành rừng trong tăng trưởng kinh tế. Mục đích xã hội nhằm đảm bảo đời sống cho các nhóm dân dễ bị tổn thương nhất trong xã hội (MARD 2001:vi).

Theo kết quả của Viện Điều tra và Quy hoạch rừng (1995), thì trong thời gian 20 năm từ năm 1975 đến năm 1995, diện tích rừng tự nhiên giảm 2,8 triệu ha. Đặc biệt nghiêm trọng ở một số vùng, như Tây Nguyên mất 440.000ha, vùng Đông Nam Bộ mất 308.000ha, vùng Bắc Khu IV cũ mất 243.000ha, vùng Bắc Bộ mất 242.500ha. Nguyên nhân là do sau thời kỳ chiến tranh, dân địa phương tranh thủ chặt gỗ làm nhà và lấy đất trồng trọt. Tình trạng đó vẫn còn đang tiếp diễn cho đến ngày nay. 
Vụ phá rừng Tánh Linh, Bình Thuận vừa bị xét xử là một bằng chứng về sự yếu kém trong quản lý tài nguyên rừng, nạn tham nhũng và thoái hoá của một số cán bộ địa phương đã cấu kết với bọn lâm tặc phá hoại một diện tích rừng rất lớn, mà phải sau một thời gian dài mới bị trừng trị. Đó là chưa nói đến nhiều vụ phá rừng nghiêm trọng trong mấy năm gần đây chưa bị pháp luật trừng trị một cách nghiêm khắc, như ở Kon Tum, Gia Lai, Bình Thuận, Nghệ An, Bắc Giang, Vườn quốc gia Phú Quốc mà báo chí đã đưa tin (2003). Gần đây nhất mới phát hiện vụ phá rừng lớn trái phép tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh. Tại hiện trường, cơ quan điều tra đã phát hiện một số lượng lớn gỗ, hơn 2.400m3 do giám đốc Lâm trường Mang Đen, giám đốc Lâm trường Tân Lập cầm đầu, cùng với một số người khác, như trưởng trạm cửa rừng Lâm trường Mang Đen, giám đốc một số công ty trách nhiệm hữu hạn ở Kon Tum và thành phố Hồ Chí Minh khai thác bất hợp pháp. Một số lượng gỗ lớn bị khai thác trong thời gian dài mà không bị phát hiện đã minh chứng sự buông lỏng quản lý của các cơ quan có trách nhiệm, đặc biệt là các cơ quan cấp phép và quản lý khai thác (Đài Truyền hình Việt Nam, VTV1, ngày 15-12-2003).

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, sáu tháng đầu năm 2003, cả nước đã xảy ra khoảng 15.000 vụ vi phạm lâm luật, hàng chục vụ kiểm lâm bị lâm tặc tấn công. Do giá trị mang lại từ lâm sản lớn, cho nên bọn lâm tặc không từ một thủ đoạn nào để đối phó, hành hung người thi hành công vụ (Báo Nhân dân, ngày 14-12-2003).

Cảnh sát quốc tế Interpol và tội phạm phá rừng
Trong năm 2012, INTERPOL ra mắt dự án LEAF (Hỗ trợ thực thi Luật Lâm nghiệp), một sáng kiến nhằm mục đích chống lại các khía cạnh khác nhau của tội phạm lâm nghiệp, bao gồm cả khai thác gỗ bất hợp pháp và buôn bán gỗ, và tội phạm liên quan, chẳng hạn như tham nhũng. Dự án liên quan đến việc hợp tác giữa INTERPOL và Liên Hợp Quốc Chương trình Môi trường (UNEP) và cung cấp một phản ứng toàn cầu phối hợp để tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp.
1
-   http://www.econ.ucsb.edu/~deacon/RentSeekingResourceCurse%20Sept%2026.pdf.
2
-  Dự án CÂY (Gỗ Quy chế thực thi để bảo vệ ngành Gỗ Châu Âu từ thâm nhiễm tội phạm) là một Dự án tổ hợp tài trợ bởi Ủy ban châu Âu, với sự hỗ trợ từ INTERPOL.
3
- Trong năm 2013, Dự án LEAF xác định tham nhũng là một trong những yếu tố chính tạo điều kiện cho tội phạm lâm trong báo cáo của mình, Đánh giá Năng lực thực thi pháp luật nhu cầu để Tackle tội phạm rừng. Dự án LEAF hiện đang làm việc cùng với các quan chức thực thi pháp luật chống tham nhũng INTERPOL và Tội phạm Tài chính Sub-cục để hỗ trợ các nước thành viên trong việc giải quyết vấn đề tham nhũng trong ngành lâm nghiệp

Bắt thớt để... bảo vệ rừng
LĐO Nguyễn Duy Xuân 10:4 AM, 13/01/2017 

Tổ tuần tra Hạt kiểm lâm huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) 
bắt giữ Giàng Mí Lầu vận chuyển 2 tấm thớt trái phép (ảnh theo báo Đất Việt)

Thông tin trên các báo cho biết, Kiểm lâm Hà Giang vừa lập được một chiến công xuất sắc trong những ngày đầu năm mới: Tổ tuần tra Hạt kiểm lâm huyện Mèo Vạc, (tỉnh Hà Giang) vừa bắt giữ hai đối tượng vận chuyển gỗ trái phép.
Tin cho biết, khoảng 9h30 ngày 4.1, tại trung tâm thị trấn Mèo Vạc, tổ tuần tra kiểm lâm phát hiện Giàng Mí Lầu (SN 1992, trú tại thôn Sảng Trải A, xã Lũng Pù, huyện Mèo Vạc) điều khiển xe máy mang BKS 23B1 -22703 chở theo 2 thớt gỗ nghiến, đường kính 50cm.
Trên đà thắng lợi, ngay trong ngày, tổ tuần tra tiếp tục phát hiện, truy đuổi và bắt giữ Vàng Chứ Lình (SN 1985, trú tại xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn) cùng tang vật là 2 thớt gỗ nghiến, đường kính 30-40cm đang trên đường đi tiêu thụ.
Các anh phải được khen thưởng xứng đáng để động viên, để nuôi dưỡng lòng dũng cảm và tinh thần kiên quyết không bỏ lọt tội phạm đặng tiếp tục lập được những chiến công hiển hách hơn trong tương lai, ví như lôi được những con voi đã chui lọt ra khỏi lỗ kim! Và máu của rừng sẽ không còn chảy nữa! Lúc đó chắc là dư luận sẽ hỉ hả, sung sướng và tự hào về các anh lắm lắm!

Việt Nam và các tổ chức quốc tế UN-REED
Tham gia vào các sáng kiến quốc tế
Việt Nam là một thành viên tham gia tích cực vào các sáng kiến quốc tế liên quan đến REDD+, gồm FCPF của Ngân hàng Thế giới và chương trình Hợp tác của LHQ về giảm Phát thải nhà kính do Mất rừng và Suy giảm rừng ở các nước đang phát triển (UN-REDD). Tháng 8 năm 2009, Việt Nam bắt đầu tham gia giai đoạn 1 của UN-REDD với mục tiêu phát triển năng lực ở cả cấp trung ương và địa phương và tăng cường hợp tác khu vực trong việc chuẩn bị cho REDD+. Giai đoạn này được nhận 4,32 USD triệu viện trợ. UN-REDD dự kiến sẽ trình đề xuất Giai đoạn 2 để nhà tài trợ duyệt trước cuối năm 2011. Việt Nam cũng được nhận hỗ trợ kỹ thuật song phương từ các chính phủ Úc, Đức, Phần Lan, Nhật Bản và Mỹ và từ Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Trung tâm Nông Lâm Thế giới (ICRAF), Winrock và Tổ chức phát triển và Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV).

Nhiều khuất tất trong dự án trồng rừng 661
Dân trí Dự án trồng rừng 661 triển khai năm 2000 ở xã Xuân Lộc (huyện Phú Lộc) nhằm giúp dân nghèo khắc phục hậu quả cơn lũ lịch sử năm 1999. Thế nhưng, thay vì đến với người nghèo, cán bộ xã Xuân Lộc đã cấp đất dự án cho chính vợ con mình...
8 tuổi vẫn được cấp đất
Năm 2000, Dự án trồng rừng 661 (khắc phục hậu quả sau lũ lịch sử năm 1999) do Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lộc làm chủ đầu tư với 100% nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước.
Theo quy định của dự án, người dân xã Xuân Lộc có tài sản bị thiệt hại nặng do trận lũ năm 1999, có sức khoẻ và có nhu cầu trồng rừng thì được giao đất. Dự án được triển khai với tổng diện tích là 92 ha và 53 hộ dân tham gia.
Mỗi ha rừng sẽ được đầu tư 2,6 triệu đồng và tiền chăm sóc sẽ được hưởng hàng năm.  Tuy nhiên, cán bộ xã Xuân Lộc đã không triển khai đúng như qui định của dự án mà lại theo hướng “ôm” cả dự án về cho lãnh đạo xã.
Cụ thể, khi triển khai dự án, cán bộ xã thông báo cho dân mỗi ha được hưởng 350.000 đồng và giao cho mỗi thôn chỉ đăng ký 4 - 5 người, mỗi người chỉ được nhận trồng từ 0,5 - 1 ha. Còn lại cán bộ xã, thôn và người nhà đã chiếm hơn phân nửa diện tích đất dự án.
Ông Phan Văn Thể, nguyên Chủ tịch UBND xã (nay là Chủ tịch HĐND xã) được trồng với diện tích 14,9 ha. Diện tích này được đứng tên bởi vợ ông và 4 đứa con trai của ông (chưa tách hộ). Trong đó, Phan Tiến được cấp 0,8 ha khi mới 13 tuổi và Phan Minh Đức không có mặt tại địa phương vẫn được cấp 3,9 ha.
Ông Nguyễn Công Toán, Cán bộ ngân sách xã cũng giành 7 ha rừng dự án về cho riêng mình, trong đó con gái Nguyễn Như Ý mới 8 tuổi cũng được cấp 2 ha.
Theo danh sách 53 hộ được cấp đất rừng dự án, hầu hết cán bộ xã Xuân Lộc đều "góp mặt". Từ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch, Trưởng Công an, đến cán bộ thôn đều xí phần đất dự án để cho vợ và con mình đứng tên.
Không chỉ cấp đất cho vợ con mình, cán bộ xã Xuân Lộc còn mượn tên một số hộ dân để nhận trồng rừng rồi nhận tiền hỗ trợ và chăm sóc "thay" người khác. Trong danh sách 53 hộ dân nhận 92 ha đất thì có hàng loạt hộ dân bị khai khống diện tích nhận trồng rừng.

“Cướp” đất của dân chia cho cán bộ
Bốn hộ dân Nguyễn Định, Hoàng Đức Nghĩa, Hoàng Đức Sơn và Hồ Văn Chi đã làm đơn tố cáo việc quan xã cậy quyền “cướp” đất của dân khi phát hiện ra diện tích 14,9 ha đất rừng của mình bị 2 ông Phan Văn Thể và Nguyễn Công Toán "cướp".
Để lý giải cho cán việc vì sao hơn 80% đất dự án 661 về tay cán bộ và vợ con của lãnh đạo xã, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Lộc Nguyễn Dũng cho rằng, vì người dân sợ thua lỗ đã không nhận trồng rừng nên cán bộ phải đứng ra nhận làm. Tuy nhiên, khi chúng tôi đưa ra việc một số hộ dân không có đất sản xuất, mấy năm liền đăng ký đất trồng rừng mà không được giải quyết thì ông Dũng không giải thích được.

Trong kết luận của UBND xã Xuân Lộc ngày 17/12/2007 giải quyết khiếu nại của nhiều hộ dân về việc ông Phan Văn Thể và Nguyễn Công Toán cướp đất của dân, UBND xã Xuân Lộc cho rằng 2 ông Thể và Toán không có tên trong danh sách thực hiện dự án nên không liên quan đến việc 2 ông này mượn danh UBND xã thu hồi đất của dân.
Tuy nhiên, kết luận của UBND xã Xuân Lộc cũng khẳng định: “Ông Thể để con tên là Phan Minh Đức đã đi khỏi địa phương, ông Nguyễn Công Toán để con tên Nguyễn Thị Ý, lúc đó mới 8 tuổi tham gia dự án trồng rừng là không đúng đối trượng”. Rõ ràng kết luận của UBND xã đã có sự mâu thuẫn lớn.

Theo quy định của dự án, Nhà nước sẽ hỗ trợ 2,6 triệu đồng/ha, chưa kể tiền công chăm sóc. Tuy nhiên, các hộ dân tham gia dự án chỉ nhận được nhận số tiền 350.000 đồng và công chăm sóc là 700.000 đồng/ha, còn số tiền đầu tư ban đầu không biết nằm ở đâu (?).
Người dân xã Xuân Lộc vẫn đang tiếp tục làm đơn khiếu nại lên cấp trên và Dân trí sẽ trở lại vụ việc này khi có tình tiết mới.

Thế Sơn

Sắn lên, rừng xuống: Nghiên cứu trường hợp ở Việt Nam
Nghiên cứu “Sắn lên, rừng xuống: Nghiên cứu trường hợp ở Việt Nam” đưa ra những phân tích về mối quan hệ tương tác giữa xu hướng mở rộng, phát triển của cây sắn và những ảnh hưởng đến tài nguyên rừng ở Việt Nam trong những năm gần đây. Các vùng trồng sắn lớn tại Bắc Trung Bộ (như Nghệ An), Tây Nguyên (như Kon Tum) và Nam Trung Bộ (như Bình Thuận) là những khu vực mà nhóm tác giả lựa chọn làm địa bàn nghiên cứu.
Ấn phẩm này được thực hiện với sự hỗ trợ của Quỹ John D. and Catherine T. MacArthur. Các vấn đề trình bày trong ấn phẩm là quan điểm của các tác giả và không thể hiện quan điểm của nhà tài trợ.
Bản quyền thuộc Trung tâm Con người và Thiên nhiên. Nội dung báo cáo này có thể được sử dụng cho các mục đích phi thương mại, không cần xin phép nhưng cần trích dẫn nguồn.
Nghiên cứu trường hợp tại khu vực tái định cư thủy điện Hủa Na ( xã Hạch Dịch, Đồng Văn và Tiền Phong, huyện Quế Phong, tỉnh Nghê An) cho thấy, trong 3-5 năm đầu tiên, khi quỹ đất sản xuất cho người dân không có hoặc chưa đáp ứng thì cây sắn (mì) trở thành lựa chọn hàng đầu cho sinh kế hộ và đất rừng là nguồn đất chính…

Phần lớn diện tích trồng sắn hiện nay được cho là đều trồng tận dụng trên đất lâm nghiệp hoặc đã từng là đất lâm nghiệp. Giả thuyết này hàm ý rằng việc phát triển và mở rộng diện tích trồng sắn đã, đang hoặc sẽ có tác động tới tài nguyên rừng, đất rừng, cũng như các nỗ lực bảo vệ rừng ở Việt Nam. Tác động này sẽ trở nên đáng kể hơn khi nhu cầu về đất cho canh tác sắn ngày một tăng cao do hệ lụy của hình thức canh tác quảng canh truyền thống, quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình và hướng tới mục tiêu tăng sản lượng thông qua mở rộng diện tích trồng thay vì đầu tư kỹ thuật thâm canh.
Ghi nhận từ khảo sát thực địa đã chỉ ra các khía cạnh khác nhau trong mối quan hệ thị 1140/CT-BNN-TT ngày 28 tháng 04 năm 2008), nhưng kết quả trên thực tế lại không mấy khả quan. Tính đến cuối năm 2015, diện tích trồng sắn của cả nước đã vượt qua mức dự báo 2020 hơn 110.000 ha, tương đương vượt 25,77%. Trong thời điểm giá cao su, mía đường giảm mạnh như trong 2 năm gần đây rất nhiều diện tích trồng cao su đã và đang được chuyển đổi sang trồng sắn, thì dự kiến, diện tích trồng sắn sẽ có xu hướng tiếp tục tăng lên trong những năm tới

Kết luận
Chỉ hai tháng cuối năm, các tỉnh miền Trung liên tiếp gánh 5 đợt mưa lũ lớn khiến 111 người chết và mất tích, 121 người bị thương, nặng nhất là Bình Định.
Tại cuộc họp trực tuyến ứng phó khắc phục hậu quả mưa lũ khu vực miền Trung ngày 17/12, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, giữa tháng 10 đến nay, miền Trung xảy ra liên tiếp 5 đợt mưa lũ bất thường.
Điển hình từ 30/10 đến 10/11, lũ xảy ra trên các sông từ Hà Tĩnh đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên kéo dài hơn 10 ngày. Tiếp theo là các đợt ngày 30/11-9/12, lũ diễn ra diện rộng từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận. Chỉ ba ngày sau, miền Trung lại đón đợt lũ mới bắt đầu ngày 12/12 trên phạm vi rất rộng Quảng Bình - Ninh Thuận và lên cả Gia Lai với lượng mưa có nơi 600-700 mm, gây lũ đặc biệt lớn ở khu vực này.
Theo những thống kê còn ghi nhận được, mưa, lũ lụt miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long là một hiện tượng xảy ra hàng năm trong suốt chiều dài lịch sử của Việt nam.
 
Ngày nay, với các kế hoạch khai thác nguồn điện, phá rừng …trồng sắn…càng gây tác hại càng lúc càng dữ dội hơn. Với địa thế miền Trung và địa hình đặc biệt với độ dốc cao và chiều ngang ngắn, việc tăng nhanh là điều không tránh khỏi.
Thống kê về mức độ mưa ghi nhận được từ năm 1965 cho thấy lượng mưa bắt đầu từ tháng 9 cho tới tháng 11 là thường xuyên


Bản đổ ghi nhận vũ lượng một vài tỉnh thành Miền Nam Việt Nam vào năm 1965.

Quảng Ngãi: vào tháng 10-12 năm 1965 vũ lượng là 508mm.

Huế: vào tháng 10 năm 1965 vũ lượng ghi nhận là 762 mm.



Tại Việt Nam ngày nay, các kế hoạch chiến lược lâu dài cho nguồn sống của cả dân tộc, một đất  nước “các nhà quy hoạch chiến lược ” chỉ nhìn ngược về tới năm 2013 như lời tuyên bố của  Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương nhận định : "lần đầu tiên chúng tôi phải dùng từ đặc biệt lớn với đợt lũ này", bởi nó đang lặp lại lịch sử của năm 2013.  Ông Cường cho biết thêm, mưa sẽ giảm dần từ ngày mai và lũ sẽ xuống. Tuy nhiên khoảng cuối tháng mưa lớn gia tăng trở lại nên người miền Trung không được chủ quan, lượng mưa có thể lên 200-300 mm. 

Phá rừng làm thủy điện, nhận viện trợ trồng rừng nhưng lại cho phá rừng để trồng khoai mì (sắn) là những cái đầu chiến lược chỉ biết lừa lọc và lừa dối cả quốc tế và chính dân mình.


Tài liệu tham khảo:

Người nghèo ở đâu? Cây cối ở đâu?
Đặt mục tiêu xóa đói giảm nghèo và bảo tồn rừng tại Việt nam

Interpol: Assessment of Law Enforcement Capacity Needs to Tackle Forest Crime

Giảm Nghèo và Rừng ở Việt Nam

Sắn lên, rừng xuống: Nghiên cứu trường hợp ở Việt Nam

Tây Nguyên: Hướng đến quy hoạch, sử dụng bền vững nguồn nước

Lymha 1/2017