Sunday, June 26, 2022

GIỚI THIỆU MỘT KẾ HOẠCH KHU VỰC MỚI CHO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

 (Introducing a new regional plan for the Mekong Delta)

Royal HaskoningDHV – Bình Yên Đông lược dịch

NextBlue – June 21, 2022


Vùng cực nam của Việt Nam – Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) – là một vùng chiến lược cao.  Nó là nơi cư trú của 17 triệu người, chứa một phần lớn cửa sông Mekong, với bờ biển dài trên 700 km từ biên giới Cambodia đến khu đô thị lớn nhất nước, thành phố Hồ Chí Minh.  ĐBSCL, được biết như ‘vựa lúa’ của Việt Nam, là một trong những vùng được canh tác rộng rãi và trù phú nhất ở Á Châu.

Từ năm 2019, Royal HaskoningDHV cầm đầu việc phát triển Kế hoạch Kết hợp Khu vực ĐBSCL (Mekong Delta Integrated Regional Plan (MDIRP)) cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư ở Việt Nam.  Được tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới, MDRIP là kế hoạch đầu tiên như thế được soạn thảo dưới Luật Quy hoạch 2017 bao gồm một cơ chế để cải thiện việc phối hợp quy hoạch tỉnh và thành phần ở cấp khu vực.

Thúc đẩy sức chịu đựng cho ĐBSCL. [Ảnh: Royal HaskoningDHV]

Quy hoạch cho ĐBSCL rất phức tạp.  Vùng rất phì nhiêu và là nơi sản xuất và xuất cảng lúa, trái cây, cá và các sản phẩm nuôi cá lớn nhất khu vực, nhưng GDP cho mỗi đầu người thấp hơn trung bình của quốc gia.  Các chánh sách an ninh lương thực cho lúa gạo đã đóng góp vào sự tự tin của quốc gia nhưng giới hạn việc sản xuất hoa màu có giá trị cao hơn và hạn chế lợi tức tiềm tàng của nông dân.

Ảnh hưởng đang gia tăng từ thay đổi khí hậu và các đập ở thượng lưu gây ra bất định gia tăng.  Điều nầy được phản ánh trong việc di cư ra khỏi khu vực, nhất là các nhóm trẻ tuổi năng động.  Di chuyển từ vùng nông thôn được châm ngòi thêm bởi mức giáo dục thấp, mất cân bằng trong lương bổng địa phương và sự quyến rũ của vùng đô thị với cơ hội công ăn việc làm.

Mặc dù có những chiều hướng nầy, khu vực có tiềm năng lớn lao để cải thiện tư thế kinh tế vì vị trí chiến lược của nó ở Đông Nam Á.  Trong khi đó, thành công nông nghiệp đến với cái giá của môi trường, với ô nhiễm các đường nước và bơm nước ngầm rộng rãi gây sụt lún đất.

Nó cũng là vùng có ít rừng nguyên sinh bao phủ; những nơi còn lại, nhất là rừng đước, đang bị áp lực từ sạt lở bờ biển và nới rộng nuôi cá.  Các vấn đề khác gồm có xả rác bừa bãi và thi hành quy định yếu kém, thí dụ, khai thác cát trái phép làm sạt lở bờ sông và giảm phù sa.

Đối mặt với đe dọa kép của mực nước biển dâng và nước mặn xâm nhập, gần 50% khu vực có thể nằm dưới mặt biển vào năm 2050.

Đồng bằng sông Cửu Long. [Ảnh: Rowan Heuvel]

 

Trong bối cảnh nầy, thiết lập một chiến lược đến năm 2030 – với tầm nhìn đến năm 2050 – với tất cả các bên liên hệ then chốt, là một thách thức lớn lao.  Giữa 13 tỉnh và nhiều bộ khác nhau, có nhiều quyết định, kế hoạch, và dự án tiềm tàng phải cứu xét.

Qua Luật Quy hoạch 2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn và phối hợp với các bộ khác và các bên liên hệ then chốt trong việc soạn thảo MDIRP.  Hôi đồng Phối hợp Khu vực ĐBSCL, cầm đầu bởi một Phó Thủ tướng vừa được thiết lập, cho thấy ý định của chánh phủ và giúp tăng cường phối hợp tổ chức trong khu vực.

MDIRP cũng được soạn trong khuôn khổ của Nghị quyết 120 (2017) đề nghị “chủ dộng sống chung với lũ và nước lợ hay nước mặn” và yêu cầu rằng thích ứng thay đổi khí hậu chú trọng đến cải thiện sinh kế và giảm nghèo.  Nghị quyết nhấn mạnh đến khái niệm ‘khả năng sống’ và làm thế nào điều đó được thực hiện bởi các dự án đóng góp vào việc phát triển khả chấp dài hạn và tăng trưởng tốt hơn theo 3 trụ cột – kinh tế, xã hội và môi trường – cũng như tăng cường sức chịu đựng khí hậu trong ĐBSCL.

Chiến lược cốt lõi của MDIRP chú trọng đến ‘quản lý thách thức’ và ‘tạo nên giá trị’.  Nó nhằm để bảo vệ người dân, cải thiện sinh kế, khuyến khích việc phát triển khu vực cân bằng hơn và cải thiện môi trường.  Tầm nhìn tổng quát là “thịnh vượng và giàu có của các cộng đồng, cùng nhau biến những thách thức thành cơ hội, sử dụng và bảo vệ tài nguyên của ĐBSCL”.

Chiến lược dựa trên tiền đề đơn giản và được công nhận rộng rãi là nông nghiệp là thành phần có ưu thế nhất trong khu vực, và rằng hầu hết đất canh tác hiện không được dùng hết so với tiềm năng cho hoa màu có giá trị cao hơn.

Bốn thành phần kết hợp của chiến lược là:

1. Nông nghiệp

Khuyến khích và hỗ trợ việc sản xuất số lượng lớn hơn hoa màu có phẩm chất và trị gíá cao hơn dựa trên sự thích hợp của đất và nước, bằng cách giảm bớt giới hạn sử dụng đất, cung cấp thêm hỗ trợ cho nông dân và khuyến khích cải thiện lề lối canh tác;

2. Trung tâm kỹ nghệ nông nghiệp

Để thu thập và hợp nhất các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản ở địa phương và trên căn bản phân vùng, và để cộng thêm giá trị, qua việc phát triển các trung tâm chế biến, thích hợp nhất ở các trung tâm tỉnh cùng với các dịch vụ và các kỹ nghệ khác;

3. Giao thông

Cải thiện từng giai đoạn đường sá, giao thông thủy nội địa (IWT) và cảng, cũng như yểm trợ khu vực, để hỗ trợ các trung tâm chế biến và để cải thiện tính tiếp cận chung bên trong khu vực để sinh lợi cho các thành phần; và

4. Quản lý nước

Bảo vệ vùng nước ngọt cốt lõi và vùng ven biển, cải thiện phẩm chất nước (nhất là nông nghiệp và nuôi cá), thay đổi khí hậu và thích ứng và quản lý rủi ro thiên tai.

Một chiếc thuyền trên sông Mekong. [Ảnh: Claudette Bleijenberg]

Các thành phần khác chẳng hạn như du lịch sẽ được lợi từ việc cải thiện tính tiếp cận, khuyến khích thêm du khách đến khu vực để ở lâu.  Với những điều kiện thuận lợi, nó cũng được dự đoán rằng việc sản xuất điện, nhất là qua năng lượng tái tạo chẳng hạn như gió ngoài biển và mặt trời, sẽ trở nên những nguồn lợi tức và công ăn việc làm quan trọng cho nhiều tỉnh.  Trong phần phía đông của khu vực, cũng có tiềm năng để phát triển những loại kỹ nghệ khác, chẳng hạn như vải sợi và điện tử, vì ở gần thành phố Hồ Chí Minh và tiếp cận với đất rẻ hơn.

Sự cần thiết để thích ứng rất cấp bách vì áp lực gia tăng và thịnh vượng của khu vực bị đe dọa.  Là môt kết hợp toàn bộ, MDIRP sẽ thiết lập “các cộng đồng thịnh vượng và giàu có, cùng nhau biến thách thức thành cơ hội, sử dụng và bảo vệ tài nguyên của ĐBSCL”.

CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU LÓT ĐƯỜNG ĐỂ CỨU ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

 (Researchers lay out a path to saving the Mekong Delta)

Aalto University – Bính Yên Đông lược dịch

Physics.org – May 6, 2022

 

Như bất cứ đồng bằng sông nào, Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có thể tồn tại nếu nó nhận được đầy đủ nguồn phù sa từ thượng lưu và dòng nước để trải phù sa đó trên khắp mặt của đồng bằng. [Ảnh: Marko Keskinen]

 

Gần 20 triệu người sống trong Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ở Đông Nam Á (ĐNA), cũng là nguồn của 7-10% lúa được mua bán quốc tế.  Nhưng ĐBSCL sẽ gần hoàn toàn nằm dưới nước vào cuối thế kỷ nếu các lề lối quản lý nước trong khu vực không thay đổi.  Để tránh tình huống nầy phải có hành động phối hợp đáng kể từ tất cả 6 quốc gia trong lưu vực Mekong, một nhóm nghiên cứu đa ngành quốc tế lập luận trong nhận định được công bố hôm nay trên tạp chí Science.

“Rất khó để tìm hiểu rằng một hình dạng đất có khích thước của Netherlands (Hòa Lan) và với dân số tương tự có thể biến mất vào cuối thế kỷ,” tác giả cầm đầu Giảng sư Matt Kondolf từ Đại học California, Berkerley, nói.  Nhưng ĐBSCL đặc biệt dễ tổn thương với mực nước biển dâng, vì hầu hết đồng bằng thấp hơn 2 m trên mặt nước biển.

Hầu hết ĐBSCL ở Việt Nam, và chánh phủ Việt Nam đã có những biện pháp để bảo vệ nó.  Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng tất cả các quốc gia trong lưu vực sông Mekong phải có hành động nhanh chóng và dứt khoát để ngăn ngừa tai họa.

“Như bất cứ đồng bằng sông nào, ĐBSCL chỉ có thể tồn tại nếu nó nhận được đủ nguồn phù sa từ thượng lưu vực và dòng nước để trải phù sa đó trên khắp mặt của đồng bằng,” Phó Giảng sư Matti Kummu của Đại học Aalto, đồng tác giả của bài viết, ghi nhận.  Nguồn phù sa bảo đảm rằng đất xây đấp ít nhất nhanh như nước biển dâng.

“Đói năng lượng tái tạo, các quốc gia trong lưu vực phát triển đập thủy điện, ngăn chận phù sa, với ít quan tâm đến ảnh hưởng qui mô hệ thống.  Số ít phù sa đến hạ lưu Mekong có thể được khai thác để đáp ứng nhu cầu của thành phần bất động sản đang phát triển trong vùng, đòi hỏi một số lượng cát lớn để xây cất và cải tại đất,” đồng tác giả Tiến sĩ Rafael Schmitt của Đại học Standford nói.

Một yếu tố quan trọng khác trong số phận của đồng bằng là làm thế nào nguồn nước được quản lý.  Đê và các lòng lạch đã được xây để kiểm soát ngập lụt, bảo vệ thâm canh cao trong vùng, nhưng điều nầy cũng ngăn chận phù sa màu mỡ đến đồng ruộng.  Vấn đề được kết hợp bởi việc sử dụng thái quá nước ngầm, gây sụt lún làm mặt của đồng bằng thấp hơn vài cm mỗi năm.

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh đến 6 biện pháp gia tăng đáng kể đời sống của ĐBSCL:

1.                  Tránh các đập thủy điện bằng cách thay thế các dự án được dự trù bằng các trang trại gió và mặt trời nếu có thể được và nếu không, xây các đập mới một cách chiến lược để giảm ảnh hưởng của chúng ở hạ lưu;

2.                  Thiết kế và/hay tân trang các đập thủy điện để giúp phù sa đi qua nhiều hơn;

3.                  Dẹp từ từ việc khai thác cát đáy sông và kiểm soát chặt chẽ tất cả việc khai thác cát, trong khi giảm nhu cầu cát Mekong qua vật liệu xây cất khả chấp và tái chế;

4.                  Tái lượng định thâm canh nông nghiệp ở ĐBSCL cho tính khả chấp;

5.                  Duy trì nối kết của các đồng lụt của đồng bằng bằng hạ tầng cơ sở nước; và

6.                  Đầu tư vào các giải pháp tự nhiên để bảo vệ bờ biển đại qui mô dọc theo bờ biển của đồng bằng.

Mặc dù có ít tranh chấp trong cộng đồng khoa học về hiệu quả của những biện pháp nầy, nhất là nếu được thực hiện trong các chướng ngại hòa hợp quan trọng.

“Một số biện pháp sẽ xung đột với quyền lợi của một số thành phần, trong khi các biện pháp khác đòi hỏi hợp tác chặt chẽ hơn giữa các quốc gia trong khu vực.  Mặc dù không dễ dàng, hợp tác xuyên thành phần và khu vực và ý chí chánh trị sẽ cần đến để thực hiện các biện pháp được đề nghị,” Phó Giảng sư Marko Keskinen của Đại học Aalto, đồng tác giả của bài viết, nói.

Thực hiện các biện pháp sẽ đòi hỏi sự tham gia của các chánh phủ quốc gia và các diễn viên quốc tế, cũng như các diễn viên mới, gồm có thành phần tư nhân và xã hội dân sự.  Nhưng cùng nhau có thể cứu đồng bằng khỏi chết chìm.

“Một ĐBSCL sẽ giàu có ngoài thế kỷ nầy có thể được – nhưng nó sẽ đòi hỏi hành động nhanh chóng và hòa hợp trong một lưu vực được trả lời bằng cạnh tranh, thay vì hợp tác, giữa các quốc gia duyên hà,” Giảng sư Kondolf kết luận.

TRUNG HOA CÓ CHỌN LỰA GIỮA LÃNH ĐẠO HAY THỐNG TRỊ MEKONG

 (China has a choice of leadership or dominance over the Mekong)

Alex Lo – Bình Yên Đông lược dịch

South China Morning Post - June 20, 2022

Cực thứ 3rd. [Ảnh: ScienceInfo]

Tình trạng khan hiếm nước có thể là thử nghiệm ngoại giao khu vực của Beijing (Bắc Kinh) lớn hơn các tranh chấp ở Biển Đông

Chiến tranh sắp tới ở Á Châu có thể không ở trong vùng biển, nhưng trên nước ngọt.  Mặc dù hầu hết những tranh chấp ở vùng biển phía Nam và Đông của Trung Hoa liên quan đến uy tín quốc gia và ưu thế khu vực, những tranh chấp về nguồn nước là về sự sống còn.  Trong 2 cuộc xung đột, Trung Hoa đóng vai trò trung tâm.  Nhưng trong cuộc xung đột thứ hai, họ giữ tay trên.

Không phải là một tai nạn là, của 5 quốc gia ở Đông Nam Á – Lào, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam và Cambodia – chia sẻ sông Mekong như nguồn nước chánh của họ, 3 nước có liên hệ mật thiết với Beijing trong khi Thái Lan và Việt Nam phải đóng vai trò cân bằng giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa, nhưng chưa bao giờ đi quá xa để chống lại Trung Hoa.  Washington nên công nhận có một giới hạn bao xa Hà Nội có thể chống lại Geijing mà không tự vận hay khô vì khát.

Mekong: địa chất và chánh trị

Bạn có những câu hỏi về những chủ đề và chiều hướng lớn nhất trên thế giới?  Hãy tìm câu trả lời với Kiến thức SCMP, diễn đàn mới của chúng tôi có nội dung chọn lọc với lời giải thích, FAQs, phân tích và biểu đồ được đưa đến bạn bởi nhóm đoạt giải của chúng tôi.

Tất cả 5 quốc gia ở hạ lưu Mekong, trong khi Trung Hoa ở thượng lưu, với 11 đập khổng lồ ảnh hưởng lớn lao, nếu không muốn nói kiểm soát dòng chảy.  Ước lượng khoảng 60 triệu người sống trên sông và có sinh kế dựa vào nó ở hạ lưu vực.

Cao nguyên Tây Tạng là nguồn của con sông lớn nầy.  Một nghiên cứu mới – được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu ở Viện Khoa học Trung Hoa và được công bố trên Nature Reviews Earth & Environment – đã cảnh báo rằng hâm nóng toàn cầu và thay đổi luân lưu của khí quyển đang gia tăng áp lực nước, nhất là các quốc gia ở hạ lưu.  Nó chú trọng đến địa chất nhưng không phải chánh trị.  Tuy nhiên, không khó để thấy rằng vối mỗi thập niên đi qua, căng thẳng sôi sục giữa các quốc gia chỉ thêm tồi tệ.

Trung Hoa kiểm soát phần lớn cao nguyên Tây Tạng và Xinjiang (Tân Cương) là điểm khởi đầu của nhiều sông chảy xuống 18 quốc gia ở hạ lưu.  Cao nguyên thỉnh thoảng được gọi là Cực Thứ 3rd và tháp nước của Á Châu.

“Không có quốc gia nào trên thế giới là nguồn sông cho nhiều quốc gia như thế,” Brahma Chellany, tác giả của Water: Asia’s New Battleground (Nước: Chiến trường Mới của Á Châu), viết.  Điều nầy cho Trung Hoa một ưu thế lớn lao đối với các quốc gia đó, và trong lâu dài, nó có thể đáng kể hơn sự truy tìm thống trị ở Thái Bình Dương.  Nó cũng là một loạt tranh chấp địa chánh trị phức tạp trong đó Washingtion có rất ít ưu thế.

Thật vậy, Beijing và New Delhi đang trên bờ của chiến tranh kỹ thuật, với cả 2 phía có kế hoạch để ngăn đập trên các khúc sông khác nhau của Yarlung Tsangpo, sông cao nhất trên thế giới, cũng được gọi là Brahmaputra ở Ấn Độ, nhưng đó là chủ đề của một ngày khác.

Mặt khác, Trung Hoa đang giúp Lào và Myanmar với tài chánh và kỹ thuật để xây các đập của chính họ để sản xuất điện.  Họ chỉ vào sự hợp tác như thế như là bằng chứng của tình hữu nghị, nhưng như được mong đợi, nhiều nhà phê bình Tây phương đã nói những sắp xếp như thế đưa đến lạm dụng và “bẫy nợ”, những người khác lập luận đơn giản rằng đập nói chung là một ý tưởng xấu.

Khủng hoảng nước nội địa và chánh sách khu vực của Trung Hoa

Như đất hiếm, tình trạng thiếu nước toàn cầu đang tồi tệ đã cho Trung Hoa một tay chiến lược.  Nhưng, trong trường hợp cổ điển của mối liên hệ quốc tế, chánh sách ngoại giao của Trung Hoa đối với nguồn nước ngọt trong khu vực cuối cùng sẽ bị sai khiến bởi sự cần thiết ở trong nước, đưa đến khủng hoảng nước, theo một số chuyên viên.

Các đập trên thượng lưu của sông Mekong sẽ sản xuất thủy điện khổng lồ, một năng lượng tái tạo cần thiết nếu Trung Hoa muốn trở nên trung tính carbon vào giữa thế kỷ.  Trong lúc đó, hầu hết nước ngầm truyền thống và nguồn sông bị ô nhiễm đến mức không thể sử dụng được, trong nhiều trường hợp, ngay cả cho canh tác, chưa nói đến việc tiêu thụ của con người.

Tài nguyên khổng lồ được dành để chuyển nước từ các tỉnh tương đối ướt đến các tỉnh ở phía bắc và tây, thường bị hạn hán.  Thượng lưu của Mekong có lẽ được dùng để bù cho sự thiếu hụt.  Giữa nhu cầu nội địa của Trung Hoa và nhu cầu của láng giềng, tất cả chúng ta đều biết ưu tiên nằm ở đâu.  Thỉnh thoảng, Washington cố gắng nhảy vào các tranh chấp, nổ lực của họ cho đến nay không giúp các láng giềng của Trung Hoa mà chỉ phản tác dụng thêm cho Beijing.  Như trường hợp thông thường, sự can thiệp của Hoa Kỳ chỉ làm cho vấn đề thêm tồi tệ.

Qua Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)), một loại ASEAN cho kinh tế nước ngọt khu vực, Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam đã cố gắng để phối hợp các chánh sách để quản lý nguồn nước chung để phát triển khả chấp chẳng hạn như thủy sản và canh tác.  Như dự đoán, Trung Hoa không tham gia vì họ muốn thương thảo với mỗi quốc gia một cách song phương.

Nhưng, cũng giống như đất hiếm, ngăn chận hay vũ khí hóa nguồn nước sông Mekong đưa đến lựa chọn nguyên tử, hậu quả rất nghiêm trọng và không thể đoán trước, được dùng như dụng cụ ngoại giao, gần như chiến tranh bắn.  Có sự cần thiết cấp bách để hòa giải và giảm nhẹ khủng hoảng nước đang lù lù hiện ra và các xung đột trong khu vực.

Thật vậy, MRC vừa mới thừa nhận ý muốn lớn hơn của Beijing để tiết lộ việc điều hành đập ở thượng lưu trước thời gian cho các quốc gia ở hạ lưu quản lý dòng nước.  Các phê bình đã, dĩ nhiên, lập luận rằng điều đó không đủ.  Và các quốc gia thành viên của Ủy hội cần ngoại giao để khuyến khích sự hợp tác của Trung Hoa.  Dù sao, nó là một khởi đầu tốt và có thể là nền tảng cho việc phối hợp lớn hơn, sẽ chứng minh rằng khu vực có thể quản lý công việc của chính họ mà không cần mời gọi sự can thiệp từ bên ngoài.