Sunday, June 5, 2022

‘NỐI KẾT MỀM’ LANCANG-MEKONG

(Lancang-Mekong 'soft connectivity')

Duan Haosheng and Liu Yunkang – Bình Yên Đông lược dịch

Bangkok Post – 30 May 2022

 

Du khách có một cái nhìn gây ấn tượng của sông Mekong từ đài quan sát nền kiếng ở Wat Pha Tak Sua ở huyện Sang Khom tỉnh Nong Khai. [Ảnh: Bangkok Post]

Những thách thức trong kế hoạch hàng động 5 năm đầu tiên và viễn cảnh trong tương lai

Trung Hoa đã tham vấn, đóng góp và chia sẻ một cách tập thể trong việc phát triển của vùng Lancang-Mekong với 5 quốc gia Mekong – Thái Lan, Myanmar, Cambodia, Lào và Việt Nam – trong 5 năm qua, giúp khuyến khích ổn định kinh tế và nối kết.

Khuôn khổ Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation (LMC)) được phác họa trong kế hoạch hành động 5 năm mà các lãnh đạo của vùng đã chấp thuận vào năm 2018.  Khi gần kết thúc trong năm nay, các thảo luận về một kế hoạch 5 năm mới được tiến hành để giải quyết sự nối kết cứng và mềm trong khu vực.

Nối kết cứng đã có một bước tiến quan trọng trong tháng 12 năm rồi với việc khai mạc Đường sắt Trung Hoa-Lào, với 3 mục tiêu.  Thứ nhất, giúp thực hiện tầm nhìn chiến lược của Lào để biến một quốc gia không có bờ biển thành một quốc gia được nối kết trên bộ.  Thứ hai, khuyến khích các mục tiêu của Kế hoạch Tổng thể về Nối kết ASEAN 2025 và mở một con đường mới cho sự hợp tác mậu dịch và kinh tế Trung Hoa-ASEAN.  Thứ ba, tăng cường hợp tác kỹ nghệ giữa các vùng phía tây của Trung Hoa và các quốc gia Mekong.

Tại Hội nghị Chuyên đề LMC và Nối kết Khu vực được tổ chức ở Kunming (Côn Minh), Trung Hoa trong tháng 4, các tham dự viên xác nhận sự đóng góp tích cực mà đường sắt mới đã làm đối với “nối kết cứng” trong khu vực Lancang-Mekong.  Nhưng họ cũng thấy các vấn đề và thách thức đã xuất hiện từ quan điểm “nối kết mềm”.

“Nối kết mềm” ám chỉ sự liên kết giữa dân số về tính di động, tổ chức và cơ chế, lịch sử và văn hóa, và sự hiểu biết về sự ràng buộc người-với-người.  Đặc biệt trong khu vực Lancang-Mekong, những thách thức có thể được gom thành 4 khía cạnh: bảo đảm sự phục hồi từ đại dịch Covid-19, đối phó với khiếm khuyết trong hỗ trợ kỹ thuật và phát triển tổ chức trong những vùng dọc theo đường sắt, hợp tác du lịch, và thiếu kiến thức về khu vực.

Nhìn vào kinh tế của Lào, trị giá xuất cảng sang Trung Hoa là 1,7 tỉ USD trong năm 2019, theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, với tiềm năng tăng trưởng trung bình 20% một năm.  Khả năng vận chuyển kép hàng hóa-hành khách của đường sắt mới cung cấp những cơ hội đa dạng kinh tế đáng kể cho cả Trung Hoa và Lào.

Trung Hoa cũng là một nguồn du khách quan trọng cho các láng giềng Đông Nam Á (ĐNA).  Khoảng 757.000 du khách Trung Hoa thăm viếng Lào trong năm 2019, một sự gia tăng 26% so với 2018.  Việc mở đường sắt sẽ làm cho việc di chuyển thuận tiện hơn và sẽ đưa đến việc gia tăng du khách.  Nhưng lớn bao nhiêu thì không thể nói vì việc tiếp tục cấm đi ra ngoài khi quốc gia cố gắng để diệt trừ Covid-19.

Với thu nhập hành khách đường sắt bị giới hạn cho di chuyển ở trong nước, và hàng hóa là nguồn thu nhập chánh, Lào chật vật để trang trải chi phí điều hành đường sắt trong 5 năm tới.  Điều nầy có thể ảnh hưởng công ăn việc làm và sinh kế của các cộng đồng dọc theo đường sắt, và cuối cùng làm giảm tin tưởng vào đường sắt của người Lào.

Thách thức ở Yunnan (Vân Nam)

Trong tỉnh Yunnan, Trung Hoa, các kỹ nghệ dọc theo đường sắt từ Kunming đến Vientiane tương đối kém phát triển, sức mạnh của các thực thể thị trường yếu kém, và khả năng hỗ trợ không đủ.  Yunnan đối mặt với áp lực kép của cạnh tranh từ các thành phố và tỉnh có kinh tế tiên tiến hơn và việc gạt ra ngoài lề gây ra bởi Hành lang Mậu dịch Hải Bộ Quốc tế Mới.  Hành lang đường bộ tập trung ở Chongqing (Trùng Khánh), trong khi Kunming nằm trên một đường nhánh chạy từ hàng lang chánh.  Có lo ngại rằng tình trạng của Yunnan có thể giảm xuống “nền kinh tế bàn đạp”.

Hy vọng rằng Đường sắt Trung Hoa-Lào sẽ kích thích việc thiết lập các công viên kỹ nghệ dọc theo đường sắt, nhưng các yếu tố tổ chức và văn hóa, cùng với sự nối kết yếu kém về tiêu chuẩn và luật lệ khiến cho việc hợp tác khu vực mạo hiểm như thế khó khăn.

Du lịch, trong khi đó, là một con dao 2 lưỡi.  Khi Trung Hoa mở cửa lại, những con số lớn du khách Trung Hoa sẽ bắt đầu di chuyển qua các quốc gia Mekong một lần nữa, với đường sắt mới qua Lào mở thêm đường đi.  Dù sao, 2 hiểm họa tiềm tàng được ghi nhận:

Thứ nhất, trong khi Trung Hoa khuyến khích tích cực việc thành lập Đồng minh Hợp tác các Thành phố Du lịch Mekong, du lịch tập thể từ Trung Hoa không luôn được xem là tích cực bởi các láng giềng ĐNA.  Khiếm nhã hay thái độ không nhạy cảm văn hóa của một số du khách Trung Hoa có khuynh hướng thu hút nhiều công khai tiêu cực, và cảm nhận như thế dễ bị vận dụng bởi truyền thông Tây phương chống Trung Hoa, phá hoại việc làm của Trung Hoa để tăng cường mối liên hệ người-với-người trong khu vực.

Thứ hai, chi phí tương đối thấp ở Lào và trị giá mới lạ cao cho nhiều du khách Trung Hoa có thể thu hút du khách và gây nên một cú sốc cho những khu vực với những nguồn du khách dọc theo đường sắt, chẳng hạn như Pu’er và Sipsongpanna.

Cuối cùng, một trong những lý do cơ bản lớn cho thách thức “nối kết mềm” là Trung Hoa phần lớn cung cấp hành hóa công như hạ tầng cơ sở cứng trong vùng, trong khi Tây phương chi phối sư nhất trí công và lý thuyết trong nhiều hoạt động phân vùng và như thế có ảnh hưởng lớn đối với việc sản xuất kiến thức.  Điều nầy ngăn cản sự thám hiểm độc lập của các quốc gia duyên hà để chia sẽ kiến thức dựa trên nối kết lịch sử và văn hóa và cũng có thành kiến với việc phát triển mối ràng buộc người-với-người giữa 6 quốc gia.

Viễn cảnh tương lai

Kế hoạch hành động 5 năm thứ 2nd cho sự nối kết Lancang-Mekong sẽ tiến hóa chung quanh Đường sắt Trung Hoa-Lào và các lợi ích nối kết cứng mà nó có thể cung cấp.  Sẽ có một nỗ lực để biến hợp tác phân vùng từ “cơ chế tắc nghẽn” đến “cơ chế phối hợp” để hoàn thành các mục tiêu kinh tế chung.

Trung Hoa sẽ tiếp tục theo đuổi ổn định kinh tế trong khi nới rộng nỗ lực trong việc hợp tác văn hóa xã hội và “chánh trị thấp”, với nối kết mềm và liên hệ người-với-người trở thành những lãnh vực phát triển quan trọng.

Đại dịch Covid-19 đã cung cấp một cơ hội cho việc hợp tác y tế khu vực như một lãnh vực ưu tiên.  Các biện pháp an toàn, chính xác khoa học và đặt con người làm trọng tâm cho việc nhập và xuất cảnh có thể là một phần của nỗ lực hợp tác nầy.

Trong khi tăng cường hợp tác trong việc ngăn ngừa và kiểm soát bệnh truyền nhiễm và chăm sóc y tế, 6 quốc gia Lancang-Mekong cũng tăng cường hợp tác y khoa truyền thống, rút ra từ các truyền thống văn hóa phong phú của họ.  Thí dụ, gia tăng trao đổi truyền thống y khoa của Trung Hoa, Dai, Yi và Tibet với các quốc gia Mekong có thể cải thiện nhận thức đối với Trung Hoa của người địa phương.

Về việc nâng cao phẩm chất của các kỹ nghệ dọc theo đường sắt, Yunnan nên tìm kiếm đồng minh với các thành phố và tỉnh có nền kinh tế tiên tiến hơn ở phía tây Trung Hoa và Hành lang Hải Bộ Quốc tế trong khi cải thiện phát triển kinh tế và dùng những ưu thế bản xứ.

Các quốc gia thành viên cũng có thể kết hợp tích cực nối kết Lancang-Mekong vào một khuôn khổ rộng lớn hơn của Hợp tác Kinh tế Tổng thể Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP)), một khối mậu dịch tự do khổng lồ nối Trung Hoa với 10 quốc gia ASEAN, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Australia và New Zealand.  Đồng ý tuân thủ các quy định của thành phần thứ ba cai quản RCEP có thể giúp vượt qua những vấn đề hiện nay ngăn cản liên kết kỹ nghệ một cách uyển chuyển.

Nâng cấp du lịch

Để phát triển du lịch trong thời hậu đại dịch, các tòa đại sứ Trung Hoa trong các quốc gia Mekong có thể phân phối các cẩm nang về phong tục, thói quan và di chuyển ở địa phương trong các quốc gia đi đến và khuyến khích thái độ tích cực.  Cũng như thế, họ có thể theo dõi chặt chẽ thái độ thương mại của các doanh thương trong các quốc gia làm việc để giúp tránh bất cứ sự hiểu lầm nào.

Đồng minh Hợp tác các Thành phố Du lịch Lancang-Mekong, trong khi đó, có thể hợp tác với UNESCO và các cơ quan khác để khuyến khích các khía cạnh chung của di sản lịch sử và văn hóa, chẳng hạn như “vòng du lịch văn hóa Tai”.  Khuyến khích kết hợp các nguồn du lịch dọc theo Đường sắt Trung Hoa-Lào cũng có thể liên quan đến du lịch lịch sử và di sản văn hóa ở bắc và đông bắc Thái Lan.

Qua du lịch, công ăn việc làm và kỹ nghệ dịch vụ trong vùng dọc theo đường sắt sẽ được nâng cao, gia tăng kiến thức chung, và huy động nhiệt tình việc xây cất đường sắt cao tốc của Thái Lan.

Các tham dự viên cũng nên biết rằng Hợp tác Mekong-US (Mekong-US Partnership (MUSP)) được phát động bởi Hoa Kỳ trong bối cảnh chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Washington, đã tăng cường ảnh hưởng của mình trong khu vưc Mekong.

Thế giới đang trải qua những thay đổi sâu đậm, và các quốc gia Lancang-Mekong có thể đóng một vai trò trong việc thay đổi để tốt hơn.  LMC phải được cứu xét cùng với các cơ chế hợp tác khác chẳng hạn như Greater Mekong Subregion (GMS) và MUSP để làm cho việc biến chuyển từ “cơ chế cạnh tranh” hay “cơ chế tắc nghẽn” thành “cơ chế phối hợp”.  Nó sẽ mở một chương mới cho việc phát triển trong tương lai của vùng Lancang-Mekong.

No comments:

Post a Comment