Sunday, June 26, 2022

TRUNG HOA CÓ CHỌN LỰA GIỮA LÃNH ĐẠO HAY THỐNG TRỊ MEKONG

 (China has a choice of leadership or dominance over the Mekong)

Alex Lo – Bình Yên Đông lược dịch

South China Morning Post - June 20, 2022

Cực thứ 3rd. [Ảnh: ScienceInfo]

Tình trạng khan hiếm nước có thể là thử nghiệm ngoại giao khu vực của Beijing (Bắc Kinh) lớn hơn các tranh chấp ở Biển Đông

Chiến tranh sắp tới ở Á Châu có thể không ở trong vùng biển, nhưng trên nước ngọt.  Mặc dù hầu hết những tranh chấp ở vùng biển phía Nam và Đông của Trung Hoa liên quan đến uy tín quốc gia và ưu thế khu vực, những tranh chấp về nguồn nước là về sự sống còn.  Trong 2 cuộc xung đột, Trung Hoa đóng vai trò trung tâm.  Nhưng trong cuộc xung đột thứ hai, họ giữ tay trên.

Không phải là một tai nạn là, của 5 quốc gia ở Đông Nam Á – Lào, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam và Cambodia – chia sẻ sông Mekong như nguồn nước chánh của họ, 3 nước có liên hệ mật thiết với Beijing trong khi Thái Lan và Việt Nam phải đóng vai trò cân bằng giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa, nhưng chưa bao giờ đi quá xa để chống lại Trung Hoa.  Washington nên công nhận có một giới hạn bao xa Hà Nội có thể chống lại Geijing mà không tự vận hay khô vì khát.

Mekong: địa chất và chánh trị

Bạn có những câu hỏi về những chủ đề và chiều hướng lớn nhất trên thế giới?  Hãy tìm câu trả lời với Kiến thức SCMP, diễn đàn mới của chúng tôi có nội dung chọn lọc với lời giải thích, FAQs, phân tích và biểu đồ được đưa đến bạn bởi nhóm đoạt giải của chúng tôi.

Tất cả 5 quốc gia ở hạ lưu Mekong, trong khi Trung Hoa ở thượng lưu, với 11 đập khổng lồ ảnh hưởng lớn lao, nếu không muốn nói kiểm soát dòng chảy.  Ước lượng khoảng 60 triệu người sống trên sông và có sinh kế dựa vào nó ở hạ lưu vực.

Cao nguyên Tây Tạng là nguồn của con sông lớn nầy.  Một nghiên cứu mới – được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu ở Viện Khoa học Trung Hoa và được công bố trên Nature Reviews Earth & Environment – đã cảnh báo rằng hâm nóng toàn cầu và thay đổi luân lưu của khí quyển đang gia tăng áp lực nước, nhất là các quốc gia ở hạ lưu.  Nó chú trọng đến địa chất nhưng không phải chánh trị.  Tuy nhiên, không khó để thấy rằng vối mỗi thập niên đi qua, căng thẳng sôi sục giữa các quốc gia chỉ thêm tồi tệ.

Trung Hoa kiểm soát phần lớn cao nguyên Tây Tạng và Xinjiang (Tân Cương) là điểm khởi đầu của nhiều sông chảy xuống 18 quốc gia ở hạ lưu.  Cao nguyên thỉnh thoảng được gọi là Cực Thứ 3rd và tháp nước của Á Châu.

“Không có quốc gia nào trên thế giới là nguồn sông cho nhiều quốc gia như thế,” Brahma Chellany, tác giả của Water: Asia’s New Battleground (Nước: Chiến trường Mới của Á Châu), viết.  Điều nầy cho Trung Hoa một ưu thế lớn lao đối với các quốc gia đó, và trong lâu dài, nó có thể đáng kể hơn sự truy tìm thống trị ở Thái Bình Dương.  Nó cũng là một loạt tranh chấp địa chánh trị phức tạp trong đó Washingtion có rất ít ưu thế.

Thật vậy, Beijing và New Delhi đang trên bờ của chiến tranh kỹ thuật, với cả 2 phía có kế hoạch để ngăn đập trên các khúc sông khác nhau của Yarlung Tsangpo, sông cao nhất trên thế giới, cũng được gọi là Brahmaputra ở Ấn Độ, nhưng đó là chủ đề của một ngày khác.

Mặt khác, Trung Hoa đang giúp Lào và Myanmar với tài chánh và kỹ thuật để xây các đập của chính họ để sản xuất điện.  Họ chỉ vào sự hợp tác như thế như là bằng chứng của tình hữu nghị, nhưng như được mong đợi, nhiều nhà phê bình Tây phương đã nói những sắp xếp như thế đưa đến lạm dụng và “bẫy nợ”, những người khác lập luận đơn giản rằng đập nói chung là một ý tưởng xấu.

Khủng hoảng nước nội địa và chánh sách khu vực của Trung Hoa

Như đất hiếm, tình trạng thiếu nước toàn cầu đang tồi tệ đã cho Trung Hoa một tay chiến lược.  Nhưng, trong trường hợp cổ điển của mối liên hệ quốc tế, chánh sách ngoại giao của Trung Hoa đối với nguồn nước ngọt trong khu vực cuối cùng sẽ bị sai khiến bởi sự cần thiết ở trong nước, đưa đến khủng hoảng nước, theo một số chuyên viên.

Các đập trên thượng lưu của sông Mekong sẽ sản xuất thủy điện khổng lồ, một năng lượng tái tạo cần thiết nếu Trung Hoa muốn trở nên trung tính carbon vào giữa thế kỷ.  Trong lúc đó, hầu hết nước ngầm truyền thống và nguồn sông bị ô nhiễm đến mức không thể sử dụng được, trong nhiều trường hợp, ngay cả cho canh tác, chưa nói đến việc tiêu thụ của con người.

Tài nguyên khổng lồ được dành để chuyển nước từ các tỉnh tương đối ướt đến các tỉnh ở phía bắc và tây, thường bị hạn hán.  Thượng lưu của Mekong có lẽ được dùng để bù cho sự thiếu hụt.  Giữa nhu cầu nội địa của Trung Hoa và nhu cầu của láng giềng, tất cả chúng ta đều biết ưu tiên nằm ở đâu.  Thỉnh thoảng, Washington cố gắng nhảy vào các tranh chấp, nổ lực của họ cho đến nay không giúp các láng giềng của Trung Hoa mà chỉ phản tác dụng thêm cho Beijing.  Như trường hợp thông thường, sự can thiệp của Hoa Kỳ chỉ làm cho vấn đề thêm tồi tệ.

Qua Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)), một loại ASEAN cho kinh tế nước ngọt khu vực, Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam đã cố gắng để phối hợp các chánh sách để quản lý nguồn nước chung để phát triển khả chấp chẳng hạn như thủy sản và canh tác.  Như dự đoán, Trung Hoa không tham gia vì họ muốn thương thảo với mỗi quốc gia một cách song phương.

Nhưng, cũng giống như đất hiếm, ngăn chận hay vũ khí hóa nguồn nước sông Mekong đưa đến lựa chọn nguyên tử, hậu quả rất nghiêm trọng và không thể đoán trước, được dùng như dụng cụ ngoại giao, gần như chiến tranh bắn.  Có sự cần thiết cấp bách để hòa giải và giảm nhẹ khủng hoảng nước đang lù lù hiện ra và các xung đột trong khu vực.

Thật vậy, MRC vừa mới thừa nhận ý muốn lớn hơn của Beijing để tiết lộ việc điều hành đập ở thượng lưu trước thời gian cho các quốc gia ở hạ lưu quản lý dòng nước.  Các phê bình đã, dĩ nhiên, lập luận rằng điều đó không đủ.  Và các quốc gia thành viên của Ủy hội cần ngoại giao để khuyến khích sự hợp tác của Trung Hoa.  Dù sao, nó là một khởi đầu tốt và có thể là nền tảng cho việc phối hợp lớn hơn, sẽ chứng minh rằng khu vực có thể quản lý công việc của chính họ mà không cần mời gọi sự can thiệp từ bên ngoài.

No comments:

Post a Comment