(Where are the world’s water stresses? | Opinion)
John P. Ruehl – Bình Yên Đông lược dịch
Globetrotter - 11 June 2023
Trên khắp thế giới, những vấn đề đáng kể đang ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh nước. Mặc dù tình hình có vẻ u ám, các sáng kiến hợp tác cho thấy một số dấu hiệu bớt đi.
Vào tháng 5 năm 2023, Bộ Thủy lợi Arizona đã áp đặt những giới hạn đối với việc xây cất nhà mới trong vùng Phoenix, nói là thiếu nước ngầm. Quyết dịnh nhằm mục đích làm chậm sự tăng trưởng dân số trong một của những vùng tăng trưởng nhanh nhất ở Hoa Kỳ và nhấn mạnh đến sự sụt giảm nguồn nước trong vùng tây nam bị hạn hán tấn công.
Khi mực nước trong sông Colorado giảm xuống, các tiểu bang dựa vào nó (Arizona, California, Colorado, New Mexico, Nevada, Utah và Wyoming) càng ngày càng xung đột trong việc làm thế nào để phân phối nguôn cung cấp đang giảm.
Hoa Kỳ không phải duy nhất trong việc tranh luận ở trong nước về nguồn cung cấp nước. Các tiểu bang của Australia cũng liên tục cãi nhau về quyền sử dụng nước trên khắp lưu vực Murray-Darling. Gián đoạn nguồn cung cấp nước hay cảm thấy nước bị lạm dụng có thể gây ra bất ổn xã hội tức thời và các quốc gia như Iran và Pháp đã thấy chống đối bạo lực liên quan đến nước gần đây.
Tiếp cận liên tục và có đủ sức với nước ngọt được công nhận như một nhân quyền căn bản bởi UN (Liên Hiệp Quốc). Và ngoài việc cung cấp nền tảng cho đời sống, nước ngọt cũng quan trọng cho kỹ nghệ và chế biến, sản xuất năng lượng, nông nghiệp, vệ sinh, và các chức năng xã hội cần thiết khác.
Nhưng trên khắp thế giới, tính có sẵn của nó bị đe dọa. Sa mạc hóa, thay đổi khí hậu, chuyển nước do con người gây ra, xây đập, ô nhiễm, và lạm dụng làm cho sông, hồ, và mạch nước ngầm khô cạn, Từ năm 2000, thế giới đã thêm gần 2 tỉ người, tạo thêm căng thẳng cho nguồn cung cấp và hạ tầng cơ sở nước toàn cầu.
Quản lý nước và hạ tầng cơ sở kém cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự khan hiếm nước trên khắp thế giới. Ở Iraq, có đến 14,5% nước bị mất vì bốc hơi và 2/3 nước được lọc bị mất vì rò rỉ và hạ tầng cơ sở kém. Có đến 25 đến 30% nước của Nam Phi bị mất vì rò rỉ, trong khi trong các quốc gia kỹ nghệ, có đến 15 đến 20% nguồn cung cấp nước bị mất.
Bất công cũng có thể làm tồi tệ áp lực nước. Giữa tình trạng thiếu nước ở Cape Town trong những năm gần đây, 14% dân số có trách nhiệm cho trên ½ số nước ngọt sử dụng trong thành phố. Trên khắp Phi Châu, 1 trong 3 người đã đối mặt với khan hiếm nước, nơi “tính có sẵn của nước sạch thiên nhiên xuống dưới 1.000 m3 cho mỗi người 1 năm.
Bên trên việc kiểm soát của chánh phủ đối với nguồn cung cấp nước và hạ tầng cơ sở, các công ty đa quốc gia như Nestlé S.A., PepsiCo, Inc., Coca-Cola Company, và Wonderful Company LLC đóng một vai trò lớn lao trong kỹ nghệ nước toàn cầu. Trong năm 2013, nguyên CEO của Nestlé là Peter Brabeck-Letmathe bị buộc phải rút lui sau một cuộc phỏng vấn năm 2005 tái xuất hiện khi ông tuyên bố nó “cực đoan” khi nước đươc xem là nhân quyền.
Tuy nhiên, tư nhân hóa nước đã gia tăng đáng kể trong vài thập niên qua. Trong năm 2020, Wall Street cho pháp nước bắt đầu buôn bán như một món hàng, và ngày nay, “nông dân, đầu tư rủi ro cao và các độ thị nay có thể chống lại – hay đánh cược trên – tính có sẵn của nước trong tương lai ở California.” Hiện đại hóa đã thấy các quốc gia như Fiji, quốc gia xuất cảng nước lớn thứ 4th trên thế giới trong năm 2021, đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp trong vài năm qua.
Nước vòi chỉ uống được trong một số quốc gia nhất định, nhưng lo sợ ô nhiễm có thể xảy ra nhanh chóng và khuyến khích báo động. Sau khi hàng ngàn gallons sản phẩm nhựa tổng hợp tràn vào sông Delaware trong năm 2023, chánh quyến Philadelphia đóng cửa một nhà máy lọc nước ở gần đó. Mặc dù nước vòi có vẻ an toàn để uống, chánh phủ cảnh báo và báo động trên truyền thông xã hội đưa đến việc mua nước hoang mang.
Ô nhiễm cũng có thể đưa đến thiệt hại lâu dài đối với sự tin cậy của quần chúng vào hạ tầng cơ sở nước. Sau khi mức độ chì cao được tìm thấy trong nước uống ở Flint, Michigan trong năm 2014 (cùng với phản ứng lãnh đạm của chánh phủ), dân số địa phương vẫn do dự để uống trở lại ngay cả sau khi nó được tuyên bố là an toàn.
An ninh nước cũng có một ảnh hưởng quan trọng đến mối liên hệ giữa các quốc gia. Hoa Kỳ và Mexico trong lịch sử đã tranh giành quyền dùng nước của sông Colorado và Rio Grande. Dân số tăng mạnh ở cả 2 bên biên giới trong những thập niên gần đây, cùng với hạn hán, đã làm tồi tệ những căng thẳng song phương.
Trong năm 2020, căng thẳng về việc Mexico không có khả năng để thỏa mãn việc chuyển nước bắt buộc hàng năm cho Hoa Kỳ từ sông Rio Grande, được ghi trong Hiệp ước Nước 1944, khiến nông dân ở miến bắc Mexico chiếm đập La Boquilla nhiều tuần lễ trước thời hạn. Mặc dù khủng hoảng cuối cùng được giải quyết, vấn đề căn bản cùa dòng nước thu hẹp vẫn tiếp tục.
Trong khi đó Iraq gia tăng tố cáo Iran giữ nước từ các phụ lưu chảy vào sông Tigris và Euphrates, với Iran tố cáo Iraq không dùng nước có trách nhiệm. Iraq và Iran cũng tranh chấp việc xây đập và các hệ thống thủy nông làm cản trở dòng chảy truyền thống của sông Tigris và Euphrates.
Liên hệ giữa Egypt, Sudan, và Ethiopa cũng suy thoái tương tự từ khi Ethiopa bắt đầu xây đập Grand Ethiopian Renaissance (GERD) trong năm 2011. Dự án đã làm xấu thêm lo sợ khu vực về tình trạng thiếu nước của sông Nile và mặc dù toàn bộ xung đột đã tránh được cho đến nay, nó đã châm lửa cho lo ngại về nguồn cung cấp ở Sudan, gây nên đụng độ chết người vì tình trạng thiếu nước trong năm 2023.
Trung Hoa đã được dán nhãn một “siêu cường thượng lưu” vì một vài sông quan trọng bắt nguồn từ Trung Hoa. Việc xây các đập và nhà máy thủy điện trên sông Mekong đã gây căng thẳng với Lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam, trong khi Kazakhstan và Trung Hoa thường không đồng ý quyền dùng nước liên quan đến sông Ili.
Lo sợ cũng nổi lên khi Ấn Độ và Trung Hoa, 2 quốc gia đông dấn nhất trên thế giới, có thể đi đến xung đột ở sông Brahmaputra và Indus. Nhưng Ấn Độ và Pakistan ở hạ ;ưu đã có tranh chấp của họ đối với quyền dùng nước trong lưu vực sông Indus đã gây lo ngại trong khu vực.
Các quốc gia khác đã vũ khí hóa nước như một phần của xung đột sâu rộng hơn. Ukraine và Nga cả hai đều dùng nước để bắt nạt lẫn nhau kể từ vòng đầu của bất ổn giữa họ bắt đầu trong năm 2014. Ukraine hầu như cắt lập tức Crimea khỏi nguồn cung cấp nước từ kinh Bắc Crimea, thu hẹp đất canh tác từ 130.000 hectares trong năm 2013 xuống chỉ còn 14.000 trong năm 2017.
Nga mở lại kinh theo sau việc khởi đầu chiến tranh Ukraine trong năm 2022. Ngoài ra, các lực lượng của Nga từ đó đã bị cáo buộc giữ nước đến một số vùng của Ukraine, cố tình làm ngập những vùng khác, và nhắm vào hạ tầng cơ sở nước của Ukraine. Cả Nga và Ukraine tố cáo lẫn nhau đã làm nổ đập Kakhovka và nhà máy thủy điện nằm trên sông Dnieper ngày 5 tháng 6 năm 2023, làm ngập các cộng đồng ở hạ lưu.
Quốc gia Hồi giáo (IS) trong khi đó đang là phương tiện trong việc gây ra tình trạng thiếu nước trong khi họ đi xuyên qua Syria và Iraq 1 thập niên qua, bằng cách làm ô nhiễm và cắt đứt nguồn cung cấp nước và làm ngập nhiều khu vực. Taliban cũng liên tục tấn công hạ tầng cơ sở nước ở Afghanistan trong suốt thời gian Hoa Kỳ chiếm đóng.
Tranh chấp lâu dài giữa Taliban và Iran về việc tiếp cận với sông Helmand cũng gây ra đụng dộ chết người ở biên giới trong năm 2023. Và trong những năm gần đây, tấn công mạng đã gia tăng nhắm vào hạ tầng cơ sở nước dễ bị tổn thương ở Hoa Kỳ.
Cảm ơn, tương lai của áp lực nước có thể ít u ám hơn lo sợ. Tăng trưởng dân số toàn cầu đã chậm lại đáng kể trong vài thập niên vừa qua và dân số được mong đợi đạt cao điểm vào cuối thế kỷ. Hơn nữa, những khu vực đang trải qua áp lực nước thường không phải là những nơi có tăng trưởng dân số cao. Cộng đồng toàn cầu cũng có những bước mới để giải quyết an ninh nước với UN tổ chực thượng dỉnh về nước đầu tiên trong năm 2023 kể từ năm 1997.
Và ngay cả các quốc gia với tranh chấp lâu dài đã công nhận tầm quan trọng của việc duy trì nguồn cung cấp nước. Hiệp ước Nước Indus 60 tuổi giữa Ấn Độ và Pakistan phần lớn được tôn trọng mặc dù có căng thẳng liên tục giữa họ. Trung Hoa đã có sáng kiến hợp tác với các quốc gia ở hạ lưu về giao thông và dòng nước, gồm có diễn đàn Đối thoại và Hợp tác sông Lancang-Mekong để chia sẻ dữ kiện và chuẩn bị cho tình trạng thiếu nước và lũ lụt.
Cũng có những bộc phá gần đây liên quan đến GERD. Lãnh đạo trên thực tế của Sudan, Abdel-Fattah Burhan, vừa ra mặt ủng hộ đập, ghi nhận rằng nó có thể giúp kiểm soát lũ lụt. Hợp tác lớn hơn giữa Ethiopa và Egypt có thể thấy nước ít bốc hơi hơn từ đập Aswan Cao của Egypt nếu nó có thể được trữ nước trong GERD trong các tháng nóng hơn.
Mặc dù khử muối nước biển vẫn tốn kém và cần nhiều năng lượng, nó đang trở nên hiệu quả và rộng rãi hơn. Ở Saudi Arabia, 50% của số nước mà quốc gia cần đến được đáp ứng bằng khử muối, trong khi Egypt có các kế hoạch mở cửa hàng chục nhà máy khử muối mới trong những năm sắp tới. Hiện nay, 70% của các nhà máy khử muối trên thế giới được tìm thấy ở Trung Đông.
Các sáng kiến trong nước của Hoa Kỳ cũng hứa hẹn. Quận hạt Orange của California tái chế biến hầu hết nước thải và bổ sung cho tầng nước ngầm ở gần đó qua nhà máy tái chế nước lớn nhất trên thế giới, bắt đầu hoạt dộng vào năm 2008. Arizona, California, và Nevada cũng đồng ý trong tháng 5 năm 2023 để giảm lấy nước 10% trong 3 năm tới và Arizona quyết định ngưng việc xây cất nhà có thể đánh dấu khởi đầu của hạn chế hơn đối với việc tiêu thụ nước ở trong nước.
Hợp tác ở trong nước và quốc tế đang tiếp diễn dù sao sẽ được yêu cầu để giải quyết những tranh chấp nước và tạo nên những lề lối quản lý nước khả chấp, Ngăn chận việc dùng nước như một đòn bẫy địa chánh trị hay một công cụ chiến tranh, cùng với quản lý thay đổi khí hậu và ô nhiễm có hiệu quả, sẽ được kết hợp để tránh chiến tranh nước trong tương lai.
No comments:
Post a Comment