(How Vietnam is trying to stop rice warming the planet)
AFP – Bình Yên Đông lược dịch
Straitstimes – March 24, 2023
Bộ Môi trường Việt Nam nói lúa được dẫn tưới chiếm gần ½ lượng methane phóng thích trong năm 2019. [Ảnh: AFP]
CẦN THƠ - Khi còn trẻ, ông Đồng Văn Canh nhìn các đồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam (ĐBSCL) được đốt cháy để chuẩn bị cho mùa sắp tới, mù mịt bầu trời và làm ngập không khí với những khí nhà kiếng hiệu nghiệm.
Lúa – thức ăn chánh của Á Châu – được quy cho khoảng 10% lượng phóng thích khí methane toàn cầu, một loại khí mà trong 2 thập niên đã giữ khoảng 80 lần nhiệt của carbon dioxide.
Thường được liên kết với việc ợ của bò, methane ở mức độ cao cũng được sản xuất bởi vi trùng sinh trưởng trong ruộng lúa bị ngập và nẩy nở nếu rơm còn để lại mục rữa trong đồng ruộng sau khu thu hoạch.
Thông điệp từ các nhà khoa học là: Lúa có thể bị bỏ quên trong chiến trường để cắt lượng phóng thích.
Ở ĐBSCL, ông Canh, nay là một nông dân trồng lúa 39 tuổi, không để rơm mục rữa trên đồng lúa – và ông cũng không đốt nó, như cha mẹ ông đã làm trước ông.
Được thúc đẩy bởi trí nhớ bị buộc ở trong nhà trong những ngày khói mù mịt – thỉnh thoảng rất cay khiến ông nghẹt thở hay ngất đi – ông tham gia một sáng kiến lấy rơm ra khỏi đồng lúa và biến nó thành nấm rơm và phân hữu cơ, kiếm thêm một thu nhập phụ nhỏ.
“Nếu chúng tôi nhặt rơm và làm ra tiền, tất cả chúng tôi đều có lợi,” ông nói với AFP, khều ngón tay trong một đống rơm lớn và mềm, phân bò và trấu sẽ sớm trở thành chất dinh dưỡng cho mùa màng Mekong.
Lượng phóng thích thu nhỏ lại
Chương trình – được tổ chức bởi Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) – là một trong hàng chục trên khắp Việt Nam và khu vực cố gắng để thu nhỏ đều đặn lượng methane phóng thích từ việc sản xuất lúa.
Nhiều sáng kiến không mới lạ nhưng đã nổi bật từ khi khoảng 100 quốc gia ký kết Cam kết Methane Toàn cầu (Global Methane Pledge) trong năm 2021, đồng ý giảm lượng phóng thích 30% của mức năm 2020 vào năm 2030.
Một vài quốc gia sản xuất lúa lớn nhất thế giới, gồm có Indonesia, Bangladesh và Việt Nam, tham gia mặc dù 2 quốc gia lớn nhất, Trung Hoa và Ấn Độ, không ký tên.
Ở Việt Nam, khi mùa thu hoạch chấm dứt, nông dân đẩy các xe chất đầy các kiện rơm mà sau đó sẽ được tẩm ướt và trải ra để trồng nấm rơm.
Nông dân Đồng Văn Canh sắp xếp các bao phân ở nhà ông ở Cần Thơ, Việt Nam, vào ngày 27 tháng 2 năm 2023. [Ảnh: AFP]
Một khi nấm đã sẵn sàng, chúng được bán trước khi nông dân lấy rơm và cho nó vào máy làm phân. Hai tháng sau, nó sẵn sáng và có thể bán với giá khoảng 0,15 USD/kg.
“Trong quá khứ, một vài nông dân làm cách nầy bằng tay, nhưng nó cần nhiều lao động và chi phí cao. Nay, chúng tôi cắt chi phí ½, và chúng tôi sẽ nới rộng để đáp ứng nhu cầu của thị trường,” ông Lê Đình Du, một nông dân trồng lúa cũng là trưởng phòng bảo vệ cây cối của huyện địa phương, nói.
“Lúa đi trên một hành trình tốt đẹp. Chúng tôi không bỏ thứ gì cả.”
Vi trùng sản xuất methane
Bộ Môi trường Việt Nam nói lúa được dẫn tưới chiếm gần ½ lượng methane phóng thích trong năm 2019.
Việc quản lý rơm thân thiện với môi trường đã được giới thiệu và lan ra “rộng rãi đến các nông dân và giới chức nông nghiệp ở địa phương” trên cả nước, theo CGIAR, một trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế.
Bao nhiêu lối thực hành mà họ đã học thì không rõ. Trong năm 2022, Ngân hàng Thế giới nói rằng trên 80% rơm ở ĐBSCL vẫn còn được đốt ngoài đồng sau khi thu hoạch
Một nông dân đi qua gốc rạ bị đốt trong ruộng lúa ở Cần Thơ, Việt nam, ngày 28 tháng 2 năm 2023. [Ảnh: AFP]
Sự cần thiết để tìm các giải pháp rất cấp bách.
Không như các hoa màu khác, ruộng lúa có một lớp nước, vì thế không có sự trao đổi giữa đất và không khí, Tiến sĩ Bjoern Ole Sander, một khoa học gia kỳ cựu ở IRRI, Hà Nội, giải thích.
Những điều kiện nầy có nghĩa vi trùng khác hoạt động trong lúa, so với đồng lúa mì hay bắp.
“Và những vi trùng nầy ăn chất hữu cơ và sản xuất methane,” ông nói.
Một nông dân lái máy kéo để trộn phân bằng phương pháp ủ phân rơm cơ khí hóa ở Cần Thơ, Việt Nam. [Ảnh: AFP]
Cũng như quản lý rơm, IRRI nói một kế hoạch khác gọi là Luân phiên Ướt và Khô (AWD), liên quan đến việc tháo nước để bổ sung oxygen và làm giảm vi trùng sản xuất methane, cũng có thể giúp cắt lượng phóng thích.
Thực hành trên 200.000 hectares đất trồng lúa trong tỉnh An Giang ở ĐBSCL, CGIAR nói họ đã làm một khác biệt đáng kể.
Đối với nông dân Mekong đã nhảy qua, họ hãnh diện đã đóng góp vào việc canh tác khả chấp hơn trong khi được nhiều nhất từ mùa màng của họ.
“Chúng tôi có đời sống khó khăn,” ông Canh nói. “Nhưng một khi chúng tôi biết được cách để tận dụng rơm, mọi thứ đều trở nên dễ dàng hơn.”
No comments:
Post a Comment