(The Last Days of Beautiful Luang Prabang)
Tom Fawthrop – Bình Yên Đông lược dịch
The Diplomat – March 24, 2023
Xây cất ở vị trí đập Luang Prabang. [Ảnh: Bangkok Tribune]
Các chuyên viên UNESCO nhấn mạnh rằng một đập khổng lồ sẽ hủy hoại “tính xác thực và sự toàn vẹn” của Khu Di sản Thế giới ở Lào.
Thành cỗ Luang Prabang, ẩn mình trong núi non ở thượng Lào, đã sống sót một cách kỳ lạ qua nhiều thế kỷ. Được giữ gìn bởi sự cô lập đẹp như tranh, nó là trung tâm tiêu biểu của Phật giáo, văn hóa và lịch sử của Lào.
Những làn sóng du khách được dự đoán tràn ngập Luang Prabang năm nay, được nâng lên bởi những nhận xét lạc quan liên tiếp của các sơ sở truyền thông như National Geographic, CNN và tạp chí Time, tất cả đều liệt kê thị trấn Di sản Thế giới UNESCO đáng yêu là một nơi đến phải thấy ở Á Châu trong năm 2023.
Nhưng sự phục hồi du lịch và hồi sinh kinh tế được tiên đoán bị bao phủ bởi nhiều tin tức thảm khốc cho thị trấn nổi tiếng là một ốc đảo không bị hư hỏng của du lịch sinh thái và văn hóa.
Việc xây cất vừa bắt đầu ở đập khổng lồ chỉ cách thị trấn di sản 25 km về phía thượng lưu, và chỉ cách 4 km từ điện thờ Phật tôn kính ẩn mình bên trong động Pak Ou.
Ngay cả tin tức tệ hại là nhà phát triển Thái đang xây đập nầy trong một vùng dễ động đất. “Chúng tôi rất lo ngại về đường nứt địa chấn chỉ cách đập Luang Prabang chỉ có 8,6 km,” nhà địa chấn học hàng đầu của Thái là Punya Churasiri nói. “Nó cũng quá nguy hiểm để tiến hành với dự án nầy.”
Tin tức vệ tinh từ Theo dõi Đập Mekong (MDM) của Trung tâm Stimson chứng minh rằng những cảnh báo nầy đã bị bỏ qua, và việc xây cất cẩn thận đập tạm của Dự án Thủy điện Luang Prabang (LPHP) đã bắt đầu.
Sự trầm lặng của ven sông đã bị vỡ bởi tiếng ồn, bụi bậm và xáo trộn của việc xây đập.
Xây cất trên địa điểm đập Luang Prabang. Vị trí đập cách thị trấn di sản Luang Prabang 25 km,
nhưng ảnh hưởng của nó sẽ được cảm nhận ở khoảng cách lớn hơn qua hồ chứa nước của nó. [Ảnh: Bangkok Tribune]
Luang Prabang sẽ trở thành một thiên đàng đã mất?
Lào, trong việc ký kết thỏa thuận Di sản Thế giới 1995 với UNESCO, đã cam kết bảo tồn thiên nhiên, văn hóa và lịch sử dọc theo hợp lưu của sông Mekong và Nam Khan.
Vậy mà khẩn cầu của UNESCO với chánh phủ Lào để ngưng việc xây cất đã bị bỏ qua. Nhà đầu tư Thái và công ty kỹ thuật CK Power, một chi nhánh của Ch.Karnchang có trụ sở ở Bangkok, đã lao tới việc xây cất trong năm nay.
Trong tháng 4 năm 2022. một phúc trình theo dõi chi tiết của UNESCO làm rõ rằng dự án thủy điện 1.460-MW nầy, rất gần một cách nguy hiểm với vùng động đất hoạt động, là đe dọa quan trọng đến sự toàn vẹn và an toàn của một trong các khu di sản thế giới xuất sắc của Á Châu.
Phúc trình nầy làm một đánh giá tổng thể của các ảnh hưởng di sản có thể xảy ra. Trong phần kết luận, phúc trình theo dõi đề nghị rằng Lào “nên có đường lối tiên liệu, không theo đuổi LPHP, và dời địa điểm của dự án.”
Nhưng phúc trình năm 2022 nầy phần lớn đã bị bỏ qua. “Chánh phủ Lào và các nhà phát triển đập Luang Prabang một lần nữa đã chọn bỏ qua bằng chứng,” Gary Lee, giám đốc chương trình Đông Nam Á (ĐNA) của International Rivers (Sông ngòi Quốc tế), nhận xét. “Nó cho thấy rằng lợi nhuận và quyền lợi được ban cho là những quyết định thúc đẩy, không phải khoa học hay lo ngại đối với gái trị và lợi ích kinh tế, môi trường và văn hóa mà sông cung cấp.”
Nó có vẻ không thể tin được rằng chánh phủ chủ nhà sẽ gây rủi ro cho tình trạng Di sản Thế giới UNESCO để xây đập hầu như không mang lợi ích cho người dân Lào, theo Brian Eyler ở Trung Tâm Stimson, giám đốc chương trình Mekong của tổ chức nghiên cứu có trụ sở ở Washington.
“Lý do bên ngoài để xây những đập nầy là để hỗ trợ việc phát triển kinh tế của Lào, nhưng Lào đã từ bỏ ẩn dụ ‘bình điện của khu vực’,” ông nói. “Nay, những đập nầy chỉ đẩy quốc gia vào nợ nần thêm. Tham nhũng là động cơ chánh của việc phát triển đập.”
UNESCO tặng thưởng tình trạng Di sản Thế giới Luang Prabang vì sự hài hòa giữa thiên nhiên và nhiều tài sản văn hóa và lịch sử ở đây. Giáo viên Thái Niwat Roykaew, người doạt giải Goldman Environmental Prize 2022, hiểu rõ ý nghĩa của cư dân Mekong ở trên bờ vực mất Luang Prabang.
“Tôi đã thấy Luang Prabang. Tôi đã thấy thành phố thiên đàng xinh đẹp. Khi tôi viếng thăm thành phố di sản nầy, tôi thấy mọi thứ về thiên nhiên và văn hóa thật là tốt. Nó có lúa, cá, thực phẩm, cây cỏ, và đời sống văn hóa phong phú. Nó là một thiên đàng,” Niwat nói.
“Nếu đập Luang Prabang được xây, nó sẽ hủy hoại tính phong phú [sinh thái] và tính phong phú của sông Mekong. Chúng ta sẽ mất Thành phố Thiên đàng. Nó sẽ là một thiên đàng đã mất. Và xây một đập rất khủng khiếp cho sinh thái của sông Mekong.”
[Ảnh: International Rivers]
Làm nghẹt dòng chảy tự do của Mekong
Luang Prabang đang bị bao vây bởi sự liên hệ của các đập và hồ chứa nước, theo Tiến sĩ (TS) Philip Hirsch, nguyên giảng sư địa lý Đại học Sydney. “Ven sông của Luang Prabang đã như hồ từ ảnh hưởng của đập Xayaburi, 130 km ở hạ lưu,” Hirsch giải thích. “Điểm cuối cùng của hồ chứa nước Xayaburi kéo dài 20 km về phía thượng lưu từ địa điểm UNESCO.”
Nếu dự án LPHP được tiến hành, từ Xayaburi đến Luang Prabang đến Pak Beng đến biên giới Thái-Lào – một khoảng cách 700 km – Mekong sẽ biến thành một hệ thống hồ chứa nước đứng. Điều nầy có nghĩa là dòng chảy tự do và đời sống tinh túy của sông, quan trọng đối với thủy sản và an ninh lương thực cùa hàng chục triệu người, sẽ dần dần bị nghẹt cho đến khi sông ngừng hoạt động.
Sự đứt đoạn sông nầy báo động nhiều thứ trong kỹ nghệ du lịch, nhất là các cơ quan đi tour đưa các thuyền truyền thống Lào trên chuyến du lịch sinh thái 2 ngày dọc theo Mekong từ biên giới Thái đến Luang Prabang trước khi đập Pak Beng được hoàn tất, doanh nghiệp của họ bị hủy hoại.
“Đập sẽ làm nản lòng du khách và sẽ ngăn chận tàu di chuyển dọc theo sông từ biên giới Thái,” một người hướng dẫn ở Luang Prabang nói với The Diplomat. “Nó sẽ tạo vấn đề cho lối sống của chúng tôi.” Như hầu hết người địa phương mà tôi nói chuyện với, người hướng dẫn không muốn được trích dẫn bằng tên, lo sợ bị trả thù vì chỉ trích chánh phủ Lào.
Các thuyền đi sông truyền thống Lào rất quan trọng cho kinh tế địa phương và là một phần then chốt của các tuyến du lịch từ Thái Lan đến Luang Prabang. [Ảnh: Tom Fawthrop]
Ủy hội Sông Mekong đã thất bại?
Hầu hết các nhà làm chánh sách khu vực nhìn vào Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) như một tổ chức gồm có Lào, Cambodia, Thái Lan và Việt Nam, để giúp bảo vệ môi trường. Nhưng là một bộ phận tham vấn, nó thiếu quyền phủ quyết đối với những quyết định của các quốc gia thành viên.
Trong tham vấn các bên liên hệ khu vực năm 2020, MRC xếp hạng đập Luang Prabang “như 1 đập vô cùng rủi ro,” ngưng không đề nghị chấm dứt dự án, hay một nghiên cứu sâu rộng.
MRC đã thất bại lạ lùng để tham vấn với các chuyên viên Di sản Thế giới, và rõ ràng không mướn bất cứ chuyên viên địa chấn để đánh giá an toàn của đập. Như Punya Churasiri, một chuyên viên địa chấn Thái, quan sát, “Một chuỗi đập có thể châm ngòi động đất do hồ chứa nước gây ra chưa được điều tra bởi MRC.”
Hirsch đã chỉ trích lãnh vực của MRC là quá hẹp hòi. “Mặc dù tham vấn trước [của MRC] không thể phủ quyết 1 đập, họ không chú ý đến việc cung cấp một nghiên cứu đầy đủ ảnh hưởng đến di sản,” ông nói.
Theo Lee của International Rivers, “việc xây đập Luang Prabang cũng chỉ ra sự thất bại của MRC và tiến trình Tham vấn trước của nó. Các Kế hoạch hành động Hỗn hợp (Joint Action Plans (JAPs)) đã không làm gì nhiều có ý nghĩa để bày tỏ lo ngại được nêu lên bởi các cộng đồng, xã hội dân sự và các quốc gia láng giềng.”
Nếu UNESCO hy vọng để chữa “cơn sốt đập” của các lãnh tụ cộng sản Lào – với 65 đập thủy điện đang hoạt động trong năm 2019, chánh phủ đang vắt sữa từng con sông để có điện – điều đó có vẻ lấy ước mơ làm sự thật.
Nhưng cũng có một triển vọng thực tế hơn để tạo áp lực lên chánh phủ Thái qua vận động hành lang của hệ thống các NGOs sông ở đông bắc Thái Lan. Bangkok từ lâu ủng hộ việc nhập cảng điện từ thủy điện của Lào. Nếu Thái Lan nghe theo tiếng nói của xã hội dân sự và các chuyên viên Mekong, có thể có những lựa chọn thay thế.
Có một vài lý do chánh đáng để Thái Lan thay đổi chánh sách năng lượng của họ và không dự phần vào dự án rủi ro cao nầy. Lee chỉ ra rằng Thái Lan “có thặng dư điện lớn lao – số dự trữ của họ trên 10 lần đập Luang Prabang. Thái Lan có số dự trữ 16.900 MW hay 34%, trên gấp đôi tiêu chuẩn quốc tế để dự trữ là 15%.”
Lee kết luận,”Điều nầy làm nổi bật rằng động cơ then chốt của đập không phải là nhu cầu và an ninh năng lượng, nhưng là tạo ra lợi nhuận cho một số người bằng cái giá của Mekong và các cộng đồng dựa vào sông.”
Tuy nhiên, Hội đồng Năng lượng Thái của chánh phủ bỏ qua những trái ngược và chánh sách cũ tương tự được làm mới. Năm rồi, Thái Lan kỳ kết một MOU [Biên bản Ghi nhớ] cho 3 đập mới trên dòng chánh Mekong, gồm có LPHP, hoàn tất với thỏa thuận mua điện. Điều đó đặt Bangkok mâu thuẫn với những bổn phận với UNESCO để bảo vệ di sản thế giới.
Văn phòng MRC ở Vientiane, Lào. [Ảnh: Tom Fawthrop]
Di sản chống lại thủy điện
MOU cam kết Thái Lan trong việc mua điện từ LPHP rõ ràng mâu thuẫn với những bổn phận đối với Liên Hiệp Quốc (LHQ) của Thái Lan. Theo Điều 6.3 của Quy ước Di sản Thế giới năm 1972 của LHQ, mà Thái Lan đã ký tên, “Mỗi quốc gia thành viên không thực hiện bất cứ biện pháp cố ý nào, có thể gây thiệt hại trực tiếp hay gián tiếp cho di sản thiên nhiên và văn hóa nằm trong lãnh thổ của quốc gia thành viên khác của quy ước nầy.”
Minja Yang, nguyên trưởng di sản UNESCO Á Châu-Thái Bình Dương, làm rõ: “Chánh phủ Thái Lan, là một Quốc gia Thành viên của Quy ước Di sản Thế giới có bổn phận ngừng các công ty đăng ký trong quốc gia của họ gây nguy hại cho khu Di sản Thế giới không chỉ trong lãnh thổ của họ, mà còn ở những quốc gia khác.”
Tuy nhiên, trường hợp của Luang Prabang không may cho thấy làm thế nào Ủy ban Di sản Thế giới liên chánh phủ của 21 quốc gia không còn khả năng để ngăn chận những công việc nguy hại công và tư. Đập Luang Prabang chỉ là trường hợp mới nhất trong một danh sách đập hủy hoại dài gây nguy hiểm cho di sản của thế giới.
Những cấm vận của UNESCO đối với các quốc gia thành viên đã thất bại trong việc bảo vệ các khu di sản của họ chỉ hạn chế trong việc đặt vào danh sách đen của “Di sản Nguy hiểm.”
Nhưng vì thiệt hại của di sản trên sông Mekong không tể đảo ngược, được cho vào danh sách đen sẽ không có hiệu quả ngoại trừ UNESCO có thể đóng cửa đập. Và đó là điều không thể làm được.
Ngay cả Luang Prabang lâm nguy và mù đập vẫn thu hút một số du khách, nhất là trên xe lửa tốc hành quốc tế mới do Trung Hoa xây từ tỉnh Yunnan (Vân Nam) đến Vientiane. Nhưng nó sẽ không còn là thiên đàng sinh thái tương tự mà nó có trong hầu hết lịch sử.
Minja Yang, người vừa về hưu hồi năm ngoái như Chủ tịch Trung tâm Bảo tồn Quốc tế của Đại học Leuven ở Belgium, than thở, ”Nếu chúng ta mất Luang Prabang, một địa điểm rất đặc thù sẽ mất đối với nhân loại. Một khi thiệt hại được làm, nó sẽ không đảo ngược được. Nó không thể xóa.”
No comments:
Post a Comment