(As hydropower dams quell the Mekong’s life force, what are the costs?)
Carolyn Cowan – Bình Yên Đông lược dịch
Mongabay – 29 March 2023
Các ngư dân kéo lưới trên hồ Tonle Sap ở Cambodia nơi cá từ dòng chánh sông Mekong rất quan trọng đối với cuộc sống và an ninh lương thực. [Ảnh: Carolyn Cowan]
· Sông Mekong là một trong những thủy đạo dài nhất và có ảnh hưởng nhất ở Á Châu duy trì nhiều chủng loại khác thường và những hệ sinh thái đa dạng và cung cấp dinh dưỡng cho hàng triệu người qua các đồng lụt phì nhiêu và thủy sản không thể sánh kịp.
· Nhưng trong vài thập niên vừa qua, việc xây cất các đập thủy điện đã đục khoét khả năng của sông để hỗ trợ đời sống: trên 160 đập hoạt động trên khắp lưu vực Mekong, gồm có 13 đập trên dòng chánh, với hàng trăm đập được dự trù hay đang xây cất.
· Ngoài việc cắt đứt việc di chuyển của cá và việc vận chuyển phù sa tự nhiên trên khắp hệ thống sông, các đập ảnh hưởng sự lên xuống tự nhiên của sông, một nhịp diệu cỗ xưa cùng với các hệ sinh thái tiến hóa.
· Các cộng đồng, các nhà khoa học và những người lấy quyết định nay đối mặt với những thách thức chưa từng thấy khi số cá đánh được tụt giảm, bờ sông sạt lở, hệ sinh thái sụp đổ và đồng bằng thu hẹp không lay chuyển.
Sông Mekong tạo ra một mạch sống ở dưới nước lớn lao suốt Á Châu. Bắt nguồn từ các dòng băng hà cao ở cao nguyên Tây Tạng, sông thay đổi từ từ khi nó đổ xuống phía nam qua những hẻm núi đá, những thung lũng dốc đứng và những rừng ngập nước rộng lớn đến Biển Đông. Ảnh hưởng của nó rất to lớn: trên hành trình dài 4.350 km (2.700 miles), Mekong thoát nước cho lưu vực gồm có hàng trăm phụ lưu và 6 quốc gia: Trung Hoa, Myanmar, Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam. Nhưng tầm vóc anh hùng của nó vượt xa bởi đời sống phong phú và đa dạng mà nó duy trì qua các hệ sinh thái đa dạng, thủy sản không sánh kịp và các đồng lụt phì nhiêu.
Tính đa dạng sinh học to lớn của nó chỉ so sánh với Amazon, nước đục ngầu của Mekong là nơi trú ngụ của một danh sách các chủng loại khác thường, nhiều loại không có ở nơi khác trên hành tinh; từ cá heo sông Irrawaddy (Orcaella brevirostris) có nguy cơ tuyệt chủng cao và rùa mai mềm Á Châu khổng lồ (Pelochelys cantorii) đến cá tra dầu Mekong (Pangasianodon gigas) và cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới, cá đuối nước ngọt khổng lồ (Urogymnus polylepis).
Với quá nhiều đa dạng như thế, sông sản xuất 1/5 tổng số cá nước ngọt đánh được trên thế giới mỗi năm. Trên 1.000 loại cá nước ngọt di chuyển lên xuống trong sông theo mùa, châm ngòi cho thủy sản tự nhiên cung cấp an ninh lương thực và cuộc sống cho hàng chục triệu người.
Đập Jinghong (Cảnh Hồng) được xây trên sông Lancang (Mekong) ở Trung Hoa.
[Ảnh: International Rivers]
Các đồng lụt trong đồng bằng được canh tác rộng rãi của Mekong ở Việt Nam cũng là một nguồn sinh sống và ổn định. Thỉnh thoảng được gọi là chén cơm của Á Châu, đồng bằng là một bộ máy nông nghiệp, sản xuất trái cây, rau cải và lúa để nuôi sống một vùng rộng lớn hơn và được xuất cảng ra thế giới.
Tóm lại, sông không những hình thành khung cảnh nó chảy qua, mà còn sức khỏe của các hệ sinh thái, lối sống, thực phẩm và an ninh kinh tế cho toàn vùng.
Nhưng nhiều đập khổng lồ đang được xây để thu hoạch điện của Mekong. Tính đến nay, trên 160 đập thủy điện đang hoạt dộng trên sông và các phụ lưu của nó, kể cả 13 đập trên dòng chánh, với hàng trăm đập nữa đang được dự trù hay xây cất. Hầu hết năng lượng được sản xuất cung cấp cho các lưới điện ở địa phương, nhưng càng ngày càng tăng, những thu xếp đang được thực hiện để xuất cảng điện ra ngoài khu vực Mekong đến các quốc gia như Malaysia và Singapore.
Tranh luận đã nổi lên giữa 6 quốc gia Mekong từ vài thập niên về nguy hại do các đập đang gây ra cho sông và những người dựa vào nó. Nhưng một khẩn cấp mới đã xuất hiện trong những năm gần đây vì một dãy những thay đổi sâu rộng trong hệ thống sông. Sụt giảm số cá đánh được, sạt lở bờ sông chưa từng thấy, sụp đổ rừng ngập nước và một đồng bằng đang thu hẹp chỉ là một số những thách thức đối mặt với những cộng đồng ven sông Mekong và những nhà lấy quyết định.
Sông Mekong nhìn về phía bắc đến Myanmar. Thái Lan ở bên trái và Lào ở bên phải, nơi vùng phát triển Tam giác Vàng chiêm ưu thế khung cảnh. [Ảnh: Carolyn Cowan]
Mặc dù nhiều đe dọa nầy đã xuất hiện từ khi hoàn tất một số dự án đập lớn nhất, nhiều áp lực khác làm phức tạp thêm hình ảnh. Khu vực đã trải qua một loạt năm nóng và khô bất thường từ năm 2019 đến 2021, thí dụ, trong thời gian đó sông xuống đến mức thấp nhất kỷ lục. Ngoài thay đổi khí hậu, ảnh hưởng của đập được kết hợp thêm bởi đánh bắt thái quá, khai thác cát và phá rừng lan tràn dọc theo sông, nước đục khi tìm hiểu những thay đổi gì do đập gây ra và, quan trọng hơn, cái gì có thể làm để giảm nhẹ những ảnh hưởng.
Các sáng kiến theo dõi chú trọng đến khu vực nay đang ghi nhận bằng chứng về những cách mà đập thủy điện ảnh hưởng đến sông. Những điều được tìm thấy cho thấy rằng các đập đang ảnh hưởng không thể chối cĩa lực đẩy ở phía sau sự phong phú sinh thái gây ấn tượng của hệ thống sông: sự lên xuống trong mùa mưa/mùa nắng.
XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP
Nhịp điệu cỗ xưa của dòng chảy
Sự lên xuống theo mùa của Mekong, thường được gọi là “nhịp lũ”, được nối kết chặt chẽ với khí hậu gió mùa của khu vực. Trong mùa mưa, thường từ tháng 6 đến tháng 11, toàn thể hệ thống sông chuyển vào giai đoạn lũ lụt. Phình ra bởi nước mưa, sông làm ngập đất chung quanh, lắng đọng phù sa giàu dinh dưỡng trên các đồng lụt và biến rừng thành nơi nuôi dưỡng của cá.
Khi nhịp lũ đến Phnom Penh ở Cambodia, dòng nước lớn đến độ nó đảo ngược dòng chảy của sông Tonle Sap, đưa nước về phía bắc vào hồ Tonle Sap, có thể nới rộng đến 5 lần kích thước trong mùa khô để bao trùm một diện tích bằng ½ diện tích của Belgium. Nơi đẻ trứng và nuôi dưỡng của cá trong hồ cũng rất phong phú nên cá đánh được trong hồ cung cấp cho người Cambodia đến 70% chất đạm trong ẩm thực hàng ngày.
Rừng ngập nước ở Cambodia cung cấp nơi cư trú nuôi dưỡng cá quan trọng nhưng đang bị hủy hoại một phần vì mực nước thay đổi do đập. [Ảnh: Carolun Cowan]
Nhiều cộng đồng sống trên hồ Tonle Sap dựa vào sự phong phú của cá.
[Ảnh: Carolyn Cowan]
Ngược lại, khi nước lũ rút xuống khi mùa khô đến trong tháng 11, lộ ra bờ sông và các đồng lụt được bón phân mới trên đó di cầm đẻ trứng và các cộng đồng dọc theo sông trồng hoa màu, nuôi gia súc và tổ chức sự kiện.
Các hệ sinh thái của Mekong đã tiến hóa theo từng bước ớ nhịp điệu theo mùa cỗ xưa. Nhưng nay, các đập thủy điện đang đổi nhịp điệu. Thông thường, được điều hành để tối ưu hóa việc sản xuất điện, các đập đòi hỏi dòng chảy đều đặn quanh năm. Kết quả là các nhà điều hành đập giới hạn nước để làm đầy hồ chứa trong mùa mưa, khi sông phải có dòng chảy đầy, và xả nước trong mùa khô, khi dòng chảy tự nhiên của sông phải thấp.
Kể từ tháng 12 năm 2020, Theo dõi Đập Mekong (Mekong Dam Monitoring (MDM)), một sáng kiến cộng tác giữa Trung tâm Stimson ở Hoa Kỳ và công ty cố vấn nghiên cứu Eyes on Earth đã thu thập bằng chứng về việc làm thế nào các đập thủy điện thay đổi dòng chảy tự nhiên của sông. Bằng cách dùng dữ kiện vệ tinh gần tức thời và tin tức từ các trạm thủy học dọc theo sông, nhóm theo dõi quan sát mực nước ở 45 đập lớn nhất của Mekong và độ ướt mặt đất so với mức lịch sử trên khắp lưu vực.
Toàn thể năm đầu tiên của MDM cho thấy rằng các đập thủy điện đã thay đổi “không lay chuyển” dòng chảy tự nhiên của sông, với các đập lớn tạo nên tình trạng thiếu nước ở nhiều nơi ở hạ lưu vực trong một số năm hạn hán tồi tệ nhất được ghi nhận trong lịch sử từ năm 2019 đến 2021, theo một phân tích được công bố năm 2022.
Brian Eyler, giám đốc chương trình Đông Nam Á (ĐNA) ở Trung tâm Stimson và đồng cầm đầu MDM, nói sự gia tăng nhanh chóng của “siêu đập” trên dòng chánh Mekon và các phụ lưu của nó có lẽ đóng một vai trò then chốt. “Sau năm 2018, có một số đập lớn bắt đầu hoạt động và có thể đã làm tồi tệ tình trạng [hạn hán] trong năm 2020, như đập Hạ Sesan 2 ở Cambodia, như đập Xayaburi ở Lào, và 3 đập ở Trung Hoa,” Eyler nói với Mongabay.
Phân tích năm 2022 cho thấy rằng trong lúc mưa mùa bắt đầu trễ trong năm 2020, mực nước sông trong hạ lưu vực xuống đến mức thấp kỷ lục và hồ Tonle Sap vẫn ở mức mùa khô trong lúc cao điểm của mùa mưa khi nó phải bị ngập hoàn toàn. Mặc dù hạn hán ở hạ lưu, 2 đập lớn nhất của Trung Hoa, Xiaowan (Tiểu Loan) và Nuozhadu (Nọa Trát Độ), hạn chế 20,1 tỉ m3 (5,31 tỉ gallons) dòng chảy của mùa mưa năm 2020, Eyler nói. Lượng nước đó tương đương với khối lượng chúng giữ lại trong năm 2018, một năm mưa nhiều.
Đập Nuozhadu trên sông Lancang (Mekong) ở Trung Hoa. [Ảnh: International Rivers]
Những hạn chế lớn lao nầy của các đập ở thượng lưu ảnh hưởng không cân đối dòng chảy ở hạ lưu trong mùa mưa, Eyler nói thêm, ảnh hưởng đến sông đến tận Stung Treng ở Cambodia, 2.500 km (1.550 mi) về phía nam của đập dưới cùng của Trung Hoa ở Jinghong (Cảnh Hồng). Phúc trình của MDM cũng cho thấy rằng việc xả nước trái mùa từ các đập ở thượng lưu làm cho mực nước sông cao bất thường trong mùa khô, với Stung Treng là một trong những địa điểm chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Cá, chim và cây cối phát triển trong rừng ngập nước ở đây, nhưng các cộng đồng ven sông trong vùng báo cáo rằng từ năm 2015, cây cỗ thụ đã chết dần, có lẽ vì bị ngập quanh năm.
Những thay đổi của dòng chảy theo mùa của sông đang thay đổi đời sống của người dân trên khắp ưu vực, theo Gary Lee, giám đốc chương trình ĐNA của International Rivers (Sông ngòi Quốc tế). “Các đập đại qui mô đang làm xáo trộn dòng nước và phù sa, và gây thiệt hại cho các hệ sinh thái then chốt ở dưới nước và tài nguyên, rất quan trọng cho cuộc sống của cộng đồng và an ninh lương thực,” Lee nói.
“Thông thường, nước trong Mekong mất khoảng 3 hay 4 tháng để đi từ mức thấp nhất đến cao nhất,” Teerapong Pomun, giám đốc của NGO Living Rivers Association (Hiệp hội Sông Sống động) ở Thái Lan, nói với Mongabay. “Nhưng nay, ngay trên căn bản hàng ngày, mực nước thay đổi đến 1 m [3 feet] và rằng ảnh hưởng việc di chuyển của cá, dân số cá và các hệ sinh thái.”
Teerapong nói thêm rằng nhiều cộng đồng ven sông không còn dựa vào chu kỳ dòng chảy theo mùa của sông nữa để bảo đảm việc thu hoạch mùa màng và số cá đánh được đáng tin cậy. “Cuộc sống và hệ sinh thái Mekong đã thay đổi quá nhiều,” ông nói, “Nhiều làng mạc đã mất hy vọng với sông.”
Cá trong mùa di chuyển. Khúc sông giửa miền bắc Cambodia và hạ Lào hành lang di chuyển quan trọng của cá. [Ảnh: International Rivers]
Đập tràn ngập
Mặc dù bằng chứng của vấn đề gia tăng, không có dấu hiệu cho thấy các nhà phát triển đập mất quan tâm trong các dự án đại qui mô. Theo Mekong Infrastructure Tracker (Theo dõi Hạ tầng Cơ sở Mekong) của Trung tâm Stimson, một số 34 dự án thủy điện đang được xây cất trong lưu vực Mekong tính đến cuối tháng 3 năm 2023.
Tính đến nay, Trung Hoa điều hành một chuỗi gồm 11 siêu đập trên khúc sông của họ ở thượng lưu, được gọi là Lancang. Điều nầy trên căn bản đã biến đổi thượng lưu vực từng chảy tự do thành “một loạt các hồ chứa nước giật cấp,” theo Philip Hirsch, một chuyên viên Mekong và giảng sư hồi hưu của khoa địa lý nhân văn ở Đại học Sydney. Thêm 8 đập khác được dự trù hay đang xây cất trên dòng chánh bên trong biên giới Trung Hoa.
Một vài hồ chứa nước có dung tích lớn nhất thế giới nằm trong chuỗi đập của Trung Hoa, gồm có các dự án Xiaowan và Nuozhadu, cùng nhau chứa 30 tỉ m3 (10.000 tỉ gallons) nước, đại diện cho ½ tổng số dung tích hoạt động trên toàn lưu vực Mekong.
Như một phần của mục tiêu để trở thánh “bình điện của ĐNA,” Lào có 2 đập đang hoạt dộng trên dòng chánh Mekong và thêm 7 đập được dự trù để xây cất, gồm có một dự án 1.460 MW gây tranh cãi nằm cách Luang Prabang 25 km (15,5 mi) về phía thượng lưu, một Khu Di sản Thế giới UNESCO ở thượng Lào. Lào cũng đang tiến hành với dự án 86 MW đầy tranh cãi nằm trên sông Sekong, một phụ lưu quan trọng của Mekong đại diện cho một trong những đường di chuyển của cá còn lại trong lưu vực sông.
Chế biến cá trên hồ Tonle Sap, Cambodia. [Ảnh: Carolyn Cowan]
Hồ chứa nước Xiaowan. [Ảnh: International Rivers]
Trong số 2 đập trên dòng chánh, dự án Xayaburi 1.285 MW đã nhận nhiều phê bình từ các cộng đồng ở hạ lưu ở Thái Lan, báo cáo số cá đánh được giảm và thiếu phù sa trong sông sau khi đập được hoàn tất trong năm 2019. Ở xa hơn về phía hạ lưu, chánh phủ Cambodia loan báo trong năm 2020 những kế hoạch hoãn lại 10 năm để xây 2 đập trên dòng chánh ở Sambor và Stung Treng, một hành động mà các quan sát viên nói có thể được thúc đẩy bởi những lo ngại đối với rủi ro sinh thái nổi tiếng cho hồ Tonle Sap và nền thủy sản quan trọng của nó. Tuy nhiên, hồi đầu năm 2022, các nghiên cứu khả thi được hoàn tất để xem xét dự án Stung Treng 1.400 MW, gây lo sợ và lo ngại giữa người địa phương và các chuyên viên rằng dự án đã được làm sống lại, mặc dù chánh phủ đã tuyên bố.
Hợp tác có thể phát ra tia lửa thay đổi thật sự?
Với quá nhiều thay đổi sâu rộng của hệ thống sông, các câu hỏi đang được nêu ra cho Ủy hội Sông Mekong (MRC), cơ quan liên chánh phủ có trách nhiệm cai quản nước xuyên biên giới trên sông. Được thành lập vào năm 1995, MRC làm việc với 4 quốc gia hạ lưu vực là Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, với Trung Hoa và Myanmar là đối tác đối thoại.
Một phúc trình được MRC công bố hồi đầu năm 2022 điều tra những nguyên nhân bên dưới của dòng chảy thấp trong mùa mưa gần đây của sông kết luận rằng các đập thủy điện làm tồi tệ lượng mưa thấp quá mức từ năm 2019 đến 2021 và thay đổi trên căn bản thủy học tự nhiên của sông.
Tuy nhiên, mặc dù bằng chứng của họ về những đe dọa của các đập thủy điện, MRC không có quyền kiểm soát để ngăn chận việc xây cất các dự án mới dọc theo sông, khiến cho các quan sát viên chỉ trích cơ quan là không có hiệu quả trong việc hình thánh nghị trình phát triển khu vực với sức khỏe của dòng sông trong tâm trí. Mặc dù một số người xem MRC như chỉ giám sát cái chết của sông, những người khác chỉ đến chú tâm của nó về phúc trình kỹ thuật và các thủ tục đã thất bại để trong việc bao gồm ảnh hưởng xã hội và con người của sông bị ngăn đập.
Eyler nói “cách vật lý dễ nhất” để tái lập dòng chảy tự nhiên cho sông là qua thương thảo với Trung Hoa về thời điểm của việc giới hạn và xả nước từ chuỗi 11 đập của họ. Nhưng điều đó cần một tư thế vững chắc của MRC trong việc đối thoại với Trung Hoa, ông nói, trích dẫn phúc trình tháng 5 năm 2022 của MRC ca ngợi tác dụng của việc xả nước trong mùa khô của Trung Hoa.
Thác trên sông ở hạ Lào. [Ảnh: International Rivers]
“MRC đã không quyết định cái gì là ưu tiên của họ,” Eyler nói. “ Họ có tranh đấu cho dòng chảy tự nhiên và yêu cầu [các nhà điều hành đập ở Trung Hoa] để xả nước thêm trong mùa mưa và trả lại dòng chảy tự nhiên cho hệ thống? Hay họ tiếp tục ca ngợi Trung Hoa xả nước trong mùa khô, [một tiến trình] gây thiệt hại sinh thái cho hệ thống và đến với sự trao đổi của việc giới hạn trong mùa mưa?
Các kế hoạch phát triển và việc điều hành thủy điện của Trung Hoa thường mù mờ theo thông lệ. Nước nầy chỉ đồng ý gần đây để chia sẻ dữ kiện mực nước từ 2 trạm theo dõi trên Lancang với các quốc gia ở hạ lưu. Hành động chưa từng thấy được làm dễ dàng qua cơ chế Hợp tác Lancang-Mekong (LMC) do Trung Hoa cầm đầu, một sáng kiến phát triển được phát động trong năm 2016 để khuyến khích chánh sách đối thoại giữa Trung Hoa và các quốc gia ở hạ lưu.
Mặc dù dữ kiện mới có được từ Trung Hoa là “một mối lợi lớn” để biết làm thế nào sông sẽ hoạt động ngay bên dưới chuỗi đập của Trung Hoa, Eyler lưu ý rằng tin tức và cách điều hành đập ở Trung Hoa, chẳng hạn như thời điểm và khối lượng xả nước và giữ nước, vẫn không được chia sẻ.
Dù sao, sử dụng dữ kiện mực nước mới từ Trung Hoa, MDM đã phát triển một hệ thống cảnh báo trên mạng để thống báo cho các cộng đồng ở hạ lưu về việc giới hạn hay xả nước đáng kể. Nó công bố một “báo động thủy đỉnh (hydropeaking)” khi nào mực nước ở hạ lưu được dự đoán sẽ dao động 50 cm (20 inches) hay cao hơn trong thời gian 24 giờ, cho người dân thời giờ để di chuyển thuyền, gia súc và dụng cụ canh tác ra khỏi vùng nguy hiểm.
Chia sẻ dữ kiện mực nước được cải thiện được hoan nghênh rộng rãi giữa các chuyên viên và các cộng đồng ven sông, nhưng nhiều người đồng ý với Eyler rằng thiếu dữ kiện điều hành từ các đập trên khắp lưu vực ngăn chận tiến bộ đến các giải pháp.
Một con cá heo sông Irrawaddy. Dân số duy nhất của chủng loại nầy trong Mekong nay nằm ở miền bắc của Cambodia. [Ảnh: International Rivers]
“Thiếu minh bạch và trách nhiệm lan tràn khắp trong việc phát triển và điều hành thủy diện đại qui mô trong khu vực Mekong,” Lee của International Rivers nói. Ngoài việc khan hiếm dữ kiện điều hành, ông nói, rất ít tin tức về hiệu quả của các biện pháp giảm nhẹ xã hội và môi trường được công bố một khi các dự án bắt đầu hoạt động.
Hầu hết các chướng ngại cho minh bạch xuất phát từ sự kiện là đa số dự án thủy điện được điều hành như những đầu cơ tư nhân, theo Lee. Các nhà điều hành đập thường xuyện dùng “bí mật doanh nghiệp” như lý do tại sao họ không thể chia sẻ loại tin tức nầy. Kết quả là, công chúng vẫn ở trong bóng tối về làm cách nào và tại sao các đập đang hoạt động trên sông, và các nhà nghiên cứu khó đánh giá tiềm năng để điều chỉnh việc điều hành đập có thể giúp các hệ sinh thái và cộng đồng ở hạ lưu đối phó với hệ thống sông thay đổi nhanh chóng.
Với việc xây cất đang iếp diễn trong lưu vực, thực tế là những đập mới không thể tránh khỏi. Khi mỗi dự án mới được hoàn tất và hoạt động, sự nối kết của sông cho di ngư và việc vận chuyển phù sa quan trọng để nuôi dưỡng bờ sông và đồng bằng sẽ giảm đi. Và, quan trong hơn, với mỗi đập, nhịp lũ cho đời sống của sông sẽ bị kềm chế thêm một chút. Nhưng liệu những người có quyền để lấy quyết định có thể duy trì Mekong như một dòng sông sống động và người cung cấp cho khu vực vẫn phải còn chờ xem.
“Tinh thần hợp tác trong Mekong đang được đào sâu,” Eyler nói. “Nhưng tinh thần hợp tác đó có diễn dịch thành tính cấp bách hay không mới là điều cần thiết?”
No comments:
Post a Comment