Hồng Anh | 16/01/2018
Hiện nay, Trung Quốc sở hữu đến
86.000 đê đập, và dự kiến con số này sẽ tiếp tục tăng lên. Ảnh: DW.
Tác giả Brahma Chellaney cho rằng Trung Quốc đang âm thầm
giành kiểm soát nguồn nước ngọt khi xây dựng những con đập ở vùng thượng nguồn
của các dòng sông liên quốc gia.
*Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Brahma Chellaney, được
đăng trên báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP - Hong Kong).
"Cơn sốt" đập
nước của Trung Quốc
Trung Quốc hiện đang ra sức xây dựng đê đập trên hệ thống
sông ngòi thuộc các vùng lãnh thổ do Trung Quốc kiểm soát, ví dụ như những con
sông tại Tây Tạng. Rất nhiều dòng sông trên Cao nguyên Tây Tạng là thượng nguồn
của những chi lưu khác tại các quốc gia lân cận.
Từ trước đến nay, Trung Quốc vẫn luôn giữ vững kỉ lục về số
lượng đê đập. Đây được coi là niềm tự hào đối với Trung quốc, bởi số đê đập tại
nước này còn nhiều hơn tất cả các quốc gia khác trên thế giới cộng lạị.
"Cơn khát" nguồn nước ngọt của Trung Quốc bắt nguồn
từ kế hoạch mở rộng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước này. Gần đây, sự
thiếu hụt nguồn tài nguyên nước ngày càng gia tăng đang đe dọa nền kinh tế Châu
Á trong tương lai.
Các đê đập là một phần trong chiến lược này, dù chúng được
cho là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên.
Hiện nay, số lượng đập ngăn nước tại Trung Quốc đã lên đến
86.000. Như vậy, nếu tính từ năm 1949 đến nay, trung bình mỗi ngày Trung Quốc
xây được một con đập. Gần 1/3 trong số đó là đập lớn, tức các đập có chiều cao
ít nhất 15 mét và có sức chứa hơn 3 triệu mét khối nước.
Tuy nước Mỹ đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng đập ngăn nước,
nhưng chỉ sở hữu khoảng 5.500 đập lớn, một con số thực sự khiêm tốn nếu đem so
với Trung Quốc.
Là nền kinh tế đòi hỏi nhiều tài nguyên nhất thế giới, những
nguồn tài nguyên vốn có tại Trung Quốc đã quá tải.
Đối với nước ngọt - nguồn tài nguyên thiết yếu nhất - Trung
Quốc đang tìm cách kiểm soát thượng nguồn bằng cách thay đổi các dòng chảy
thông qua các đê đập ngăn nước và những công trình khác.
Trung Quốc đã tiến hành xây dựng đập ngăn nước trên tất cả hệ
thống sông ngòi trong nước và liên quốc gia, như sông Mekong, sông Salween,
Brahmaputra, Irtysh, Illy và Amur.
Sông Brahmaputra bắt nguồn từ Trung
Quốc, chảy qua Ấn Độ, Bangladesh.
Ảnh: Youtube.
Ô nhiễm nguồn nước
Nếu các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư sở hữu trữ lượng dầu khí khổng
lồ, thì Trung Quốc lại được sở hữu nguồn nước ngọt dồi dào.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã liên tục áp dụng những
"đòn bẩy" chính trị nhằm vào nguồn nước của các quốc gia hạ nguồn.
Ví dụ, Trung Quốc đã làm gia tăng xung đột liên quan đến nguồn
nước với Ấn Độ, quốc gia có nhiều con sông bắt nguồn từ Tây Tạng.
Năm 2017, Trung Quốc đã từ chối cung cấp dữ liệu thủy văn cho
Ấn Độ. Trung Quốc nhắm đến trừng phạt Ấn Độ vì đã phản đối sáng kiến "Vành
đai và Con đường" của nước này, và bởi hai nước đã đụng độ trên cao nguyên
Doklam thuộc dãy Himalaya hồi mùa hè năm ngoái.
Năm ngoái, lũ lớn bất thường trên sông Brahmaputra đã khiến
người dân Ấn Độ, đặc biệt người dân bang Assam, chịu nhiều thiệt hại nặng nề về
người và của. Những thiệt hại này đã có thể được phòng tránh nếu Trung Quốc
cung cấp dữ liệu thủy văn để Ấn Độ dự báo lũ sớm.
Khi Bắc Kinh vẫn chưa đưa ra quyết định chính thức về việc tiếp
tục cung cấp dữ liệu thủy văn cho Ấn Độ, thì phía New Delhi lại thấy điều bất
thường khác: nước sông Siang, nhánh chính của hệ thống sông Brahmaputra, đột
nhiên trở nên đục ngầu và đổi màu xám đen.
Việc nước sông đổi màu đã khiến quan chức và người dân Ấn Độ
lo ngại rằng những hoạt động của Trung Quốc tại vùng thượng nguồn có thể đe dọa
ảnh hưởng hệ sinh thái của các con sông liên quốc gia, giống như tình trạng ô
nhiễm của sông Hoàng Hà, cái nôi của nền văn minh Trung Quốc.
Sau nhiều tuần im lặng trước tình trạng ô nhiễm của sông
Siang, ngày 27/12, Bắc Kinh đã phát biểu rằng nguyên nhân khiến nước sông Siang
đổi màu "có thể" là do một trận động đất tại khu vực Đông Nam Tây Tạng
hồi giữa tháng 11/2017.
Tuy nhiên, theo phía Ấn Độ, dòng chảy sông Siang, một trong
những dòng sông nguyên sơ nhất thế giới, đã chuyển màu xám đen trước khi trận động
đất diễn ra.
Đập thủy điện Tam Hiệp của Trung Quốc
tại tỉnh Hồ Bắc. Ảnh: NYT.
Thay đổi dòng chảy
Trung Quốc dường như vẫn có ý định thay đổi dòng chảy sông
Brahmaputra, trong khi âm thầm tiến hành xây dựng các dự án thủy điện tại Tây Tạng.
Các dự án này có thể ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng dòng chảy hạ lưu ở
khu vực Nam Á và Đông Nam Á.
Một mặt, Trung Quốc luôn tỏ ra hào hứng với các thoả thuận
chia sẻ dữ liệu thủy văn nhưng mặt khác phía sau các thỏa thuận này, Trung Quốc
vẫn tiếp tục xây dựng đê đập và từ chối tham gia hiệp ước chia sẻ nguồn nước với
các quốc gia láng giềng.
Hành động của Trung Quốc trong năm 2017 cho thấy nước này
hoàn toàn có thể đơn phương phá vỡ thỏa thuận nếu muốn. Việc từ chối chia sẻ dữ
liệu thủy văn với Ấn Độ là một ví dụ điển hình. Có thể thấy Trung Quốc đang sử
dụng những nguồn nước liên quốc gia làm công cụ" ngoại giao cưỡng chế".
Một ví dụ khác là Trung Quốc đã chia cắt dòng chảy của một
chi lưu sông Brahmaputra để hoàn thành một dự án đê đập lớn hồi năm 2016, và hiện
nay đang tiếp tục tiến hành chia cắt một chi lưu khác, sông Lhasa, để xây dựng
một loạt các hồ nhân tạo.
Với những động thái âm thầm, Trung Quốc thực chất đang áp dụng
binh pháp Tôn Tử: "Mọi cuộc chiến đều dựa trên những điều lừa bịp".
Do đó, cần gia tăng áp lực quốc tế đối với Bắc Kinh để kiềm
chế cơn thèm khát tài nguyên của Trung Quốc, và đảm bảo nước này tôn trọng môi
trường và quyền lợi của các quốc gia ở khu vực hạ lưu.
*Brahma Chellaney là một nhà địa chính trị và là tác giả của
9 cuốn sách, trong đó có Water: Asia’s New Battleground (Tạm dịch: Nguồn nước:
Chiến trường mới ở Châu Á), đã giành giải thưởng Bernard Schwartz Book Award.
Water
Asia's New Battleground
Brahma Chellaney
Winner of the 2012 Bernard Schwartz Book Award of the Asia Society
The battles of yesterday were fought over land. Those of
today are over energy. But the battles of tomorrow may be over water. Nowhere
is that danger greater than in water-distressed Asia.
Water stress is set to become Asia's defining crisis of the twenty-first century, creating obstacles to continued rapid economic growth, stoking interstate tensions over shared resources, exacerbating long-time territorial disputes, and imposing further hardships on the poor. Asia is home to many of the world's great rivers and lakes, but its huge population and exploding economic and agricultural demand for water make it the most water-scarce continent on a per capita basis. Many of Asia's water sources cross national boundaries, and as less and less water is available, international tensions will rise. The potential for conflict is further underscored by China's unrivaled global status as the source of transboundary river flows to the largest number of countries, ranging from India and Vietnam to Russia and Kazakhstan; yet a fast-rising China has declined to enter into water-sharing or cooperative treaties with these states, even as it taps the resources of international rivers.
Water: Asia's New Battleground is a pioneering study of Asia's murky water politics and the relationships between fresh water, peace, and security. In this unique and highly readable book, Brahma Chellaney expertly paints a larger picture of water across Asia, highlights the security implications of resource-linked territorial disputes, and proposes real strategies to avoid conflict and more equitably share Asia's water resources.
Water stress is set to become Asia's defining crisis of the twenty-first century, creating obstacles to continued rapid economic growth, stoking interstate tensions over shared resources, exacerbating long-time territorial disputes, and imposing further hardships on the poor. Asia is home to many of the world's great rivers and lakes, but its huge population and exploding economic and agricultural demand for water make it the most water-scarce continent on a per capita basis. Many of Asia's water sources cross national boundaries, and as less and less water is available, international tensions will rise. The potential for conflict is further underscored by China's unrivaled global status as the source of transboundary river flows to the largest number of countries, ranging from India and Vietnam to Russia and Kazakhstan; yet a fast-rising China has declined to enter into water-sharing or cooperative treaties with these states, even as it taps the resources of international rivers.
Water: Asia's New Battleground is a pioneering study of Asia's murky water politics and the relationships between fresh water, peace, and security. In this unique and highly readable book, Brahma Chellaney expertly paints a larger picture of water across Asia, highlights the security implications of resource-linked territorial disputes, and proposes real strategies to avoid conflict and more equitably share Asia's water resources.
Brahma Chellaney, one of India's leading strategic thinkers
and analysts, is a professor at the Centre for Policy Research in New Delhi. He
has served as a member of the Policy Advisory Group headed by the foreign
minister of India, and as an adviser to India's National Security Council. He
has held appointments at Harvard University, the Brookings Institution, Johns
Hopkins University, and the Australian National University. He is the author of
five previous books, including Asian Juggernaut: The Rise of China, India, and
Japan.
***
No comments:
Post a Comment