Tại miền châu thổ Cửu Long, mùa cạn hay
mùa lũ, mực nước các sông hằng ngày đều có giao động theo sự chi phối của thủy
triều. Sở dĩ có thuỷ triều là do lực hấp dẫn của Mặt Trăng trên đại dương. Do
đó, trước hết, ta hãy tìm hiểu vài ý niệm về mặt trăng và tác động của Mặt
Trăng trên nước đại dương.
1. Tổng quan
Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời.
Nếu Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời hoàn tất chu kỳ trong 365 ngày thì Mặt
Trăng quay xung quanh Trái Đất và hoàn tất một vòng trong 30 ngày. Chính vì Mặt Trăng quay quanh Trái Đất
nên vị trí tương đối của Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thay đổi luôn luôn nên
ta có trăng non, trăng già:
Em đi qua chuyến đò (ôi a) con trăng còn trẻ
Con
sông đâu có ngờ ngày kia trăng sẽ già
Chúng ta đều biết rằng, mặt
trăng là một tinh cầu không tự thân phát sáng hay cũng không phát nhiệt. Trong
màn đêm của vũ trụ, chúng ta quan sát được mặt trăng là do sự phản xạ ánh sáng
chiếu từ mặt trời
Vì ta chỉ nhìn được Mặt Trăng nhờ tia sáng Mặt
Trời phản chiếu vào nên chỉ có phần Mặt Trăng hướng về cả Trái Đất và Mặt Trời là
ta thấy được.
Khi Mặt Trời
và Mặt Trăng sắp hàng nằm về cùng một phía so với Trái Đất, thì Mặt Trăng là
"mới" và không nhìn thấy được phần Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu
sáng. Khi Mặt Trăng tròn dần (diện tích bề mặt của nó được chiếu sáng tăng lên
khi nhìn từ Trái Đất), các pha của nó bắt đầu từ trăng mới, trăng lưỡi liềm,
bán nguyệt đầu tháng, trăng khuyết, trăng tròn, sau đó lại là trăng khuyết, bán
nguyệt cuối tháng, trăng lưỡi liềm và không trăng (bắt đầu trăng non). Nửa vầng
trăng thường nhắc đến bán nguyệt đầu tháng (trăng thượng huyền) hoặc bán nguyệt
cuối tháng (trăng hạ huyền). Thuật ngữ tuần trăng (thượng tuần, trung tuần và hạ
tuần) là để chỉ sự kéo dài của chu kỳ pha Mặt Trăng.
Trăng
còn trẻ nghĩa là trăng non, vào những ngày đầu tháng âm lịch.
Lúc đó, Mặt Trăng nằm chính giữa Mặt Trời và Trái Đất: Mặt Trời-Mặt Trăng-Trái
Đất . Lúc đó ta không thấy trăng về đêm
Trăng
tròn.
Nếu vị trí là Mặt Trời-Trái Đất-Mặt
Trăng, nghĩa là khi Mặt Trời và Mặt Trăng ở hai phía đối diện của Trái Đất (xem hình 1) thì 100% bề
mặt chiếu sáng của trăng thấy được, đó là Trăng
Rằm, với trăng tròn. Đã có phi hành gia đặt chân lên Mặt Trăng thì
thấy toàn những ngọn núi đá
nhưng nhìn từ Trái Đất lên, nhiều chỗ giống cây đa to nên có bài hát:
Bóng trăng trắng ngà
Có cây đa to
Có thằng Cuội già
Ôm một mối mơ
Có cây đa to
Có thằng Cuội già
Ôm một mối mơ
Dân ca Việt
ngợi ca tình yêu trong đêm trăng rằm:
Trèo lên quan dốc ngồi gốc ối a cây đa
Rằng tôi lý ối a cây đa
Ải a, ôi à tính tang tình rằng
Cho đôi mình gặp
Xem hội cái đêm trăng rằm
Rằng tôi lý ối a tháng giêng
Trăng già. Khi Mặt Trời-Mặt Trăng-Trái Đất thẳng hàng, và vì Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất nên 0% bề mặt chiếu sáng của trăng không thấy được ở trái đất: ban đêm trời tối om như đêm ba mươi âm lịch
Rằng tôi lý ối a cây đa
Ải a, ôi à tính tang tình rằng
Cho đôi mình gặp
Xem hội cái đêm trăng rằm
Rằng tôi lý ối a tháng giêng
Trăng già. Khi Mặt Trời-Mặt Trăng-Trái Đất thẳng hàng, và vì Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất nên 0% bề mặt chiếu sáng của trăng không thấy được ở trái đất: ban đêm trời tối om như đêm ba mươi âm lịch
.Đêm ba mươi cũng đã gợi cho nhà thơ
Nguyễn Đình Toàn viết bài thơ được phổ nhạc:
Em
đến thăm anh đêm ba mươi
Còn
đêm nào vui bằng đêm ba mươi
Anh
nói với người phu quét đường
Xin
chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em
Trăng
lưỡi liềm, trăng bán nguyệt
Nếu 3
thiên thể ở vị trí cùng thẳng góc thì 50%
bề mặt chiếu sáng của trăng thấy được, ta thấy trăng hình bán nguyệt: đó là
trăng thượng tuần hoặc trăng hạ tuần
Nhờ có lực hấp dẫn từ Mặt Trăng trên
Trái Đất nên nước bao quanh Trái Đất cũng bị Mặt Trăng hút và do đó ta có thuỷ
triều .
Thuỷ triều đã tạo nên hiện tượng nước lên và nước xuống, có chỗ thì một lần triều lên, một lần triều xuống trong
ngày, nhưng cũng có chỗ triều lên và triều xuống 2 lần trong ngày.
Hình 1.
Vị trí của Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng ở các mùa trăng khác nhau
Những biến đổi
thủy triều trải qua các giai đoạn sau:
Mỗi tháng hai lần, vào ngày trăng non (đầu
tháng âm lịch) và ngày trăng tròn (trăng rằm), ta có triều
cường (Spring tide) vì lúc đó, Trái
Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời cùng trên một
đường thẳng (Hình 2) nên tác động kéo nước trên Trái Đất
mạnh hơn vì hỗ tương lên nhau.
Triều cường là lúc có sai
biệt lớn giữa triều cao nhất và triều thấp nhất. Triều cường còn gọi là nước
lớn như trong ca dao:
Hình 2.
Triều
cường lúc cả ba thiên thể Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất
cùng
nằm trên đường thẳng
Còn
lúc trung tuần và hạ tuần, ít có khác biệt giữa triều cao và triều thấp vì lúc
đó, Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng tạo thành một góc vuông. Ta có lúc đó triều yếu (neap tide) là lúc biên độ triều
(khác biệt về độ cao giữa triều cao nhất và triều thấp nhất) nhỏ nhất
Thủy triều cực đại đạt được khi mà cả Mặt Trăng và Mặt Trời
cùng nằm về một phía với Trái Đất -
lực hấp dẫn đạt cực đại, còn khi Mặt Trăng và Mặt Trời nằm đối diện nhau so với Trái Đất thì mức triều lên đạt cực tiểu.
Trong mỗi chu kỳ nửa tháng, bắt đầu là 1, 2 ngày triều yếu, đến giữa chu kỳ là triều cường, cuối chu kỳ là 1,2 ngày triều yếu. Triều cường thường xảy ra sau ngày không trăng (đầu tháng âm lịch) hoặc ngày trăng tròn (rằm, khoảng 2 ngày).
Trong mỗi chu kỳ nửa tháng, bắt đầu là 1, 2 ngày triều yếu, đến giữa chu kỳ là triều cường, cuối chu kỳ là 1,2 ngày triều yếu. Triều cường thường xảy ra sau ngày không trăng (đầu tháng âm lịch) hoặc ngày trăng tròn (rằm, khoảng 2 ngày).
Hình
3. Triều yếu khi cả ba thiên thể làm thành góc vuông
Tại miền châu thổ Cửu Long, mùa cạn hay
mùa lũ, mực nước các sông hằng ngày đều có dao động theo sự chi phối của thủy
triều. Những biến đổi thủy
triều trải qua các giai đoạn sau:
-Mực nước biển
dâng lên trong vài giờ, ngập vùng gian triều (intertidal zone), gọi là ngập
triều (flood
tide).
- nước dâng lên
đến điểm cao nhất của nó, gọi là triều cao (high tide), còn gọi là nước lớn.
- mực nước biển hạ
thấp trong vài giờ làm lộ ra vùng gian triều, gọi là triều rút (ebb tide).
- nước hạ thấp đến
điểm thấp nhất của nó, gọi là triều thấp (low tide), còn gọi là nước ròng:
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu (Kiều)
Hoa trôi man mác biết là về đâu (Kiều)
Tình ngỡ đã quên đi như
lòng cố lạnh lùng
Người ngỡ đã xa xăm bỗng về quá thênh thang
Ôi áo xưa lồng lộng đã xô dạt trời chiều
Như từng con nước ròng xoá một ngày đìu hiu (Tình nhớ Trịnh Công Sơn)
Người ngỡ đã xa xăm bỗng về quá thênh thang
Ôi áo xưa lồng lộng đã xô dạt trời chiều
Như từng con nước ròng xoá một ngày đìu hiu (Tình nhớ Trịnh Công Sơn)
Nước ròng, ngọn nước mới sa là nói
khi thủy triều xuống, nhưng thuỷ triều cũng dâng lên như trong đoạn thơ sau:
Bốn bề bát ngát mênh mông
Triều dâng hôm sớm, mây lồng trước sau
Triều dâng hôm sớm, mây lồng trước sau
Vùng nước giao động do thuỷ triều
lên xuống giữa mức nước lớn (flood current) và nước ròng (ebb current).
Những bãi biển xoải cát, cửa sông hoặc những mỏm đá thấp thường được gom vào
khu vực này.
Nhìn nước lớn, nước ròng, nhìn cuộc đời sớm còn, tối mất,
người ta ca rằng:
Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi
Buôn bán không lời,
chèo chống mỏi mê
Thời điểm mà dòng triều dừng chuyển động được gọi
là nước đứng (slack water) Thủy triều sau đó đổi hướng thì ta có sự biến đổi ngược lại.
Nước đứng thường xuất hiện gần lúc mực nước triều cao hoặc triều thấp:.
Nước không chưn sao kêu bằng nước đứng
Cá không giò sao gọi con cá leo ?
Một chu kỳ biến động của mực
nước, từ lúc nước biển rút xuống mức thấp nhất, đến lúc nước biển
lên cao đến mức cao nhất, kéo dài 15 ngày , có tên là một con nước ;
như vậy mỗi tháng có 2 con nước . Nước lên-nước xuống chi phối đời sống dân ven
biển
Trông về con nước vơi đầy
Nỗi sầu xa cách biết ngày nào vơi
Lênh đênh duyên phận bọt bèo
Đành cho con nước thuỷ triều đầy vơi
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà (Huy Cận)
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà (Huy Cận)
Trông vời con nước mênh mông
Đem mình gieo xuống giữa dòng trường
giang (Truyện Kiều)
Trăng lên con nước rong đầy
Anh đừng đến nữa, má rầy khổ em
Mực nước thủy triều có ảnh hưởng lớn
đến đồng bằng, từ chuyên chở trên sông rạch đến nông nghiệp.
Đám cưới nơi nông thôn này thì tôi
biết rồi. Tội nghiệp, các cô con gái hầu hết đều cưới về đêm. Cưới theo con
nước bởi vì đi toàn bằng ghe, xuồng, lúc 2 hay 3 giờ sáng hoặc 4 hay 5 giờ sáng
đều tùy theo con nước. Đưa cô dâu tới nhà chồng xong, họ hàng nhà gái mau mau
ra về kẻo sợ nước rút..
(Đoàn Dự trong truyện ngắn Câu chuyện quê nhà)
Thuỷ triều có thể rất mạnh:
Triều đâu nổi sóng đùng đùng
Hỏi ra mới biết là sông Tiền
Đường (Kiều)
Sông Tiền Đường là con sông lớn nhất
của tỉnh Chiết Giang bên Trung Quốc, bắt nguồn từ tỉnh An Huy, và đổ vào vịnh
Hàng Châu.Thủy triều lớn khác thường trên sông Tiền Đường do hình thể địa lý và
điều kiện thủy văn đặc biệt ở cửa sông gây nên. Lực ly tâm xuất hiện khi trái
đất quay, cộng với hình dạng nút thắt cổ chai của vịnh Hàng Châu khiến thủy
triều dễ lên nhưng lại rất khó rút. Độ lớn của các con sóng bị ảnh hưởng bởi
các yếu tố như vị trí của Mặt trăng, nhiệt độ, mực nước và gió.
2. Hai chế độ
triều tại DBSCL
Miền Châu thổ sông Cửu
Long có hai chế độ triều khác nhau:
2.1. Vùng
duyên hải Biển Đông,
từ Vũng Tàu đến mũi Cà Mau, dài 400 km chịu ảnh hưởng rõ rệt theo chế độ bán
nhật triều không đều (semi
diurnal): mỗi ngày có 2 lần
triều lên (1 thấp, 1 cao) và 2
lần triều xuống, còn gọi là chân triều (cũng 1 thấp, 1 cao) nhưng biên độ
triều trong 2 lần khác nhau. Thời gian triều lên kéo dài khoảng 6
giờ và thời gian triều xuống khoảng 6 giờ 45 phút đến 7 giờ (Đó là lý do tại
sao thủy triều ngày hôm sau lên trể khoảng 50 phút).
Trong tháng có 2 lần nước lớn ( ngày
rằm và mồng một âm lịch) và 2 lần nước kém
(triều kém, xảy ra vào thời gian giữa 2 kỳ nước cường (ngày mồng 7 - 8 âm lịch
hoặc 20 - 21 âm lịch). Vùng đồng
bằng ở tả
ngạn sông Hậu
và các cù
lao trên sông
Hậu thì hoàn
toàn chịu ảnh hưởng của chế độ
bán nhật triều của Biển Đông.
Sông Tiền và
sông Hậu chảy ra Biển Đông nên chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều của Biển Đông.
Biên độ triều (tidal range) trung bình tại cửa biển khoảng 3.0
– 3.5 m trong kỳ thủy triều lớn. Thủy triều cao (triều cường) ở cửa
biển Vũng Tàu là 4,00 m (lớn nhất ở Việt Nam). Càng
vào nội địa, thủy triều thấp dần. Phạm vi truyền triều của Sông Cửu Long rất lớn: Tại Nam Vang (cách cửa
sông 390 km) ảnh hưởng của thủy triều còn
rất rõ, biên độ triều vào mùa hạn có lúc đạt đến 0.50 m.
Chẳng thế mà có ca dao sau đây
trong đó chàng trai dặn người yêu :
Nước ròng chảy đến Nam Vang,
Làm thơ để lại, em khoan lấy chồng
Người thiếu nữ không chịu và trả lời:
Tay bưng chậu cúc trăm bông,
Chờ anh chẳng đặng, em trồng xuống
đây
Tại Tân Châu (cách cửa
sông 220 km) biên độ triều thường từ 5 cm
(mùa lũ) đến 100 cm (mùa cạn) . Tại Mỹ Tho (cách biển 49 km), biên độ lớn nhất
vào kỳ triều cao là 3.50 m và vào kỳ triều kém là 1.50 m.
Biên độ mực nước triều lớn nhất trung bình tại Mỹ Thuận
khoảng 1.80 – 1.90 m; tại Cần
Thơ khoảng 2.20 –2.30 m; tại Tân Châu 0.95 – 1.05 m và tại Châu Đốc 1.1 – 1.2
m.
Tất cả kinh, rạch trong các tỉnh
duyên hải đều chịu ảnh hưởng thủy triều, tuy nhiên
càng truyền sâu vào nội đồng,
biên độ triều càng giảm. Vào mùa lũ, ảnh hưởng
của thủy triều tại khu vực xa Sông Tiền không còn nữa nhất là khi có lũ lớn.
Trong thời gian mùa cạn, dòng chảy ở
thượng nguồn Cửu Long về không nhiều, nên chế độ dòng chảy của sông Tiền và
sông Hậu hoàn toàn bị chi phối
bởi chế độ thuỷ triều ở biển Đông.
Vào mùa kiệt Sông Vàm Cỏ hoàn toàn bị
thủy triều bán nhật của biển Đông chi phối; nước biển dễ dàng xâm nhập sâu vào
nội địa. Vào cùng thời điểm và đồng khoảng cách tới biển, độ mặn trên Sông Vàm
Cỏ lớn gấp nhiều lần trên Sông Tiền.
Giống như Sông Tiền, mực nước đỉnh triều trên Sông Vàm Cỏ thường xuống thấp vào tháng 6 và 7 và lên cao nhất vào tháng 10 và 11 hàng năm. Mực nước cao nhất đo được tại Tân An là + 1,78 m ngày 17/10/1978 và mực nước thấp nhất là - 1,84 m ngày 07/8/1964.
Giống như Sông Tiền, mực nước đỉnh triều trên Sông Vàm Cỏ thường xuống thấp vào tháng 6 và 7 và lên cao nhất vào tháng 10 và 11 hàng năm. Mực nước cao nhất đo được tại Tân An là + 1,78 m ngày 17/10/1978 và mực nước thấp nhất là - 1,84 m ngày 07/8/1964.
Thời gian truyền triều từ cửa biển
đến Tân Châu, Châu Đốc khoảng 7- 8 giờ. Tốc độ truyền triều trung bình trên
sông Tiền đến Tân Châu, khoảng 25 – 30
km/giờ; trên sông Hậu đến Châu Đốc, chậm hơn, khoảng 22 - 24
km/giờ. Tuy nhiên, kể từ vùng Cần Thơ xuống hạ lưu, trong dịp rằm và mồng một
âm lịch, nhất là vào dịp xuân phân (22/3 dương lịch), nước thủy triều dâng cao
hơn mặt ruộng, nông dân thường tích trữ nước trong ao và mương riêng để tưới
chảy vào ruộng vườn.
Trên sông Tiền, thời gian truyền
triều từ Vàm Kinh (cách biển 2 km) đến Mỹ Tho (cách biển 49 km) từ 90 đến 120
phút, và tốc độ truyền từ 24 km/h đến 36 km/h.
Vận tốc dòng chảy cũng bị ảnh hưởng thủy triều: Vào mùa lũ vận tốc chậm
khi triều lên, nhanh khi triều xuống (lần lượt 1.2 m/s và 1.8 m/s); vào mùa kiệt, vận tốc khi triều
xuống trong khoảng 0.70 m/s đến 1 m/s.
Mực nước đỉnh triều lớn
nhất trung bình tại Tân Châu khoảng 1.70 m; tại Châu Đốc (cách biển 190 km)
khoảng 1.50 m và tại Cần Thơ (cách cửa biển 123 km) là 1.24 m.
Mực nước chân triều thấp
nhất trung bình tại Tân Châu là – 0.35 m; tại Châu Đốc là – 0.55 m;
tại Mỹ Thuận là –1.37 m; tại Cần Thơ là – 1.60 m và tại Mỹ Tho là –0.95
m.
Nói chung, ảnh hưởng triều trên
sông Hậu mạnh hơn so với sông Tiền.
Trong mùa cạn, triều lên làm xuất
hiện dòng chảy
ngược từ biển vào sông trong những thời gian nhất định:
Trong số các nhánh của Sông Tiền,
phân phối lưu lượng qua nhánh Cửa Tiểu là thấp nhất cả vào mùa cạn lẫn mùa lũ.
Theo tài liệu đo từ năm 1924 đến nay, lưu lượng tại Phnom Penh ít khi thấp hơn
2,385 m3/s, ngoại trừ tháng 4 trong khoảng 2,000 m3/s đến 2,300 m3/s. Như vậy
trong tháng 4, Sông Cửa Tiểu gần như hoàn toàn bị thủy triều Biển Đông chi
phối, nước biển dễ dàng xâm nhập sâu vào nội địa khiến độ mặn cao hơn hẵn so
với các tháng khác trong năm.
Lưu lượng Sông Tiền cũng chịu ảnh
hưởng thủy triều, khi triều lên sẽ tạo dòng chảy ngược về phía thượng lưu và
ngược lại.
Tại Cần Thơ, tốc độ dòng chảy ngược
trung bình từ 0.60 –0.80 m/s, lớn nhất
có thể đạt 1.25 m/s (ngày 18/4/1988);
Tại Mỹ
Thuận, tốc độ chảy ngược lớn nhất có
thể đạt 1.12m/s (ngày 24/4/1978).
Tại Tân Châu, tốc độ chảy ngược trung bình từ 0.2 – 0.3 m/s, tốc độ chảy ngược lớn nhất
là 0.395 m/s với lưu lượng 3,290 m3/s (ngày 12/4 /1987).
Tại Châu Đốc, tốc độ chảy ngược trung
bình khoảng 0.30 –0.50 m/s, lớn nhất là
0.526 m/s (ngày 5/3/1979). Như vậy, tốc độ chảy ngược lớn nhất tại Châu
Đốc luôn luôn lớn hơn tại Tân Châu trong cùng thời điểm. Điều này một lần nữa
chứng tỏ ảnh hưởng của thuỷ triều đến
Châu Đốc trên sông Hậu mạnh hơn so với Tân
Châu trên sông Tiền.
Trong một
con triều, tốc độ chảy ngược lớn nhất thường
xuất hiện sau khi xuất hiện mực nước đỉnh triều khoảng 2 giờ.
Do ảnh hưởng của thuỷ triều, trong
thời gian mùa cạn, vào thời kỳ kiệt nhất (tháng 3 và 4), lưu lượng chảy ngược
tại Tân Châu có thể đạt 3,290 m3/s (ngày 12/4 - 1987) và 1,700m3/s tại Châu Đốc
(ngày 6- 4 - 1978).
Trên quan điểm sử dụng nước trong
nông nghiệp, việc đánh giá dòng chảy mùa cạn được căn cứ chủ yếu vào giá trị
của lưu lượng nước chảy xuôi.
Mực nước và lưu lượng (chảy xuôi)
trung bình tháng giảm dần từ đầu mùa cạn và giá trị thấp nhất thường trong
tháng 4, sau đó tăng dần. Vì vậy, tháng 4 được xem là tháng cạn nhất trong năm.
Mực nước trung bình tháng nhỏ nhất trung bình nhiều năm tại Tân Châu là
0.42 m, tại Châu Đốc là 0.38 m (thấp hơn tại Tân
Châu 4 cm).
2.2. từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên dài 250 km. Bán
nhật triều từ Biển Đông khi vào biển cạn và hẹp của Vịnh Thái Lan và Biển Tây
mất dần năng lượng biến thành triều toàn nhật
(diurnal), trong một ngày
đêm chỉ có một lần nước dâng cao và một lần nước
thấp và càng đi sâu vào tới Vịnh Rạch Giá và Hà Tiên thì thời gian triều lên
càng trể đi. Triều phía Tây tiến vào đất liền qua các sông thiên nhiên như sông
Bảy Háp, sông Ông Đốc, sông Cái Lớn, sông Cái Bé, ... và một số kênh đào.
Biên độ trung bình triều phía Tây nhỏ
hơn 1 m, tối đa không quá 1,1 - 1,2 m., trung bình khoảng 0,7 - 0,8 m, đồng
thời cũng ít chênh lệch giữa các vùng về biên độ, song tính chất
thủy triều lại có một số điểm khác nhau về cơ bản ở một
số vùng:
Ví dụ:
-như khu vực Rạch Giá là
dạng triều hỗn hợp thiên về bán nhật
triều với số ngày trong tháng có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống là
chủ yếu (tức chịu ảnh hưởng chế độ nhật triều không đều, thiên về bán nhật
triều),
-từ Rạch Giá đi về phía Hà Tiên thì
triều hỗn hợp lại thiên về nhật triều.
Vùng ảnh hưởng thủy triều toàn
nhật của Biển Tây không lớn lắm, chỉ vài chục cây số từ bờ biển.
. Ngược lại phía hữu ngạn sông Hậu, gồm khu tứ
giác Long Xuyên, U Minh và vùng Cà Mau thì chịu ảnh
hưởng tổng hợp của triều Biển Đông và Biển Tây, rất phức tạp.
Ngọc Hiển (Năm Căn, Cà Mau)
chịu ảnh hưởng phức tạp của 2 chế độ thủy triều.
2.3. Nơi tiếp giáp của hai chế
độ thủy triều là
vùng nước ứ động, nước sông hay kinh rạch không lưu thông – nước đứng- làm
lắng tụ nhiều phù sa.
3. Tác động của thuỷ
triều
Triều cường làm các vùng thấp
duyên hải bị ngập, làm hư hại các đê bao ngăn mặn, gây ngập úng các đầm nuôi
tôm, các vườn cây ăn trái, các nhà cửa ven kinh rạch, gây ùn tắc giao thông đô
thị.
Triều cường và sóng lớn làm phá
vỡ bờ cây xanh chắn sóng dọc theo bờ biển, lấn sâu vào đất liền. Khi triều
cường vào cửa sông thì độ mặn lan truyền, khuyếch tán vào trong sâu nội địa,
nhất là lúc cao điểm đỉnh triều cường vào con nước rằm và ba mươi tháng
Giêng âm lịch, thì sẽ gây thiệt hại cho nhiều diện tích lúa đông xuân
đang trong giai đoạn làm đòng, trổ bông .
TP. Cần Thơ bị ngập lụt do triều cường
Khi nưóc mặn xâm nhập vào cửa
sông thì đất bị nhiễm mặn và năng suất lúa bị giảm và không trồng lúa được vào
mùa khô.
Mực nước thủy triều có ảnh hưởng lớn đến đồng bằng, từ
chuyên chở trên sông rạch đến nông nghiệp. Nước triều cao sẽ dễ dàng lấn sâu
vào nội địa và làm nhiễm mặn nước sông và đất đai còn nước mặn ảnh hưởng nhiều
vùng duyên hải như Bến Tre, Long An, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau ...
Tốc độ truyền sóng triều trong sông.
Sóng triều truyền vào sông với tốc độ
trung bình trên dưới 30 km/giờ đối với các sông lớn. Còn đối với những sông nhỏ,
hoặc màng lưới kênh rạch, sự truyền triều diễn ra phức tạp hơn. Lại còn có hiện
tượng giao thoa sóng triều tại những con sông có sự truyền triều từ hai phía.
Sự truyền triều vào trong sông tuy có
gây một số khó khăn như đưa nước mặn vào nội địa, khiến cho vùng cửa sông thiếu
nước ngọt nghiêm trọng vào mùa khô. Những ngày lũ lớn, nếu gặp kỳ triều cường,
nước dâng to sẽ gây ngập lụt v.v... Song với vùng xa cửa sông, mặn không tới được
thì giao động thủy triều trong ngày có
tác dụng không nhỏ cho công việc tưới tiêu, thau chua, rửa mặn. Khi triều
dâng, mực nước ngọt trong sông được đẩy lên cao, người ta có thể lợi dụng để lấy
nước vào ruộng. Ngược lại, khi triều rút, mực nước xuống thấp, có thể xả nước,
thau chua từ ruộng ra sông. Nông dân Việt thường dùng những thân cây dừa làm ‘bọng’,
trong đó có gắn cái ‘hom’ như một hình thức van (valve), với mục đích khi nước
sông dâng cao vói thuỷ triều lên thì nước ngoài sông tự động vào ruộng qua cửa
bọng và khi thuỷ triều hạ xuống thì nước trong ruộng tự động rút ra qua cửa bọng
và cái hom tự động khép kín . Cũng xin mở dấu ngoặc ở đây: khi người Pháp qua
đây đầu tiên ở miền New Brunswich, cách nay chừng 400 năm, ở gần
các vùng biển, chính các sắc dân da đỏ vùng này đã hướng dẫn cho
đám dân lưu lạc cách làm cửa bọng để cho nước thuỷ triều vào ra
trên đất gần biển để trồng trọt !
4. Kết luận
Thủy
triều còn đóng góp môt phần lớn là làm nên các chiến thắng trên sông Bạch Đằng
vào năm 938 của Ngô Quyền trước quân Nam Hán và năm 1288 của nhà Trần trước
quân Nguyên-Mông. Cho đến ngày nay thì con người đã biết sử dụng thủy triều để
phục vụ cho công nghiệp (như sản xuất điện), ngư nghiệp, như trong đánh bắt hải
sản, và khoa học, như nghiên cứu thủy văn.
Thái Công
Tụng
No comments:
Post a Comment