Sunday, November 6, 2022

THAY ĐỔI KHÍ HẬU BUỘC NÔNG DÂN THÁI RỜI ĐỒNG LÚA

 (Climate change forces Thai farmers off rice fields)

Kultida Samabuddhi – Bình Yên Đông lược dịch

Mekong Eye – 24 October 2022

 

Pimonrat Bootjan, 59 tuổi, nguyên là nông dân tỉnh Surin ở đông bắc, di chuyển đến Bangkok trên 1 thập niên trước khi lợi tức nghèo nàn từ việc canh tác của cô không đủ để nuôi cô và gia đình nữa. [Ảnh: Tanat Chayaphattharitthee]

Thời tiết không thể đoán trước buộc nông dân trồng lúa bỏ đất của họ và đi đến các thành phố để tìm việc xây cất.

BANGKOK/SURIN, THAILAND – Di dân từ nông thôn đến vùng đô thị là một phần của thích ứng khí hậu cho nhiều nông dân Thái đối mặt với thời tiết không thể tiên đoán trước.  Nhưng cuộc sống mới của họ trong các thành phố có thể làm cho họ nghèo, không chắc chắn và cô đơn.

Trên lề đường gần Soi Kip Moo, một trong những cộng đồng di dân nội địa lớn nhất ở phía đông của Bangkok, nhiều công nhân xếp hàng mỗi buổi sáng và chờ được gọi đi.

Pimonrat Bootjan, 59 tuổi, một cựu nông dân của huyện Sangkha, tỉnh Surin ở đông bắc là một trong số đó.

Nơi đến của bà là một địa diểm xây cất nơi bà làm việc không ngừng tay cả ngày để xây rừng bê tông cho thủ độ của Thái Lan – đổi lại một thu nhập hàng ngày sẽ giúp bà từ từ trả lại số nợ và nuôi gia đình 3 người của bà.

Vào ban đêm, bà về căn phòng mướn nhỏ hẹp bà chia sẻ với đứa con trai 20 tuổi của bà, bị nghiện rượu và bệnh động kinh bẩm sinh, lấy đi khả năng làm việc của anh.

Bà ly dị chồng, cũng là người ghiền rượu, nhiều năm trước và trở thành cần câu cơm của gia đình.  Đứa con trai lớn khác là một công nhân thường đến thăm bà.

Nhìn lại ngày bà từ bỏ canh tác, bà tin rằng quyết định của bà đúng, mặc dù bà phải chịu đựng công việc vô cùng nặng nề, điều kiện sống nghèo khó và cô đơn trong thành phố lớn.

“Lần cuối cùng tôi trồng lúa, tôi mang nợ trên 10.000 baht (300 USD) sau khi tôi mượn tiền để mua phân bón, thuốc trừ sâu và mướn máy gặt.  Đó là khi tôi quyết định bỏ nghề,” bà nhớ lại.

“Nếu thu nhập từ việc trồng lúa ổn định và có lợi hơn, tôi sẽ tiếp tục làm nông dân và không trở thành một công nhân xây cất.”

Câu chuyện của bà thì điển hình trong làng nông nghiệp ở đông bắc tỉnh Surin.  Hầu hết mỗi gia đình có ít nhất một thành viên di chuyển ra vì việc canh tác lúa trong mùa không đủ để nuôi gia đình.

Những nguyên nhân của việc di cư của họ thì phức tạp và khác nhau.

Thúc đẩy kinh tế của quốc gia thường được xem như yếu tố quan trọng vì di dân đã trở thành một phần của đời sống của nông dân Thái từ khi cải tổ kinh tế trong thập niên 1960s – biến kinh tế Thái từ dựa vào nông nghiệp sang các thành phần kỹ nghệ và dịch vụ, thu hút nông dân từ vùng nông thôn đến các thành phố.

Nhưng gần đây, các chuyên viên nông nghiệp, các học giả và nông dân đã cho thấy rằng suy thoái môi trường và thời tiết không thể tiên đoán trước nối với thay đổi khí hậu cũng có thể góp phần vào quyết định di cư của nông dân.

“Các sự kiện thời tiết cực đoan và lề lối thời tiết thay đổi đã làm tê liệt việc canh tác lúa,” Ubon Yoowa, chủ tịch của Hiệp hội Nông-Sinh thái Cộng đồng có trụ sở ở Surin, đã theo dõi chuyển động của nông dân Thái trong 3 thập niên, nói.

“Thiệt hại từ những mất mát của năng suất lúa và thu nhập, nông dân buộc phải di cư để làm việc ở nơi khác.  Nếu nông dân có một mức ổn định tài chánh từ việc trồng lúa, họ sẽ không tìm những nguồn thu nhập khác.”

 

Bootjan, 59 tuổi, một cựu nông dân ở vùng đông bắc Thái Lan, trở lại căn phòng mướn sau khi mua thức ăn ở chợ ở Bangkok.  Trồng lúa không phải là chọn lựa của bà nữa vì bà không có đất và năng suất không ổn định. [Ảnh: Tanat Chayaphattharitthee]

 

Theo một nghiên cứu 2020 của Viện Nghiên cứu Kinh tế Puey Ungphakom của Ngân hàng Thái Lan, khoảng 9,58 triệu người từ các gia đình canh tác đang làm việc ngoài thành phần canh tác, hầu hết – hay gần 7 triệu – từ đông bắc.

Nghiên cứu cũng thấy rằng 76% gia đình canh tác buộc phải dựa vào thu nhập từ thành phần không canh tác.

Từ nông dân đến thợ nề

Có đến 216 triệu người trong 6 vùng có thể là di dân khí hậu nội địa vào năm 2050, theo phúc trình Groundswell Phần 2 của Ngân hàng Thế giới.  Người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất sẽ bị đánh mạnh nhất.

Con số di dân khí hậu được tiên đoán là 6,3 triệu trong phân vùng hạ lưu Mekong – gồm có Cambodia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam – nếu không có các biện pháp để đối phó với thay đổi khí hậu.  Con số nầy đại diện cho 2,7% tổng số dân số của phân vùng.

Việc di dân bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng, sụt giảm tính có sẵn của nước và năng suất của hoa màu, phúc trình cho thấy.

Pimonrat và các thành viên của gia đình bà đã là di dân khí hậu vì di dân là một phần của việc thích ứng của họ để sống còn không chắc chắn – không chỉ vì thời tiết không thể đoán trước mà còn vì thị trường nông nghiệp dễ bốc hơi.

Được 4 năm, gia đình 9 người của bà di cư từ một làng khô cằn trong tỉnh Roi Et ở miền bắc Thái Lan đến tỉnh Surin để tránh tình trạng thiếu nước.

Cha bà đoạn đi đến Phuket và trở thành một công nhân xây cất vì canh tác không thôi không thể nuôi sống gia đình.  Mẹ bà và anh em ở nhà và tiếp tục trồng lúa.

Ngoài mùa hoa màu, các anh em của bà đi làm ở địa điểm xây cất ở Bangkok.  Sau đó, họ bỏ trồng lúa và chuyển sang công nhân xây xất theo mùa hay thường xuyên vì thu nhập ổn định hơn.

Chẳng bao lâu sau, Pimonrat đi theo đường của họ, phần lớn vì áp lực tài chánh từ nợ nần và năng suất hoa màu thấp hơn.  Bà quyết định ngưng canh tác, bán đất của bà và trở thành một công nhân xây cất ở Bangkok trong năm 2006.

Làng của bà có 184 gia đình với dân số 685.  Chỉ có khoảng ½, hầu hết là người già và trẻ con, vẫn còn ở trong làng.

Bà gần như cắt đứt liên lạc với đời sống nông dân, ngoại trừ bà mẹ 96 tuổi, mà bà thăm viếng 2 lần một năm.

Nay định cư ở Bangkok, bà có thu nhập thường xuyên có thể trả nợ và bảo đảm đời sống của bà, mặc dù có ít tiết kiệm.  Bà kiếm được 800 baht (25 USD) một ngày, mặc dù không có việc trong một số ngày.

Thu nhập tổng quát của bà nhiều hơn một nông dân rất nhiều, khi chỉ có tiền một lần mỗi năm sau khi thu hoạch.

Một biện pháp thích ứng

Di dân từ lâu là một phần của cách sống của nông dân Thái dưới tình trạng không chắc chắn thúc đẩy bởi thay đổi khí hậu, Thanyaporn Chankrajang, kinh tế gia của Đại học Chulalongkorn, nói.

“Di dân là một biện pháp để đa dạng hóa thu nhập cho các gia đình nông nghiệp,” bà nói.

Trong tháng 8 năm 2022, Thanyaporn Chankrajang và học giả kinh tế Khemarat Talerngsri-Teerasuwannajak công bố một nghiên cứu cho thấy sự liên kết giữa sụt giàm sản lượng lúa và thời tiết không thể tiên đoán trước vì thay đổi khí hậu.

Dùng dữ kiện thời tiết 65 năm từ 1951 đến 2016, các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng của thay đổi khí hậu khu vực đáng kể ở Thái Lan về nhiệt độ gia tăng và lượng mưa giảm.

Nhiệt độ bình thường trung bình ở Thái Lan gia tăng giữa 0,09 và 0,18 oC mỗi thập niên – làm giảm năng suất lúa ở vùng đông bắc Thái Lan, nói riêng.

Lượng mưa trung bình đã giảm đáng kể trong tất cả các vùng, ngoại trừ đông bắc, có quá nhiều mưa trong mùa thu hoạch, đưa đến sụt giảm trong diện tích trồng lúa.

:Mặc dù những chiều hướng rõ ràng trong thay đổi khí hậu, chúng tôi thấy rằng ảnh hưởng tai hại của nó thì vừa phải và rời rạc.  Ngoài ra, chiều hướng đi lên lâu dài trong năng suất lúa lịch sử là bằng chứng mạnh mẽ,” nghiên cứu kết luận.

“Kết quả của chúng tôi ám chỉ 2 yếu tố hỗ trợ cho chiều hướng đi lên của năng suất lâu dài.  Trước hết là sự bành trướng của diện tích được dẫn tưới.  Thứ nhì là cải thiện kỹ thuật, gồm có việc thích ứng với các giống lúa cao sản và thích ứng khí hậu trực tiếp của nông dân chẳng hạn như thay đổi ngày gieo mạ, giao mùa và đa dạng hóa ngoài đồng ruộng.”

 

Vì thời tiết không thể đoán trước được, một số nông dân trong tỉnh Surin đã chuyển sang đánh cá.  Họ bị mưa lớn trong mùa thu hoạch, gây thiệt hại hoa màu và xóa hết thu nhập của họ. [Ảnh: Tanat Chayaphattharitthee]

 

Một bài viết năm 2020, với tựa đề “Xây dựng Sức chịu đựng Khí hậu qua Di dân ở Thái Lan” của Patrick Sakdapolrak và Harald Sterly, cho cái nhìn tương tự về di dân của nông dân như một biện pháp thích ứng.

“Thay đổi khí hậu đang gia tăng đe dọa an ninh con người, đặc biệt giữa các dân số dễ bị tổn thương ở Nam bán cầu {…]  Di dân trong bối cảnh nầy không chỉ nên xem như kết quả của sự thất bại của gia đình để thích ứng, nhưng cũng có thể là một phần của tiến trình thích ứng thành công,” bài viết cho biết.

Hy vọng một vài may mắn

“Chúng tôi thường gieo mạ vào đầu mùa mưa.  Nếu mưa trễ, hạt lúa sẽ không nẩy mầm,” Prasit Taweewannakit, phó xã trưởng của làng Non Samran ở Surin cũng là một nông dân trồng lúa, nói.

“Trong khi đó, nếu có quá nhiều mưa trong mùa khô khi chúng tôi thu hoạch lúa, hạt sẽ bị hư hay ẩm ướt và phải bán với giá thấp.”

Làng của ông nằm trong vùng không được dẫn tưới, vì thế nông dân phải trồng lúa trong mùa, hầu hết là giống lúa Hom Mali 105.  Điều nầy có nghĩa họ chỉ có thể trồng 1 mùa một năm, không như nông dân trong vùng được dẫn tưới có thể trong nhiều vụ lúa ngoài mùa.

Kết quả là, nông dân phải dựa vào lề lối thời tiết theo mùa và dễ bị tổn thương với thời tiết không thể đoán trước.  Thiên tai, gồm có lũ lụt, hạn hán, bệnh của lúa và gia súc gia tăng rủi ro của mùa màng và mất mát thu nhập.

“Đối với nông dân tiểu qui mô như chúng tôi, trồng lúa bị mất nhiều hơn có lợi.  Lúa không còn là nguồn thu nhập chủ yếu nữa, nhưng chúng tôi tiếp tục làm vì nó tốt hơn để đất trống và ít nhất chúng tôi có lúa để dùng trong gia đình,” Prasit nói.

Nhiều người trong làng ông không thể nối rõ ràng năng suất mùa màng thấp với thay đổi khí hậu, vì họ chú trọng nhiều hơn vào các thứ cấp bách, đặc biệt là nợ nần và nuôi gia đình của họ.

Nhưng đối với Chaiwat Wilaisungnoen, một người ủng hộ nông nghiệp ở Văn phòng Hỗ trợ Nông nghiệp của huyên Sangkha thuộc Bộ Nông nghiệp và Hợp tác, ảnh hưởng của thay đổi khí hậu đối với việc canh tác lúa trong huyện rất rõ ràng.

Vào cuối năm 2021, huyện bị nhiều trận mưa “bất thường” với nhiều mưa trong mùa thu hoạch, bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 2.

Nông dân trồng lúa bị đánh bởi mưa bất thường một lần nữa trong tháng 4 mùa hè năm nay, gây ngập lụt cả tháng cho ruộng lúa thấp buộc nông dân phải hoãn gieo mạ cho đến sau tháng 7.  Một số phải gieo mạ 2 hay 3 lần vì hạt bị thiệt hại trong lũ lụt.

Cũng có liên kết giữa lề lối thời tiết lạ lùng và bùng nổ bệnh tật của lúa, một loại bệnh nấm gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất lúa.

“Thời tiết ẩm ướt cao và kéo dài bất thường cùng với gió mạnh được tin là đóng một vai trò trong tính nghiêm trọng của bùng nổ bệnh tật của lúa ở Surin trong năm 2019,” Chaiwat quan sát.

“Bệnh gây thiệt hại trên 300.000 rai (4.800 hectares) ruộng lúa ở huyện Surin không thôi, ảnh hưởng khoảng 5.000 nông dân trồng lúa.”

Chánh phủ trả 34,5 triệu baht để trợ cấp cho nông dân bị ảnh hưởng trong huyện năm đó.

“Với thời tiết không thể đoán trước và những bất thường theo mùa, tôi có thể nói rằng ngoài kỹ năng và vốn, nông dân cần nhiều may mắn nữa,” ông nói, thêm rằng nhiều dân làng, nhất là thế hệ trẻ, sẽ quay lưng với canh tác lúa vì tính không chắc chắn của việc thu hoạch một mùa màng lành mạnh.

 

Chi phí gia tăng của việc sản xuất nông nghiệp và nợ nần triền miên là những lý do phổ biến để nông dân rời bỏ đất của họ, nhưng những yếu tố nầy cũng có thể được nối với thay đổi khí hậu vì nông dân thường bị ngập lụt và hạn hán bất thường làm giảm năng suất hoa màu.

[Ảnh: Paritta Wangkiat]

 

Không quay trở lại

Để giúp nông dân với thay đổi khí hậu, Ubon, từ Hiệp hội Nông-Sinh thái Cộng đồng có trụ sở ở Surin, đề nghị hệ thống tiên đoán thời tiết quốc gia được cải thiện để phục vụ cho thành phần nông nghiệp.

“Chúng tôi cần tiên đoán thời tiết từng vùng và đúng lúc có thể thật sự giúp nông dân lấy quyết định đúng khi nào và cái gì để trồng,” ông nói.

Phát triển các giống lúa chịu đựng thay đổi khí hãu là một ưu tiên khác cho các cơ quan có quan tâm.

Kinh tế gia Thanyaporn nói chánh phủ hay các cơ quan hành chánh địa phương nên chú trọng đến việc tạo nên các nơi trữ nước tiểu qui mô ở cấp cộng đồng – hay gia đình, theo nghiên cứu của bà.

Chúng là những dụng cụ hữu hiệu trong việc giúp nông dân đối phó với tình trạng thiếu nước trong mùa khô và ngập lụt trong mùa mưa, cũng như khủng hoảng khí hậu xảy ra trong những năm El Nino/La Nina.

Đối với những người đã rời nông nghiệp một thời gian dài, quay trở lại không phải là chuyện dễ.

Pimonrat đang đếm ngày của bà như một công nhân xây cất ở thủ đô.  Rất khó để một công nhân lớn tuổi như bà có việc làm lâu dài vì người cai thầu thích lao động trẻ hơn và mạnh hơn.

“Tôi có thể phải trở lại Surin trong vài năm tới,” bà nói, thêm rằng bà có cảm giác lẫn lộn về việc di cư trở lại quê nhà của bà.

“Rất tốt để ở gần bà mẹ lớn tuổi của tôi và thân thuộc, nhưng tôi vẫn không biết phải làm gì để sống ở đó.”

Trồng lúa không còn là một chọn lựa vì bà không có đất và quá lớn tuổi để làm việc ở ngoài đồng.

Có lẽ, bà sẽ buôn bán nhỏ ở trong làng,” bà nói.

No comments:

Post a Comment