Sunday, November 6, 2022

THAY ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐẬP BUỘC CƯ DÂN LỚN TUỔI RỜI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Ở VIỆT NAM

 (Climate change and dams force older residents to leave Vietnam’s Mekong Delta)

Nhung Nguyen – Bình Yên Đông lược dịch

The Third Pole – October 24, 2022

 

Tư Đầy, 58 tuổi, và chồng, 63 tuổi, trong phòng nhỏ mướn ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.  Hai người di chuyển đến thành phố trong năm 2016, sau khi môi trường thay đổi làm cho trại nuôi cá của họ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không còn sinh lợi.

[Ảnh: Thanh Nguyen]

 

Hạn hán, mực nước sông xuống thấp và nước mặn xâm nhập đang ăn mòn sinh kế ở ĐBSCL ở Việt Nam, buộc nhiều cư dân lớn tuổi đi đến thành phố, nơi họ đối mặt với những vấn đề đặc thù và một lưới an toàn mỏng.

Ở tuổi 63, Nguyễn Thị Ngọc có việc làm ‘công ty’ toàn thời gian đầu tiên như một bảo vệ ở thành phố Hồ Chí Minh.  Bà chưa bao giờ đến một thành phố trước đây nhận việc vào đầu năm 2021, nhưng người cựu nông dân, gốc từ ĐBSCL ở miền nam Việt Nam, thờ ơ với sự rộn ràng đô thị của thành phố lớn thứ nhì [thứ nhất] của quốc gia.

“Tôi đến đây để làm việc, kiếm một số tiền, không phải để chơi,” bà nói, ngồi bên ngoài khu nhà gần bỏ hoang mà bà bảo vệ.  “Trong 6 tháng qua, nơi duy nhất mà tôi đến là chợ.”

Khoảng 6 năm trước, Nguyễn và chồng bà bỏ trang trại của họ trong tỉnh Tiền Giang ở ĐBSCL.  Đối mặt với nước mặn xâm nhập gia tăng, họ chuyển từ trồng lúa sang trồng khóm chịu mặn hơn.  Nhưng điều nầy chưa đủ.  Năng suất giảm sau vài mùa, rồi trong năm 2016, nước trong kinh đào địa phương của họ - nối với sông Mekong – trở nên quá mặn ngay cả cây khóm cũng không thể chịu nỗi, và chúng ngưng có trái.

 

Nguyễn Thị Ngọc làm bảo vệ ở thành phố Hồ Chí Minh.  Ngọc rời nhà ở ĐBSCL sau khi những thay đổi môi trường khiến thất mùa. [Ảnh: Cuong Tran]

 

Năm đó, vùng ĐBSCL bị hạn hán, khiến cho 600.000 người không có nước ngọt.  Mưa dưới trung bình, do El Niño của năm đó, và các đập thủy điện ở thượng lưu trên Mekong giữ nước sông được xác nhận như những nguyên nhân chánh của hạn hán.  Lưu lượng giảm có nghĩa là sông ít có khả năng đẩy nước biển, cho phép nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền, làm tê liệt trung tâm nông nghiệp ven biển và làm mất mát kinh tế trực tiếp 319,5 triệu USD.

Chán nản, chồng của Nguyễn bán đất để trang trải mất mát của họ và di chuyển đến thành phố Hồ Chí Minh để nhận việc như một bảo vệ.  Năm năm sau, vào đầu năm 2021, bà đi theo.  “Tôi không muốn gieo gánh nặng cho con trai và con gái của tôi.  Cả 2 đều nghèo và có gia đình của mình,” bà nói.

Ảnh hưởng của khí hậu và đập ở ĐBSCL

Với thời tiết không có giông bão và đất đai phì nhiêu, ĐBSCL của Việt Nam được biết từ lâu như một vùng trù phú, chỉ có 17 triệu người sống trong vùng, nhưng nó nuôi sống hầu hết dân số 100 triệu, sản xuất trên ½ tất cả số lúa sản xuất của quốc gia.  Tuy nhiên, từ năm 2009, đồng bằng đã trở nên một trong vài nơi của quốc gia nơi dân số nhỏ lại.  Đất nông nghiệp suy thoái, tình trạng thiếu nước, sạt lở đất và ô nhiễm đã khiến gần 1,1 triệu – tương đương với dân số của một tỉnh – di chuyển ra khỏi vùng.

Hạn hán lịch sử năm 2016 chỉ là một phần của lề lối mới xuất hiện ở ĐBSCL.  Nhịp lũ hàng năm của nó, mà nông nghiệp và nuôi thủy sản trong vùng dựa vào, đã càng ngày càng trở nên khó đoán trước.  Trong 2 thập niên qua, El Niño và La Niña đã đu đưa đồng bằng giữa khô bất thường và ướt cực đoan, gây ra nhiều hạn hán và lũ lụt.  Và với cao độ trung bình được ước tính chỉ có 80 cm, ĐBSCL rất dễ bị tổn thương với ảnh hưởng của mực nước biển dâng, có thể gồm có ngập úng những vùng lớn, nước mặn xâm nhập nghiêm trọng hơn và sạt lở ven biển đến vùng đất thấp.

Một kinh đào cạn khô trong tỉnh Tiền Giang ở ĐBSCL trong đợt hạn hán nghiêm trọng trong tháng 5 năm 2020. [Ảnh: Thanh Nguyen]

 

Trên cả thay đổi khí hậu, các hoạt động của con người khác đã biến chuyển vùng không thể đảo ngược.  Trong 2 ½ thập niên qua, các đập đã được xây trên dòng chánh Mekong, với 11 đập ở Trung Hoa (được gọi là Lancang) và 2 đập ở Lào, với 7 đập nữa trong các giai đoạn quy hoạch khác nhau dọc theo dòng chánh.  Nhiều đập cũng được xây trên các phụ lưu của Mekong.  Điều nầy đã làm cho sông mất nước và phù sa cần thiết, thúc đẩy sạt lở nghiêm trọng, tồi tệ thêm bởi khai thác cát.  Trong lúc đó, sụt lún thúc đẩy bởi khai thác nước ngầm được dự đoán sẽ làm cho ngập lụt, nước mặn xâm nhập và sạt lở tồi tệ thêm.

“[Những vấn đề nầy] đã làm cho canh tác là một doanh nghiệp rất rủi ro,” Phùng Đức Tùng, giám đốc của Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong, một viện nghiên cứu độc lập hàng đầu ở Việt Nam, nói.

Di dân là một chiến lược để đối phó

“Những người lớn tuổi bị đẩy ra khỏi làng mạc để kiếm sống trong các thành phố là một vấn đề đáng lo ngại cần được nghiên cứu thêm,” Phùng nói.  Khảo sát quốc gia về di dân ở trong nước gần đây nhất, từ năm 2015, ghi nhận một sự gia tăng đáng kể trong tỉ lệ di dân trong nhóm tuổi 50-59 giữa năm 2004 và 2015, tăng từ 2,9% đến 5,7%.  Khảo sát Tuổi tác Việt Nam năm 2011 cho thấy gần 40% người dân trên 60 tuổi vẫn còn làm việc, phần lớn ở vùng nông thôn với ít hỗ trợ tài chánh của các hệ thống lợi ích xã hội.  Càng có ít con để nhận được hỗ trợ, càng có vẻ họ phải tiếp tục đi làm.

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội của Việt Nam, vào cuối năm 2020, chỉ có 35% số người trên tuổi hưu trí (60 cho đàn ông và 55 cho đàn bà) được hưởng tiền hưu và bảo hiểm xã hội hàng tháng.  Số tiền được hưởng tùy theo có làm việc trong thành phần chánh thức và đóng tiền bảo hiểm quốc gia.

Di dân không phải là sự chọn lựa phổ biến truyền thống cho người lớn tuổi ở nông thôn Việt Nam, Phùng nói.  Họ thường không muốn đến thành phố, với lực lượng lao động cạnh tranh mãnh liệt và đời sống bận rộn, mà họ không sẵn sàng cho.  Nhưng khi sinh kế ở quê nhà không còn bảo đảm nhu cầu tối thiểu, và không có hỗ trợ của con cái, họ phải di chuyển, ông nói.  Đối với họ, di dân là một chiến lược đối phó.

Ở ĐBSCL, nơi công việc không canh tác rất hiếm, bất cứ cú đánh nghiêm trọng nào vào việc sản xuất nông nghiệp sẽ gây ra mất đất và mất việc, Phùng giải thích.  “Sự kiện là lưới an sinh xã hội và tiền hưu không đủ để bao gồm dân số nhất định có một phần ở đây.”

Việc chuyển nghề có thể rất khó cho di dân lớn tuổi, kể cả các nông dân lớn tuổi có thể sở hữu một ít kỷ năng có thể chuyển đổi hay mức giáo dục thấp, Phùng nói.  Người lớn tuổi di cư đến thành phố có khuynh hướng được sử dụng trong thành phần không chánh thức, như công nhân xây cất, buôn bán, dọn dẹp, giữ nhà và nhân viên an ninh.

Rắc rối ở thượng lưu

Đây là kinh nghiệm của Tư Đầy và chồng bà.  Di chuyển đến thành phố Hồ Chí Minh 6 năm trước từ tỉnh Đồng Tháp ở ĐBSCL là “phương sách cuối cùng”, người đàn bà 58 tuổi nói, người cắt cỏ và quét lá trong công viên.  Chồng bà, lớn hơn bà 5 tuổi, làm việc xây cất.

Ở nhà ở Đồng Tháp, thượng lưu của Tiền Giang, Tư Đầy và gia đình phải đối phó với các vấn đề khác từ gia đình của Nguyễn.  Trong 4 năm, trại nuôi cá của họ đã bị đe dọa liên tục từ nước sông gia tăng ô nhiễm và mưa lớn “như điên” gần đây, bà nói.

Nước sông trở nên đầy rác, nước thải ao cá và thuốc trừ sâu, bà nói, khiến rủi ro đển bơm vào trại của họ.  “Cá [sẽ] bị bệnh và chết chỉ vài ngày trước khi chúng tôi có thể bán chúng.”  Trong năm 2016, năm gia đình bà cuối cùng từ bỏ, cá chết tập thể đánh vào huyện của họ.  Chánh quyền địa phương đổ cho thay đổi khí hậu đã hạ thấp mực nước sông, gây “ảnh hưởng tai hại” cho việc nuôi thủy sản.

 

Tư Đầy và chồng bà ở bên ngoài căn phòng mướn của họ ỏ thành phố Hồ Chí Minh.

[Ảnh: Thanh Nguyen]

 

Gia đình của Đầy đổ nợ.  Hai người bán đất họ trồng lúa, nhưng điều đó chỉ trang trải một phần.  Trong khi con trai và con gái của họ ở lại để trông coi cái còn lại của trại nuôi cá, Tư Đầy và chồng đi lên thành phố Hồ Chí Minh.

Nhưng 6 năm sau, nợ vẫn kéo dài.  Đầy nói bà bị bệnh thường xuyên hơn kể từ khi di chuyển, đưa đến tiền bệnh viện tốn kém.  Chồng bà than phiền cảm thấy “nghẹt thở” trong căn phòng nhỏ hẹp mà họ mướn trong một tòa nhà mà họ nói “đầy những người nhà quê lớn tuổi như chúng tôi”.

‘Nó giống như nhìn vào tương lai’

“Trong một ý nghĩa nào đó, họ [di dân làm việc lớn tuổi] bị buộc làm lao động bị tổn thương vô cùng,” Giang Thành Long, giám đốc của Viện Quản lý và Chánh sách Công cộng nói ở Đại học Kinh tế Quốc gia ở Hà Nội.  Làm việc lao động dễ bị tai nạn và thương tích nghề nghiệp, nhưng không giống như người trẻ, họ có vẻ có bệnh tật kéo dài, tồi tệ thêm vì thiếu ăn và chỗ ở.  Vì không có bảo hiểm sức khỏe và bảo vệ thất nghiệp, “họ vướng vào chu kỳ xấu,” Giang nói.

Theo Hằng Ngô, một nhà khoa học nghiên cứu về y tế mà công việc gần đây chú trọng đến di dân từ ĐBSCL đến thành phố Hồ Chí Minh, di dân ít giảm tính dễ tổn thương liên quan đến kinh tế xã hội và áp lực khí hậu, nhưng “giống hơn việc chuyển từ một nhóm rủi ro khí hậu và tính dễ tổn thương liên quan đến sức khỏe sang cái khác.”

Hiện tượng có vẻ gia tăng trong những năm sắp tới.  Việt nam là một trong những quốc gia lão hóa nhanh nhất trên thế giới.  Với 25% dân số được tiên đoán trên 60 tuổi vào năm 2019, nó “đang già trước khi giàu”, theo Ngân hàng Thế giới.  Trong khi đó, điều kiện khiến Tư Đầy và gia đình của Nguyễn phải di cư năm 2016 chỉ là bắt đầu.  ĐBSCL từ đó đã bị hạn hán và các sự kiện nước mặn xâm nhập nghiêm trọng hơn trong năm 2020 và 2021.

Nhưng một chiến lược đáp ứng với khí hậu toàn bộ hơn có thể giúp giải quyết nhiều vấn đề đã đẩy di dân lớn tuổi ra khỏi nơi đầu tiên, Phùng và Ngô nói.  Thí dụ, các chương trình đa dạng hóa sinh kế nông nghiệp có thể hơn là chú trọng đến hoa màu có tính chịu đựng hay các kỹ thuật canh tác cho nông dân, và bắt đầu chuyển hỗ trợ đến những người không có đất và thiếu tiếp cận đến các nguồn tài chánh, Ngô giải thích.  Và nếu người dân quyết định đi đến thành phố, bà nói, các chánh sách phát triển và thích ứng khí hậu nên bao gồm những cần thiết và bảo vệ của họ để giảm không ổn định đô thị.

Đại dịch Covid-19 làm nổi bật những bảo vệ xã hội yếu kém cho di dân ở Việt Nam.  Nhiều di dân được báo cáo nhồi nhét trong các chỗ mướn đông đúc, đối mặt với gia tăng rủi ro bị truyền nhiễm.

“Mặc dù mọi người đều rủi ro, người dễ bị tổn thương như di dân bị ảnh hưởng nhiều nhất,” Ngô nói.  Có một lưới an toàn tốt hơn và bảo vệ xã hội nhiều hơn có thể giúp những nhóm nầy phục hồi từ các khủng hoảng, bà nói thêm.  “Và nếu đại dịch đánh hay thay đổi khí hậu khuếch đại, người dân có thể thích ứng tốt hơn.”

“Nó giống như nhìn vào tương lai,” Phùng nói.  “Những vấn đề  mà nhóm nầy đang đương đầu hôm nay sẽ là những vấn đề mà nhiều nhóm khác phải đương đầu trong những năm sắp tới.  Xây dựng các chánh sách bảo vệ cho họ là, quả thật, làm việc cho một tương lai tốt hơn cho tất cả chúng ta.

Ngay cả nhiều di dân rời thành phố Hồ Chí Minh vào cuối năm 2021, Tư Đầy và chồng bà quyết định ở lại để trả số nợ còn lại của họ.  “Không có gì cho chúng tôi ở nhà, không có tiền để xài, không có gạo để ăn – chúng tôi sẽ chết đói,” bà nói.  “Thêm nữa, nay ở nhà rất buồn: làng tôi đã bị bỏ hoang.  Láng giềng của chúng tôi cũng đã đi lên thành phố.”

No comments:

Post a Comment