Sunday, November 27, 2022

KHAI THÁC MEKONG ĐỂ SẢN XUẤT ĐIỆN HAY GIẾT NÓ?

(Harnessing the Mekong or Killing It?)

Michelle Nijhuis _ Bình Yên Đông lược dịch

Chiang Rai Times – April 17, 2015

 


Pumee Boontom sống ở đông bắc Thái Lan, nhưng ông vặn TV của ông đến chương trình tiên đoán thời tiết của Trung Hoa.  Một cơn giông to ở nam Trung Hoa có nghĩa là xả nước nhiều từ các đập của Trung Hoa ở thượng lưu – và kế đến, một cơ hội tốt để làng ông bị ngập.  Chánh phủ Trung Hoa phải cảnh báo với các quốc gia ở hạ lưu.  Theo kinh nghiệm của Boontom, cảnh báo đó có khuynh hướng đến rất trễ hoặc không bao giờ đến.

“Trước khi có đập, nước lên xuống từ từ, theo mùa,” ông nói.  “Nay nước lên xuống bất thần và chúng tôi không biết khi nào nó thay đổi – ngoại trừ chúng tôi nhìn thấy các cơn giông.”

Boontom là lảnh tụ của Ban Pak Ing, những nhà gạch xi măng rải rác và những con đường đất từ bờ phía tây vách đứng của Mekong đến cái chùa Phật im lặng được săn sóc cẩn thận.  Hai mươi năm trước, như nhiều láng giềng của ông, Boontom bắt cá để sống.  Nhưng khi Trung Hoa hoàn tất 1, rồi 2, và rồi 7 đập ở thượng lưu, vài trăm cư dân của Ban Pak Ing thấy Mekong thay đổi.  Những dao động bất thần của mực nước gây trở ngại cho việc di chuyển và sinh sản của cá.  Mặc dù làng đã bảo vệ nơi sinh sản địa phương, không còn đủ cá để đi lanh quanh nữa.

Trong những năm gần đây, Boontom và nhiều người khác đã bán thuyền đánh cá của họ và chuyển sang trồng bắp, thuốc lá, và đậu.  Nó là một đời sống bấp bênh, và không phải cái họ biết nhiều nhất – và nó thách thức thêm bởi ngập lụt thường xuyên.  Trong năm 2008, một số nhà bị ngập đến tầng thứ hai.  Cái chùa cũng bị ngập.

Ban Pak Ing có thể là tầm nhìn của tương lai cho nhiều làng Mekong.  Thêm 5 đập nữa đang được xây cất ở Trung Hoa.  Ở hạ lưu, Lào và Cambodia, 11 đập quan trọng – đập đầu tiên trên dòng chánh ở hạ lưu Mekong – được đề nghị hoặc đã được xây.  Bằng cách làm xáo trộn sự di chuyển và sinh sản của cá, các đập mới được dự trù đe dọa nguồn cung cấp lương thực của khoảng 60 triệu người – hầu hết sống trong các làng mạc gần giống như Ban Pak Ing.  Điện được sản xuất bởi các đập Mekong phần lớn được đưa đến các trung tâm đô thị đang bùng nổ ở Thái Lan và Việt Nam.  Kraisak Choonhavan, một nhà hoạt động và cựu nghị sĩ Thái, gọi các đập ở hạ lưu Mekong là “một tai họa với tầm vóc bất hủ.”

Một trong những đập được đề nghị ở Lào chỉ cách Ban Pak Ing 40 miles (66 km) về phía hạ lưu.  Việc xây cất sẽ bóp nghẹt làng giữa ngập lụt từ phía bắc và hồ chứa nước dâng lên ở phía nam.  Boontom, nay trong tuổi 50s, nói ông không chỉ lo ngại cho ông mà còn cho thế hệ sắp đến.  “Chỉ nhắm mắt và tưởng tượng,” ông nói.  “Tưởng tượng cái sẽ xảy ra cho chúng tôi.”  Ông đập tay vào nhau.

 

Sông Mekong (hình trên) bắt nguồn trong huyện Dzado trong vùng Kham của Tây Tạng.

 

Mekong bắt đầu trên cao nguyên Tây Tạng và chảy trên 2.600 miles (4.900 km) qua Trung Hoa, Myanmar, Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam trước khi đổ ra Biển Đông.  Nó là con sông dài nhất ở Đông Nam Á (ĐNA) – dài thứ 7th của Á Châu, và – quan trọng nhất cho người dân sống dọc theo nó – thủy sản nội địa phong phú nhất trên thế giới.  Mỗi người Cambodia và Lào bắt nhiều cá nước ngọt hơn bất cứ người khác trên hành tinh; ở nhiều nơi dọc theo sông, cá đồng nghĩa với thức ăn.  Nướng, chiên, hay luộc; gói trong lá dừa; trang hoàng với trứng kiến; hay chỉ trộn với cơm trong một cái chén bằng cây, trên 500 loại cá được biết của Mekong đã nuôi dưỡng hàng triệu người qua hạn hán, hồng thủy, và ngay cả chế độ diệt chủng Cambodia của Pol Pot.

Nhưng các hẽm núi hẹp và những thác nước gầm thét của Mekong, làm thất vọng những nhà thám hiểm Âu Châu thế kỷ 19th trong việc tìm kiếm một đường mậu dịch từ Biển Đông đến miền tây Trung Hoa, đã có ý định xây đập từ lâu.  Trong thập niên 1960s, Hoa Kỳ ủng hộ việc xây cất một loạt đập thủy điện trên hạ lưu Mekong, hy vọng để phát triển kinh tế của vùng và cắt đứt cuộc nổi dậy của cộng sản ở Việt Nam.  Các kế hoạch héo hon, khu vực rơi vào chiến tranh, và trong thập niên 1990s, Trung Hoa, chứ không phải ĐNA, đã trở thánh quốc gia đầu tiên xây đập trên dòng chánh của sông.

Ngày nay, ĐNA tương đối hòa bình, và phần lớn, các nền kinh tế của nó hoạt động mạnh.  Nhưng chỉ có khoảng 1/3 người Cambodia và chỉ trên 2/3 người Lào được tiếp cận với điện, và rằng điện đó thường rất đắt tiền một cách đau đớn.  Tăng trưởng dân số và kinh tế sẽ làm cho nguồn cung cấp điện căng thẳng thêm.  Một phân tích năm 2013 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) tiên đoán rằng nhu cầu điện của khu vực sẽ gia tăng 80%.  Rõ ràng, khu vực cần thêm năng lượng – và nếu ảnh hưởng tệ nhất của hâm nóng toàn cầu có thể tránh được, thế giới cần năng lượng đó để sản xuất càng ít carbon càng tốt.  Tiềm năng thủy điện của Mekong lôi cuốn hơn bao giờ.

Việc xây đập trên hạ lưu Mekong được giám sát, trên danh nghĩa, bởi Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)).  Được tài trợ bởi các cơ quan phát triển quốc tế và 4 quốc gia thành viên – Việt Nam, Cambodia, Thái Lan và Lào – Ủy hội mang lại với nhau không phải bằng một hiệp ước ràng buộc pháp lý mà bằng quan tâm chung trong sông và trong hòa bình khu vực.

Trung Hoa không phải là thành viên chánh thức của Ủy hội; họ không có trách nhiệm rõ ràng phải tham vấn với các láng giềng ở hạ lưu về các hoạt động của mình trên thượng lưu Mekong.  Hậu quả của thỏa thuận nầy trở nên quá rõ ràng trong năm 1995, khi các quốc gia thành viên dự trù để ăn mừng việc ký kết một thỏa ước quan trọng với thuyền hoa trên Mekong.  Sông làm đầy hồ chứa ở phía sau đập vừa được xây ở Trung Hoa, và nước ở hạ lưu quá cạn để đi thuyền.  Thuyền hoa phải bị hủy bỏ.

Gần đây hơn, 11 đập trên dòng chánh được đề nghị ở Lào và Cambodia đã cắt đi quyền hạn mong manh của Ủy hội nầy.  Vào năm 2010, một đánh giá môi trường được bảo trợ bởi MRC kêu gọi tạm ngưng việc xây cất các đập trên dòng chánh trong 10 năm, trích dẫn các ảnh hưởng tàn phá tiềm tàng đối với nguồn cung cấp lương thực và cuộc sống của “thiệt hại môi trường không thể đảo ngược.”  Nhưng Lào, một quốc gia nghèo và cô lập từ lâu nay đang ve vãn đầu tư ngoại quốc, nhằm để trở thành “bình điện của ĐNA” bằng cách bán thủy điện cho Thái Lan và các láng giềng khác và họ không bị ngăn cản bởi sự chống đối từ MRC hay ngay cả Việt Nam, đồng minh truyền thống của họ.  Vào cuối năm 2012, sau nhiều năm từ chối, các viên chức Lào thừa nhận rằng việc xây cất đập Xayaburi do Thái tài trợ trên một khúc sông Mekong xa xôi ở thượng Lào, đang tiến hành.

Đập Xayaburi sẽ cao trên 100 feet (33 m) và dài ½ mile (800 m) khi được hoàn tất, có lẽ trong năm nay là sớm nhất.  Khi tôi viếng thăm địa điểm trong năm 2013, bờ sông ở thượng lưu đã được khoét bằng mìn để lấy cát và sạn cho đập và xây cất đường sá.  Ở tại địa điểm, các cần trục đu đưa trên sông, và những tốp công nhân với nón nhựa đang dùng chất nổ để khoét bờ sông thẳng đứng thành những bậc bằng phẳng để được lấp bằng xi măng.

 

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

 

Trong một làng nhỏ trực tiếp ở bên kia sông, cư dân nói họ chịu đựng những vụ nổ thường xuyên trong 3 năm qua.  Họ đang chuẩn bị để di chuyển đến một làng mới xây cất ở thượng lưu, và một số có vẻ lạc quan.  Họ hy vọng vào nhà mới và để thoát khỏi cái bóng dài của đập.  Nhiều người hy vọng được tiếp tục đánh cá.

Cho đến năm 2012, một làng khác nằm ngay dưới hạ lưu của địa điểm xây đập.  Vào năm 2013, cư dân của làng được định cư thành một khu nhà gỗ và gạch xi măng mới rất xa sông.  Ở đó, tính lạc quan rất hiếm.  Cư dân nói tiền và đất được hứa bởi công ty xây đập như tiền bồi thường cho việc tái định cư thì không đủ và chậm đến.  Nhiều người cảm thấy vết cắn xa lạ của kinh tế tiền mặt.  “Ở làng cũ, anh không làm ra nhiều tiền, nhưng anh có thể ăn gạo anh trồng,” một phụ nữ trẻ vói 2 con nói.  “Ở đây, anh có thể làm ra tiền mỗi ngày, nhưng mỗi ngày anh phải xài nhiều hơn anh làm ra.”

Ngay như đập Xayaburi cũng làm xáo trộn đời sống của người dân ở chung quanh nó, ảnh hưởng lớn nhất của nó có thể nằm trong thí dụ mà nó đặt ra.  Bằng cách từ chối các đề nghị của đánh giá được MRC bảo trợ và xây Xayaburi, Lào đã lót đường cho số còn lại của chuỗi đập được đề nghị - một số gây nên những đe dọa đáng sợ hơn cho Mekong.

Trọng tâm của thủy sản là ở Cambodia, nơi một hồ lớn có tên là Tonle Sap được gắn kiền với dòng chánh Mekong như một lá phổi với khí quản.  Tonle Sap bành trướng trong mùa mưa và thu hẹp trong mùa khô, và vào lúc cao điểm nó rộng đến độ từ giữa hồ nó trông bao la như biển.

Nước đục ngầu và các dòng nước chuyển hướng của Tonle Sap hình thành một hãng sản xuất cá tự nhiên nuôi dưỡng cá linh dài bằng ngón tay, cá tra dầu nặng 650 pounds, và hàng trăm loại cá ở giữa.  Sự phong phú hỗ trợ một quốc gia nhỏ của “làng nổi,” một nhóm nhà thuyền neo dọc theo bờ hồ.  Mặc dù áp lực ô nhiễm và đánh cá nặng nề, cá vẫn có nhiều trong Tonle Sap đến nổi trong mùa đông, khi nước thấp, các ngư dân và phụ nữ có thể múc cá bắt được trong các rỗ tre lớn.

Trên 1 trăm loại cá nở trong Tonle Sap di chuyển rất xa về phía thượng lưu, một số đi đến tận thượng Lào.  Đập Xayaburi, khoảng 550 miles ở thượng lưu, có thể quá xa để có nhiều ảnh hưởng đối với chúng, nhưng các dự án khác thì gần hơn rất nhều.  Ngay phía bắc biên giới Cambodia-Lào, một đập trên dòng chánh khác là Don Sahong sẽ sớm được xây cất.  Mặc dù nó chỉ cắt đứt một của nhiều nhánh sông, chắc chắn nó sẽ gây trở ngại cho việc di chuyển của cá, và nó sẽ đe dọa thêm nơi cư trú của cá heo Irrawaddy, chỉ còn dưới 1 trăm trong Mekong.

Một nguy hiểm lớn hơn đối với thủy sản xuất hiện ở bắc Cambodia, trên 1 nhánh gọi là Tonle San, hay sông Sesan.  Sesan bắt nguồn ở Việt Nam và gặp sông Mekong khoảng 30 miles ở hạ lưu của Don Sahong.  Nó được biết là đường di chuyển then chốt cho hàng chục loại cá, gồm có nhiều loại mà người địa phương dựa vào.  Một đập tên là Hạ Sesan 2, sẽ cắt đứt Sesan với Mekong, nay đang được xây 16 miles về phía đông của hợp lưu.

Làng Vern Houy nằm ngay trên thượng lưu của vị trí đập đó.  Nó chỉ được tiếp cận bằng thuyền, và hầu hết cư dân lớn lên ở đó.  Nhiều người nói tiếng Lào như ngôn ngữ chánh.  Khi tôi hỏi một nhóm phụ nữ đập sẽ có nghĩa gì đối với họ, họ nói: “Chúng tôi sẽ chết.”  Tôi hỏi người thông dịch của tôi, một phóng viên trẻ từ thủ đô Phnom Penh, nếu những chữ của họ dùng đúng với nghĩa đen của chúng.  “Đó là nỗi lo sợ thật sự,” anh nói.  “Họ thật sự tin rằng họ sẽ chết.”  Đây là cuộc sống duy nhất mà họ biết; họ không thể tưởng tượng cái khác.  Hồ chứa nước sẽ làm ngập làng thường xuyên khiến không thể ở được.

Trong nhà của xã trưởng, một phòng duy nhất được xây trên các cọc và bao quanh bằng các bện cỏ, một nhóm đàn ông tụ họp cho bữa ăn vịt mới bị giết và cháo nóng.  Phó xã trưởng của làng, In Pong, nói rằng một nhóm vận động khu vực Hệ thống Bảo vệ Sông 3S, cư dân của Vern Houy đã tham gia với các làng lân cận để chống đối đập, viết thư đến Quốc hội Cambodia và đi đến thủ đô để bày tỏ trường hợp của họ - cho đến nay không có kết quả.  “Tôi sẽ không đi đâu hết, nhất là đến thành phố,” Pong nói.  “Tôi không biết phải làm gì.”

Loek Soleang, một giáo viên địa phương và một trong vài cư dân không sinh ra trong làng, ngược lại với Pong.  “Tôi không lo ngại,” ông nói.  “Chúng ta có thể dùng điện.  Chúng ta cần phát triển.  Nếu họ làm ngập ở đây, chúng ta chỉ di chuyển đến nơi cao hơn.”

Những người đàn ông ở chung quanh không tranh cãi; họ nhìn chằm chằm một cách im lặng vào đùi.  Pong rút một điếu thuốc và phun khói kéo dài ra cửa sổ mở.

Loek Soleang đã đúng về một thứ: Người dân trong lưu vực Mekong cần thêm điện.  Vern Houy không có bằng mọi cách.  Trong làng của O Sway, hạ lưu vị trí đập Don Sahong, có những máy phát điện ồn ào và dơ bẩn.  Chỉ có những gia đình giàu có có thể mua chúng.  Ở O Sway, cũng như trong hầu hết nông thôn ĐNA, chỉ có trẻ con may mắn nhất có thể hoàn tất bài tập của chúng bằng đèn hay dùng một cái quạt nhỏ để giúp chúng ngủ trong sức nóng ngột ngạt của mùa hè.  Đời sống không có điện tin cậy không dễ dàng hay thơ mộng.

Các viên chức người Cambodia và Lào nói rằng các đập sẽ đem lợi ích cho người nghèo trong quốc gia của họ bằng cách làm cho điện rẻ hơn và có sẵn hơn.  Mặc dù Cambodia chống lại các đập trên dòng chánh ở Lào, các viên chức ca ngợi Hạ Sesan 2 và các dự án đập trên phụ lưu khác,  “Đời sống với năng lượng có thể tốt hơn đời sống có thủy sản,” Touch Seang, chủ tịch của ủy hội bảo vệ cá heo Mekong và phát triển kinh tế Cambodia, nói.  “Đập là cách để người dân đi ra ngoài sự tồn tại.”

Các đập được dự trù cho Cambodia và Lào sẽ sản xuất điện vượt xa nhu cầu trong nước của quốc gia, nhưng họ không muốn làm cho điện phổ thông trong 2 quốc gia.  90% điện do các đập trên dòng chánh sản xuất sẽ được bán cho Thái Lan và Việt Nam, và hầu hết tiền mặt chúng mang lại sẽ thuộc về các công ty xây chúng, không phải người nghèo sống dọc theo sông.  Phân tích 2010 ủy thác bởi MRC tiên đoán rằng mất mát thủy sản vì các dự án sẽ thật sự làm cho nghèo khó thêm tồi tệ.

Một số viên chức lập luận rằng việc nuôi thủy sản và trồng lúa có thể bù vào bất cứ giảm sút nào của nguồn lương thực, nhưng các chuyên viên thủy sản không đồng ý kịch liệt.  Ảnh hưởng của các đập trên dòng chánh đối với thủy sản Mekong, họ nói, sẽ tích lũy, không lay chuyển và tàn phá.  Trên các sông khác trong vùng, số cá bắt được giảm từ 30 đến 90% sau khi đập được xây.  Và mặc dù việc nuôi thủy sản đã được thực hành rộng rãi dọc theo Mekong – trong nhiều nhà nổi một cái cửa đưa đến một lồng cá – những cá đó được cho ăn bằng cá nhỏ hơn từ sông.  Thay thế những thức ăn cho cá đó

với thực phẩm được làm ra sẽ rất tốn kém cho hầu hết người nuôi. Giống như nhiều làng người Lào buộc phải rời đi vì đập Xayaburi, nhiều người dựa vào đánh cá và nuôi thủy sản tiểu qui mô có lẽ sẽ lao vào kinh tế tiền mặt mà không có vốn hay kiến thức họ cần để sống còn.

Mekong không phải là nguồn điện carbon thấp duy nhất của khu vực.  11 đập được đề nghị trên dòng chánh của hạ lưu Mekong được tiên đoán sẽ đáp ứng khoảng 6 đến 8% nhu cầu điện của ĐNA vào năm 2025, và các phân tích cho thấy rằng các biện pháp và đầu tư hiệu quả vào mặt trời và các kỹ thuật năng lượng sạch hơn chẳng hạn như đồng sản xuất – sử dụng nhiệt thải ra từ các nhà máy điện – có thể sản xuất số điện nhiều như thế hay nhiều hơn nhưng ít tốn kém hơn.  Nhưng ở ĐNA, những giải pháp thay thế như thế còn trẻ trung.  Đối với chánh phủ Cambodia và Lào, thủy điện thì quen thuộc và có thể tiếp cận hơn, và có giá trị hơn như món hàng xuất cảng.

Có thể khai thác điện của Mekong trong khi bảo vệ tính phong phú của nó?  Một nghiên cứu năm 2012 của nhà sinh học Guy Ziv và các đồng nghiệp ở Princeton phân tích 27 đập được đề nghị trên các phụ lưu của sông, so sánh điện được dự trù từ mỗi đập với thiệt hại có thể đối với thủy sản,  Họ thấy những khác biệt lớn lao trong cái giá sinh thái của các dự án.  Hạ Sesan 2 tệ hại nhất; chỉ riêng nó sẽ làm giảm sinh thái của cá trong hạ lưu vực trên 9%.  Ngược lại, một vài đập được đặt cẩn thận ở nơi khác trong lưu vực có thể sản xuất điện đáng kể với thiệt hại tối thiểu cho nguồn cung cấp lương thực.

Việc quy hoạch như thế, tuy nhiên, sẽ đòi hỏi các quốc gia Mekong và những nhà đầu tư của họ phải phối hợp với nhau, và sự phối hợp chính là cái đang thiếu trong việc thúc đẩy bí mật và may rủi để ngăn đập lưu vực Mekong.  “Để thật sự làm việc phát triển nước tốt, anh phải làm việc ở qui mô lưu vực,” Brian Richter, một chuyên viên về nước của Nature Conservancy (Bảo tồn Thiên nhiên), nói.  “Anh phải, trong một ít thông minh, nhìn vào Mekong như một bàn cờ, một nơi anh có thể quyết định đặt 1 đập ở đó chứ không phải chỗ khác và bằng cách làm như thế để duy trì chức năng sinh thái của toàn lưu vực.  Điều đó vô cùng khó khăn để làm trên Mekong.”

Trên 1.000 miles ở hạ lưu từ các đập của Trung Hoa, châu thổ Cửu Long trông như là một hệ thống vô tận của đầm lầy, kinh đào và đất lấp – những khu đất được cải tạo – kéo dài đến Biển Đông.  Châu thổ từ lâu là một đầm lầy đúng nghỉa và ẩn dụ, nhất là cho các lực lượng Việt Nam, Pháp và Mỹ mất nhiều thập niên chiến đấu và chết ở đó.

Gần trung tâm của nó, trong thị trấn thị trường Cần Thơ, nhà sinh thái đất ngập nước Nguyễn Hữu Thiện đứng trên bờ nước và chỉ vào những đoàn xe gắn máy, hầu hết được cởi bởi người Việt Nam trẻ.  “Bao nhiêu trong số họ biết về đập?” ông hỏi.  “Rất, rất ít trong số họ có một ý niệm cái sẽ xảy ra,” Nguyễn nói.

Nguyễn lớn lên trong châu thổ trong thập niên 1970s, và giống như nhiều trẻ khác, ông thường bơi trong các kinh đào và các cánh đồng ngập lụt, bắt cá bằng tay.  Không như các anh chị lớn hơn, với việc đến trường bị gián đoạn liên tục bởi chiến tranh, Nguyễn có thể đến trường và, cuối cùng nghiên cứu bảo tồn sinh học ở Đại học Wisconsin.  Ngày nay ông nói tiếng Anh thông dụng và sở hữu một chút nhẹ nhàng của Mark Twain và sự giáo dục mà Twain học được trên sông Mississippi.  “Tôi học lý thuyết ở Wisconsin, nhưng Đồng bằng sông Cửu Long thì đặc thù,” Nguyễn nói.  “Tôi phải học về nó ở đây, ở giữa nó.”

Sự trộn lẫn của nước mặn và nước ngọt trong đồng bằng, và nhiều thế kỷ của nỗ lực của con người để điều khiển nó, đã mang lại một khung cảnh được kiến tạo phức tạp, một khung cảnh thường được xem như tách rời khỏi phần còn lại của Mekong.  Năm 2009, Nguyễn đang làm việc để phục hồi đất ngập nước khi ông được yêu cầu đóng góp vào việc đánh giá các đập được đề nghị trên dòng chánh ở Lào và Cambodia.  Ông sớm nhận thấy rằng các đập sẽ tàn phá tất cả các nỗ lực tha thiết của ông trong đồng bằng.

Việc cân bằng của sông và biển của nó đã biến chuyển.  Những đợt hạn hán gần đây đã làm suy yếu sông và cho phép nước biển xâm nhập sâu vào thượng lưu, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho nông dân.  Các đập ở thượng lưu sẽ biến trên ½ hạ lưu Mekong thành các hồ chứa nước, hoàn toàn thay đổi dòng chảy của nó.  Chúng giữ lại hầu hết phù sa giàu dinh dưỡng mà nay bón phân cho các cánh đồng của đồng bằng và nuôi cá trên khắp hệ thống Mekong – vượt ra ngoài sông.  Các thuyền đánh cá trong vùng có nhiều cá ở Biển Đông có thể đánh được trên ½ triệu tấn một năm.

Trong đồng bằng, Nguyễn thấy giới hạn của tài khéo léo của con người: Mặc dù những kinh đào và đất lấp đã nâng cao việc sản xuất lúa, chúng không thể xứng với biển.  Ngược lại, ông nói, kỹ thuật có thể không bao giờ sửa chữa thiệt hại do đập gây ra.  “Khi khí hậu thay đổi, bất cứ cái gì Trời làm sẽ có sức chịu đựng nhiều hơn cái chúng ta làm,” ông nói, khi chúng tôi đi trong các kinh chung quanh Cần Thơ.  “Hệ thống thiên nhiên luôn luôn chịu đựng hơn.”

Nguyễn đang làm việc trong những đánh giá đập khác, nhưng ông không mong đợi chúng có nhiều ảnh hưởng hơn các tiền nhiệm.  Thỉnh thoảng ông nói về các đập với các anh của ông, tất cả đã trở lại đất của gia đình để canh tác.  Họ chỉ nhún vai.  “Chúng ta không thể làm gì,” họ nói.

Những ngày nầy, Nguyễn cảm thấy như cũ.  “Chúng ta hãy chờ xem,” ông nói.  “Chúng ta hãy chở xem tương lai như thế nào.”

Vào một chiều se lạnh cuối tháng 1 năm 2013, một nhóm vài chục nhà hoạt động địa phương tập họp gần bờ sông Mekong ở Ban Huay Luek, một làng ở đông bắc Thái Lan.  Nhiều người trùm mền ở gần lửa trại tự phát.  Họ vừa hoàn tất một hành trình dài 77 miles dọc theo sông, một cuộc diễn hành nhằm thu hút sự chú ý của quần chúng đối với các đập được đề nghị ở hạ lưu.  Cầm đầu bởi một lực lượng nòng cốt của các nhà sư Phật giáo và được tham gia bởi sự xuất hiện thay phiên của các nông dân, các chánh trị gia địa phương, và những du khách ba lô ngoại quốc, nhiều người đã mất gần 2 tuần trên đường, cắm trại trong sân trường và chùa.  “Chúng tôi đã làm mọi thứ chúng tôi có thể tưởng tượng,” một người tổ chức và là giáo sư trung học Somkiat Khuenchiangsa nói.  “Chúng tôi đã nghiên cứu những đập nầy, chúng tôi đã gửi thư, chúng tôi đã đi bộ, chúng tôi đã chống đối liên tục.”

Đêm đó, khi những người biểu tình nghỉ chân phồng da của họ, họ nghe các diễn văn của các thành viên quốc hội đến thăm.  Họ im lặng khi Kraisak Choonhavan, một nhà hoạt động cấp tiến, lên sân khấu tạm thời.  Thái Lan, không giống như các quốc gia láng giềng, có truyền thống tổ chức cơ sở và chống đối phổ biến.  Nói qua một cái loa trầy, Choonhavan nhắc với cử tọa rằng nhiều năm trước đây, khi chánh phủ Trung Hoa phá nổ các ghềnh thác để dọn dẹp một khúc sông Mekong cho tàu bè lưu thông, những người chống đối ở miền bắc Thái Lan đã ngăn chận họ hoàn tất công việc.  Một số cựu chiến binh của cuộc chiến đó có mặt trong cử tọa.  “Không có các bạn, họ sẽ phá nổ mọi thứ,” Choonhavan nói.  “Vì thế, nay, các bạn phải đứng lên và dùng sức mạnh đó một lần nữa.”

Lời nói không rỗng tuếch.  Quả thật, Thái Lan có ảnh hưởng đến các đập trên dòng chánh.  Các cơ sở tiện ích Thái là thị trường được trù tính của điện được các đập sản xuất, và những thỏa thuận như thế đòi hỏi sự chấp thuận của chánh phủ Thái.  Chống đối của quần chúng có thể thuyết phục họ ra lệnh tái thiết kế hay ngay cả hủy bỏ các dự án đập.  Sau cuộc diễn hành, một nhóm 37 dân làng, gồm có một số người đi diễn hành, tiến hành với vụ kiện chống lại chánh phủ.  Mùa hè năm ngoái, một tòa án quốc gia đồng ý thụ lý vụ kiện.  Nhưng có lẽ quá trễ để ngưng đập Xayaburi.  Trong vòng vài tháng sắp tới, đập được dự đoán đi từ bờ sang bờ, khép kín dòng chánh của hạ lưu Mekong lần đầu tiên.

No comments:

Post a Comment