(Viet Nam’s Mekong Delta is running out of sand. What’s next?)
Le Dinh Tuyen – Bình
Yên Đông lược dịch
Mekong Eye - 6 November
2023
Khi thủy triều xuống,
một cồn cát xuất hiện ở cửa sông Cổ Chiên, một nhánh của sông Mekong. [Ảnh: Le
Dinh Tuyen]
Phúc trình đầu tiên tiên đoán Đồng
bằng sông Cửu Long ở Việt Nam (ĐBSCL) sẽ mất tất cả cát vào năm 2035, ngoại trừ
tìm được các giải pháp – một cách nhanh chóng
ĐBSCL, VIỆT NAM – Đồng bằng sông Cửu Long Long ở Việt Nam có
thể hết cát vào năm 2035, theo một một phúc đầu tiên được công bố bởi Quỹ Thên
nhiên Toàn Thế giới (WWF), dựa trên số cát đang được khai thác hàng năm.
Phúc trình ước tính rằng hiện nay cát đang được khai thác ở
mức 35-55 triệu m3 hàng năm, 14 đến 17 lần số cát có thể bổ sung
hàng năm từ thượng lưu sông Mekong, được ước tính chỉ có 2-4 triệu m3
mỗi năm.
Nếu mức khai thác giảm 5%, toàn thể cát dự trữ hiện nay được
ước tính gần ½ triệu m3 vẫn sẽ cạn kiệt vào năm 2040, phúc trình
tiên đoán. Sự cạn kiệt của số cát không
chỉ ngưng các dự án xây cất mà còn nới
rộng đến những vùng chịu ảnh hưởng của nước mặn xâm nhập khoảng 10-15%, khoảng
2-3 lần kích thước của thành phố Hồ Chí Minh.
Các quan sát viên đã ca tụng phúc trình Ngân sách Cát lần đầu
tiên đã đánh giá nguồn tài nguyên khan hiếm nầy. Nó cũng mở ra những con đường mới dể thảo
luận công khai: những gì cần phải làm nếu dự trữ cát không kéo dài?
Khi thị trường cát nóng lên và trò chuyện về khan hiếm cát chiếm vị trí trung tâm, các chuyên viên ở Việt Nam đã bắt đầu cân nhắc nhiều giải pháp chánh sách và kỹ thuật khác nhau để quản lý nguồn tài nghiên đạng sụt giảm nầy.
Định giá
đúng
Trong tất cả các tình huống, phúc trình tiên đoán sự sụp đổ
của ĐBSCL – thường được gọi là nồi cơm của quốc gia – trong dưới 2 thập niên.
“Khai thác cát không thể ngưng, nhưng dựa trên kết quả [của
phúc trình], chúng ta cần xác định khai thác cát như thế nào, những tình huống
khai thác nào thích hợp, và làm cách nào để tối thiểu hóa ảnh hưởng môi
trường,” Nguyễn Nghĩa Hùng, Phó Giám đốc của Viện Khoa học Thủy lợi phía Nam,
nói.
Dự trữ cát ở ĐBSCL được tiên đoán trong 3 tình huống. [Nguồn:
WWF Việt Nam]
Nhiều khúc sông ở hạ
lưu của sông Mekong không còn cát. [Ảnh: WWF Việt Nam]
“Bước đầu là điều chỉnh kế hoạch, tái lượng định những vùng
khai thác, nghiên cứu kỹ thuật, kiến tạo và các giải pháp thiết kế sử dụng ít
cát hơn,” Hùng nói thêm.
Trong xu hướng tương tự, Phó Giảng sư Lê Anh Tuấn của Đại học
Cần Thơ lập luận rằng một kết hợp của chánh sách quản lý cát và những giải pháp
kỹ thuật rất cần để làm chậm sự cạn kiệt.
“Chúng ta cần ưu tiên hóa việc khai thác cát cho các dụ án quan trọng,”
Tuấn nói, ám chỉ đến nhiều dự án xa lộ khác nhau đang diễn ra trong ĐBSCL.
“Những phương pháp xây cất truyền thống như đấp cát thì phung
phí. Chúng ta nên cứu xét các giải pháp
kỹ thuật chẳng hạn như xây các xa lộ nổi với các kiến trúc cầu trên cạn để tối
thiểu hóa việc sử dụng cát,” Tuấn nói thêm, lưu ý rằng những giải pháp thay thế
như vậy có thể tốn kém hơn trong ngắn hạn, nhưng bảo vệ dự trữ cát và nâng cao
tính chịu đựng khí hậu của khu vực vô cùng quan trọng cho sự ổn định trong dài
hạn.
Đối với những người khác, giá cát hiện nay không phản ánh
chính xác giá trị thật sự của nó.
Quản đốc Chương trình Nước ngọt Á Châu-Thái Bình Dương Marc
Goichot của WWF lập luận rằng mặc dù cát có giá trị kinh tế đáng kể, nó có giá
trị lớn hơn trong việc bảo vệ ĐBSCL tránh ảnh hưởng của thay đổi khí hậu.
Hiện nay, cát chỉ được lượng định dựa trên các chi phí khai
thác và vận chuyển, không đánh giá chi phí môi trường của việc lấy đi từ đáy
sông và mất mát khả năng phục hồi của ĐBSCL.
“Cát có nhiều giá trị đối với kinh tế khi nó được lấy từ
sông, nhưng nó có giá trị lớn hơn khi nằm trong các sông và bờ biển vì nó cung
cấp sự bảo vệ có hiệu quả kinh tế nhiều nhất đối với những ảnh hưởng của thay
đổi khí hậu,” Goichot nói.
Những xà lan cát thấy
được từ vệ tinh. [Ảnh: WWF Việt Nam]
Biểu đồ của các xà lan
cát (vàng) và xà lan có cần trục (đỏ) trong một khúc sông Mekong thấy được từ
vệ tinh trong năm 2021. [Ảnh: WWF Việt Nam]
Tăng giá cát
Nhưng trước khi cát được lượng định cho giá trị thật sự của
nó, giá thị trường của nó đã nóng lên.
Sau việc bắt 18 người liên quan đến việc khai thác cát bất
hợp pháp trong tỉnh An Giang trong tháng 8, nguồn cung cấp cát ở ĐBSCL lập tức
trở nên khan hiếm.
Giá cát đã tăng đến mức chưa từng tháy, và nhiều dự án xây
cất đã phải ngưng lại.
Một nhà cung cấp cát cho 8 dự án xây cất trong khu vực, được
gọi là ND, cho biết trong tháng 9 rằng giá cát mua ở mỏ vào khoảng 120.000 VND
(5 USD) cho mỗi m3, nhưng bán ở những địa điểm xây cất cho những
người cung cấp như ND ở Cần Thơ với giá 320.000 VND (13 USD) một m3.
Những nhà cung cấp, trong khi đó, chỉ có thể bán cát cho các
nhà xây cất với giá 180.000-220.000 VND (7,3-9,0 USD) một m3, bị lỗ.
“Không ai có thể chịu được như thế,” ND nói.
Đây không phải là lần đầu tiên, tuy nhiên, giá cát và nguồn
cung cấp dao động. “Ở ĐBSCL, chỉ cần nói
đến thanh tra hay kiểm tra là đủ để nhiều người khai thác cát ngừng hoạt động
và để cho nguồn cung cấp sụt giảm,” LHN, một nhà đầu tư xât cất ở thành phố Cần
Thơ cho biết.
“Có nhiều lúc khi các dự án xây cất của chúng tôi phải tạm
ngưng đến 1 tháng để chờ cát,” LHN nói thêm.
ND tin rằng việc ruồng bố những nhà khai thác bất hợp pháp và
giá cát tăng cuối cùng sẽ đem lợi cho những nhà khai thác có giấy phép vì thị
trường ổn định.
“Chúng tôi muốn minh bạch,” ND nói. “Khi nguồn cung cấp cát được minh bạch, giá
thị trường của cát có thể tăng, nhưng quản lý tốt sẽ bảo đảm sự ổn định lâu dài. Các dự án không phải lo ngại về nguồn cung
cấp dao động, và doanh nghiệp không phải lo lắng về giá cả dao động.”
Các xà lan cần trục ở
ĐBSCL. [Ảnh: Lê Đình Tuyển]
Mặc dù các giải pháp kỹ thuật để tối thiểu hóa việc sử dụng
cát chưa được đưa ra, việc ưu đãi các dự án xây cất vô cùng quan trọng đã bắt
đầu tạo nên kẻ thắng người thua.
LTL, một lái buôn cát cho dự án xa lộ cao tốc Cần Thơ-Cà Mau,
rất lạc quan về việc bảo đảm trên 200.000 m3 cát cho hợp đồng mà
công ty của ông đã ký, sau nhiều tháng chật vật để tìm nguồn cung cấp.
“Sau vụ nầy ở An Giang], những nhà khai thác có thể cung cấp
chậm lại, nhưng chắc họ sẽ phải ưu tiên cho các dự án xa lộ cao tốc, theo những
chỉ thị của chánh phủ,” LTL nói.
LTL giải thích rằng trước khi chánh phủ siết chặt những quy
định và ruồng bố những người khai thác bất hợp pháp, những nhà cung cấp cát ưa
chuộng các dự án thương mại vì họ có thể bán với giá cao hơn mà không có nhiều
giấy tờ.
“Ngoài giá cao hơn, họ cũng có thể làm hóa đơn giả. Một hóa đơn cho 5.000 m3 cát được
bán có thể ghi là 500 m3,” LTL nói, chi tiết một trong những cách mà
nhà cung cấp có thể bán nhiều cát hơn chỉ tiêu được dành cho.
“Trước đây, có hóa đơn là đủ.
Nhưng nay anh phải chứng minh việc vận chuyển từ điểm đầu đến điểm
cuối. Do đó, nguồn cung cấp cát cho xa ộ
cao tốc nay là một lựa chọn an toàn hơn,” LTL nói thêm.
Xa lộ Cần Thơ-Cà Mau
đang xây cất khi nguồn cung cấp cát trở nên khan hiếm.
[Ảnh: Lê Đình Tuyển]
Mặc dù sự ưa chuộng nghiêng về các dự án xa lộ cao tốc, các
dự án xây cất dân sự khác có vẻ không quan trọng đang mang gánh nặng. T, chủ của một doanh nghiệp khai thác cát ở
An Giang, đã từ chối một yêu cầu của chánh quyền huyện để cung cấp vài ngàn m3
cát cho một dự án gia cư có thu nhập thấp.
“Theo quy định hiện nay, nguồn cát phải được cung cấp cho các
dự án quan trọng được chấp thuận bởi Ủy ban Nhân dân tỉnh. Vì thế, mặc dù tôi thật sự muốn cung cấp cát
cho dự án gia cư có thu nhập thấp, tôi không dám. Vài thứ có thể làm sai và giấy phép của tôi
có thể bị thu hồi,” T nói.
Theo người cung cấp cát ND, những dự án xây cất không quan
trọng nay chỉ có thể nhập cảng cát từ Cambodia với giá cắt cổ.
“Hiện nay, một m3 cát của Cambodia, được mang từ
Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương (An Giang) đến Cần Thơ, giá là 280.000 VND (11,4
USD) một m3, và 380.000 VND (15,4 USD) một m3 khi được
chuyển đến địa điểm xây cất. Ngay cả với
giá nầy, họ không giao cát nếu không được trả tiền trước,” D nói
No comments:
Post a Comment