Sunday, November 19, 2023

SÔNG CÓ THỂ ĐÁP ỨNG TẤT CẢ NHỮNG THỨ CẦN THIẾT CÙNG MỘT LÚC HAY KHÔNG?

(Can river meet all needs at same time)

Aprisom Intralawan and David Wood – Bình Yên Đông lược dịch

Bangkok Post – 17 November 2023

 


Tăng trưởng dân số và kinh tế - gồm có việc chuyển sang xe điện và việc sử dụng kỹ thuật số đang bành trướng nhanh chóng, đưa đến nhu cầu điện cao hơn trên toàn cầu, được mong đợi tăng gấp đôi vào năm 2050, theo phúc trình của In McKinney “Viễn cảnh Năng lượng Toàn cầu 2021”.

Các quốc gia Hạ lưu Mekong (Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam) đang trải qua một sự gia tăng nhanh hơn.

Nhu cầu điện trong 4 quốc gia nầy được tiên đoán sẽ gấp đôi trong năm 2040, theo một cơ quan nghiên cứu khu vực, Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA), trong năm 2019.

Sự gia tăng nhu cầu điện sẽ là một thách thức không chỉ cho các nhà làm chánh sách trong các quốc gia Hạ lưu sông Mekong mà con cho sông Mekong nữa, vì con sông hùng vĩ đã trở thành một nguồn kỹ nghệ năng lượng thủy điện.

Từng được dùng cho các mục đích giao thông, thủy sản và nông ngiệp mà thôi, nước của con sông hùng vĩ nầy, cũng như thủy đạo tự nhiên, đã được dùng để sản xuất năng lượng nước.  Không cần phải nói, vai trò mới của sông Mekong đưa đến những xung đột đối với tài nguyên thiên nhiên.

Một thí dụ sáng chói là trường hợp của các dự án đập ở Lào.  Quốc gia không có bờ biển bắt đầu phát triển các dự án thủy điện trong thập niên 1980s, bắt đầu với đập Nam Ngum trên sông Nam Ngum – một phụ lưu của Mekong [Lời người dịch: Đập Nam Ngum được xây trong thập niên 1970s].  Hầu hết điện được xuất cảng để tạo thu nhập cho việc phát triển kinh tế và xã hội ở Lào.

Chánh phủ Lào nới rộng kỹ nghệ thủy điện của họ bằng cách chấp thuận dự án thủy điện đầu tiên trên dòng chánh Mekong [Xayaburi] trong năm 2011 mặc dù có sự chống đối của các cộng đồng Mekong và các chánh phủ Cambodia và Việt Nam.  Đây là đập thừ nhất trong 9 đập được dự trù ở Lào trên dòng chánh sông Mekong.

Với việc sông bị ngăn chận bởi các đập, Ủy hội Sông Mekong (MRC) đã cảnh báo rằng các đập được dự trù trên dòng chánh có thể làm mất 1 triệu tấn cá Mekong đánh được mỗi năm – một nguồn thực phẩm quan trọng.  Điều nầy sẽ làm hại cho an ninh lương thực và cuộc sống của hàng triệu dân làng dựa vào sông Mekong.

MRC là một tổ chức liên chánh phủ làm việc trực tiếp với các chánh phủ Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam để cùng quản lý nguồn nước chung và phát triển khả chấp Mekong.

MRC cũng tiên đoán rằng dòng phù sa và chất dinh dưỡng đến Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam (ĐBSCL) sẽ bị giảm gần 100%, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế nông nghiệp của Việt Nam dựa vào phù sa sông giàu chất dinh dưỡng được mang xuống hạ lưu.  ĐBSCL sản xuất khoảng 50% lúa của Việt Nam và chiếm 30% GDP của quốc gia.

Các dự án thủy điện của Trung Hoa ở thượng lưu và các dự án hiện hữu trên phụ lưu Mekong ở Lào đã thay đổi nhịp lũ hàng năm của Mekong.  Điều nầy đã ảnh hưởng đến sự bành trướng của hồ Tonle Sap và làm giảm lớn lao số cá đánh được trong Tonle Sap ở Cambodia.  Thay đổi trong dòng nước Mekong cũng làm tăng sạt lở bờ sông.

Việc xây cất một dự án khác trên dòng chánh gần đây đã bắt đầu ở Luang Prabang.  Một lần nữa, đập nầy chuốc lấy nhiều tranh cãi hơn dự án Xayaburi, vì nó nằm gần vùng bị động đất và có thể gây nguy hại cho Khu Di sản Thế giới Unesco ở Luang Prabang.

Thủy điện thường được xem là nguồn điện tái tạo xanh với lượng phóng thích carbon dioxide tối thiểu.  Nhưng những người chống đối cũng nói rằng việc xây cất các đập thủy điện cũng phóng thích [carbon dioxide].

Ngoài ra, những người chống đối đập cho rằng việc phóng thích khí nhà kiếng trong khi xây cất các đập thủy điện đại qui mô chẳng hạn như Xayaburi được ước tính tương đương với một năm điều hành một nhà máy điện than 1.000 MW.

Một lo ngại khí hâu quan trọng là việc phóng thích khí methane từ cây cối bị phân hủy khi một khối lượng nước lớn được giữ lại trong các hồ chứa khổng lồ.

Trong lúc đó, hầu hết các quốc gia Hạ lưu Mekong có tiềm năng lớn của điện mặt trời và gió.  Vậy mà, hầu hết những quốc gia nầy hiện đang xây các nhà máy điện than mới, mặc dù điện mặt trời và gió đang được xem là cách rẻ nhất và thân thiện với môi trường nhất để sản xuất điện.

Than và khí đốt cung cấp 60% điện trong khu vực trong năm 2022, và điều nầy được mong đợi vẫn ở trên 50% cho đến 2040.  Thí dụ, vùng biển của Việt Nam thì lý tưởng cho điện gió, nhưng việc chuyển tiếp từ nhiên liệu hóa thạch sang tái tạo rất chậm.

Các giới chức năng lượng trong những quốc gia nầy thường đổ cho sự khó khăn trong việc kết hợp điện tái tạo hay thay đổi vào lưới điện truyền thống như là lý do để bám váo năng lượng nhiên liệu hóa thạch.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) báo cáo rằng nhiều tái tạo có thể được kết hợp vào lưới điện hiên hữu ở Thái Lan để cung cấp đến 15% của nguồn cung cấp.  Cải thiện lưới điện và nối kết xuyên biên giới tốt hơn sẽ gia tăng thêm tỉ lệ nầy.

Trong năm 2022, năng lượng tái tạo chỉ cung cấp 5% nguồn điện ở Thái Lan, cho thấy có nhiều cơ hội để đi nhanh trong việc chuyển tiếp.  Chúng tôi khuyến khích một chánh sách kết hợp hơn để bành trướng nguồn năng lượng tái tạo và không ảnh hưởng đến sự toàn vẹn sinh thái của sông Mekong với tất cả lợi ích mà nó cung cấp cho các cộng đồng địa phương.

Nếu ưu tiên được dành cho cá Mekong và việc sàn xuất lúa ở Cambodia/Việt Nam, có khả thi để đáp ứng nhu cầu điện khu vực bằng tái tạo mà thôi?  Thiết lập các tấm quang điện trên nóc nhà, thêm nhiều dự án mặt trời nổi, và cải thiện việc trữ điện tất cả có thể góp phần.

Điện mặt trời nổi có nhiều ưu điểm so với điện mặt trời trên mặt đất.  Không có chi phí cho đất, không có tái định cư làng mạc, có hiệu năng đổi năng lượng cao hơn và chi phí nối kết với lưới điện thấp khi nằm gần những hồ chứa thủy điện hiện hữu.

Thái Lan đã có một dự án mặt trời nổi đang hoạt động (đập Sirindhorn), và có nhiều dự án khác đang trong giai đoạn quy hoạch.  Lào đã bắt đầu xây một dự án điện mặt trời nổi lớn trên hồ chứa Nam Ngum và chấp thuận một dự án khác ở Nam Theun 2.  Các tấm quang điện nổi cũng làm giảm sự bốc hơi của hồ chứa.

Khuyết điểm chánh của mặt trời và gió là sự biến đổi.  Điều nầy có thể được tối thiểu hóa bằng việc quản lý lưới điện tốt hơn, cải thiện kỹ thuật dự trữ năng lượng và giảm chi phí.  Những yếu tố nầy có thể đóng góp vào việc sử dụng 60% tái tạo vào năm 2040 mà không dùng thêm than hay các dự án thủy điện trên dòng chánh.

Những lợi ích kinh tế, những lợi ích khí hậu và sức khỏe tốt hơn cho cư dân trong khu vực cung cấp một động lực thúc ép các nhà quy hoạch năng lượng tăng tốc việc chuyển sang điện mặt trời và gió.

No comments:

Post a Comment