(Sand mining in Vietnam's Mekong Delta sinks homes, livelihoods)
AFP – Bình Yên Đông lược dịch
November 22, 2023
Một tàu vét cát trên một
nhánh của sông Hậu ở miền nam Việt Nam, nơi sạt lở đang tồi tệ thêm. [Ảnh: Nhac
Nguyen]
Vào một sáng mùa hè, nhà của Lê Thị Hống Mai đổ xuống sông ở
Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam (ĐBSCL), nơi sạt lở bờ sông do việc khai
thác cát và các đập thủy điện gây đe dọa cho hàng trăm ngàn người dân.
Nhà của Lê Thị Hồng Mai đổ
xuống sông Hậu do sạt lở ở miền nam Việt Nam được gán cho việc khai thác cát.
[Ảnh: Nhac Nguyen]
Cát – cần để sản xuất bê tông – là tài nguyên
thiên nhiên được khai thác đứng thứ 2nd trên thế giới sau nước, và
mức sử dụng đã tăng gấp 3 trong 2 thập niên vừa qua, theo Chương trình Môi
trường của Liên Hiệp Quốc.
Thiếu cát làm chậm công
việc ở vài dự án, kể cả một con đường ở Cần Thơ. [Ảnh: Nhac Nguyen]
Vùng đồng bằng “chén cơm” của Việt Nam, nơi
sông Mekong đổ ra Biển Đông, được tiên đoán sẽ hết cát trong chỉ trên 1 thập
niên.
Nhưng mất cát ở đáy sông đã tàn phá đời sống và
làm hại kinh tế địa phương.
Mai nói với AFP bà “mất mọi thứ”, gồm có một
doanh nghiệp nhà hàng nhỏ kèm theo nhà bà ở ngoại ô thành phố Cần Thơ.
“Tôi nghe một tiếng rầm, tôi chạy ra và mọi thứ
đã biến mất,” người đàn bà 46 tuổi đang ngủ ở kế cận nói. “Tôi không còn lại thứ gì.”
Trong 2 thập niên qua, các đập thủy điện ở
thượng lưu trên Mekong đã hạn chế dòng chảy của cát xuống đồng bằng.
Và khai thác cát để cung cấp cho việc xây cất
bùng nổ ở Việt Nam cũng nhanh chóng làm cạn nguồn tài nguyên, theo một phúc
trình quan trọng của WWF được công bố hồi đầu năm.
Vào năm 2040, số phù sa có thể giảm đến 97%,
một nghiên cứu năm 2018 của Ủy hội Sông Mekong cho biết, với những hậu quả
nghiêm trọng cho người dân sống và làm việc trên bờ sông.
Ngoài việc gây thiệt hại
cho hạ tầng cơ sở, sạt lở bờ sông đã đánh vào cư dân như Lê Thị Hồng Mai. [Ảnh:
Nhac Nguyen]
Với ít cát hơn, dòng sông trở nên nhẹ và nhanh
hơn và đập vào bờ với vận tốc lớn hơn, làm tăng sạt lở.
Từ năm 2016 đến tháng 8 năm nay, có ít nhất 750
km (446 miles) bờ sông và gần 2.000 nhà ở ĐBSCL đã đổ xuống sông, những con số
của chánh phủ cho thấy.
‘Hạt cát
cuối cùng’
Dọc theo Mekong, những mày đào cát và tàu làm việc ngày đêm,
đào cát từ đáy sông.
Theo Bộ Giao thông Việt Nam, vùng ĐBSCL cần 54 triệu m3
cát cho 6 dự án quốc lộ quan trọng trước năm 2025.
Hệ thống sông chỉ có thể cung cấp dưới ½ số đó, bộ cho biết.
Các dự án quan trọng đã bị trì hoãn trong khi chánh quyền
tranh luận về những giải pháp thay thế, gồm có cát biển hay nhập cảng từ láng
giềng Cambodia.
Ở Cần Thơ, những con bò nằm gần các máy đào đất không có
người, và nhiều đoạn đường đến tỉnh Cà Mau vẫn còn ở dưới nước – chờ cát để đấp
lên.
“Chúng tôi không có đủ cát từ đầu năm, vì thế chúng tôi không
làm được bao nhiêu,” một công nhân không cho biết tên nói với AFP.
Việt Nam đã cấm xuất cảng tất cả các loại cát trong năm 2017.
Nhưng vì nhu cầu trong nước cao, số cát được đào vẫn vượt quá
cái đi xuống hạ lưu, chuyên viên Nguyễn Hữu Thiện giải thích.
Ở mức khai thác hiện nay là 35-55 triệu m3 một
năm, sẽ không còn cát vào năm 2035, theo nghiên cứu do WWF cầm đầu.
“Đây là những hạt cát cuối cùng chúng ta đang đào,” Thiện
cảnh báo.
‘Không có
nơi để đi’
Ở tỉnh Hậu Giang, cách nơi Mai mất nhà 60 km, Diệp Thị Lụa
thức dậy lúc nửa đêm để thấy vườn trước nhà biến mất trong nước.
“Tất cả chúng tôi nhảy ra khỏi giường sau một tiếng động to,”
người phụ nữ 49 tuổi nói với AFP.
“Chúng tôi có thể nhận được đất đang rung rinh. Chúng tôi rất, rất sợ.”
Bà nói sông đã rộng ra vài chục m trong những thập niên qua.
Từ năm 2016, chánh phủ Việt Nam đã chi trên 470 triệu đồng
cho 190 dự án để ngừa sạt lở trong ĐBSCL, theo thông tin của nhà nước.
Nhưng “nhiều kiến trúc tốn kém nầy đã sụp đổ xuống sông,”
Thiện nói.
Một bờ kè trị giá 4,7 triệu đồng được xây trong năm 2016 bị
cuốn trôi 3 lần từ năm 2020 đến 2022, truyền thông nhà nước báo cáo.
Phân nửa đồng bằng có thể biến mất vào cuối thế kỷ, Thiện
cảnh báo.
“Sau đó, tất cả đồng bằng sẽ biến mất và chúng ta phải vẽ lại
bản đồ và viết lại sách địa lý của chúng ta.”
Khoảng 20.000 cần được tái định cư vì có rủi ro, theo Tổng
cục Phòng ngừa và Kiểm soát Thiên tai.
WWF đặt con số cao hơn, nói ½ triệu có thể mất nhà.
Nhưng tái định cư đòi hỏi rất nhiều tiền mà chánh quyền của
chúng tôi không bao giờ có,” một viên chức của tỉnh Hậu Giang không muốn nêu
tên cho biết.
“Chúng tôi biết rằng họ sẽ mất đời sống, khi sống trong những
vùng rủi ro cao đó, nhưng chúng tôi không có giải pháp,” ông nói.
Cư dân như Mai và Lụa được để cho ôm lấy lo sợ.
“Tôi ngủ không ngon kể từ khi sạt lở. Chúng tôi không có nơi để đi. Chúng tôi phải chấp nhận,” Mai nói với AFP.
No comments:
Post a Comment