(The Saga of Mekong Tributary Dams)
Phairin Sohsai – Bình Yên Đông lược dịch
The Bangkok Tribune – January 22, 2022
(Tháng 11 năm 2021) Cửa xả
Sei Song Rak trên sông Nam Loei thuộc huyện Chiang Khan, tỉnh Loei đang được
xây cất và được dự trù hoàn tất trong năm nay.
Nó là một trong những dự án hạ tầng cơ sở đầu tiên của siêu dự án được
tái khởi động Kong-Loei-Chi-Mun, nhằm mục đích sử dụng tối ưu nước của sông
Mekong.
[Ảnh: KAS Thailand/Sayn
Chuenudomsavad]
Vùng đông bắc được lấm chấm với nhiều
đập sau nhiều thập niên của tình trạng đầy tham vọng để tối ưu việc sử dụng
nước trong vùng và từ sông Mekong. Người
dân ở địa phương, tuy nhiên, chống đối mạnh mẽ ảnh hưởng của chúng đối với môi
trường và cuộc sống của họ.
Trong vài thập niên qua, nước từ sông Mekong và các phụ lưu
của nó đã được xem như ‘giải pháp’ chánh để giải quyết hạn hán và nghèo khó và
mang thịnh vượng cho người dân của Isaan, vùng đông bắc của Thái Lan.
Tình trạng thiếu nước và năng suất hạn chế thường được xem
như một vấn đề của vùng đông bắc của quốc gia, thúc đẩy những can thiệp phát
triển nguồn nước ít nhất từ thập niên 1960s khi việc hiện đại hóa thành phần
nông nghiệp trở nên trụ cột tư tưởng then chốt của chánh sách phát triển quốc
gia ở Thái Lan.
Trong Chến tranh Đông Dương II, việc
xây đập và hạ tầng cơ sở nước lớn trong vùng đông bắc Thái Lan là một phần của
việc chống nổi dậy của Thái-Hoa Kỳ hay các chương trình phát triển trong cuộc
chiến chống lại cộng sản. Khi căng thẳng
của Chiến tranh Lạnh giảm bớt, dự án “Isaan Xanh” được khuyến khích để dẫn tưới
vùng đông bắc và khuyến khích phát triển kỹ nghệ nông nghiệp.
Một danh sách dài của các dự án phát triển nước đại qui mô
được bảo đảm và nhiều người dân Isaan đã tin vào khẩu hiệu chánh trị, “mang
nước đến Isaan và nghèo khó sẽ là lịch sử”.
Kết quả là, Isaan được vứt bừa bãi các đập và hồ chứa nước như đập
Ubonrattana, Lam Pao, Sinndhorn và Pak Mun.
Mặc dù hàng tỉ baht được chi ra, những dự án nầy không làm gì nhiều để
cải thiện đời sống của người dân Isaan hay làm giảm bất công.
Một trong những sáng kiến phát triển nước gây tranh cãi nhiều
nhất là dự án Kong-Chi-Mun, nhằm để bơm nước từ Mekong và những phụ lưu then
chốt để dẫn tưới Isaan. Trên 18 tỉ baht
được dành để phát triển ít nhất 14 đập và các hệ thống thủy nông trong giai
đoạn 1 trên hệ thống sông Mun và Chi.
Mục dích là để gia tăng diện tích được dẫn tưới đến trên 4 triệu rai
(640.000 hectares).
Các ảnh
hưởng
Những lợi ích được hứa hẹn chưa bao giờ thành hiện thực. Ngược lại, dự án gây ra nhiễm mặn lan tràn
của đất được dẫn tưới và phá hủy một trong những đất ngập nước có sinh thái
phong phú nhất ở Isaan. Rừng ngập nước ở
đất thấp từng là nơi sinh đẻ của trên 200 loại cá và các thú vật ở dưới nước
khác và là nơi cư trú của vô số cây cối bản xứ mà người dân dựa vào để sinh
sống. Các hồ chứa nước cũng làm ngập đất
canh tác và đồng cỏ và hàng trăm nông trại muối.
Người dân được huy động để chống lại dự án của nhà nước như một phần của
“Họi đồng của Người nghèo” trong thập niên 1990s. Những ngày nầy họ tiếp tục đòi bồi thường cho
việc mất đất và cuộc sống và phụ hồi hệ sinh thái. Vì những xung đột xã hội nầy, giai đoạn 2 của
dự án Kong-Chi-Mun được xếp lại.
Mặc dù thất bại của Kong-Chi-Mun và
những dự án tiền nhiệm của nó, những dự án phát triển nước đại qui mô để làm
giảm “hạn hán” và “nghèo khó” ở Isaan tiếp tục là một chánh sách hàng đầu của
nhiều chánh phủ liên tiếp và các đảng chánh trị. Có vẻ không có gì thay đổi ngoại trừ tên của
mỗi dự án được đề nghị, và phe phái chánh trị của người ủng hộ nó.
Văn phòng Quốc gia Thủy lợi (ONWR) và
Nha Thủy nông Hoàng gia (RID) vẫn còn đang cố gắng để tái tục dự àn Quản lý
Nước bằng Trọng lực Kong-Loei-Chi-Mun.
Với chi phí được ước tính trên 2.000 tỉ baht, dự án tìm cách chuyển nước
từ sông Mekong đến đập Ubonrattana để bổ sung cho dự án thủy nông Kong-Chi-Mun.
Dự án có vài thành phần, kể cà việc nới rộng cửa sông Nam Loei, một phụ
lưu của sông Mekong, và chuyển nước qua các dãy núi bằng đường hầm đi ngang
vùng được bảo vệ và đất canh tác của dân làng.
Trong cái nhìn của người dân địa phương, đây không nhiều thì ít là một ý
định để “xây một con sông mới ở Isaan”.
Dự án nầy cũng liên kết với việc phát
triển đập Pak Chom được đề nghị trên sông Mekong dọc theo biên giới
Thái-Lào. Ý tưởng là nâng cao nước trong
Mekong để nó chảy vào sông Nam Loei và hệ thống chuyển nước ở Isaan.
Đánh giá ảnh hưởng môi trường của dự
án chuyển nước Kong-Loei-Chi-Mun vẫn còn trong giai đoạn sơ khởi và đang được
duyệt xét của Ủy ban Chuyên viên Duyệt xét.
Tuy nhiên, có những lo ngại về chi phí cao của dự án và khả năng mang
lại lợi ích thủy nông, cũng như những ảnh hưởng môi trường và xã hội tiêu cực.
Ngoài ra, RID đã cho biết họ muốn tái xét các kế hoạch cũ để xây một vài
đập trên sông Songkhram, gây nhiều lo ngại cho người dân địa phương.
Sông Songkhram có đặc tính của hệ
sinh thái đất ngập nước đặc thù, được so sánh với Tonlé Sap của Cambodia. Vùng có thừa đa dạng sinh học và là nơi nuôi
dưỡng quan trọng cho cá từ sông Mekong trong mùa mưa.
Năm rồi, Songkhram được đề cử là khu
Ramsar dưới Quy ước Ramsar về Đất ngập nước Quan trọng Quốc tế, khiến cho nó
trở thành vị trí Ramsar thứ 15th ở Thái Lan. Đa dạng sinh học và sự giàu có của Songkhram
phát xuất từ các nỗ lực của cộng đồng địa phương để bảo tồn và quản lý khả chấp
đất ngập nước, rất quan trọng đối với văn hóa và cuộc sống của họ. Việc đề cử như đất ngập nước có tầm quan
trọng quốc tế sẽ cung cấp thêm sự bảo vệ tránh các dự án đại qui mô trong tương
lai.
Để kết luận, hạ tầng cơ sở nước đại qui mô đã thất bại để giải quyết
nghèo khó ở Isaan. Nhiều ảnh hưởng môi
trường và xã hội của các dự án hiện hữu vẫn chưa được giải quyết. Thế mà, chánh phủ Thái có vẻ chưa học những
bài học thất bại của những dự án đại qui mô trước đây.
(Tháng 11 năm 2021) Khi
hoàn tất, cửa xả được mong đợi giúp kiểm soát dòng chảy của nước, sẽ
được xả thêm ở hạ lưu để cung cấp cho siêu dự án. Người địa phương chống đối nó mạnh mẽ, lo sợ
rằng nó sẽ làm xáo trộn dòng chảy tự nhiên của Mekong và những phụ lưu củ nó.
[Ảnh: KAS Thailand/Sayan Chuenudomsayad]
Người địa
phương, kể cả những người sống trong làng Ban Klang, cũng chống đối dự án vì họ
sợ rằng nó sẽ làm ngập làng mạc của họ và gây nguy hại cho hệ sinh thái của
sông Nam Loei mà họ dựa vào. Bích chương
và bảng hiệu bày tỏ sự chống đối mạnh mẽ của họ được dựng lên ở nhiều nơi trong
làng. Dân làng từ chối gọi nó là “cửa xả
nước” và xem nó như “một đập”, một danh từ mà nhà nước tránh dùng.
[Ảnh: KAS Thailand/Sayan
Chuenudomsayad]
(Tháng 11
năm 2021) Ngoài Sri Song Rak, các hạ tầng cơ sở khác cũng đang được xây cất,
gồm có những công trình của dự án Phát triển Lưu vực Huai Luang để sử dụng tối
ưu nước trong vùng. [Ảnh: KAS Thailand/Sayan Chuenudomsayad]
Đập Pak Mun vươn cao trên sông Mun, gần cửa sông trong huyện Khong Chiam, tỉnh Ubon Ratchathani, châm ngòi cho xung đột dữ dội đối với việc phát triển nguồn nước và bảo tồn. Đập đã gây nguy hại cho hệ sinh thái của sông Mun và làm xáo trộn dòng chảy tự nhiên của nó, trong tiến trình cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của người địa phương từng phụ thuộc vào chúng.
[Ảnh:
KAS Thailand/Sayan Chuenudomsayad]
Từ khi hoàn tất vào đầu thập niên 1990s để cung cấp điện, các viên chức và dân làng Pak Mun có quan tâm đã cố gắng giải quyết xung đột bằng cách điều chỉnh việc điều hành đập. Dân làng tiếp tục yêu cầu mở cửa xả quanh năm, nhưng không thành công. Một số mô hình giải pháp đã được đề nghị, kể cả điều hành 4 tháng thay vì sản xuất điện quanh năm. Những ngày nầy, dân làng than phiền rằng đập được điều hành mà không có thông báo thích hợp. Thỉnh thoảng nó làm ngập lưới cá của họ và bơm nước vì mực nước dao động thình lình.
[Ảnh: KAS Thailand/Sayan
Chuenudomsayad]
Thang cá
(hay Bandai Pla Jone trong tiếng Thái) đầy tranh cãi của đập Pak Mun bị cáo
buộc là được xây mà không có nghiên cứu đầy đủ đối với hệ sinh thái của sông
Mun và chu kỳ cá, gây thất bại của thang trong việc giúp làm sống lại hệ sinh
thái bị suy thoái.
[Ảnh: KAS Thailand/Sayan
Chuenudomsayad]
Mae
Songpong Wiangian là một lái buôn cá từ làng Ban Wang Sabang Tai ở Tambon Nong
Saeng Yai, Khong Chiam, bị mất nghề ngay sau khi đập bắt đấu hoạt động. Làng của bà từng phụ thuộc phần lớn vào thủy
sản. Thu nhập chánh của bà từ cá bắt
được từ sông. Tuy nhiên, đập đã ngăn
chận đường đi của cá. Cá không thể bơi
qua thang cá, chấm dứt hoạt động đánh cá trong làng. Mae Songpong sau đó tham gia tranh đấu dưới
biểu tượng “Hội đồng của Người nghèo” để đòi bồi thường công bằng từ nhà
nước. Bà đã chống việc xây cất từ lúc
đầu khi viên đá đầu tiên được phá nổ để lấy chỗ cho đập. Bà tiếp tục là một chiến sĩ chống lại Pak Mun
và đã trở thành một biểu tượng của cuộc chiến dài nhiều thập niên.
[Ảnh: KAS Thailand/Sayan
Chuenudomsayad]
Ngư dân của làng Ban
Sabaeng Tai đã giảm xuống đánh cá bán thời gian vì càng ngày càng có ít cá hơn
để bắt trong sông. Một số cố gắng để
sống còn bằng cách đi xa để đánh cá. Một
số khác đã bỏ nghề để tìm việc trong các thành phố và trở thành lao động lương
thấp trong nhiều năm. [Ảnh: KAS Thailand/Sayan Chuenudomsayad]
Ruộng lúa
của dân làng bị ngập bởi dòng chảy bất thường của nước được xả ra từ đập. Mặc dù một số nông dân trồng cao su có thể có
lợi từ nước được xả từ đập, hay một số loại cá có thể sống sót trong nước đừng,
nhiểu cuộc sống từng phụ thuộc vào chu kỳ tự nhiên và dòng chảy của sông Mun đã
bị ảnh hưởng. [Ảnh: KAS Thailand/Sayan Chuenudomsayad]
Một vài
địa diểm đánh cá gồm có các thác nổi tiếng trong làng đã chìm xuống nước vĩnh
viễn. Chúng gồm có thác Kaeng Tung
Lung. Dân làng nói họ từng cắm trại và
đánh cá ở đó cả ngày, nhưng nay nó nằm dưới nước. [Ảnh: KAS Thailand/Sayan
Chuenudomsayad]
Đầm lầy
Kud Pla Khao được tạo nên bởi ngập lụt tự nhiên và dòng chảy của sông Mun ở
huyện Warin Chamrab, tỉnh Ubon Ratchathani từng là nơi đánh cá phổ biến của ngư
dân Pak Mun. Nó cũng bị ảnh hưởng bởi
đập vì nó ngăn chận dòng chảy và ngập lụt.
Vùng nầy cũng được phát triển mà không có quy hoạch đô thị thích hợp, và
việc lấn chiếm lan tràn do sự bành trướng và đô thị hóa của thị trấn. [Ảnh: KAS Thailand/Sayan
Chuenudomsayad]
[Ảnh: KAS Thailand/Sayan
Chuenudomsayad]
Việc phát triển thị trấn cũng mang đến các công viên mới và công trình giải trí đến những vùng từng là nơi đánh cá phổ biến, như đầm lầy Kud Pla Khao. Không có quy hoạch thích hợp, các kiến trúc không phù hợp với môi trường. Một số kiến trúc không được sử dụng, nêu lên câu hỏi đối với việc phát triển đô thị của thị trấn mà không có quy hoạch thích hợp.
[Ảnh:
KAS Thailand/Sayan Chuenudomsayad]
Đập Hua
Na là một đập gây tranh cãi khác của siêu dự án Kong-Chi-Mun trong tỉnh Si Sa Ket
đã để lại những vết thương và xung đột giữa dân làng. Nằm cạnh đập Rasi Salai, nó là kiến trúc lớn
nhất trong dự án, được mong đợi để giúp kiểm soát dòng chảy xa về phía đập Rasi
Salai. Việc xây đập đối mặt với những
cáo buộc thiếu minh bạch vì ảnh hưởng của nó không được tiết lộ. Nó là một dự án khác mà “Hội đồng của Người
nghèo” đã tranh đấu bồi thường công bằng cho dân làng bị ảnh hưởng.
[Ảnh: KAS Thailand/Sayan
Chuenudomsayad]
Một trong
những đập gây tranh cãi nhiều nhất của siêu dự án Kong-Chi-Mun là đập Rasi Salai. Là
một phần của loạt đập có thể giúp chánh phủ thực hiện kế hoạch đầy tham vọng để
chuyển Mekong hùng vĩ trở lại vài năm, tuy nhiên, đã phải trả một cái giá môi
trường lớn lao. Quốc gia đã mất một
trong những tài sản phì nhiêu nhất – rừng Bung-Tham trong tỉnh Si Sa Ket. Nó là trung tâm của vùng đông bắc, và sinh ra
lối sống, gồm có việc nuôi trâu Tham. [Ảnh: KAS Thailand/Sayan Chuenudomsayad]
No comments:
Post a Comment