Sunday, November 19, 2023

CON SÔNG RẮC RỐI CỦA Á CHÂU: XÂY ĐẬP (LÀM HẠI) HAY QUẢN LÝ SÔNG MEKONG?

(Asia’s Troubled River: Dam(n)ing or Managing the Mekong?)

Frederic Kliem – Bình Yên Đông lược dịch

Journal of Greater Mekong Studies – February 2020

 


Chừng nào mà chu kỳ thủy học tự nhiên vẫn vận hành, sông nước ngọt hầu như là một nguồn vô tận.  Những con sông được kết hợp đặc biệt với các hoạt động sinh thái và kinh tế trong lục địa Đông Nam Á (ĐNA). Sông Mekong và hệ thống phụ lưu của nó là một thành phần quan trọng đối với an ninh lương thực, năng lượng và kinh tế của khu vực.  Nhưng không may, những thủy đạo của Mekong đã trở thành một chủ đề của sự can thiệp chánh trị tiềm tàng khi chúng xuyên qua nhiều biên giới quốc gia và nằm dưới sự kiểm soát trên thực tế của Trung Hoa trong đó nguồn của hệ thống sông nằm ở đó.

Bài viết nầy tìm cách làm nổi bật những rủi ro của việc phát triển thủy điện chi phối của Trung Hoa dọc theo Mekong và những chi nhánh sinh thái, kinh tế, và địa chánh trị của nó.  Đề nghị rằng cái cần đến là việc quản lý hợp lý và khả chấp của Mekong và một bộ quy tắc có tính ràng buộc.  Điều nầy chỉ có thể được thực hiện với sự giúp đỡ của các cơ chế hiện hữu và ASEAN để thiết lập một kiến rúc quản lý lưu vực sông được tổ chức hóa và để khuyến khích hợp tác chánh sách liên cơ quan và cộng hưởng tổ chức.

Sự xác nhận Trung Hoa như một đại cường đang lên của Á Châu đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng nhất trong chánh trị toàn cầu.  Liệu sự trỗi dậy của Trung Hoa sẽ làm xáo trộn hay giúp cho trật tự khu vực hiện nay sẽ là yếu tố quyết định trong việc xác định liệu khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương đang đi đến một thời kỳ mất ổn định và xung đột.  Ngoài Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) và những tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, Mekong đã trở nên một chỉ dấu vô cùng quan trọng của việc làm thế nào Trung Hoa sẽ thực hiện liên hệ với các quốc gia láng giềng.  Hậu quả là, nguồn cung cấp nước ngọt cho Đông Dương đã bị chánh trị hóa cao độ.  Các quốc gia ĐNA nhỏ hơn chưa thể chịu được ảnh hưởng của ảnh hưởng gia tăng của Trung Hoa mặc dù được quân đội Hoa Kỳ, dòng đầu tư ngoại quốc, và hỗ trợ ngoại giao và pháp lý quốc tế hậu thuẫn.

Con sông dài nhất ĐNA, Mekong, chảy qua 6 quốc gia.  Nó gồm có thượng lưu vực (Trung Hoa và Myanmar) và hạ lưu vực (Lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam).  Bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, nó chảy trên 4.500 km từ miền nam Trung Hoa đến đồng bằng ở Việt Nam, nơi nó đổ ra Biển Đông.  Dọc theo đường đi, Mekong đi qua 5 quốc gia ASEAN và được nuôi dưỡng và nuôi dưỡng một số phụ lưu.  Người Thái gọi sông là, Mae Nam Khong, đã được diễn tả gần đúng thành “Mekong” và có nghĩa là “Mẹ của Nước,” biểu tượng cho tầm quan trọng của nó.  Mùa lũ vô cùng quan trọng đối với tính khả chấp của môi trường và hoạt đọng nông nghiệp trong hạ lưu vực.  Trong mùa khô, tuyết tan từ Trung Hoa đóng góp khoảng ¼ tổng số dòng chảy.  Trong mùa mưa, sông làm ngập những vùng đất ngập nước của nhiều vùng và hỗ trợ một mức đa dạng sinh học đứng thứ 2nd sau Amazon.  Nơi cư trú đất ngập nước dựa vào ngập lụt trong mùa mưa như đời sống ở dưới nước di cư giữa các hồ, chẳng hạn như Tonle Sap ở Cambodia, trong mùa khô và những vùng giàu chất dinh dưỡng trong các đồng lụt ngập nước trong mùa mưa.1  Mekong là một hệ sinh thái đặc thù hỗ trợ không chỉ đời sống hoang dã tự nhiên mà còn đời sống của khoảng 60 triệu người sinh sống và điều hành những đường mậu dịch quan trọng.

Ở Cambodia, thủy sản nước ngọt chiếm đến 12% tổng sản lượng quốc gia và là cơ sở cho an ninh lương thực, chiếm gần 2/3 chất đạm do người Cambodia tiêu thụ.2  Hồ lớn nhất ở ĐNA, Tonle Sap, được nuôi dưỡng bởi Mekong và là nguồn cá chánh yếu của Cambodia từ thời Vương quốc Angkor.  Trong mùa khô [mưa] hồ rộng gấp 4 lần khi nước tràn vào hồ khi sông Tonle Sap đảo ngược dòng chảy.  Mekong có trách nhiệm cho hiện tượng sinh thái đặc thù của phụ lưu thay đổi chiều chảy mỗi 6 tháng.  Những điều chỉnh nhân tạo ở thượng lưu vực đe dọa tiến trình sinh thái nầy và đã ảnh hưởng không thể đảo ngược hệ sinh thái phức tạp và vô cùng quan trọng nầy.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có tầm quan trọng tương tự cho thành phần nông nghiệp dựa vào lúa của Việt Nam.  Gần 80% của tất cả đất có thể canh tác được dùng để trồng lúa, cung cấp ½ tổng số calorie tiêu thụ ở trong nước.  ĐBSCL cũng có trách nhiệm cho tình trạng của quốc gia sản xuất lúa đứng hàng thứ 5th trên thế giới và vị trí trong 5 quốc gia xuất cảng lúa hàng đầu.3

Các đập của Trung Hoa: may mắn hay tai họa

Khoảng ½ của Mekong nằm trong lãnh thổ Trung Hoa, nơi sông được gọi là Lancang.  Ở đây, nó hạ thấp trên 4.000 m chiều cao từ cao nguyên Tây Tạng đến tỉnh Vân Nam, khiến nó là nơi lý tưởng cho thủy điện.  Trong 2 thập niên qua, chánh phủ Trung Hoa hoặc trực tiếp xây cất hoặc tài trợ một số đập thủy điện đại qui mô dọc theo dòng chánh Mekong và các phụ lưu ở Trung Hoa, Lào, Cambodia và Thái Lan.  Tám siêu đập đã được hoàn tất chỉ trên dòng chánh ở Trung Hoa và trên 20 đập đang được xây cất hay trong các giai đoạn quy hoạch.  Lào và Cambodia sắp trở nên đông đúc hạ tầng cơ sở thủy điện.

Việc xây cất là một con dao 2 lưỡi.  Phát triển thủy điện cung cấp tiềm năng phát triển đáng kể cho những quốc gia nghèo hơn.  Các chánh phủ muốn tư bản hóa vị trí địa dư của họ dọc theo hệ thống sông.  Những quốc gia nầy có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng của chính họ với thủy điện tương đối rẻ trong khi xuất cảng điện thặng dư.  Lào, thí dụ, có ý định trở thành “bình điện của ĐNA” như một phương tiện để phát triển kinh tế nhảy vọt.  Các dự án sản xuất năng lượng là nguồn đầu tư ngoại quốc trực tiếp lớn nhất ở Lào, với Trung Hoa là quốc gia đóng góp chánh.4  Ở Cambodia, các tổ hợp quốc doanh Trung Hoa đang đầu tư mạnh mẽ vào thủy điện như đập Hạ Sesan 2 minh họa.  Dự án được tiến hành mặc dù có những lo ngại môi trường và xã hội.

Nhu cầu năng lượng trên khắp Á Châu đang gia tăng cũng như sự cần thiết cho những nguồn năng lượng tái tạo để thay thế nhiên liệu hóa thạch.  Trung Hoa là quốc gia hàng đầu trên thế giới trong việc sản xuất điện tái tạo và có lẽ bành trướng việc cầm đầu nầy trong trung hạn.  Thủy điện đã là thành phần lớn nhất của hồ sơ năng lượng tái tạo của Trung Hoa và nguồn lớn nhất của năng lượng sau than đá.  Đầu tư vào thủy điện và kết quả là sự tăng tốc trong phát triển kinh tế là những nguyên nhân đáng khen ngợi khi nhu cầu năng lượng gia tăng và ảnh hưởng của thay đổi khí hậu trở nên rõ rệt hơn, mặc dù có nhiều câu hỏi về việc tài trợ không rõ ràng.

Tuy nhiên, những tích cực như thế được bù trừ bởi vô số bằng chứng của ảnh hưởng sinh thái và xã hội-kinh tế tiêu cực đáng kể của các đập Mekong.  Việc xây đập nêu lên câu hỏi liên quan đến an ninh lương thực và môi trường trong tương lai cũng như những thách thức cho các cộng đồng đánh cá nếu số cá biến mất.  Theo các NGOs môi trường, các dự án đập lớn đã có ảnh hưởng dây chuyền tai hại, ảnh hưởng đến đời sống hoang dã, thay đổi thể thức dòng chảy và vận chuyển phù sa, gây sạt lở bờ, và gia tăng xâm nhập của nước mặn vào đất canh tác.5

Ngoài những thách thức sinh thái và xã hội, việc xây đập cũng tạo ra thách thức chánh trị.  Những hậu quả vô tình gồm có ảnh hưởng có được đối với những quốc gia nhận tiền do số lượng lớn lao của FDI được cung cấp cũng như khả năng tiềm tàng của quốc gia ở trên cùng thượng lưu, Trung Hoa, để kiểm soát dòng chảy xuống các quốc gia duyên hà ở hạ lưu.  Các dự án thủy điện của Trung Hoa đã có ảnh hưởng trực tiếp đối với phẩm và lượng của dòng nước sông đến lục địa ĐNA.  Beijing trên thực tế có tiềm năng để sử dụng vị trí chi phối trên Mekong như một khí cụ thương lượng ngoại giao và chánh trị và tạo áp lực lên các quốc gia duyên hà ở hạ lưu.6  Các đập thủy điện đang được xây cất hay tài trợ ở Lào và Cambodia cộng thêm vào hộp dụng cụ ngoại giao của Trung Hoa, trong khi một vài dự án đập được đặt ở vị trí chiến lược có tiềm năng cô lập Việt Nam và hạn chế lớn lao nguồn cung cấp nước ngọt của nước nầy.

Việt Nam nằm ở dưới cùng của Mekong, khi sông chảy đến đồng bằng.  Ở miền nam Việt Nam, những hậu quả sinh thái và kinh tế-xã hội của việc vận dụng thủy đạo nghiêm trọng nhất về mặt chi phí xã hội và kinh tế.  Những nhà làm chánh sách và ngoại giao ở Hà Nội lo sợ nhất là ngoại giao nước tiềm tàng của Beijing biết rõ tính dễ tổn thương chánh trị của Hà Nội.  Trong năm 2016, hàng triệu người dân ở hạ lưu vực bị ảnh hưởng của trận hạn hán tồi tệ nhất ở ĐNA trong nhiều năm.  Mực nước thấp khác thường của Mekong gây ra tình trạng thiếu nước ngọt.  Nguồn cung cấp giới hạn đã có ảnh hưởng tàn phá đối với nông nghiệp lúa, nhất là ở Việt Nam, vì đồng bằng cạn kiệt trở nên mặn hóa tử Biển Đông.  Ở Cambodia, mực nước thấp trong sông Mekong cũng được cảm nhận vì mực nước của hồ Tonle Sap xuống thấp nhất trong 50 năm.

Beijing nhanh chóng đổ cho hiện tượng thời tiết El Niño, nhưng để đáp ứng một yêu cầu khẩn thiết từ Hà Nội, họ đồng ý giúp làm giảm tình trạng thiếu nước.  Dưới danh nghĩa “ngoạii giao nước” nhân từ, Beijing loan báo họ sẽ xả một lưu lượng lớn lao nước xuống hạ lưu từ đập thủy điện Jinghong (Cảnh Hồng).  Bộ Ngoại giao Trung Hoa tuyên bố rằng “Trung Hoa và các quốc gia sông Mekong trên Bán đảo Đông Dương là những láng giềng thân hữu […] được nuôi dưỡng bởi cùng một dòng sông.  Họ tiếp tục mà không nói rằng bạn bè phải giúp lẫn nhau khi cần được giúp đỡ.”7  Một câu nói thay thế, tuy nhiên, rằng việc nầy làm nổi bật rằng việc xả nước không gây tốn kém cho Beijing, trong khi chỉ giảm nhẹ một tai họa sinh thái mà ít nhất gây ra một phần bởi việc xây đập của Beijing từ lúc đầu.8  Quan trọng nhất,  nó nhắc nhở Hà Nội bao nhiêu ảnh hưởng mà Beijing có đối với an ninh của Việt Nam.  Mặc dù không công bằng để cáo buộc những động lực hoàn toàn ở bên trong, việc xả nước từ đập Jinghong tuy thế nhấn mạnh sức mạnh của Beijing đối với nguồn nước cùng chia sẻ biên giới và là một nhắc nhở đến phạm vi mà các quốc gia duyên hà ở hạ lưu lệ thuộc vào lòng tốt của Trung Hoa.

Quản lý Mekong

An ninh nguồn nước là một nguồn vô cùng quan trọng của tăng trưởng kinh tế khả chấp và những xung đột liên quan đến nước.  Quản lý đa phương hợp lý của Mekong vô cùng quan trọng ít nhất vì 2 lý do.  Thứ nhất, tương lai của khu vực có lẽ được xác định bởi kỹ nghệ hóa, tiêu thụ, ô nhiễm, khan hiếm tài nguyên, và những thay đổi môi trường không thể đoán trước lớn hơn.  Thứ nhì, các dự án đập thủy điện trên Mekong cộng thêm vào ưu thế sức mạnh đã có của Trung Hoa khi nói đến những láng giềng ĐNA của họ.

Các cơ chế hiện hữu gồm có Ủy hội Sông Mekong (MRC), được thành lập vào năm 1995.  Nó nhắm để phát triển khả chấp Mekong trên căn bản của Thỏa ước Mekong bằng cách quy định trách nhiệm của các quốc gia duyên hà và những quy tắc để sử dụng Lưu vực sông Mekong.  Nhưng MRC thiếu các cơ chế có hiệu quả và những khí cụ pháp lý để thi hành Thỏa ước Mekong và để giải quyết sự lệ thuộc vào tài trợ của MRC.  Tương tự, Phân vùng Mekong và Phụ cận (GMS), được thành lập năm 1992 với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB), một cơ chế hợp tác khu vực thiếu các quy tắc và quy định ràng buộc có thể được tuân thủ, trong khi hoàn toàn dựa vào ý chí chánh trị của các quốc gia duyên hà.

Quan trọng nhất là Hợp tác Lancang-Mekong (LMC), được phát động trong năm 2015.  LMC là một trong những khí cụ then chốt của ngoại giao láng giềng của Trung Hoa vì nó tăng cường thêm sự hiện diện và ảnh hưởng của Trung Hoa trong khu vực Mekong.  Các cơ chế quốc tế gồm có Sáng kiến Hạ lưu Mekong (LMI) do Hoa Kỳ khởi động cũng như Chương trình Hợp tác Khu vực Mekong-Nhật Bản.

Vấn đề chánh của kiến trúc quản lý Mekong hiện nay là thiếu những cơ chế ràng buộc và thiếu hợp tác chánh sách liên cơ quan và cộng hưởng tổ chức.  Kết quả là, điều cần thiết tối hậu mà những bên liên hệ có liên can là cần hợp tác chặt chẽ hơn để phát triển một chiến lược phát triển chung toàn lưu vực Mekong.  Chiến lược nầy phải gồm có một bộ quy tắc cho việc phát triển thủy điện cũng như một chiến lược năng lượng thay thế để làm giảm ảnh hưởng tai hại của việc xây đập thủy điện.  Hơn nữa, ASEAN cần đóng một vai trò trong tiến trình nầy.  Trong năm 2010, Văn phòng ASEAN và Văn phòng MRC ký một thỏa thuận để tăng cường sự hợp tác của họ.  Tuy thế, không có nhiều điều đã xảy ra từ lúc đó.  Nhưng, ASEAN là một tổ chức quốc tế duy nhất có tiềm năng để thương thảo nhũng hướng dẫn cho lợi ích của các quốc gia duyên hà nhỏ ở hạ lưu đối với Trung Hoa.

Như là bước đầu, Trung Hoa và các quốc gia MRC phải đồng ý về Biên bản Ghi nhớ để cung cấp những hướng dẫn cho việc quản lý Mekong.  Việc nầy phải được tiếp tục trong bước thứ hai để soạn ra một sách quy tắc để xử lý Mekong để cắt bớt sức mạnh độc đoán và bất cân xứng có thể nắm lấy bởi Trung Hoa như quốc gia ở thượng lưu trên cùng.  Nhà phân tích chánh sách công cộng Cambodia Vannarith Chheang ám chỉ sách nầy như một Cẩm nang Hành động cho sông Mekong.9  Có sự cần thiết rõ ràng cho những hướng dẫn ràng buộc pháp lý như thế.

Hoàn tất những mục tiêu nầy cần đến sự hợp tác của ASEAN và MRC trên một mặt và LMC của Trung Hoa trên mặt kia.  Có thể Trung Hoa có thể đồng ý với sự hợp tác như thế.  Bên trên những tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, Trung Hoa nay đang gặp rủi ro phản đối khu vực rộng thêm, có thể tạo nên một đồng minh để chống lại ảnh hưởng khu vực đang gia tăng hơn bao giờ của nước nầy.  Hợp tác đối với Mekong chung đại diện một cơ hội lớn cho Beijing để làm tốt những hứa hẹn của họ cho một “cộng đồng có chung số phận.”  Beijing cũng có quyền lợi nguyên thủy trong phúc lợi kinh tế và sinh thái của khu vực.  Hợp tác LMC-MRC-ASEAN có thể hoạt động như một diễn đàn Track I tổng thể và đa phương.  Cũng có chỗ cho những sáng kiến Track II chú trọng đến nghiên cứu và cung cấp nhập kiện khoa học, thông tin những quyết định ràng buộc ở mức Track I.  Việc hợp tác tổ chức hóa nhiều bên liên hệ như thế đại diện một con đường hứa hẹn nhất cho một Phân vùng Mekong ổn định.

 

Chú thich

1           Ian Campbell, “Biodiversity of the Mekong Delta,” in The Mekong Delta Systems, ed. Febrice G. Renaud and Claudia Kuenzer (Dordrecht: Springer Science. 2012) page citation needed

2           Food and Agriculture Organization of the UN, “Fishery and Aquaculture Country Profiles: The Kingdom of Cambodia,” http://www.fao.org/fishery/facp/KHM/en  

3           The World Bank, “The World Bank In Vietnam,” https://www.worldbank.org/en/country/vietnam; Ricepedia: Country Profile Vietnam, http://ricepedia.org/vietnam

4           Laos Ministry of Planning and Investment, Investment Promotion Department 2018: Statistics, http://www.investlaos.gov.la/index.php/resources/statistics  

5           International Rivers: Mekong Mainstream Dams, https://www.internationalrivers.org/campaigns/mekong-mainstream-dams

6           Brahma Chellany, Water: Asia’s New Battleground, (Washington, D.C.: Georgetown University Press), p. 130.

7           Ministry of Foreign Affairs of the People’s Republic of China, Foreign Ministry Spokesperson Lu Kang’s Regular Press Conference on March 15, 2016; http://mprc.gov.cn/mfa_eng/xwfw_665399/s2510_665401/2511_665403/t1347923.shtml  

8           Associated Press, “Chinese dams blamed for exacerbating Southeast Asian drought,” South China Morning Post, April 2, 2016. https://www.scmp.com/news/asia/southeast-asia/article/1932944/chinese-dams-blamed-exacerbating-southeast-asian-drought

9           Vannarith Chheang, “Water Resource Security in Mainland Southeast Asia: Challenges and Solutions,” in ASEAN Security Connectivity. Regional Solutions to Regional Security Challenges, ed. Frederick Kliem (Singapore: Konrad-Adenauer-Stiftung, 2019), p. 80.

 

No comments:

Post a Comment