Monday, January 9, 2023

ĐẬP MEKONG GÂY TRANH CÃI Ở LÀO ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CHƯỚNG NGẠI KINH TẾ VÀ LUẬT LỆ

 (Controversial Mekong dam in Laos faces economic and regulatory hurdles)

Andrew Haffner – Bình Yên Đông lược dịch

The Third Pole – December 14, 2022

 

Đập thủy điện Phou Ngoy được đề nghị sẽ nằm ở phía nam của thành phố Pakse ở Lào, hình trên đây chụp trong trận lụt năm 2018.  Các chuyên viên nói đập sẽ cắt đứt gạch nối then chốt giữa các khúc sông Mekong ở thượng lưu và các đồng lụt đa dạng sinh học ở phía nam. 

[Ảnh: Liu Ailun]

 

Trong khi dân địa phương chờ được tái định cư và các nhà môi trường lo ngại về ảnh hưởng đối với sinh thái của Mekong, tương lai của đập Phou Ngoy được dự trù có vẻ bấp bênh.

 

Làng đánh cá Khoen Khen ở hạ Lào là một nơi im lặng, nép mình dọc theo bờ sông Mekong và bao quanh bởi một rặng núi.  Nhưng sự im lặng như có vẻ hiện nay, dân địa phương nói họ đang chờ một đợt xây cất sắp xảy ra hứa hẹn sẽ nhổ tận gốc toàn thể làng mạc của họ.

Đập Phou Ngoy 728 MW là một trong chuỗi 9 đập được đề nghị trên dòng chánh Mekong ở Lào.  Chi phí khoảng 1,96 tỉ USD theo Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)), đập được xem là sự bành trướng then chốt của thành phần thủy điện đang phát triển của quốc gia – một trụ cột kinh tế chiến lược mà các chuyên viên nói đang đòi hỏi một cái giá môi trường không thể tin được.

Tin tức tài chánh và yểm trợ chung quanh việc phát triển đập Phou Ngoy, cũng như các dự án thủy điện khác ở Lào, đã đục ngầu như Mekong.  Nhưng tin tức hạn chế có thể thu thập cho thấy rằng dự án Phou Ngoy đã chật vật vì thiếu hỗ trợ tài chánh, chướng ngại luật lệ, và lo ngại khả thi kinh tế.

Đồng thời, dân làng ở vị trí đập mà chánh phủ Lào dự định tái định cư cho dự án nói họ không biết gì về khi nào họ sẽ phải bỏ trống nhà của họ.

Những lo ngại sinh thái

“Nó có lẽ là việc phát triển đập gây nhiều lo ngại nhất ở Lào những ngày nầy,” Brian Eyler, người theo dõi việc phát triển Mekong là giám đốc chương trình Đông Nam Á (ĐNA) của Trung tâm Stimson, nói.

Eyler và những người khác đã cùng báo động về sự nảy nở của đập ở Lào, nói các dự án đang thay đổi từ căn bản các chức năng sinh thái của lưu vực sông bằng cách thay đổi dòng chảy theo mùa của nước và phù sa.  Các đập trên dòng chánh chẳng hạn như Phou Ngoy có nguy cơ ngăn chận các đường di chuyển then chốt và mặt khác ảnh hưởng thủy sản tự nhiên phong phú của Mekong.

Eyler nói vị trí được đề nghị của dự án Phou Ngoy – ngay phía nam của thành phố Pakse của Lào và khoảng 100 km về phía bắc của đập Don Sahong đang hoạt động trên biên giới với Cambodia – sẽ cắt đứt có hiệu quả gạch nối then chốt giữa các khúc sông Mekong ở thượng lưu và các đồng lụt quan trọng ở phía nam.

“Chúng ta thường so sánh việc di chuyển của cá Mekong với việc di chuyển ở Serengeti ở Phi Châu, trong đó người dân mê mệt để xem linh dương đầu bò, ngựa vằn và những con thú khác,” ông nói.  “Nhưng một số lượng thú vật cao hơn đi qua phần hạ lưu đó của Mekong – bạn không thấy vì chúng ở dưới nước.”

 

Đập trên sông Mekong ở Lào. [Ảnh: The Third Pole]

 

Đập Phou Ngoy gặp chướng ngại

Ngay nếu đập Phou Ngoy nhận được tất cả sự chấp thuận cần thiết để tiến hành, các chuyên viên kỹ thuật quen thuộc với dự án nói nó cũng bị trở ngại bởi những thách thức trong việc chứng tỏ tính khả thi kinh tế.

Nhà phát triển Thái (CEWA) là động cơ chánh của dự án Phou Ngoy.  Các ấn bàn mậu dịch thủy điện tường trình trong năm 2020 rằng CEWA đã ký hợp đồng với 3 công ty quan trọng của Korea để bắt đầu xây đập trong năm 2022, với mục tiêu hoàn tất là 2029.

“Điều đó không thể được, tôi nghĩ,” Yongpil Seo, giám đốc quốc gia của văn phòng Thái của Doosan Enerbility, một trong những đối tác Korea, khi được hỏi về mục tiêu.

Việc xây cất dự án Phou Ngoy được khởi sự với việc tham gia của Doosan cùng với Korea Western Power và Korea Overseas Infrastructure & Urban Development Corporation (KIND) – một công ty quốc doanh.

Quản đốc phát triển doanh thương Nathaphan Hansarphiphat của CEWA từ chối bình luận về dự án, nói rằng ông cần một bức thư đồng ý từ chánh phủ Lào để làm như thế.  Cuối cùng, một viên chức ở Nha Quy hoạch và Hợp tác Lào giải thích cho The Third Pole tình trạng của dự án qua một thông điệp trên app.  “Vẫn như vậy, không có nhiều tiến bộ.  Dự án ở giai đoạn đồng ý phát triển,” viên chức cho biết.

 

Hình nầy được chụp trong tháng 12 năm 2016, cho thấy việc xây cất trạm thủy điện trong tỉnh Luang Prabang ở thượng Lào. 

[Ảnh: Liu Ailun]

 

CEWA, thành lập trong năm 2007, là một phần của tổ hợp đang vươn ra của Nhóm CP, thừa hưởng sự liên hệ mật thiết với hoàng gia của quốc gia và Beijing.  Nhóm kiểm soát các cổ phần doanh nghiệp nông nghiệp quan trọng và chủ tịch là Chatchaval Jiaravanon, một thành viên của gia đình Chearavanout – một trong những gia đình giàu có nhất ở Á Châu.  Trang mạng của công ty không liệt kê dự án thủy điện khác, đề nghị đập quan trọng ở Phou Ngoy sẽ là đập đầu tiên.

Nhà phát triển Joonyoung của KIND nói với The Third Pole rằng công ty của ông và Korea Western Power ký một thỏa thuận 2 năm với CEWA trong năm 2020 để làm dự án.  Tuy nhiên, Joonyoung nói rằng các công ty “không bảo đảm quyện thực sự để tham gia” trước khi thỏa thuận hết hạn vào tháng 8 năm 2022.  Doosan và Korea Western thực hiện các thủ tục hợp lý và có giá trị kỹ thuật nhưng “không chắc chắn về tính khả thi của công việc.”

“Các quyết định của MRC bị trì hoãn đối với các vấn đề môi trường, và nó rất khó để bảo đảm tính khả thi kinh tế của dự án vì sự gia tăng trong các chi phí [kỹ thuật, mua sắm, và xây cất] vì lạm phát gần đây,” Joonyoung nói.  “Theo ý tôi, nó rất khó giải quyết hiện nay.”

Yongpil ở Doosan nói ông nghĩ các đối tác Korea “không thể” tiếp tục dự án, thêm rằng ông tin CEWA hiện đang tìm các đối tác Trung Hoa giá thấp hơn và đang chật vật để tìm đầu tư.

Kinh tế không vững chắc

Không có người mua được dàn xếp trước số điện do dự án thủy điện sản xuất, việc phát triển có thể bị sa lầy trong chi phí xây cất cao.

“Tính khả thi, lý do cho điện, không ở đó,” Pai Deetes, giám đốc vận động và liên lạc khu vực ĐNA của tổ chức bất vụ lợi International Rivers, nói, chỉ vào Thái Lan đã có thặng dư năng lượng cao.  “Đối với Phou Ngoy, chúng tôi chưa nghe một kế hoạch nhập cảng điện vào Thái Lan, nhưng chúng tôi không biết.  Không có nó, dự án đó sẽ không sống được, vì không có bảo đảm lợi tức.”

Deetes nói bước quan trọng nhất của các dự án đập ở Lào để khởi đầu là đạt được thỏa thuận mua điện (PPA) với công ty quốc doanh Cơ quan Phát Điện Thái Lan (EGAT).  Những thỏa thuận như vậy bảo đảm một giao dịch lâu dài để mua điện trong nhiều thập niên ở các giá cả mà các nhà phê bình thủy điện mô tả như những giao dịch được kỹ nghệ ưa thích.

Tính đến nay, không có PPA như thế cho đập Phou Ngoy.

“Một khi anh có PPA, dự án còn sống – anh có thể vay nợ, bắt đầu xây cất thích hợp, và lợi tức của anh sẽ được bảo đảm trọn đời của PPA, như 29 hay 35 năm tùy theo cái anh thương thảo,” Deetes nói.

Người địa phương chờ dời cư cho đập Phou Ngoy

Cư dân ở làng Khoen Khen thuộc số người sẽ bị ảnh hưởng tức thời nhất nếu đập Phou Ngoy được xây.  817 cư dân của làng đánh cá đang chờ tín hiệu để cuốn gói ra đi gần 3 năm nay.

Khoen Khen đã được bàn đến để dời cư để lấy đất cho việc xây đập.  Mặc dù cơ sở được quy hoạch là một đập “dòng chảy”, không có hồ chứa nước quan trọng, dân làng nói họ được viên chức tỉnh Champasak nói 3 hay 4 năm trước rằng họ sẽ được di chuyển để làm dễ dàng tiến trình xây cất. 

“Tôi không muốn đi, nhưng nếu cần cho chánh phủ, tôi sẽ làm điều đó,” Khamla, một dân làng, nói. “Hầu hết dân làng chung quanh đây không thỏa mãn, nhưng nếu cần để phát triển, chúng tôi không thể nói không,” bà nói thêm.

Cư dân ở Khoen Khen hầu hết kiếm sống bằng cách đánh cá trên sông, nhưng họ cũng canh tác các thửa đất ở gần và nhặt hàng hóa thiên nhiên ở trong núi, như dây mây mà họ dùng làm thủ công nghệ.  Những người nói chuyện với The Third Pole có vẻ hài lòng với cuộc sống của họ và lưỡng lự để di chuyển.

“Dân làng không muốn đi.  Họ sinh ra ở đây, sống ở đây, có đời sống ở đây,” Sonexay, một cư dân khác của làng, nói.  Ông giải thích rằng nhà nước hứa hẹn cho cư dân công ăn việc làm mới nếu cần sau khi họ tái định cư, và cung cấp một chọn lựa giữa 2 vị trí của làng mới.  Ông nói người dân địa phương hoài nghi về những công việc mới nầy, nhưng hy vọng họ sẽ được bồi thường đầy đủ bởi nhà phát triển cho việc mất mát tài sản của họ, nếu và khi ngày đó đến.  “Dân làng được hứa hẹn họ sẽ có đời sống tốt hơn.  Nhưng họ không mong mõi như thế - họ chỉ không muốn tồi tệ,” ông nói.

Tin tức không chắc chắn về dự án có vẻ không đến cộng đồng.

“Nếu chúng tôi cần phải đi hay bắt đầu trở lại, điều đó rất khó khăn cho chúng tôi,” Chanda, một cư dân Khoen Khen, nói.  “Tôi đã sống ở đây [trong làng] khoảng 30-40 năm, và tôi được sinh ra cách đây không xa.  Tôi muốn có thêm tin tức về đập, các kế hoạch cho mọi thứ.  Nó sẽ giúp chúng tôi hình dung cái sắp tới.”

No comments:

Post a Comment