(Mekong River Hydropower Development, Compensation and the Resettlement Legal Framework in Lao PDR: The Case of Luang Prabang Dam)
Sypha Chanthavong – Bình Yên Đông lược dịch
Heinrich Böll Stiftung – 19 December 2022
Sông Mekong ở Luang Prabang, Lào PDR.
Như 2 mặt của mỗi đồng tiền, việc phát triển thủy điện cung cấp lợi ích và bất lợi. Lào PDR đã xây nhiều đập, với nhiều dự án trong các giai đoạn hoàn tất khác nhau. Nhưng cái gì là khuôn khổ pháp lý để bảo đảm bồi thường thích đáng cho cư dân bị ảnh hưởng?
Việc phát triển thủy điện trên dòng chánh Mekong được nói đến lần đầu trong phúc trình của Gilbert F. White năm 1966, liên kết sông Mekong với việc phát triển để sản xuất điện, thủy nông, thủy vận và ngừa lụt (White, 1966:10). Hiện nay, bên trong Lào PDR (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), tổng số có 429 đập được xác định với công suất tổng cộng là 29.171 MW và 129.589 GWh/năm. Trong số nầy, 246 dự án đã được ký kết để phát triển qua các Biên bản Ghi nhớ (MOUs), trong khi 35 dự án sẽ được hoàn tất trước năm 2025 và 58 dự án sẽ hoạt động trước năm 2030. Những đập nầy bao gồm những đập trên dòng chánh Mekong chẳng hạn như Xayaburi, Luang Prabang, Sanakham (Xanakham), Pak Beng và các đập khác (Department of Energy Business and Planning, 2015).
Đập có thể tạo nên đầu tư ngoại quốc trực tiếp, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, chuyển giao kỹ thuật, và mướn lao động địa phương. Thí dụ, điện chiếm 8,9% GDP của Lào trong tài khóa 2021 (Bank of Lao PDR, 2022). Tuy nhiên, thủy điện tạo nên những thách thức với đập ảnh hưởng người dân, chẳng hạn như các cách đang diễn ra tiếp tục cuộc sống của chúng qua việc tiếp cận với đất nông nghiệp, kể cả an toàn đập. Bài viết nầy phác họa khuôn khổ pháp lý đối với việc tái định cư, bồi thường và việc thực hiện trong trường hợp của đập Luang Prabang.
Sông Mekong ở Luang Prabang,Lào PDR.
Đập trên dòng chánh Mekong và ảnh hưởng đến dân số
Mặc dù 9 đập thủy điện được xác nhận trên dòng chánh Mekong bên trong Lào PDR, chỉ có đập Xayaburi được hoàn tất. Những đập khác, chẳng hạn như Pak Beng, Sanakham (Xanakham) và Pak Lay vẫn còn trong các giai đoạn xây cất sơ khởi. Đập tiên tiến nhất trong việc phát triển là Luang Prabang.
Đập Luang Prabang là một trong chuỗi đập trên dòng chánh bên trong biên giới của Lào PDR. Đập nằm ở vị trí cách hợp lưu với Nam Ou khoảng 4 km về phía thượng lưu và cách thành phố Luang Prabang khoảng 25 km về phía bắc, Công suất thiết trí của đập là 1.460 MW, với điện được xuất cảng sang Thái Lan hay Việt Nam.
Đối với ảnh hưởng xã hội của đập Luang Prabang, 26 làng sẽ bị ảnh hưởng bởi dự án, phần lớn nằm trong huyện Chomphet và Pak Ou, tỉnh Luang Prabang, trong khi cũng có ảnh hưởng trong huyện Hongsa, tỉnh Sayabouri (Cũng được biết như Xayaburi) và huyện Nga, tỉnh Oudomxay ở phía bắc. Trong số các làng nầy, 6 làng với tổng số khoảng 2.885 người và 581 gia đình hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi tịch thu đất. Chín làng với khoảng 3.855 người và 692 gia đình sẽ bị ảnh hưởng một phần, trong khi 259 gia đình không cần tái định cư. Liên quan đến đất canh tác, 8 làng với 2.330 người và và 671 gia đình sẽ bị ảnh hưởng. Đối với ảnh hưởng môi trường, 3 làng với khoảng 904 người và 189 gia đình ở hạ lưu đập sẽ bị bụi bậm và tiếng ồn.
Tổng cộng, trên 10.000 người và trên 2.100 gia đình bị ảnh hưởng, trực tiếp hay gián tiếp, bởi đập Luang Prabang (Powry, 2019). Cuộc sống của những gia đình nầy đa dạng và lợi tức trung bình của họ thay đổi từ 4.100 đến 5.371 USD một năm.
Vị trí của đập Xanakham trên sông Mekong.
Tái định cư và bồi thường: khuôn khổ pháp lý ở Lào PDR
Ở Lào PDR, luật lệ và quy định liên quan đến việc quản lý tái định cư từ các dự án phát triển thủy điện được bao gồm trong, nhưng không hạn chế bởi, những điều sau đây: Luật Tái định cư và Nghề nghiệp (2018), Luật về Điện (2017) và Sắc lệnh về Quản lý Bồi thường và Tái định cư trong các Dự án Phát triển (2016).
Luật Tái định cư và Nghề nghiệp (2018) cung cấp nguyên tắc, quy định và biện pháp liên quan đến việc quản lý, theo dõi và giám sát việc phân phối đất và nghề nghiệp để làm cho công việc nầy có hiệu quả và đầy đủ, đúng, phù hợp với việc phát triển và thực tế ở địa phương để bảo đảm rằng tất cả các nhóm thiểu số người Lào trong vùng phân phối đất và nghề nghiệp có nhà, cuộc sống và công ăn việc làm ổn định nhằm để giải quyết việc di dân trái phép, loại trừ nghèo khó, cải thiện điều kiện sống của người Lào về mặt tinh thần và vật chất, tạo hòa bình và trật tự trong xã hội, tạo nên làng mạc phát triển, xây dựng các làng lớn thành các thị trấn nông thôn, và góp phần vào việc phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia và bảo vệ quốc phòng cho hòa bình. Ngoài ra, luật cũng ghi rõ rằng tái định cư tổng quát cho người dân trong vùng nông thôn phải tiếp cận với phát triển, gồm có các dịch vụ công cộng căn bản chẳng hạn như đường sá, bệnh viện và giáo dục. Trong khi việc tái định cư được xác định gồm có dời chỗ từ dự án phát triển, luật nầy cũng cung cấp nhiều quyền hạn và phác họa các bổn phận đối với người bị ảnh hưởng cũng như người chủ hay nhà phát triển dự án.
Điều 69 của Luật Điện (2017) ghi nhận tái định cư cung cấp việc xác định các đơn vị bồi thường, xác định vị trí và diện tích của đất sản xuất (cho hoa màu) và đất dùng cho mục đích xây cất, tiêu chuẩn của các nhà bị dời cư, hạ tầng cơ sở, trợ giúp chuyễn tiếp và các kế hoạch phục hồi cuộc sống. Các đơn vị bồi thường phải dựa trên luật lệ hay quy định thỉnh thoảng được công bố bởi quốc gia. Điều 70 của cùng luật cũng cung cấp bổn phận bồi thường và tái định cư đối với nhà phát triền dự án hay công ty dự án.
Sắc lệnh về Quản lý Bồi thường và Tái định cư trong các Dự án Phát triển (2016) phác họa các nguyên tắc, quy định và tiêu chuẩn về quản lý, theo dõi việc bồi thường các mất mát và quản lý các hoạt động tái định cư để thực hiện các dự án phát triển một cách thích đáng và có hiệu quả nhằm mục đích bảo đảm rằng bất cứ người dân bị ảnh hưởng nào cũng được bồi thường, tái định cư và trợ giúp với cuộc sống thay thế vĩnh viễn đưa đến việc cải thiện điều kiện sống tốt hơn hay giống như trước. Cùng lúc, sắc lệnh cũng tạo ra 11 quyền và bổn phận đối với nhà phát triển liên quan đến việc bồi thường và tái định cư chẳng hạn như soạn các kế hoạch bồi thường, tái định cư và phục hồi cuộc sống.
Những luật lệ nầy bố trí tái định cư và bồi thường cho người dân bị ảnh hưởng bởi các dự án phát triển bao gồm phát triển thủy điện.
Đập Xayaburi, trong chuỗi đập trên Mekong bắt đầu hoạt động từ tháng 10 năm 2019.
Tái định cư và bồi thường cho đập Luang Prabang
Theo luật lệ và quy định, nhà phát triển đập Luang Prabang đề nghị tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng vào các vị trí khác nhau, cũng như bồi thường cho các tài sản bị ảnh hưởng. Làng Houayngo sẽ được tái định cư khoảng 3 km từ làng hiện nay. Làng Nasang sẽ được tái định cư cách đó 1 km, trong khi các làng Houaykhae, Kengken Khokkham và Lathan sẽ được dời về phía bắc. Người dân bị ảnh hưởng hoàn toàn bởi đập trong huyện Chomphet và Pak Ou sẽ nhận được 600 m2 đất (Powry, 2019).
Đồng thời, Tỉnh trưởng Luang Prabang cũng công bố Quyết định về Đơn vị Bồi thường cho Người dân bị Ảnh hưởng bởi đập Luang Prabang (No. 365/LPBG) (the Decision), ngày 16 tháng 8 năm 2021. Theo tài liệu nầy, những thứ sau đây là thí dụ của bồi thường được nhận:
Đặc tính của đất |
Giá đơn vị bồi thường bằng Lào kip |
Đất ruộng lúa cạnh đường phụ |
10.000 kip/m2 |
Đất ruộng lúa nối với giao lộ |
7.000 kip/m2 |
Đất ruộng lúa không nối với đường |
3.000 kip/m2 |
Đất vườn |
3.000 kip/m2 |
Đồng cỏ (luân canh để canh tác) |
500 kip/m2 |
Đất xây cất cạnh đường chánh |
150.000 kip/m2 |
Đất xây cất nối với đường phụ |
80.000 kip/m2 |
Đất xây cất nối với giao lộ |
30.000 kip/m2 |
Đất xây cất không ở cạnh đường |
10.000 kip/m2 |
Cây cao su (13-30 năm) |
Đến 289.800 kip/cây |
Cây cao su (1-13 năm) |
46.800 kip/cây |
Cây teak (đường kính 61-80 cm) |
90.000 kip/cây |
Cây teak (đường kính dưới 10 cm) |
22.500 kip/cây |
Cây bưởi (trên 5 năm) |
229.000 kip/cây |
Cây bưởi (1-4 năm) |
38.500 kip/cây |
Ghi chú: 10.000 kip = khoảng 0,57 USD vào lúc viết bài
Hoàng hôn trên sông Mekong ở Luang Prabang.
Đất ruộng lúa và đất chia khu để xây cất được cung cấp ở giá khác nhau, tùy theo vị trí và nối kết với các đường khác. Cây nông nghiệp hay sản xuất và hoa màu cũng được kể, với cây ăn trái được bồi thường với giá thay đổi cho các loại khác nhau.
Giá đơn vị bồi thường là giá thỏa thuận giữa cư dân bị ảnh hưởng của đập và nhà phát triển, dưới sự dàn xếp của đơn vị hành chánh địa phương. Tuy nhiên, cư dân bị ảnh hưởng nói rằng bồi thường cho đất thì thấp hơn giá thị trường thật sự, trong khi các bồi thường khác chẳng hạn như cây cao su và teak rất thích hợp và chấp nhận được. Đây là vì giá cả đất trên thị trường ở làng Pak Ou thì cao hơn khi Quyết định được công bố - thí dụ, đất xây cất cạnh đường chánh vào khoảng 500.000 kip/m2.
Bên cạnh việc tái định cư và bồi thường cho người dân bị ảnh hưởng, chủ dự án cần giúp đỡ người dân tái định cư trong thời gian chuyển tiếp theo kế hoạch để phục hồi điều kiện sống của người dân và dụng cụ cần thiết để sản xuất, như được cung cấp trong Điều 26 của Luật về Tái định cư và Nghề nghiệp (2018) và Điều 16 của Sắc lệnh về Quản lý Bồi thường và Tái định cư trong các Dự án Phát triển (2016).
Việc tái định cư và bồi thường cho cư dân bị ảnh hưởng một cách thích đáng không phải là một công việc dễ dàng và đạt thỏa thuận từ mọi phía về cái đủ rất thách thức. Đánh giá thường xuyên cuộc sống trước và sau tái định cư cần được duyệt xét bởi nhà phát triển dự án.
No comments:
Post a Comment