Sunday, October 30, 2022

CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA MỚI ĐỂ ĐƯƠNG ĐẦU VỚI THAY ĐỔI KHÍ HẬU

 (Researchers develop new rice breed to tackle climate change)

Emma Connors – Bình Yên Đông lược dịch

Financial Review – October 19, 2022

 

Thứ trưởng Mậu dịch Tim Ayres với quản đốc doanh nghiệp lúa quốc tế Jarrod Pirie 

ở một nhà máy xay lúa trong tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam.

 

Cao Lãnh, Việt Nam – SunRice được ASX liệt kê sẽ hợp tác với các nhà nghiên cứu Australia và Việt Nam để phát triển một giống lúa mới giúp các nông dân địa phương thích ứng với thay đổi khí hậu và cung cấp một cơ hội mới để gia tăng xuất cảng từ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Thanh danh vàng của Australia trong phát triển và nghiên cứu nông nghiệp cho phép sự hợp tác để phát triển ở ĐBSCL, vùng nông nghiệp trù phú quan trọng đối với an ninh lương thực của Việt Nam và làm cho quốc gia đang phát triển là một trong những quốc gia sản xuất lúa lớn trên thế giới.

Các nhà nghiên cứu của chánh phủ Australia và SunRice sẽ làm việc với các nhà khoa học, các nhà trồng tỉa và chánh phủ Việt Nam.  Mực tiêu là giúp nông dân trồng các hoa màu có giá trị cao hơn giữa sụt lún, tình trạng thiếu nước ngọt và thách thức của độ mặn của thay đổi khí hậu, và mở rộng thị trường mới cho chén cơm của Việt Nam.

Giám đốc điều hành của SunRice Rob Gordon nói dự án mang lại với nhau “những bộ óc nghiên cứu, chánh quyền và kỹ nghệ lúa giỏi” từ Việt Nam và Australia, tất cả quyết tâm để cải thiện chuỗi giá trị lúa của ĐBSCL.

“Chúng tôi có thể nối các nhà trồng tỉa nhỏ ở đây muốn nâng cao phẩm chất vì chúng tôi có nhiều vị trí giá trị nhãn hiệu trong nhiều thị trường trên khắp thế giới – chúng tôi có thể làm giống cái được sản xuất ở đây với nhu cầu của người tiêu thụ,” ông Gordon nói hôm Thứ Tư ở nhà máy xay lúa SunRice ở Cao Lãnh, gần biên giới Cambodia trong tỉnh Đồng Tháp của Việt Nam.

Chánh phủ Albanese nói dự án cũng là một cơ hội để nâng cao kỹ nghệ nông nghiệp trị giá 73 tỉ USD của Australia, cần được bành trướng nhanh hơn kinh tế quốc gia để hoàn thành mục tiêu 100 tỉ USD vào năm 2030 mà đảng Lao động thừa hưởng khi lên nắm chánh quyền.

Dự án nghiên cứu 4 năm trị giá 5 triệu USD sẽ xây dựng trên việc làm của Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế của Australia (ACIAR).  Cơ quan, thuộc Bộ Ngoại giao và Mậu dịch (DFAT), đã hoạt động ở Việt nam từ đầu thập niên 1990s.

 

‘Viên ngọc trong vương miện’

Trong năm 2014, cựu bộ trưởng ngoại giao Julie Bishop mô tả ICIAR như “viên ngọc trong vương miện” của DFAT.  Một nhà ngoại giao, người đã giữ các vị trí cao cấp trong thị trường mới xuất hiện, nói các nhà khoa học của cơ quan là những anh hùng quyền lực mềm mà không ai biết.

Thu nhập của SunRice đạt 1,3 tỉ USD trong năm tài chánh vừa qua.  Nó lấy lúa từ 11 quốc gia để cung cấp cho 60 thị trường xuất cảng.  Hệ thống nguồn gốc và cung cấp mậu dịch trên tiếng tăm của kỹ nghệ lúa Australia với giống tinh khiết, nghiên cứu và phát triển dựa trên thị trường, hiệu năng tại đồng và các hệ thống phẩm chất.

Năm ngoái, Việt Nam sản xuất khoảng 44 triệu tấn lúa, so với 500.000 tấn trồng ở Australia trong cái gọi là năm bùng nổ sau 2 năm hạn hán.  Tuy nhiên, năng suất của Việt Nam thấp hơn nhiều.

Hà Nội đang khuyến khích người trồng lúa chuyển sang các loại có giá trị cao hơn để tăng lợi tức trong khi cho ĐBSCL nhiều hơn cho các hoa màu khác thích hợp tốt hơn với điều kiện thay đổi.

Người tiêu thụ ở Á Châu, Âu Châu, Trung Đông và Hoa Kỳ trả giá cao cho giống lúa loại Australia Japonica.  Các nhà nghiên cứu hy vọng phát triển một giống lúa tương tự có thể có năng suất cao ở ĐBSCL, trong khi cũng đạt phẩm chất cao do người tiêu thụ của SunRice đòi hỏi trên thị trường quốc tế.

Cũng như người trồng ở địa phương và chánh quyền tỉnh, dự án sẽ gồm có Đại học Queensland, Đại học An Giang, Đại học Cần Thơ và Viện Nghiên cứu Lúa Cửu Long.  Giám đốc điều hành của ACIAR Andrew Campbell nói nghiên cứu sẽ có một “tầm vói rộng rãi” vào sự hợp tác giữa Australia và Việt Nam trong khoa học, chánh sách và phát triển chuỗi giá trị thương mại.

Áp lực thay đổi khí hậu

SunRice đã dàn xếp để có hạt do Việt Nam trồng, truyền thống được xuất cảng sang Philippines, Trung Hoa và các quốc gia Á Châu khác, vào các thị trường mới chẳng hạn như Nam Triều Tiên và Âu Châu, vì công ty mua một nhà máy xay lúa ở ĐBSCL trong năm 2018.  Trong 8 tháng đầu của năm nay, việt Nam xuất cảng dưới 5 triệu tấn, kiếm được khoảng 2,4 tỉ USD.

Thứ trưởng Mậu dịch Tim Ayres nói dự án, được tài trợ bởi đầu tư tổng cộng 2,4 triệu USD (50% hiện vật, 50% tiền mặt) từ SunRice và 2,6 triệu USD tiền mặt từ ACIAR, sẽ mang lợi cho người trồng lúa trên khắp ĐBSCL cũng như nông nghiệp Australia.

“ĐBSCL đang ở dưới áp lực thật sự từ thay đổi khí hậu với khả năng giới hạn vấn đề cốt lõi, không chỉ cho Việt Nam mà còn cho các quốc gia Mekong khác,” ông nói.

“Việc sản xuất lúa của Australia cũng đang bị áp lực.  Chúng tôi cũng có giới hạn nước.  Vì thế, có quan tâm chung trong việc phát triển khả năng nghiên cứu nầy.”

Các viên chức chánh phủ và đại học nói nỗ lực nghiên cứu, được biết chánh thức nhu Dự án Chuỗi Giá trị Lúa Khả chấp Australia ĐBSCL, sẽ giúp thuyết phục nông dân địa phương thích ứng hơn với các lề lối canh tác khả chấp.

“Chúng tôi muốn cải thiện chuỗi giá trị lúa để bảo đảm tiêu chuẩn sống tốt hơn cho nông dân, Vũ Hải Quan, Viện trưởng Đại học Quốc gia Việt Nam, nói.

Nghị sĩ Ayres nói ông hy vọng các công ty khác sẽ đi theo thí dụ của SunRice và “dẫm chân ướt ở Việt Nam” và các quốc gia Đông Nam Á khác.  “Ở Việt Nam, quan tâm đầu tư đang đi vào giai đoạn mới của hoạt động: kỹ thuật tài chánh, nông nghiệp, dịch vụ số.  Đầy là những cơ hội thật sự ở đó cho cộng đồng đầu tư Australia.”

Chỉ có 2,3% đầu tư ngoại quốc trực tiếp Outward Bound của Australia trong các quốc gia ASEAN nhưng “đây là vùng tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới,” ông nói.

No comments:

Post a Comment