Saturday, October 15, 2022

KHAI THÁC CÁT ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NHƯ THẾ NÀO? MỘT NHẬN ĐỊNH

(How is Sand Mining Affecting the Environment? An Overview)

Jerry Chati Tasantab – Bình Yên Đông lược dịch

Academia Letters – July 2021

Khai thác cát ở Đồng băng sông Cửu Long. [Ảnh: Tuổi Trẻ]

 

Phần giới thiệu

Nhu cầu của vật liệu thô và ảnh hưởng của nó đối với môi trường là một vấn đề liên tục trong suốt lịch sử của nhân loại (Du Pisani, 2006).  Mặc dù nhân loại đã khai thác tài nguyên thiên nhiên để tiêu dùng và làm vật liệu thô, có sự lo ngại bên dưới rằng tình trạng thiếu những tài nguyên như thế sẽ đe dọa nền tảng của sự hiện diện của con người (Du Pisani, 2006; Kate et al., 2005).

Vì thế, Ủy hội Thế giới về Môi trường và Phát triển (World Commission on Environment and Development) (Brundtland Commission) được phát động bởi Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc trong năm 1982, và phúc trình của nó Tương lai Chung của Chúng ta (Our Common Future), được công bố trong năm 1987 (Kate et al., 2005; Redelift, 2005).  Phúc trình nầy nhấn mạnh sự cần thiết của khía cạnh môi trường trong phát triển được cứu xét cùng với viễn cảnh kinh tế, chánh trị, và xã hội (Redelift, 2005).  Ủy hội định nghĩa phát triển khả chấp là phát triển “đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả năng của các thế hệ trong tương lai để đáp ứng nhu cầu của chính họ” (Halisçelik & Soytas, 2019; Kates et al., 2005).

Trong khi một vài người được lợi trong tính khả chấp môi trường từ khi phúc trình của Ủy hội Bruntland phổ thông hóa tính khả chấp, một vài vấn đề môi trường chưa được chú ý rộng rãi (UN Environment, 2019).  UN Environment GEO 6 tường trình rằng tình trạng môi trường toàn cầu đã suy thoái vì sản xuất và tiêu thụ tài nguyên không khả chấp (UN Environment, 2019).

 

Vì sao đàm luận về khai thác cát cấp bách

Bài viết là kết quả từ những lo ngại liên quan đến tính thân thiện môi trường của các hoạt động khai thác cát xảy ra ở Ghana.  Việc tìm kiếm tài liệu về khai thác cát chỉ cho vài kết quả, hầu hết là tin tức và bình luận.  Bài viết nầy tìm cách phá vỡ nguyên trạng (status quo) bằng cách nhấn mạnh ảnh hưởng của khai thác cát nội địa đối với môi trường.

Mặc dù cát cần được khai thác cho thành phần xây cất, nó cần được quản lý có hiệu quả và hiệu lực để bảo đảm phát triển khả chấp (Asabonga et al., 2017; Mensah, 1997).  Khai thác cát là một trong những vấn đề môi trường hiện đang đóng góp vào suy thoái môi trường, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm nước (Fumbuka, 2017; UN Environment, 2019) nhưng nó chưa nhận được nhiều sự chú ý bởi những người làm chánh sách và giới học thuật (Beiser, 2017).  Các chánh phủ và các bên liên hệ khác, do đó, cần bảo đảm rằng khai thác cát thân thiện với môi trường và khả chấp (Beiser, 2017; Mensah, 1997).  Khái niệm nầy phù hợp với lòng mong muốn của UN Environment cho những hệ thống và hành động để bảo vệ sức khỏa của con người và môi trường và duy trì sự toàn vẹn hiện nay và trong tương lai của các hệ sinh thái trên toàn cầu (UN Environment, 2019).

 

Tiến trình khai thác cát

Khai thác cát là tiến trình lấy cát, phần lớn qua một hố hở (Beiser, 2018b; Mensah, 1997).  Nó có thể được khai thác từ bãi biển, đụn cát trong đất liền hay đào từ đáy biển hay đáy sông (Fumbuka, 2017; Mossa & James, 2013).  Việc khai thác có thể tiểu hay đại qui mô.  Khai thác cát tiểu qui mô có thể dùng các dụng cụ chẳng hạn như xe rùa và xẻng.  Ngước lại, khai thác cát đại qui mô có thể dùng cơ giới nặng chẳng hạn như máy ủi đất và máy xáng thủy lực.  Vài hố có thể được tạo nên vì khai thác cát.  Ở Ghana, nhất là trong vùng rừng rậm, những người khai thác cát có thể đạt được quyền khai thác từ chủ đất truyền thống.  Mặc dù Cơ quan Bảo vệ Môi trường được đòi hỏi bởi điều 2 của luật EPA Ghana 1994, luật 490 để kiểm soát các hoạt động có ảnh hưởng môi trường, hầu như những người khai thác cát không có giấy phép để hoạt động.

 

Giá trị của cát và ảnh hưởng của khai thác cát

Cát rất cần như một vật liệu cho thành phần xây cất trên toàn cầu (Beiser & Yin, 2018; Mensah, 1997).  Nơi nào có xây cất đường sá, cầu, và nhà; cát được lấy (Beiser, 2018b).  Bê tông và kiếng được làm từ cát, khiến cát là một vật liệu thô trong mọi xây cất hiện đại (Beiser & Yin, 2018; Chen, 2017; Mensah, 1997).  Cát cũng được dùng để làm khuôn trong các xưởng đúc, sân chơi và hố cát của sân golf (Giller, 2019).  “Cát là vật liệu chánh mà các thành phố hiện đại được làm ra.  Tất cả những thứ ngoài các tòa nhà bạn trông thấy cũng làm từ cát.  Đó là kiếng cửa sổ.  Đó là hàng dậm đường nhựa nối liền tất cả các tòa nhà đó.  Đó là những con chips silicon là bộ óc của máy tính xách tay và điện thoại thông minh” (Beiser, 2018b).  Cát cũng được dùng để làm thực phẩm, rượu nho, kem đánh răng, cấy ngực, mỹ phẩm, giấy, nước sơn, và plastics (Ludacer, 2018).

Ngoài ra, khai thác cát là một nguồn sinh kế cho nhiều người dựa vào nó.  Người khai thác cát, chủ xe vận tải và tài xế, và những người chế tạo gạch cùng những người khác dựa vào hoạt động như nguồn sinh kế của họ.  Nghiên cứu cho thấy rằng những người khai thác cát xem nó như nguồn thu nhập và sinh kế (Salifu, 2016).

Mặc dù tầm quan trọng của cát đối với nền văn minh của nhân loại, khai thác cát lan tràn cho mục đích xây cất đang làm sạt lở bờ biển và sục các thủy lộ (Beiser & Yin, 2018).  Dần dần, chú ý được thu hút đến các ảnh hưởng của khai thác cát đối với môi trường, đặc biệt trên bờ biển và nơi cư trú sông (Asabonga et al., 2017; Duan et al., 2019).  Các tường trình truyền thông nay đầy dẫy ở Ghana (Jonah et al., 2015; Mensah, 1997), ở Á Châu (Larsonmar, 2018; Padmalal et al., 2008; Duan et la., 2019), và Mỹ Châu (Beiser, 2018a; Yuill et al., 2016) về vấn đề.  Khai thác cát trên qui mô kỹ nghệ và bởi các nhà khai thác cát cá nhân có vẻ vượt quà mức tái tạo tự nhiên và nay đang gia tăng lũy tiến (Beiser & Yin, 2018).  Kỹ nghệ xây cất nay dùng một số cát trị giá khoảng 130 tỉ USD mỗi năm (Beiser, 2018b).  Khai thác cát thường thấy nhất ở gần các vùng đô thị tăng trưởng nhanh chóng, nhất là ở Á Châu (Beiser & Yin, 2018; Mossa & James, 2013).

Khai thác cát có thể để lại các hố trống giữ nước trong mùa mưa tạo ra nguy hiểm cho sức khỏe.  Khai thác cát cũng được quy cho ngập lụt, thí dụ như ở Houston, Hoa Kỳ (Beiser, 2018a).  Khai thác cát có thể tạo ra rủi ro cho sức khỏe của con người trong dạng nhiểm bụi silica, một bệnh phổi do thở vào những hạt bụi silica nhỏ bay trong không khí (Giller, 2019).  Ở một số nơi ở Ghana, khai thác cát được biết đã xảy ra trên đất nông nghiệp khiến cho nó không thích hợp để canh tác hoa màu sau đó.  Hoạt động cũng có thể làm ô nhiễm các vùng nước trong các cộng đồng chung quanh (Salifu, 2016).

 

Con đường đi tới

Khai thác cát có những ảnh hưởng có lợi lẫn tiêu cực.  Rất quan trọng để áp dụng các chánh sách để giải quyết đặc biệt việc khai thác cát.  Trong những quốc gia chẳng hạn như Ghana, luật khai thác không nhắm đến giải quyết khai thác cát đưa đến khoảng trống kiểm soát.  Rất quan trọng để có những hướng dẫn rõ ràng được thi hành để giải quyết các tiến trình khai thác cát và phục hồi đất sau khi khai thác.  Điều đó có thể bảo đảm rằng khai thác cát thân thiện với môi trường và khả chấp.

 

Tài liệu tham khảo

Asabonga, M., Cecilia, B., Mpundu, M. C., & Vincent, N. M. D. (2017). The physical and environmental impacts of sand mining. Transactions of the Royal Society of South Africa, 72(1). https://doi.org/10.1080/0035919X.2016.1209701  

 

Beiser, V. (2017). Sand mining: the global environmental crisis you’ve never heard of. The Guardian. https://www.theguardian.com/cities/2017/feb/27/sand-mining-global-environmental-crisis-never-heard  

 

Beiser, V. (2018a). How Sand Mining Helped Flood Houston. Pulitzer Center. https://pulitzercenter.org/reporting/how-sand-mining-helped-flood-houston  

 

Beiser, V. (2018b). The World in a Grain: The Story of Sand and How it Transformed CiviliZation. Riverhead Books.

 

Beiser, V., & Yin, S. C. (2018). See How Sand Mining Threatens a Way of Life in Southeast Asia. https://news.nationalgeographic.com/2018/03/vietnam-mekong-illegal-sand-mining/

 

Chen, Y. (2017). Construction: limit China’s sand mining. Nature, 550, 1. https://doi.org/10.1038/550457c  

 

Du Pisani, J. A. (2006). Sustainable development – historical roots of the concept. Environmental Sciences, 3(2), 83–96 https://doi.org/10.1080/15693430600688831

 

No comments:

Post a Comment