(Podcast: Science that saves free-flowing rivers & rich biodiversity)
Mike Gaworecki – Bình Yên Đông lược dịch
Mongabay – 19 October 2022
· Các khảo sát sinh học nhanh chóng là cách tốt nhất để thiết lập tính phong phú của một hệ thống và ủng hộ cho việc bảo tồn nó.
· Một toán nhà khoa học và nhà bảo tồn đã dùng những khảo sát như thế để chứng minh rằng vội vã để xây hàng ngàn đập thủy điện mới ở nam Âu Châu đe dọa làm chết chìm một di sản phong phú, với kết quả gây ấn tượng.
· Một đề nghị để ngăn đập những con sông chảy tự do cuối cùng ở Âu Châu đã dừng lại trên căn bản của một khảo sát như thế, ngoài rất nhiều hoạt động truyền thống, và nhóm từ đó đã chú trọng đến các sông bị đe dọa trong vùng.
· “Có lẽ là mật độ cao nhất của loại cá trout trên Trái đất,” khách của podcast Ulrich Eichelmann nói về những sông nầy, cũng là nơi trú ẩn của nhiều loại sâu bọ, dơi, chim và xinh đẹp – cộng với di sản văn hóa sâu đậm.
“Nó có thể là mật độ cao nhất của loại cá trout trên Trái đất,” khách của podcast Ulrich Eichelmann của di sản ven sông của các quốc gia Balkan, đã trở nên bị đe dọa bởi đợt sóng thần của các đề nghị đập thủy điện trong những năm gần đây: 3.200 hầu hết là những nhà máy nhỏ được đề nghị xây trong vài năm sắp tới, tổ chức của ông Riverwatch (Theo dõi sông) ước tính.
Vì thế Riverwatch hợp tác với EuroNatur để phát động Scientists for Balkan Rivers (Các Khoa học gia cho các Sông ở Balkan), một nhóm nhà nghiên cứu trên khắp Âu Châu đánh giá nhanh tính đa dạng sinh học đang lâm nguy – từ động vật thân mềm đến động vật có vú, sâu bọ và chim chóc – nếu các sông chảy tự do cuối cùng của Âu Châu biến mất bên dưới các hồ chứa.
Họ đã ghi nhận tính đa dạng rất phong phú và cũng xác nhận các chủng loại mới đối với khoa học, một di sản hầu như để bảo vệ những sông nầy từ các dự án năng lượng làm thay đổi dòng chảy.
Ulrich Eichelmann là một nhà sinh vật học và bảo tồn đã dành 3 thập niên để bảo vệ và phục hồi các sông của Âu Châu, Eichelmann là sáng lập viên và CEO của NGO Riverwatch có trụ sở ở Austria, cũng như phối trí viên của chiến dịch Save the Blue Heart of Europe (Cứu Trái tim Xanh của Âu Chậu), một sáng kiến nhằm để hiểu rõ hơn trạng thái khác nhau gây ấn tượng của đời sống dựa vào sông của bán đảo Balkan, và để bảo vệ những sông đó khỏi bị ngăn đập.
Save the Blue Heart of Europe đã sắp xếp nhiều tuần khoa học cho đến nay, gần nhất trong mùa hè nầy về sông Neretva ở Bosna-Herzegovina và một tuần lễ thành công nhất, về sông Vjosa ở Albania, được sắp xếp vào một chiến dịch thành công để có vị trí của một đập không lồ được đề nghị được tuyên bố như một công viên quốc gia.
Sông Vjisa ở Albania là một trong những sông chảy tự do không có đập cuối cùng ở Âu Châu. Nó được đề cử cho một dự án thủy điện khổng lồ, bị ngưng lại một phần vì những điều được tìm thấy của Các Nhà Khoa học vì Sông của Balkan. [Ảnh: Gregor Subic]
Eichelmann chia sẻ cảm nghĩ của ông đối với những nỗ lực nầy và tại sao, công việc rất quan trọng từ nhiều khía cạnh.
“Ngoài tất cả các sự kiện về đa dạng sinh học, thủy điện, và MWh, nó là câu chuyện về xinh đẹp.”
Âu Châu đã có trên 1 triệu chướng ngại như đập trên sông, với 23.000 được đăng ký như các đơn vị thủy điện, Eichelmann nói. Nhưng với hạn hán vì thay đổi khí hậu đe dọa làm giảm khả năng của chúng, động lực cho chiến dịch để giữ cho các sông ở Balkan chảy tự do gia tăng.
Mọi thứ về sông được nghiên cứu, từ lớn đến nhỏ, kể cả động vật không có xương sống. [Ảnh:Spela Borko]
Eichelmann đóng vai chánh trong một phim tài liệu, Trái tim Xanh: Tranh đấu cho các Sông Thiên nhiên Cuối cùng của Âu Châu (Blue Heart: The Fight for Europe’s Last Wild Rivers), được sản xuất bời công ty quần áo ngoài trời Patagonia.
Đa dạng sinh học của các sông ở Balkan nay đang được biết rộng rãi hơn, và vẻ xinh đẹp của nó cũng vậy, chẳng hạn như thác Kravice ở Bosnia-Herzegovina,
[Ảnh: Goran Safarek chụp năm 2014]
No comments:
Post a Comment