(In Vietnam, farmers show a willingness to work with the elephant in the room)
Sean Mowbray – Bình Yên Đông lược dịch
Mongabay – 30 September 2022
· Xung đột con người-đời sống hoang dã là một đe dọa đối với các chủng loại chẳng hạn như voi Á Châu và đối với sinh kế và phúc lợi của người dân sống gần với những thú vật nầy
· Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam thấy rằng người dân sống chung quanh Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai của quốc gia dược hỗ trợ rộng rãi của các biện pháp đồng hiện hữu với voi
· Một số thành viên của cộng đồng – những người có lợi tức thấp, nông dân, và những người có kinh nghiệm xung đật – cho thấy sẵn lòng nhiều hơn để hỗ trợ các biện pháp đồng hiện hữu
· Nghiên cứu phác họa các con đường có thể để nâng cao đồng hiện hữu dựa trên du lịch sinh thái dựa trên cộng đồng, ngăn ngừa và giảm nhẹ
Giải quyết xung đột con người-đời sông hoang dã là một vấn đề phức tạp và là một lo ngại nổi bật cho nhiều chủng loại khác nhau, không có loại nào nhiều hơn voi Á Châu (Elephas maximux). Người dân sống chung quanh Khu Dự trữ Sinh quyễn Đồng Nai, tuy nhiên, muốn nâng cao sự đồng hiện hữu với voi, không phải xung đột. Điều đó theo một nghên cứu mới được đăng trên tạp chí Global Ecology and Conservation (Sinh thái và Bảo tồn Toàn cầu) nhìn vào khái niệm hiểu biết của cộng đồng về cách để giải quyết xung đột con người-voi.
Các nhà nghiên cứu thực hiện các câu hỏi dựa trên sự chọn lựa với cư dân của 4 làng – Phủ Lý, Mã Đà, Thành Sơn và Tà Lài – nơi xung đột con người-voi được biết đã xảy ra. Trong tổng số, 440 gia đình được khảo sát và cung cấp các đường lối khác nhau để giải quyết vấn đề.
Ước tính số voi thiên nhiên của Việt Nam khác nhau, nhưng nó được nghĩ vào khoảng 100, phần lớn dược phân phối dọc theo biên giới với Cambodia và Lào. Việc hủy hoại nơi cư trú và xung đột con người-voi là những đe dọa chánh hiện nay đối mặt với chủng loại. Khu Dự trữ Sinh quyễn Đồng Nai rộng 969.993 hectares (2,4 triệu acres) và là nơi cư trú của khoảng 15 con voi, cũng như các chủng loại có nguy cơ tuyệt chủng khác chẳng hạn như hổ Đông Dương (Pathera tigris corbetti).
“Nói chung, người dân địa phương ưa thích chiến lược tìm cách để nuôi dưỡng sự đồng hiện hữu với voi,” các tác giả của nghiên cứu viết. Quan trọng hơn, các thành viên của cộng đồng cũng thích các giải pháp thay thế cho hệ thống quản lý hiện nay, dựa trên viêc tuàn tra và các phương pháp truyền thống để giữ cho voi tránh xa các nông trại. Voi có thể nhanh chóng trở nên quen thuộc với những can thiệp như thế, nghiên cứu ghi nhận, là giảm hiệu quả của chúng.
Ước tính chỉ có khoảng 100 voi Á Châu còn lại ở Việt Nam. Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai là 1 trong 4 vị tri` được xác định như then chốt cho sự sống còn của chúng ở quốc gia.
[Ảnh: Bernard Dupont]
Người địa phương cho thấy mức độ ủng hộ cao cho hầu hết cá giải pháp thay thế được trình bày với họ, có nghĩa là họ sẵn lòng hổ trợ các chiến lược ngăn ngừa và giảm nhẹ [xung đột con người-voi] trong [Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai] và muốn thấy sự thay đổi tình trạng hiện nay,” các tác giả viết.
Rộng lớn hơn, các thành viên của cộng đồng thích các giải pháp thay thế chẳng hạn như thiết kế một chương trình dựa trên cộng đồng – du lịch sinh thái dựa trên việc xem voi, thí dụ - để nâng cao tính đồng hiện hữu và cũng để hỗ trợ sinh kế địa phương.
Những người khác thích giải pháp chung quanh khuôn khổ ngăn ngừa và giảm nhẹ: sử dụng hàng rào điện hay “sinh học”, chẳng hạn như tổ ong; một kế hoạch bảo hiểm dựa trên cộng đồng để nông dân chống lại thiệt hại mùa màng; và quy hoạch sử dụng đất để “giảm tiếp xúc con người-voi.”
Đối với Jen Schaffer, một phụ giảng sư ở Đại học Maryland, nghiên cứu nhấn mạnh vì sao việc tham gia của những người trên tuyến đầu của xung đột voi là then chốt để thiết kế các giải pháp thích hợp và khả chấp đối với xung đột con người-đời sống hoang dã.
“Cái tôi hy vọng người khác sẽ hoàn tất nghiên cứu như thế nầy là các cộng đồng địa phương muốn được tham gia,” Schaffer, một nhà nhân loại học sinh thái không có tham gia trong nghiên cứu, nới với Mongabay trong một cuộc phỏng vấn. “Nhưng anh cũng cung cấp các chọn lựa sẽ không chỉ có lợi cho một bên của vấn đề, nó phải có lọi cho cả hai bên, con người và đời sống hoang dã.
“Nó tích cực trong cái nó cho thấy người dân thật sự ủng hộ sự đồng hiện hửu với đời sống hoang dã nầy,” Schaffer nói. “Họ quan tâm trong việc làm tiến đến một tình trạng trong đó họ có lợi từ việc có mặt của voi.”
Công viên Quốc gia Cát Tiên nằm trong Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai.
Mười lăm con voi cư trú trong khu dự trữ. [Ảnh: Alan Gill]
Các cộng đồng sống lân cận với công viên phần lớn tùy thuộc vào nông nghiệp để sinh sống. Không chỉ hầu hết thành viên của cộng đồng muốn đồng hiện hữu hơn các biện pháp khác, nhưng nhiều người cũng sẵn lòng đề dành thời gian để hỗ trợ cho các biện pháp như thế.
Đặc biệt, các nhà nghiên cứu thấy rằng các thành viên cộng đồng với giáo dục và lợi tức thấp hơn thì sẵn lòng nhất để tình nguyên thời gian của họ. Nông dân, những người quan tâm đến việc bảo tồn, và những người địa phương với kinh nghiệm xung đột con người-đời sống hoang dã cũng rất sẵn lòng để hỗ trợ và dành từ 1 đến 4 ngày mỗi tháng cho các biện pháp liên quan đến bảo tôn.
“Điều nầy ám chỉ rằng các chương trình quản lý bảo tồn hay [xung đột con người-voi] có thể thành công hơn nếu được hướng đến người dân với những đặc tính nầy,” các tác giả nghiên cứu viết.
Tarsh Thekaekara, thành viên của Liên hiệp Đồng Hiện hữu, nói sự mong muốn để hỗ trợ đồng hiện hữu nầy là một kết quả thú vị của nghiên cứu, “Vì nó không phải là cái nhìn của đa số, Hầu hết việc giảm nhẹ đe dọa con người-đời sống hoang dã là về việc tách rời không gian có hiệu quả hơn.”
Mặc dù sự sẵn lóng nầy tích cực, Thekaekara nói, không có tham gia vào việc nghiên cứu, có lo ngại rằng nó có thể không kéo dài nếu các nỗ lực thành công. Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2021, voi hoang từ Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai được thấy 90 lần và gây thiệt hại cho tài sản của 122 gia đình, theo nghiên cứu. “Mọi thử sẽ thay đổi lớn lao khi số voi gia tăng khi con số người gia tăng,” ông nói. Vì thế rất quan trọng để tái đánh giá khái niệm của các thành viên cộng đồng nếu và khi dân số của voi gia tăng, ông nói, vì cường độ của tác động qua lại có thể gia tăng.
Nghiên cứu đề nghị rằng chánh quyền địa phương nên tổ chức các sáng kiến tự nguyện dựa trên du lịch sinh thái dựa trên cộng đồng, xung đột có thể ngăn ngừa, giảm nhẹ, và quy hoạch sử dụng đất. Thử nghiệm các giải pháp nầy cũng sẽ được đòi hỏi để bảo đảm chúng có hiệu quả cho người dân và voi trên cả 2 phía của phương trình xung đột.
“Những chiến lược nầy là then chốt để con người-voi dồng hiện hữu,” các tác giả kết luận.
No comments:
Post a Comment